1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luan van chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh lào cai

108 466 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 526 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 10 1.1. Khái niệm chất lượng cán bộ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số 10 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số 23 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số 29 Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH LÀO CAI 40 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai 40 2.2. Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở Lào Cai 45 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai 62 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIÊU SỐ Ở TỈNH LÀO CAI 66 3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai 66 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai 71 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BC : Báo cáo BCT : Bộ Chính trị BNV : Bộ Nội vụ BTC : Bộ Tài chính BLĐ,TBXH : Bộ Lao động, thương binh và xã hội CBCC : Cán bộ, công chức CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐA : Đề án HĐND : Hội đồng nhân dân NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết Nxb : Nhà xuất bản QĐ : Quyết định THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTLT : Thông tư liên tịch TTg : Thủ tướng TU : Tỉnh ủy UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy cán bộ là cái gốc của mọi công việc” 48, tr.269. Hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đến nay, công tác cán bộ nói chung và cán bộ, công chức cơ sở là người dân tộc thiểu số nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, quan tâm. Tại Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố trực tiếp quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” 23, tr.34. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ nặng nề hiện nay, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta hiện nay, vấn đề này được ghi nhận tại Điều 110 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Cấp xã là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hàng ngày của nhân dân địa phương. Cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Họ có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, từ đó góp phần làm cho cả hệ thống chính trị thêm vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính, cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi. Cấp xã là nơi thực tiễn diễn ra sôi động hàng ngày; nơi trực tiếp biến mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực sinh động của cuộc sống; nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết của Đảng có đi vào cuộc sống, có trở thành hiện thực hay không một phần rất quan trọng tùy thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Người cán bộ, công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân. Để thực hiện được vai trò đó, muốn chăm lo cho dân, muốn phát triển sức dân thì phải có tổ chức bộ máy tốt, có đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tương xứng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đó là những người tận tâm, liêm khiết, tháo vát, sáng tạo, đặc biệt cần có năng lực tổ chức thực tiễn. Thực tiễn cho thấy nơi nào có đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở vững mạnh, thì nơi đó tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hóa phát triển; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Ngược lại, cơ sở nào cán bộ công chức không đủ phẩm chất, năng lực và uy tín thì địa phương đó sẽ gặp khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển. Điều đó cho thấy cán bộ, công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt ở những vùng miền núi, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì vai trò của người cán bộ, công chức cấp xã, nhất là cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số càng quan trọng hơn, bởi họ là lực lượng nòng cốt trong bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, hơn nữa bản thân họ cũng là dân cư ở địa phương, cùng sinh sống, làm việc với nhân dân địa phương. Do vậy họ có vai trò không nhỏ trong việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở cần phải được đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và chỉnh đốn tổ chức, nâng cao hiệu lực lãnh đạo và quản lý. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX xác định: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: “Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức thực sự là công bộc của dân” và đưa ra giải pháp: “Đổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch, đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực gắn với chế độ hưởng thụ thỏa đáng và công bằng” 28, tr.254. Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích 635,708 ha phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Lào Cai có đường biên giới giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dài 203 km. Dân số khoảng 63 vạn người, có trên 64% dân số là người dân tộc thiểu số với 25 thành phần dân tộc tộc khác nhau. Hiện nay Lào Cai có 9 đơn vị cấp huyện, thành phố và 144 đơn vị cấp xã, phường. Thực tiễn ở tỉnh Lào Cai trong những năm qua cho thấy, thành công hay thất bại trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở vùng này phụ thuộc rất lớn vào việc tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số có phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu. Đây là nhân tố nội sinh quyết định quá trình phát triển ở địa bàn hết sức đặc thù này. Vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ngày càng trở nên cấp bách trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã quan tâm, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ngày một tăng về số lượng và được nâng cao về chất lượng. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ở Lào Cai cũng được cải thiện đáng kể, nhiều người đã được bố trí vào các vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, cùng với sự chỉ đạo và thực hiện của Đảng ủy và chính quyền các cấp, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số đã phát huy được vai trò và trách nhiệm trong hoạt động quản lý nhà nước và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội của địa phương. Bên cạnh những chuyển biến tích cực nói trên, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở Lào Cai vẫn còn bộc lộ một số hạn chế yếu kém nhất định. Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị của đội ngũ này vẫn còn thấp và không đồng đều. Do trình độ kiến thức các mặt hạn chế, nên sức thuyết phục của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trong lãnh đạo, quản lý đối với quần chúng còn yếu. Chính quyền cơ sở nhiều nơi chưa làm tốt chức năng quản lý nhà nước, nhất là trên lĩnh vực: đất đai, hộ tịch, hộ khẩu; các tổ chức đoàn thể hoạt động hiệu quả chưa cao, còn nặng về hình thức và mang tính hành chính. Vì vậy, trong quá trình quản lý khi gặp những tình huống, những vụ việc rắc rối đã không đề ra được phương án giải quyết tối ưu. Những lúng túng, va vấp trong công việc là điều khó tránh khỏi. Đây là vấn đề rất lớn đặt ra cho tỉnh Lào Cai về đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số. Nhìn một cách toàn diện, những hạn chế và bất cập nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Sự phát triển kinh tế xã hội ở những vùng có đồng bào dân tộc còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển con người nói chung và bản thân cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số nói riêng và tác động tới quá trình hình thành kỹ năng công tác, nâng cao trình độ, năng lực tư duy của họ. Trong khi đó, công tác cán bộ chưa xác định tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình địa phương; quán triệt chưa thật đầy đủ nhận thức cho cán bộ, đảng viên về chính sách dân tộc trong lĩnh vực cán bộ. Chính sách dân tộc chưa khuyến khích được con em các dân tộc sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp về công tác ở cơ sở. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số còn thiếu một chiến lược với những kế hoạch khả thi dài hạn, vẫn còn chắp vá từ khâu tạo nguồn… Trước thực trạng đó, trong công tác cán bộ, tỉnh Lào Cai cần chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số, kịp thời khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, đồng thời vận dụng, tổ chức thực hiện giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Do đó cần làm rõ thực trạng, nguyên nhân, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở Lào Cai hiện nay, từ đó đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ này. Trước yêu cầu cấp thiết của thực tế địa phương, tác giả lựa chọn đề tài “Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học.

Trang 1

chÊt lîng c¸n bé, c«ng chøc cÊp x·

lµ ngêi d©n téc thiÓu sè ë tØnh lµo cai

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số : 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN ĐÌNH THẮNG

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tác giả

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG

CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 101.1 Khái niệm chất lượng cán bộ công chức cấp xã là người dân tộc

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là

1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG

CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng cán

bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai 402.2 Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân

2.3 Nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng cán bộ, công

chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai 62

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIÊU SỐ Ở TỈNH LÀO CAI 663.1 Phương hướng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là

người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai 663.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là

người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai 71

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là người đem chính sách củaĐảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thờiđem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, đểđặt chính sách cho đúng Vì vậy cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [48,tr.269] Hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng lần thứ

VI năm 1986 đến nay, công tác cán bộ nói chung và cán bộ, công chức cơ sở

là người dân tộc thiểu số nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng,quan tâm Tại Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Đảng ta khẳng định: “Cán bộ lànhân tố trực tiếp quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vậnmệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xâydựng Đảng” [23, tr.34] Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán

bộ ngang tầm với nhiệm vụ nặng nề hiện nay, góp phần thực hiện hai nhiệm vụchiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có vị trí rất quan trọng trong

hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta hiện nay, vấn đề này được ghinhận tại Điều 110 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 2013 Cấp xã là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, là nơi trực tiếpthực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

và nhiệm vụ cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hàng ngày củanhân dân địa phương Cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp tiếp xúc với nhândân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước Họ có vai trò rất quantrọng trong việc quyết định hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở,

từ đó góp phần làm cho cả hệ thống chính trị thêm vững mạnh

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Cấp xã là cấp gần gũi dânnhất, là nền tảng của hành chính, cấp xã làm được việc thì mọi công việc đềuxong xuôi Cấp xã là nơi thực tiễn diễn ra sôi động hàng ngày; nơi trực tiếpbiến mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Trang 6

thành hiện thực sinh động của cuộc sống; nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn củachủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước Nghị quyết của Đảng

có đi vào cuộc sống, có trở thành hiện thực hay không một phần rất quan trọngtùy thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Người cán bộ, công chức cấp xã

có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân

Để thực hiện được vai trò đó, muốn chăm lo cho dân, muốn phát triểnsức dân thì phải có tổ chức bộ máy tốt, có đội ngũ cán bộ, công chức có phẩmchất và năng lực tương xứng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra Đó là nhữngngười tận tâm, liêm khiết, tháo vát, sáng tạo, đặc biệt cần có năng lực tổ chứcthực tiễn

Thực tiễn cho thấy nơi nào có đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở vữngmạnh, thì nơi đó tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hóa pháttriển; quốc phòng, an ninh được giữ vững Ngược lại, cơ sở nào cán bộ côngchức không đủ phẩm chất, năng lực và uy tín thì địa phương đó sẽ gặp khókhăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển Điều đó cho thấy cán bộ, công chứccấp xã có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng vàcủng cố hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt ở những vùng miền núi, vùng cóđông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì vai trò của người cán bộ, côngchức cấp xã, nhất là cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số càng

quan trọng hơn, bởi họ là lực lượng nòng cốt trong bộ máy tổ chức của Đảng,

Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, hơn nữa bản thân họ cũng là dân cư ởđịa phương, cùng sinh sống, làm việc với nhân dân địa phương Do vậy họ cóvai trò không nhỏ trong việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đườnglối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước

Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, hệ thống chính trị từTrung ương đến cơ sở cần phải được đổi mới nội dung, phương thức hoạtđộng và chỉnh đốn tổ chức, nâng cao hiệu lực lãnh đạo và quản lý Nghị quyếtHội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX xác định: Xây dựngđội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực và vận động nhân dân thực hiện đường lốicủa Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân,

Trang 7

biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ,chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sáchđối với cán bộ cơ sở.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam chủtrương: “Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và côngchức thực sự là công bộc của dân” và đưa ra giải pháp: “Đổi mới chính sáchcán bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minhbạch, đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực gắn với chế độ hưởng thụ thỏađáng và công bằng” [28, tr.254]

Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích 635,708 ha phíaNam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnhSơn La và Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc Lào Cai

có đường biên giới giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dài 203 km Dân

số khoảng 63 vạn người, có trên 64% dân số là người dân tộc thiểu số với 25thành phần dân tộc tộc khác nhau Hiện nay Lào Cai có 9 đơn vị cấp huyện,thành phố và 144 đơn vị cấp xã, phường

Thực tiễn ở tỉnh Lào Cai trong những năm qua cho thấy, thành công haythất bại trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này phụ thuộc rất lớnvào việc tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số

có phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu Đây là nhân tố nội sinh quyếtđịnh quá trình phát triển ở địa bàn hết sức đặc thù này Vì vậy xây dựng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ngày càng trở nên cấp báchtrong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã quan tâm, tập trung xây dựngđội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị,nhất là ở cơ sở Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dântộc thiểu số ngày một tăng về số lượng và được nâng cao về chất lượng Nănglực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ở Lào Caicũng được cải thiện đáng kể, nhiều người đã được bố trí vào các vị trí lãnhđạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở

Trang 8

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai,cùng với sự chỉ đạo và thực hiện của Đảng ủy và chính quyền các cấp, trongnhững năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số

đã phát huy được vai trò và trách nhiệm trong hoạt động quản lý nhà nước và

đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổnđịnh chính trị - xã hội của địa phương

Bên cạnh những chuyển biến tích cực nói trên, đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở Lào Cai vẫn còn bộc lộ một số hạnchế yếu kém nhất định Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và lý luậnchính trị của đội ngũ này vẫn còn thấp và không đồng đều

Do trình độ kiến thức các mặt hạn chế, nên sức thuyết phục của đội ngũcán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trong lãnh đạo, quản lý đốivới quần chúng còn yếu Chính quyền cơ sở nhiều nơi chưa làm tốt chức năngquản lý nhà nước, nhất là trên lĩnh vực: đất đai, hộ tịch, hộ khẩu; các tổ chứcđoàn thể hoạt động hiệu quả chưa cao, còn nặng về hình thức và mang tínhhành chính Vì vậy, trong quá trình quản lý khi gặp những tình huống, những

vụ việc rắc rối đã không đề ra được phương án giải quyết tối ưu Những lúngtúng, va vấp trong công việc là điều khó tránh khỏi Đây là vấn đề rất lớn đặt

ra cho tỉnh Lào Cai về đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho cán bộ,công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số

Nhìn một cách toàn diện, những hạn chế và bất cập nói trên xuất phát

từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Sự phát triển kinh tế - xã hội ởnhững vùng có đồng bào dân tộc còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp ảnhhưởng không nhỏ đến quá trình phát triển con người nói chung và bản thâncán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số nói riêng và tác động tớiquá trình hình thành kỹ năng công tác, nâng cao trình độ, năng lực tư duycủa họ Trong khi đó, công tác cán bộ chưa xác định tiêu chuẩn, cơ cấu cán

bộ dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình địa phương; quán triệt chưa thậtđầy đủ nhận thức cho cán bộ, đảng viên về chính sách dân tộc trong lĩnh

Trang 9

vực cán bộ Chính sách dân tộc chưa khuyến khích được con em các dântộc sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp vềcông tác ở cơ sở Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã làngười dân tộc thiểu số còn thiếu một chiến lược với những kế hoạch khả thidài hạn, vẫn còn chắp vá từ khâu tạo nguồn…

Trước thực trạng đó, trong công tác cán bộ, tỉnh Lào Cai cần chú trọngnâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số, kịpthời khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, đồng thời vận dụng, tổ chức thựchiện giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần quan trọng trong việchoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương Do đó cần làm rõthực trạng, nguyên nhân, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dântộc thiểu số ở Lào Cai hiện nay, từ đó đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao chất lượng cho đội ngũ này

Trước yêu cầu cấp thiết của thực tế địa phương, tác giả lựa chọn đề tài

“Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào

Cai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn

Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã không còn là vấn đề mới, nhưngluôn là đề tài có tính thời sự và cũng không kém phần phức tạp Vấn đề này

đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách và hoạt độngthực tiễn tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, khảo sát Đến nay đã có nhiều côngtrình được công bố dưới những góc độ, khía cạnh, mức độ khác nhau và đã đượcđăng tải trên một số sách, báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương, như:

- Phạm Thị Thu Vinh (2003), Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ

chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà

nước, Hà Nội

- Lê Thị Lý (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã trước yêu

cầu đổi mới, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

- Thái Vĩnh Thắng (2003), Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính

quyền cấp xã, phường, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 4).

Trang 10

- Dương Hương Sơn (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn Thạc sĩ

Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

- Nguyễn Thị Thanh (2006), Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công

chức cấp xã ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại Luật

thành phố Hồ Chí Minh

- TS Nguyễn Minh Sản (2009), Pháp luật về cán bộ công chức chính

quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Sách

chuyên khảo, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội

- Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng

Ban Tổ chức Trung ương (2010), Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ đáp ứng

yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Lý luận

chính trị, (số 2)

- Võ Công Khôi (2009), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở

người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tạp chí Tổ chức nhà nước (số 9).

- Võ Thanh Bình (2009), Tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở miền

núi, vùng đồng bào dân tộc trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tổ nhà nước (số 8)

Các tác giả đều đã phân tích một cách hệ thống và tương đối toàn diện

về vấn đề chất lượng cán bộ, công chức cấp xã nói chung dưới góc độ lý luậncũng như sự vận dụng lý luận đó vào việc nâng cao chất lượng cán bộ côngchức cấp xã tại một số địa phương cụ thể, đó đều là những công trình nghiêncứu có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, là cơ sở để kế thừa cho việcnghiên cứu tiếp theo

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước thì vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã vẫncòn là vấn đề mang tính thời sự và cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung vàhoàn thiện Riêng đối với tỉnh Lào Cai, để thực hiện 7 chương trình công táctrọng tâm và 29 đề án của tỉnh, và đặc biệt hơn là để hoàn thành tiêu chí cán

bộ, công chức trong xây dựng nông thôn mới Cho đến nay chưa có một côngtrình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về vấn đề chất lượng cán

Trang 11

bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai Vì vậy, việcchọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần nângcao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị của tỉnh Lào Cai hiện nay.

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, luận văn chỉ ra nguyên nhân và

đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, côngchức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai, nhằm đáp ứng yêu cầuđòi hỏi của thực tiễn địa phương trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụthể sau:

- Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về cán bộ, công chức cấp xã vàchất lượng cán bộ, công chức cấp xã, trên cơ sở đó làm rõ khái niệm, đặcđiểm, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số, trong đó

hệ thống hóa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và của Đảng, Nhà nước ta về cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộcthiểu số; khái niệm và những tiêu chí đánh giá, những yếu tố ảnh hưởng đếnchất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số

- Phân tích thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dântộc thiếu số ở tỉnh Lào Cai, qua đó nêu lên những vấn đề tồn tại cần khắcphục cũng như phân tích các nguyên nhân dẫn đến hạn chế về chất lượng cán

bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai

- Đề xuất các phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ,công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai, nhằm đáp ứng yêucầu của sự nghiệp đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân,

do Nhân dân, vì Nhân dân

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Luận văn nghiên cứu về cán bộ, công chức cấp xã gồm các chức vụ

và các chức danh được quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 62 - Luật Cán

Trang 12

bộ công chức năm 2008 và theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CPngày 22/10/2009 của Chính phủ “Về chức danh, số lượng, một số chế độ,chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và những ngườihoạt động không chuyên trách ở cấp xã”.

- Luận văn nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2011 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước vềcán bộ và chất lượng cán bộ, công chức nói chung, chất lượng cán bộ, công chứccấp xã là người dân tộc thiểu số nói riêng; đồng thời luận văn có kế thừa và vậndụng có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của một số tác giả về vấn đề này

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luậnvăn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lô-gic, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh…để làm sáng tỏ vấn đềnghiên cứu

6 Những đóng góp về khoa học của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ,công chức cấp xã Đặc biệt làm rõ đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã làngười dân tộc thiểu số, nêu bật những cơ sở khách quan để nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh LàoCai, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương trong giai đoạn mới

- Làm rõ thực trạng chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã là ngườidân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai, đánh giá chung về chất lượng của đội ngũnày, đồng thời chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạnchế, từ đó làm tiền đề để xây dựng và nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ,công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai

Trang 13

- Đề xuất và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ,công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Những kết luận và những giải pháp rút ra từ luận văn có thể làm tàiliệu tham khảo cho việc xây dựng, hoạch định chính sách, quy hoạch đào tạo,bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu

số ở tỉnh Lào Cai

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảotrong nghiên cứu và giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm Bồidưỡng chính trị huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiêncứu liên quan sau này

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 14

Để làm rõ khái niệm chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân

tộc thiểu số, trước hết cần làm rõ một số vấn đề và khái niệm có liên quan

sau:

* Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã

Công chức là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc giatrên thế giới Đây là khái niệm phản ánh đặc sắc riêng của nền công vụ và tổchức bộ máy nhà nước ở mỗi quốc gia Ở các quốc gia tồn tại nhiều đảng pháichính trị, công chức chỉ được hiểu là những người giữ công vụ thường xuyêntrong các cơ quan nhà nước, được xếp vào ngạch, bậc công chức, hưởnglương từ ngân sách nhà nước Còn ở những nước chỉ có duy nhất một Đảnglãnh đạo nhà nước và xã hội thì quan niệm công chức được mở rộng hơn,ngoài những chủ thể trên còn gồm cả những đối tượng có dấu hiệu tương tự,nhưng làm việc trong các tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội

Ở Úc và Niu Dilân, quan niệm công chức chỉ gồm những người làmviệc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, trong đó có các cơquan hành chính và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước mà không gồm nhữngngười làm việc trong các cơ quan của Đảng hoặc tổ chức chính trị - xã hội Pháplại quan niệm về công chức rất rộng, gồm hai loại: Những công chức làm việcthường xuyên trong bộ máy nhà nước, bị chi phối bởi Luật Công chức; nhữngcông chức bị chi phối bởi Luật Lao động, hợp đồng lao động và luật tư

Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, năm

2006), cán bộ là “người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước, Đảng và đoàn thể có chức vụ”, công chức là “những người được

Trang 15

tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước,hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp” [71].

Luật Cán bộ công chức được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN ViệtNam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực chínhthức từ ngày 01/01/2010 quy định:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấphuyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp vàtrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị

sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dânViệt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứngđầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam đượctuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhândân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Hiện nay, theo Luật CBCC năm 2008 và theo quy định tại Nghị định số

92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ “Về chức danh, số lượng,

một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”, thì CBCC cấp xã gồm:

Trang 16

Cán bộ cấp xã: là những người giữ các chức vụ sau đây:

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;

+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thịtrấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dânViệt Nam);

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Công chức cấp xã: Là những người được bổ nhiệm vào ngạch sau đây:

+ Trưởng Công an;

+ Chỉ huy trưởng Quân sự;

+ Văn hóa - xã hội

Số lượng CBCC cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã:Cấp xã loại 1 không quá 25 người, cấp xã loại 2 không quá 23 người, cấp xãloại 3 không quá 21 người Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiệntheo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chínhphủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn

Từ những quy định trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của

CBCC cấp xã như sau:

Cán bộ, công chức cấp xã có tiêu chuẩn chung được quy định tại Quyếtđịnh số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ và

Trang 17

Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về công chức

xã, phường, thị trấn Tiêu chuẩn chính trị đảm bảo cho CBCC xã đủ phẩmchất để lãnh đạo các mặt công tác quan trọng nên được coi là một trongnhững tiêu chuẩn hàng đầu của CBCC cấp xã

Cán bộ cấp xã được hình thành từ rất nhiều nguồn: Điều này do cán bộ

là những chức danh được bầu cử ở các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận

Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, những chức danh này thường xuyên được thayđổi qua các nhiệm kỳ Cũng xuất phát từ lý do trên nên cán bộ xã thườngxuyên biến động, thay đổi vị trí công tác do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chínhtrị tại địa phương

Trình độ chuyên môn của cán bộ không đồng đều: Nguyên nhân là do

cán bộ hình thành từ cơ chế bầu cử nên tiêu chuẩn chuyên môn chưa đượcchú ý đúng mức Cán bộ Mặt trận và đoàn thể chưa có chuyên môn phù hợp.Tuy nhiên, do cán bộ được sự tín nhiệm nên được giữ những trọng trách quantrọng mặc dù có thể chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định

Theo quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ, công chức cấp xã phải có trình độ chuyên mônphù hợp từ trung cấp trở lên Chính từ quy định này nên công chức xã có sựđồng nhất và tương đối đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Tính ổn định của công chức cấp xã cao hơn so với cán bộ cấp xã: Họ

phải thông qua tuyển dụng, quy trình tuyển dụng đã được quy định chặt chẽtại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ

về công chức xã, phường, thị trấn Họ cũng phải phụ trách những lĩnh vựccông tác cụ thể nên nhìn chung có sự đảm bảo về tiêu chuẩn và tính ổn địnhtrong công tác Công chức xã trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND cấp xãtrong việc điều hành, chỉ đạo công tác Chất lượng của công chức cấp xã sẽgóp phần quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước củacấp xã

Trang 18

Cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; là lực lượng

đông nhưng trình độ lại thấp trong đội ngũ CBCC của cả nước nói chung

Cán bộ, công chức cấp xã đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện cácchủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và là lực lượngchiếm số lượng hết sức đông đảo trong tổng số biên chế hiện nay Chính vìvậy, việc xác định rõ đặc điểm, vị trí, vai trò của CBCC cấp xã là vấn đề cầnthiết để có chủ trương, chính sách phù hợp

Từ những phân tích trên, ta có thể khái niệm như sau: CBCC cấp xã là

công dân Việt Nam, được bầu cử hoặc tuyển dụng để giữ chức vụ theo nhiệm

kỳ trong tổ chức Đảng, HĐND, UBND, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

* Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã

Khi nói đến vấn đề cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Cán bộ

là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân.Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ

để đặt chính sách cho đúng” [48, tr.269] Vị trí của người cán bộ là “cầu nối”giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân, Người đặt cán bộ ở vị trí có tính chấtquyết định: chính sách đúng có thể không thu được kết quả nếu cán bộ sai,cán bộ yếu kém Xác định vai trò của người cán bộ, Hồ Chí Minh đánh giá:

“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hay thất bạiđều do cán bộ tốt hoặc kém” [46, tr.240, 269]

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng ta luôn xác định, conngười vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.Trong đó, “Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng gắnliền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốttrong công tác xây dựng Đảng” [25, tr.34]

Trang 19

Ở nước ta, cấp xã có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong

cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đờisống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng dân cư và toàn thểngười dân trong xã; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là mắt xíchquan trọng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhân dân Mọi chủ trương, chínhsách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phải thực hiện ở cấp xã Với vị trí

là “nền tảng”, vai trò của CBCC cấp xã được thể hiện qua các mối quan hệ:

với đường lối, chính sách và pháp luật; với bộ máy chính quyền; với côngviệc và với quần chúng nhân dân, cụ thể ở các điểm cơ bản sau:

- Quan hệ giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị với CBCC cấp xã là mốiquan hệ nhân - quả CBCC cấp xã có phẩm chất và năng lực tốt mới có thể cụthể hóa, bổ sung hoàn chỉnh đường lối và tổ chức thực hiện tốt đường lối NếuCBCC cấp xã không vững mạnh thì cho dù đường lối, nhiệm vụ chính trị cóđúng đắn cũng khó biến thành hiện thực Như vậy, CBCC cấp xã góp phầnquyết định sự thành bại của đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhànước

- Cán bộ, công chức cấp xã là những người trực tiếp đem chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành;đồng thời nắm bắt tình hình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng

và chính sách, pháp luật của Nhà nước phản ánh cho Đảng và Nhà nước để có sựđiều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn Vì vậy, vị trí,vai trò của CBCC cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ và quần chúng nhândân

- Cán bộ, công chức cấp xã là nhân tố chủ yếu, hàng đầu và là nhân tố

“động” nhất ở cơ sở, tuy nhiên CBCC cấp xã lại chịu sự chi phối, ràng buộc

của tổ chức Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã buộc người CBCC cấp xãphải hoạt động theo những nguyên tắc và khuôn khổ nhất định Tổ chức bộmáy chính quyền cấp xã khoa học và hợp lý sẽ nhân sức mạnh của CBCC cấp

xã lên gấp nhiều lần CBCC cấp xã chỉ có sức mạnh khi gắn với tổ chức chính

Trang 20

quyền và nhân dân, nếu tách rời thì CBCC cấp xã mất sức mạnh quyền lực vàhiệu lực do nhân dân tạo nên.

- Cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng “nòng cốt” trong quản lý và tổ

chức công việc ở cấp xã Mỗi CBCC cấp xã được giao thực hiện một khốilượng công việc rộng, nhiều và có tác động ảnh hưởng lớn trong xây dựngNhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân Chính họ cũng có khảnăng đóng góp một khối lượng lớn ý kiến đề xuất với các cơ quan nhà nướccấp trên để xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp hướng tới Nhànước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân

- Cán bộ, công chức cấp xã là những người gần dân nhất, có vai trò trựctiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ,quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm trật tự xãhội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật Họ là những người đóng vai tròtiên phong, đi đầu trong đấu tranh chống các hiện tượng quan liêu, thamnhũng, cửa quyền và các tiêu cực khác, làm cho tổ chức Đảng, bộ máy chínhquyền cấp xã trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Thôngqua hoạt động của CBCC cấp xã, nhân dân thể hiện được quyền làm chủ vàtrực tiếp thực hiện quyền tự quản của mình

Tóm lại, CBCC cấp xã có vị trí, vai trò hết sức to lớn, trong nhiều năm

qua, đội ngũ CBCC cấp xã ở nước ta đã khẳng định được vị trí, vai trò quantrọng của mình, đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự phát triển kinh tế - xãhội ở cơ sở, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

* Dân tộc thiểu số và CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số

Có hai quan niệm về dân tộc thiểu số: một là, những dân tộc có số dândưới 10.000 người; hai là, tất cả các dân tộc, trừ dân tộc Kinh Hiện nay trênvăn bản của Đảng và Nhà nước, khái niệm dân tộc thiểu số được hiểu theonghĩa thứ hai Như vậy, trong 54 dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ ViệtNam, trừ người Kinh ra, 53 dân tộc còn lại đều là dân tộc thiểu số Quá trìnhkết hôn, hòa huyết giữa các dân tộc hiện nay khá phổ biến, nên luật pháp ViệtNam quy định việc xác định thành phần dân tộc của một người gắn liền với

Trang 21

nguồn gốc xuất thân của cha hoặc mẹ, và do họ tự quyết định Tuy nhiều dântộc mang truyền thống mẫu hệ, nhưng nhiều trường hợp con sinh ra giữa mẹ

là người Kinh và cha là người dân tộc thiểu số vẫn có thể mang thành phầndân tộc là dân tộc thiểu số

Từ những phân tích trên, ta có thể khẳng định: CBCC cấp xã là người

dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số mang quốc tịch Việt Nam, được bầu cử hoặc tuyển dụng để giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong tổ chức Đảng, HĐND, UBND, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Từ khái niệm có thể đưa ra một số đặc điểm của CBCC cấp xã là ngườidân tộc tộc thiểu số như sau:

Thứ nhất, về phẩm chất chính trị, họ là những người có lòng nhiệt tình

cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm tổ chứcthực hiện những chủ trương của Đảng và nhà nước vào thực tế để nâng caođời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở địa phương Trong cuộc sống họluôn là người đi đầu, gương mẫu tìm tòi các mô hình kinh tế để hướng dẫnnhân dân

Cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số là những người chấtphác, trung thực, thật thà trong từng lời ăn, tiếng nói Họ có lối sống giản dị,không thích phô trương, hình thức, hòa đồng, gần gũi và có uy tín đối với quầnchúng người dân tộc thiểu số Họ có khả năng chịu áp lực công việc lớn, điềukiện sống và làm việc không thuận lợi, ít đòi hỏi quyền lợi, ít tranh đua chức vụ

Họ trọng tình hơn trọng lý, quan tâm đến mọi người Tuy nhiên lề lối phongcách làm việc của họ thường thiếu tính kỷ luật, xuề xòa, đại khái Họ dễ dàng rời

vị trí công tác giữa chừng vì một mối quan tâm khác: gia đình có sự kiện, bạn bènơi khác đến thăm, thậm chí không làm cán bộ nữa vì gia đình bắt về lấy chồng(vợ) hoặc không cho đi làm cán bộ nữa Đặc biệt, họ là những người am hiểucác phong tục, tập quán của đồng bào nên họ luôn là chỗ dựa tinh thần cũngnhư vật chất cho bà con Vì vậy, họ có một vị trí quan trọng trong đời sống

Trang 22

tinh thần của nhân dân địa phương Thực tế tại các địa phương khi có nhữngvấn đề lớn của dòng tộc, gia đình cần phải giải quyết, thì đa số người dân đềutham khảo ý kiến của CBCC ở địa phương Nhiều vị lãnh đạo xã đồng thờicũng là những thầy cúng với phẩm cấp cao nhưng họ không hành nghề đó đểkiếm tiền mà dùng uy tín của mình để tuyên truyền, vận động nhân dân vềnếp sống mới.

Thứ hai, về trình độ học vấn, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của

CBCC người dân tộc thiểu số, có thể nói đây là những đặc thù rõ ràng nhất

của cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số

Về học vấn, hiện nay rất nhiều cán bộ, công chức cấp xã là người dântộc thiểu số có trình độ học vấn thấp hơn so với tiêu chuẩn; nhiều cán bộ củacác đoàn thể, cá biệt có những nơi, Bí thư, Phó Bí thư, Thường trực Đảng ủy

xã hoặc Phó Chủ tịch HĐND, UBND xã mới chỉ tốt nghiệp tiểu học và chỉdừng ở mức đọc thông, viết thạo nên việc đọc văn bản quản lý, việc ra vănbản quản lý là rất khó khăn và chất lượng không cao

Về trình độ chính trị và quản lý hành chính của CBCC cấp xã là ngườidân tộc thiểu số cũng còn thấp Nguyên nhân của vấn đề này chính là do trình

độ học vấn thấp, nên công tác đào tạo về lý luận chính trị đối với đối tượngnày gặp rất nhiều khó khăn Vấn đề khó khăn gặp phải ngay từ khâu tuyểnsinh đến việc tổ chức lớp học và thực hiện giảng dạy Khi tuyển sinh nhữngngười có trình độ học vấn cao lại không trong diện được quy hoạch, hoặckhông được nhân dân tín nhiệm bầu, nên để tuyển sinh được một lớp đào tạo

lý luận chính trị - hành chính thuần túy cho cán bộ, công chức cấp xã thườngkhông đủ chỉ tiêu, nếu để họ học cùng với đối tượng là cán bộ, công chức ởcác cơ quan của huyện, của tỉnh thì lại khó khăn cho việc tổ chức lớp học vàhoạt động giảng dạy của giảng viên, thậm chí khó khăn cho chính người học,

vì nhận thức của học viên không đồng đều Việc học lý luận của những cán

bộ, công chức này thường được tổ chức kèm theo việc học văn hóa, nên thờigian học của học viên rất căng thẳng Điều này cũng dẫn đến một thực tế làkhi họ được bầu vào những chức danh chủ chốt ở địa phương thường họ sẽ

Trang 23

phải mất từ hai đến ba năm đầu nhiệm kỳ cho việc học kiến thức trung họcphổ thông và học lý luận chính trị Đây là một khó khăn rất lớn cho chínhquyền các xã, vì không có người làm việc Ở nhiều xã vùng sâu, vùng xa, biêngiới cả bộ máy lãnh đạo xã thay nhau đi học nên không tránh khỏi sự bê trễtrong công việc Những điều đó có tác động rất lớn đến chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã.

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đối với những cán bộ, công chứctrẻ hiện nay, đã có một số được đào tạo có trình độ Đại học hoặc Trung cấp ;CBCC có trình độ sơ cấp không nhiều; Một số CBCC đã lớn tuổi, nhưng chưađược đào tạo về chuyên môn mà chỉ được bồi dưỡng các lớp ngắn ngày, kiếnthức chắp vá, làm việc bằng kinh nghiệm là chính, nên khả năng bao quát tìnhhình, xác định nhiệm vụ, đề ra nghị quyết, chủ trương, điều hành công việccòn yếu Năng lực làm việc độc lập, tự chủ, sáng tạo, khả năng lãnh đạo, quản

lý, nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tiếp nhận xử lý thông tin còn chậm Nênmặc dù có phẩm chất chính trị vững vàng nhưng do hạn chế trong nhận thứccác quy luật vận động của kinh tế - xã hội, nên khi có những tình huống xảy

ra rất lúng túng trong việc tìm ra giải pháp phù hợp Những đối tượng này rấtkhó bố trí đi học để nâng cao trình độ vì tuổi đời đã cao nhưng họ lại là ngườiđược nhân dân tín nhiệm nên cũng chưa thể thay thế được

Thứ ba, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ, do còn nhiều cán bộ, công

chức cấp xã là người dân tộc thiểu số chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cáchbài bản, nên khả năng điều hành, quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.Trong việc đề ra các chủ trương, chính sách để phát triển địa phương còn lúngtúng, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, chủ yếu làm theo chỉ đạo điều hành củacấp trên nên thiếu tính sáng tạo trong công việc, cá biệt có những xã chínhquyền không xác định được cơ cấu kinh tế tại địa phương gồm những ngànhnghề gì, do vậy việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương gặpkhông ít khó khăn Một bộ phận CBCC cấp xã này tuổi cao, trình độ học vấnhạn chế, song lại có uy tín, có tiếng nói trong xã thông qua bầu cử giữ các

Trang 24

chức danh cán bộ chuyên trách lại có khả năng vận động quần chúng, song lại

có tư duy kinh nghiệm Vì vậy, đối với công việc, khi thì giải quyết công việcquá nguyên tắc, cứng nhắc, thiếu mềm dẻo, linh hoạt; nhưng đôi khi lại giảiquyết công việc theo ý chí chủ quan, tình cảm nên nhiều khi thiếu đi sự côngbằng và không đạt được hiệu quả công việc; khả năng giao tiếp còn kém, đặcbiệt trong việc giao tiếp với nhân dân

Thứ tư, về cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số,

hiện tại số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã là người dân tộc thiểu sốchưa phải là nhiều, nhưng phân bố không đồng đều, đa số công tác ở các đoànthể chính trị; tỷ lệ CBCC nữ còn ít, điều này xuất phát từ vị trí của người phụ

nữ trong nhiều dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa rất thấp nên cơ hội đểngười phụ nữ được cử đi học, được tham gia công tác ở chính quyền xã là rấtkhó khăn Cùng với sự phát triển của xã hội, số CBCC nữ là người dân tộcthiểu số tham gia công tác chính quyền đã nhiều hơn, nhưng trong công tácchị em gặp rất nhiều khó khăn từ gia đình cũng như xã hội

Thứ năm, CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số thường công tác

trên địa bàn phức tạp, chịu nhiều sức ép từ nhiều phía, nên nguy cơ sai lầm cao, khu vực miền núi, biên giới có vị trí mang tầm chiến lược về an ninh,

quốc phòng, nên CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số ở nơi này chịu nhiềutác động chống phá, đe dọa, lôi kéo của các thế lực thù địch, nếu không giữđược bản lĩnh chính trị sẽ giảm sút ý chí chiến đấu, dẫn đến che giấu đốitượng, che giấu âm mưu thủ đoạn của các cá nhân, tổ chức phản động trên địabàn, nhiều vấn đề mâu thuẫn xã hội liên quan đến đất đai, khoáng sản, rừngnảy sinh giữa đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào Kinh, với chính quyền,với doanh nghiệp, nông, lâm trường…CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số

có lợi ích gắn bó với lợi ích gia đình, dòng tộc, nếu thiếu kinh nghiệm, thiếukiến thức sẽ lúng túng, xử lý tình huống mang cảm tính sai nguyên tắc; thậmchí nếu thiếu đạo đức cách mạng, thoái hóa biến chất, sẽ lợi dụng chính sách

của Đảng, Chính phủ mà tư lợi, tham nhũng.

Trang 25

Một đặc thù cũng rất rõ ràng của cán bộ, công chức cấp xã là người dântộc thiểu số đó là, họ chủ yếu là người trực tiếp sản xuất, họ là trụ cột, là laođộng chính trong gia đình nhưng lại là cán bộ, do đó cũng hạn chế về thờigian nghiên cứu các các chủ trương, chính sách để cụ thể hóa vào thực tế địaphương Đặc biệt, trong thời gian lễ hội trong văn hóa của các dân tộc hoặcvào mùa vụ thì thường họ bị chi phối nhiều vào các hoạt động của lễ hội, việcgia đình và sẽ ít quan tâm đến công việc của xã, hoặc cũng có thể do phongtục tập quán nên trong năm sẽ có một số ngày cấm kỵ, nên người ngoài làng,bản không thể đi vào trong địa bàn của địa phương được; còn người dân củađịa phương thì không tiếp xúc, không làm việc trong những ngày cấm kỵ ấy,nên rất có thể các công việc của chính quyền sẽ tạm dừng trong thời gian ấy.

Do đặc thù thành phần dân cư trong một xã gồm nhiều dân tộc anh emcùng sinh sống Nhiều xã có đến 7, 8 dân tộc vì vậy trong cơ cấu cán bộ, côngchức thành phần dân tộc cũng rất đa dạng Trái lại có những xã chỉ có hai đến

ba dân tộc cùng sinh sống Chính vì vậy, có nhiều địa phương đang ở trongtình trạng nhiều người trong một gia tộc nắm những vị trí quan trọng ở xã vớinhững chức danh Bí thư Đảng ủy, Bí thư Đoàn thanh niên, Hội trưởng HộiPhụ nữ xã…Điều này là do tâm lý dòng họ vì người đương chức có thể xinhoặc cử con em trong gia đình đi học dưới danh nghĩa “dự nguồn”, khi bổnhiệm hoặc tuyển dụng họ là những người có bằng cấp lại là người địaphương nên được ưu tiên tuyển dụng

Như vậy, việc xác định rõ đặc điểm đặc thù của đội ngũ CBCC cấp xã làngười dân tộc thiểu số hiện nay, sẽ là cơ sở để các cấp ủy đảng dự báo, địnhhướng cơ cấu cũng như chuẩn bị điều kiện hỗ trợ đội ngũ này thực hiện nhiệm

vụ trong tương lai

* Khái niệm chất lượng

“Chất lượng” hiểu ở nghĩa chung nhất là “Cái tạo nên phẩm chất, giá

trị của một con người, một sự vật, sự việc” [71, tr.44]

Chất lượng của cá nhân được hiểu là tổng hợp những phẩm chất nhấtđịnh về sức khỏe, trí tuệ khoa học, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo

Trang 26

đức, ý chí, niềm tin, năng lực; luôn gắn bó với tập thể, với cộng đồng vàtham gia một cách tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, yêu cầu chất lượng đối vớimỗi người trong xã hội nói chung vốn đã cao thì yêu cầu đối với chất lượngCBCC càng cao hơn - đòi hỏi người CBCC phải gương mẫu, đi tiên phong

về lý luận và thực tiễn, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ vững tiêu chuẩn và tư cáchcủa người CBCC

* Khái niệm chất lượng CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số

Từ khái niệm “chất lượng”, chất lượng CBCC cấp xã là người dân tộcthiểu số được xem xét dưới các góc độ sau:

Thứ nhất, chất lượng của CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số được

xác định trong mối tương quan giữa số lượng với vị trí, vai trò và nhiệm vụ đượcgiao Chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có một số lượng,

cơ cấu hợp lý so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra Tính hợp lý được biểu hiện ở sựtinh giảm ở mức tối ưu, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, trong đó mỗi

cá nhân phát huy được hết năng lực, sở trường của mình, có thể đảm đương tốtcông việc được giao, đảm bảo cho bộ máy vận hành thông suốt và đạt hiệu quảcao nhất Một đội ngũ quá đông sẽ gây ra sự trì trệ trong công việc, trong điềuhành, gây ra sự dư thừa, lãng phí nhân lực và do đó thiếu sự thúc đẩy tích cựccủa mỗi cá nhân

Tính hợp lý về số lượng biểu hiện ở sự cân đối và phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với yêu cầu của côngviệc, nhiệm vụ đặt ra Còn được thể hiện ở một cơ cấu hợp lý, đó là sự cân đốigiữa các thành phần giai cấp, dân tộc, nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, thế hệ…

Sự hợp lý trong cơ cấu cán bộ sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả đội ngũ, sẽtạo nên tính năng động, sự phối hợp nhịp nhàng và hài hòa trong hoạt động

Thứ hai, chất lượng CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số được thể hiện

ở hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã Có thể

Trang 27

nói, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như: cơ sở vật chất, phương tiện, tính tổ chức khoa học, tính hợp lýtrong hoạt động của bộ máy…; trong đó, đối với các xã miền núi có đôngđồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì chất lượng hoạt động của CBCC cấp

xã là người dân tộc thiểu số là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả hoạt động của chính quyền cấp xã

Thứ ba, chất lượng của CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số có thể đánh

giá qua các khía cạnh sau:

Phẩm chất chính trị: đó là quan điểm, lập trường, tư tưởng của ngườiCBCC cấp xã, sự tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng của Đảng, chấp hành tốtchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Phẩm chất đạo đức: được thể hiện qua lối sống của CBCC cấp xã; sựtín nhiệm của nhân dân và uy tín của họ trước tập thể

Trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ: bao gồm trình độhọc vấn, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lýnhà nước, quản lý kinh tế; sự am hiểu về đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước

Khả năng hoàn thành nhiệm vụ: đó là một tập hợp khả năng của CBCCcấp xã là người dân tộc thiẻu số như: khả năng quản lý điều hành, khả năng giaotiếp, khả năng thích ứng và xử lý những tình huống quản lý cụ thể đối với nhiệm

vụ được giao Cùng với các yếu tố: sức khỏe, thâm niên công tác, thành phần,dân tộc, giới tính…

Từ những phân tích ở trên, có thể nêu khái niệm: Chất lượng của

CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số là tổng hợp các tiêu chí về phẩm

chất chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, sự tín nhiệm của nhân dân cũng như khả năng hoàn thành nhiệm

vụ được giao của CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số.

1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Trang 28

Một là, yếu tố tuyển dụng, bổ nhiệm:

- Cán bộ chủ chốt cấp xã đều được thực hiện theo cơ chế: Đảng cử, dânbầu Do vậy, nếu không làm tốt công tác nhân sự hoặc do ảnh hưởng của yếu

tố họ tộc trong nông thôn Việt Nam dễ dẫn đến tình trạng “phân chia” chức

vụ mà không chú trọng đến trình độ, năng lực của người được đề cử, đó làchưa kể đến trình độ dân trí, ý thức và sự tôn trọng của nhân dân địa phươngđối với Đảng và chính quyền cấp xã, trong chừng mực nào đó cũng ảnhhưởng đến kết quả bầu cử, làm ảnh hưởng đến chất lượng của cán bộ cán bộchủ chốt cấp xã

- Việc tuyển dụng, bổ nhiệm chưa thực sự gắn với việc thi tuyển, lựachọn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tuyển dụng nhiều khi mang tínhhình thức, “sắp đặt” để có chức danh mà không quan tâm đến trình độ chuyênmôn nghiệp vụ Như vậy, khó tránh khỏi tuyển dụng những người yếu kém vềnăng lực, phẩm chất làm ảnh hưởng đến chất lượng của CBCC cấp xã Khituyển dụng công chức cấp xã nhu cầu của địa phương chưa được xem xét mộtcách thỏa đáng Thực tế vịêc tuyển dụng cho cấp xã là do cấp huyện thực hiện

và phân công công tác về xã, áp đặt xã phải nhận người, nên con em ở địaphương mặc dù được đào tạo, nhưng rất ít có cơ hội để được phục vụ, làmviệc tại địa phương Vì vậy, nguồn cán bộ dân tộc thiểu số vẫn bị hụt hẫng

Hai là, yếu tố đào tạo, bồi dưỡng:

Có thể nói, qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi người tiếp thu được tri thức,kinh nghiệm, các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy để vận dụngvào thực tiễn, nhận thức được cái đúng, cái sai để từ đó đề ra phương hướng,mục tiêu trong hành động, tự hoàn thiện bản thân và để phấn đấu vươn lên

Tuy vậy, hiện nay một bộ phận CBCC cấp xã, trong đó có CBCC ngườidân tộc thiểu số nhìn chung là yếu kém về năng lực, trình độ, có sự sa sút vềphẩm chất đạo đức, chưa thực sự đảm đương được nhiệm vụ trong tình hìnhmới Đánh giá về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó, Hội nghị Trungương năm khóa IX chỉ rõ: “…Chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở, quan

Trang 29

liêu, để một thời gian khá dài không có chính sách đồng bộ đối với cán bộ, thiếu

chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ ở cơ sở” [25, tr.153].

Tình hình trên đây đòi hỏi các cấp, các ngành phải ra sức đẩy mạnh hơnnữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là đào tạo bồi dưỡng cán bộ, côngchức là người dân tộc thiểu số, không những chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu trướcmắt, mà còn tạo cơ sở xây dựng lâu dài, phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi,làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi

Sự nghiệp xây dựng miền núi là sự nghiệp chung của Đảng ta, của cảnước ta Cả nước ta đều có trách nhiệm, đều phải chung sức cùng nhân dâncác dân tộc miền núi ra sức phát triển kinh tế, văn hóa và mọi mặt đời sốngcủa miền núi Tuy nhiên, các dân tộc miền núi có trách nhiệm chính trongviệc xây dựng đời sống và địa phương của mình, dân tộc mình, vừa là tíchcực góp phần vào sự nghiệp cách mạng và xây dựng chung của cả nước Cácdân tộc miền núi phải có một đội ngũ cán bộ đông đảo, bao gồm nhiều ngành,nhiều mặt để tự đảm đương lấy sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, quản lýhành chính và củng cố quốc phòng ở miền núi

Thật vậy, muốn vận động các dân tộc thiểu số làm cách mạng, phát triểnkinh tế - xã hội, phải có cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số Họ là sợi dâyliên lạc giữa Đảng và quần chúng các dân tộc, do đó họ có điều kiện thuận lợiđoàn kết vận động nhân dân xây dựng mièn núi theo con đường của Đảng

Tất nhiên, chúng ta không quan niệm là mỗi dân tộc dù rất ít người,cũng phải có đủ tất cả các loại cán bộ, công chức thuộc tất cả các ngành hoạtđộng và các môn khoa học kỹ thuật Nhưng nhất thiết dân tộc nào cũng phải

có cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cuả mình và tùy tình hình từng vùng, từngdân tộc, phải có nhiều hay ít cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹthuật cần thiết là người dân tộc đó

Nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện nay chưa thực sự đáp ứng

về truyền thụ kiến thức, nâng cao năng lực, trình độ cho CBCC cấp xã đểhoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ mới, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượngCBCC cấp xã, thể hiện qua một số bất cập sau:

Trang 30

Đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đúng đối tượng cần nâng cao năng lựctrình độ để thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành công tác được giao Nhiều địaphương đào tạo, bồi dưỡng không gắn với quy hoạch, do đó, tình trạng ngườicần đi học thì không đi học, không được cử đi học và không có chỗ đi học,người làm được việc thì phải ở nhà làm việc để người không làm được việc đihọc, người không cần đi học lại được cử đi học, buộc phải đi học, nhiềuCBCC đi học về không được bố trí công việc, một số sau khi được đào tạo,bồi dưỡng cũng đồng thời nghỉ hưu.

Việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ Nhiềukhi đào tạo, bồi dưỡng chỉ để hoàn thành chỉ tiêu do cấp trên giao, chưa chútrọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Có khi, việc đào tạo, bồi dưỡng làhình thức hợp thức hóa các tiêu chuẩn CBCC thông qua các văn bằng, chứngchỉ hơn là truyền đạt kiến thức để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêucầu công tác của CBCC

Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã tại Trường Chính trị tỉnh và cácTrung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện là chủ yếu và rất quan trọng Ở đó,CBCC cấp xã không chỉ được truyền thụ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,

mà còn được trang bị những kiến thức về lý luận chính trị, những kinhnghiệm xử lý trong quản lý tại địa phương Qua đó, một mặt giúp CBCC cấp

xã nắm vững hơn đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước,mặt khác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho CBCC

Tuy vậy, hiện nay nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa đáp ứng vềnhu cầu dạy học, cơ sở vật chất không đảm bảo, số lượng và chất lượng giáoviên thiếu và yếu, cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, trongkhi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày một cao Nhiều tỉnh, do kinh phí hạn hẹpnên hàng năm số lượng CBCC cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn ít Vớinhững hạn chế trên nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chắc chắn không khỏi tiếnhành đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu, kế hoạch, thành tích mà không chútrọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Trang 31

Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho CBCC cấp xãthường thiên về lý thuyết, nặng về lý luận chính trị, trùng lặp và chưa đi sâuvào khoa học chuyên ngành, kỹ thuật tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ quản

lý nhà nước và các kỹ năng mềm khác…Chương trình thường giống nhau chonhiều đối tượng; các kiến thức nghiệp vụ để CBCC cấp xã làm việc thì quákhái lược, sơ sài, chưa được chú trọng Trên thực tế, CBCC cấp xã đi học vềvẫn khó áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn và xử lý công việc ở địaphương Có những cán bộ trúng cử nhiều nhiệm kỳ, được cử đi bồi dưỡngnhưng không nâng cao được kiến thức lên là bao vì chương trình lần nào cũngtương tự nhau Với nội dung, chương trình như vậy khó có thể nói là kiếnthức tiếp thu được có thực sự đáp ứng yêu cầu để phục vụ cho công tác vốnrất sinh động và phức tạp ở cơ sở hay không

Chế độ, chính sách của Nhà nước chưa thật sự khuyến khích CBCC cấp

xã đi học nâng cao năng lực, trình độ, chưa tạo điều kiện để họ yên tâm họctập và làm thay đổi nhận thức của họ trong học tập Với nguồn ngân sách cóhạn, nên chính sách cán bộ và hỗ trợ cho CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng chưathực sự trở thành động lực để xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán

bộ cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số

Tóm lại, đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc hìnhthành và nâng cao chất lượng của CBCC cấp xã Tuy nhiên, với những hạnchế, bất cập còn tồn tại đã làm cho đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu nângcao chất lượng cho CBCC cấp xã

Ba là, chế độ chính sách:

Hiện nay, các chế độ, chính sách về cán bộ của các địa phương trongtoàn quốc hầu hết đều chú trọng thu hút nhân lực làm ở các cơ quan cấp tỉnh,cấp huyện hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh mà ít chú trọng đến CBCC ởcấp xã, tất yếu dẫn đến việc đội ngũ CBCC cấp xã nhiều nơi vừa yếu lại vừathiếu Trừ một số CBCC được luân chuyển, tăng cường từ tỉnh, huyện về xã.Phần lớn cán bộ cơ sở, nhất là vùng nông thôn đều là bộ đội xuất ngũ, hoặc

Trang 32

trưởng thành từ các họat động phong trào, đa số họ còn trẻ, nhưng khôngđược đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kiến thức về quản lý nhà nước.Hiện nay theo sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đãtiếp nhận 34 trí thức trẻ tình nguyện về bổ nhiệm chức danh Phó chủ tịchUBND các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh Lực lượng này đã đang làm quenvới công việc và đã có những tham mưu nhất định cho địa phương về pháttriển kinh tế xã hội của địa phương Tuy nhiên một số địa phương chưa tậptrung cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện Đề án, việc bố trí, sắp xếp

và giao việc còn lúng túng ở một số địa phương; cơ sở vật chất, điều kiệnlàm việc của một số xã, phường, thị trấn còn khó khăn thiếu thốn, một sốlãnh đạo cấp xã chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của việc sửdụng đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ đại học đối với việc đổi mới, nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã, còn có tư tưởng để giành vị trí, chức danhcông chức còn thiếu ở địa phương để chờ tuyển dụng con em mình Do vậychưa làm thay đổi được nhiều về cơ cấu trình độ và năng lực của CBCC cấp

xã nói chung, CBCC xã người dân tộc thiểu số nói riêng

Chế độ chính sách đối với CBCC nói chung, CBCC cấp xã nói riêng vẫnchưa đồng bộ từ quy hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đến cơ chếkiểm tra, giám sát Do đó, dẫn đến thiếu tính nhất quán trong đào tạo, bồidưỡng lẫn bố trí, sử dụng, làm ảnh hưởng đến chất lượng CBCC cấp xã là

điều khó tránh khỏi Việc nghiên cứu chế độ, chính sách cho cán bộ, công

chức cấp xã người dân tộc thiểu số chưa cơ bản, toàn diện, thường chạy theogiải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt, nên chế độ, chính sách đối vớicán bộ, công chức cấp xã còn bất cập, luôn thay đổi Từ năm 1998 đến nayChính phủ đã 3 lần ra nghị định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, côngchức cấp xã (Nghị định số 09/1998/NĐ-CP năm 1998, Nghị định số121/2003/NĐ-CP năm 2003 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP năm 2009)

Bốn là, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát:

Công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với việcnâng cao chất lượng CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số Thông qua

Trang 33

công tác quản lý, kiểm tra, giám sát mới có thể phát hiện được những tiêucực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ Qua đó để khenthưởng những nhân tố tích cực, xử lý kịp thời những sai phạm nhằm pháthuy nhân tố tích cực, tạo lập lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chínhquyền Đồng thời, nắm được thực trạng chất lượng của CBCC cấp xã để

có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với những CBCC có trình độ, năng lựccòn hạn chế, luân chuyển cán bộ, thay thế cán bộ yếu kém, tăng cườngcán bộ có chất lượng cho những nơi yếu kém, mất đoàn kết nội bộ hoặcnơi có phong trào yếu về mọi mặt

Năm là, sàng lọc loại bỏ những cán bộ, công chức không đạt chất lượng:

Đội ngũ CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số hiện nay đông nhưngkhông mạnh; vừa thừa lại vừa thiếu Thừa những cán bộ, công chức không đạttiêu chuẩn, không đáp ứng được nhu cầu của công việc và thiếu những CBCC

có trình độ, quản lý giỏi Để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã làngười dân tộc thiểu số, cần tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên Đánhgiá đúng đắn chính là chìa khoá để sàng lọc cán bộ, công chức cấp xã Trên

cơ sở đánh giá tình trạng của CBCC, các cấp uỷ sẽ phân loại CBCC cấp xãtheo các mặt: độ tuổi, trình độ, năng lực Để từ đó tiến hành sắp xếp, sànglọc lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Sau khi sắp xếp xong cử đi đào tạo,bồi dưỡng đối với những CBCC có triển vọng Đồng thời có sự điều chuyểnnhững cán bộ, công chức cho phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường

và nhất là mạnh dạn loại bỏ những cán bộ, công chức không đủ tiêu chuẩn,năng lực kém, không có khả năng phát triển

Để nâng cao chất lượng CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số, hàngnăm cần tiến hành sàng lọc: những CBCC làm việc không đạt hiệu quả có thểchuyển sang những vị trí khác phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường;đối với những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ tiêuchuẩn, không có khả năng phát triển cần mạnh dạn loại bỏ

1.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Trang 34

Chất lượng CBCC cấp xã được xác định bởi các tiêu chí sau:

1.3.1 Về phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị là tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu, có tính chấtquyết định đến chất lượng hoạt động của mỗi CBCC Phẩm chất chính trị làyêu cầu cơ bản của mỗi CBCC trong các giai đoạn cách mạng

Phẩm chất chính trị của CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số đượcbiểu hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, chấphành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quyết tâm

cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức thực hiệnsát hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương Phẩm chất chính trị là lòng nhiệttình cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, với chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hếtlòng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân Phẩm chất chính trị là bản lĩnh chínhtrị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên CNXH

Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số có phẩm chất chínhtrị tốt phải là người có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, không thờ ơ,không dửng dưng trước những vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội, luôn trăntrở trước những yếu kém, hạn chế của địa phương so với sự phát triển của đấtnước; quyết tâm tìm cách tháo gỡ khó khăn và giải quyết những vấn đề bứcxúc của địa phương, đưa địa phương nơi mình công tác ngày càng phát triển

Phẩm chất chính trị của CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số còn thểhiện ở ý thức tuân thủ kỷ luật Đảng, luôn đi đầu trong chấp hành các chínhsách, pháp luật của Nhà nước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện saitrái trong đời sống xã hội đi trái ngược với đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước

1.3.2 Về phẩm chất đạo đức

Đạo đức cách mạng là nền tảng, là gốc, là sức mạnh của người cán bộ,công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Cũng như sông thì có nguồnmới có nước, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc không có gốc thìcây héo; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức thì

Trang 35

có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân " [46, tr.252-253]; "sức

có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạođức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng"

Làm cách mạng với khát vọng giải phóng dân tộc, điều mà Hồ ChíMinh quan tâm trước hết ở người cán bộ cách mạng là vấn đề đạo đức Ngườicho rằng, đạo đức chính là cái gốc quan trọng hàng đầu của người cách mạng

"Người cách mạng phải có đức, không có đức thì dù tài giỏi mấy cũng khônglãnh đạo được nhân dân" [46, tr.252] Đối với người cán bộ, nếu thiếu hoặcyếu về đạo đức cách mạng thì không thể làm tốt những công việc được giao.Đạo đức là hết sức cần thiết cho tất cả mọi người, và đặc biệt cần thiết chongười cán bộ, công chức "Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làmnền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang" [46, tr.283] Ngườiđòi hỏi cán bộ, công chức phải giữ được đạo đức cách mạng, đó mới là ngườicán bộ chân chính Chỉ khi có đầy đủ đạo đức cách mạng thì cán bộ, công chứcmới có đủ điều kiện làm cách mạng "Muốn giải phóng dân tộc, giải phóng choloài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không căn bản,

tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì" [46, tr.253]

Bên cạnh việc chỉ ra những tiêu chí đạo đức người cán bộ cách mạng, HồChí Minh còn chỉ ra những căn bệnh mà cán bộ phải phòng tránh, sửa chữa Đó

là óc địa phương chủ nghĩa, bè phái, quân phiệt, hẹp hòi, chuộng hình thức, lốilàm việc bàn giấy, vô kỷ luật, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, lãng phí…

Như vậy, vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh coi là cái nền, cái gốc củangười cán bộ cách mạng Tư tưởng ấy của Hồ Chí Minh trước sau cơ bản lànhất quán, thể hiện ở mấy điểm: Trung với nước, hiếu với dân, người cán bộphải là đầy tớ của nhân dân, dũng cảm hy sinh, không sợ khó khăn, gian khổ,gạt bỏ lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, khiêm tốn học hỏi, không

tự cao, tự đại, cần kiệm liêm chính và tinh thần đoàn kết hữu nghị Cho nênđạo đức của người cán bộ, công chức sẽ có tác động rất lớn đối với người dân,

có ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp

xã Người CBCC cấp xã có lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh sẽ có uy

Trang 36

tín trước nhân dân, có nhiều thuận lợi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.Ngược lại, sự suy thoái đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên nóichung, CBCC cấp xã nói riêng không chỉ là nguyên nhân của các tệ nạn quanliêu, tham nhũng mà còn là nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, sựsống còn của chế độ.

Muốn tạo lập được lòng tin từ phía nhân dân, muốn thuyết phục được

nhân dân, đòi hỏi người CBCC cấp xã phải khiêm tốn, giản dị, trung thực Ở

vùng cao, biên giới, dân cư sinh sống đa phần là người dân tộc ít người Đây

là những người chất phác, thật thà, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, họkhông bao giờ tin cậy và yêu mến những kẻ tự cao, tự đại, lợi dụng chứcquyền để hà hiếp nhân dân, dối trá với Đảng, với Nhà nước để tư lợi, thamnhũng Nếu người CBCC cấp xã không có những đức tính trên, thường bịnhân dân xa lánh, không được nhân dân tín nhiệm, tin cậy và chắc chắn điều

đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác của họ

Hiện nay, tham nhũng và tiêu cực xã hội là một trong những bức xúclớn trong CBCC nói chung, trong đó có CBCC cấp xã Do vậy, phẩm chất

đạo đức của người CBCC cấp xã còn là kiên quyết chống tham nhũng và

tiêu cực xã hội, không chỉ trong tổ chức mình mà cả ngoài xã hội Đồng

thời, phải chú trọng đến các phẩm chất khác như: cần, kiệm, liêm, chính,

chí công vô tư; không học đòi thói sa hoa, lãng phí, lợi dụng chức quyền để

vun vén cá nhân Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã cảnh báo: “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyềnhành, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở thành hủ bại,biến thành sâu mọt của dân” [46, tr.104]

Đảng lãnh đạo Nhà nước, xã hội không chỉ bằng chủ trương, chính sách

mà còn bằng tuyên truyền, giáo dục và nêu gương CBCC cấp xã là ngườithực hiện nhiệm vụ ở cơ sở, do đó, để tuyên truyền, vận động nhân dân thựchiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước bản thân họ

phải là những tấm gương tốt đối với nhân dân Muốn vậy, trước hết họ phải là

người mẫu mực trong công tác, lời nói phải đi đôi với việc làm, có lối sống

Trang 37

lành mạnh, trong sáng, giản dị và luôn đi đầu trong các phong trào ở cơ sở.

Có như thế nhân dân mới nghe, mới tin, mới phục và thực hiện theo

1.3.3 Về trình độ học vấn, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản

lý nhà nước

Trình độ của CBCC là sự nhận thức, hiểu biết về mọi mặt, nhất là lĩnhvực chuyên môn mà CBCC đó đảm nhận Trình độ phản ánh quá trình đàotạo, tự đào tạo, quá trình rèn luyện trong hoạt động thực tiễn của họ

Trình độ của CBCC thường biểu hiện ở các mặt: trình độ văn hóa; trình

độ lý luận chính trị; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trong điều kiện phát triển như nước ta hiện nay, trình độ của ngườiCBCC cấp xã đòi hỏi phải được ngày một nâng cao, đáp ứng yêu cầu của thựctiễn đặt ra Cụ thể là:

- Trình độ học vấn: CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có một

trình độ học vấn phổ thông tối thiểu, đây là một đòi hỏi khách quan vì nó là

cơ sở, tiền đề cho việc nhận thức và tiếp thu các tri thức khác

Trong thời đại khoa học ngày nay, với xu thế trí thức hóa các mặt củađời sống xã hội, thông tin và tri thức đang trở thành nguồn lực cơ bản để pháttriển thì đòi hỏi CBCC cấp xã là người dân tộc thiếu số, những người thaymặt Nhà nước thực hiện quản lý các mặt kinh tế - xã hội ở cơ sở, không thể cótrình độ học vấn phổ thông thấp kém Nếu không đáp ứng tiêu chuẩn này thì

sẽ khó khăn trong việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp theo đúngchức danh ở cấp xã

- Trình độ lý luận chính trị: CBCC cấp xã là những người tổ chức thực

hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nên đòihỏi họ phải có một trình độ lý luận chính trị nhất định Qua đó, có thể nắmđược tổng thể chủ trương, đường lối của Đảng trong mỗi giai đoạn cáchmạng, nắm bắt được từng quan điểm của Đảng trong từng lĩnh vực cụ thể

để vận dụng và tổ chức thực hiện, biến nó thành thực tiễn của cuộc sống.Đồng thời, có trình độ lý luận chính trị sẽ giúp CBCC cấp xã có được bảnlĩnh chính trị vững vàng, có khả năng nhận thức các quy luật vận động của

Trang 38

kinh tế - xã hội, từ đó áp dụng vào việc tổ chức thực hiện đúng đắn nhiệm

vụ chính trị của địa phương

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: do luôn phải giải quyết những tình

huống quản lý hành chính nhà nước rất cụ thể của đời sống xã hội ở cơ sở,thực tế đòi hỏi CBCC cấp xã phải có trình độ chuyên môn phù hợp Muốnđảm đương công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài việc phải nắmvững chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các kỹ thuật tác nghiệp hànhchính, thì người CBCC phải có trình độ chuyên môn nhất định, phù hợp với vịtrí công tác của mình

Ngoài những yêu cầu trình độ trên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao, CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có thêm một số kiến thứcnhất định trong một số lĩnh vực, như: kiến thức quản lý nhà nước, kiến thứcquản lý kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, một số kỹ năng khác: kỹ năng giaotiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng vận động…

Những kiến thức trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa là tiền đề,vừa là điều kiện để bổ sung cho nhau, trong đó học vấn là nền tảng; lý luậnMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng là cốt lõi,kiến thức chuyên môn là cơ sở để đảm đương lĩnh vực công tác được giao, đó

là những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng của CBCC cấp xã

- Trình độ quản lý nhà nước: quản lý nhà nước là hệ thống tri thức

khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước Đó là những kiếnthức đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ratrong quá trình điều hành, quản lý Quản lý vừa khoa học, vừa là nghệ thuật,cho nên yêu cầu các cán bộ, công chức phải am hiểu sâu sắc về kiến thứckhoa học quản lý và phải vận dụng linh hoạt và luôn sáng tạo để đưa ra nhữngphương pháp, cách thức quản lý mới vào các lĩnh vực hoạt động khác nhau ởcấp cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý điều hành.Thực tế cho thấy trong quá trình quản lý chỉ dựa vào kinh nghiệm của bảnthân thì chưa đủ, mà phải được trang bị đầy đủ kiến thức chung về khoa họcquản lý và kỹ năng quản lý nhà nước, để qua đó nâng cao hiệu quả sự tác

Trang 39

động lên các lĩnh vực thuộc nhiệm vụ của chính quyền cấp xã Hiện nay hạnchế lớn nhất của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu

số là trình độ quản lý nhà nước, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước thìcần phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán

bộ, công chức chính quyền cấp xã

1.3.4 Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Đối với người CBCC là người dân tộc thiểu số, chỉ có trình độ khôngthôi thì chưa đủ, họ cần phải có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao mộtcách tốt nhất

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi CBCC một mặt phải không ngừnghọc tập qua trường lớp, qua sách vở, qua tiếp thu kinh nghiệm của người khác

và phải đề cao tự học, bởi vì lười học là “khuyết điểm rất to, khác nào ngườithầy thuốc đi chữa bệnh cho người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quênchữa” [46, tr.231] Đồng thời, Người cũng yêu cầu lý luận phải được đem rathực hành, học phải đi đôi với hành, nếu không thì đó cũng chỉ là lý luậnsuông mà thôi Đó chính là đòi hỏi người cán bộ cách mạng phải có năng lực

tổ chức thực tiễn, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Để có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao thì CBCC cấp ngườidân tộc thiểu số cấp xã phải có những năng lực sau đây:

Năng lực tư duy lý luận: là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của người

CBCC cấp xã, thể hiện ở sự nhận thức nhanh nhạy, đúng đắn các vấn đề thựctiễn ở cơ sở, có những đề xuất sắc bén nhằm nâng cao hiệu quả công tác.Năng lực tư duy lý luận có giá trị định hướng đúng đắn nhận thức và hoạtđộng của CBCC cấp xã

Năng lực tư duy lý luận xuất phát từ việc tiếp thu từ chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ kho tàng tri thức của nhân loại, từ đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và từ sự trải nghiệm trong cácphong trào thực tiễn sâu rộng ở địa phương

Trang 40

Mác-Năng lực tổ chức công việc: là khả năng nhận thức và đề ra mục đích,

xây dựng kế hoạch, tập hợp các nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quảcông việc, được biểu hiện ở các khả năng sau:

Có khả năng thu nhận, chọn lọc và xử lý thông tin liên quan đến mặtcông tác ở cơ sở một cách nhanh chóng và có hiệu quả cụ thể, thiết thực

Có khả năng đề ra những quyết định có tính chất tình huống cụ thể,chính xác và có tính khả thi cao Nghĩa là quyết định được đưa ra phải phùhợp với điều kiện hiện có, phù hợp với nhu cầu, lợi ích, mục đích, phươngtiện thực hiện quyết định

Có khả năng tổ chức thực hiện quyết định, tổ chức bộ máy, khả năngthu hút nhân dân thực hiện nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra Đó là khả năng xử lýnhanh nhạy, chính xác những nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm trước mắt và lâudài, biết cách thay đổi nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với sự biến đổi tình hình

Biết tổ chức công tác kiểm tra thực hiện các quyết định để duy trì, điềuchỉnh tiến độ thực hiện quyết định, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh đểgiải quyết, tìm ra những lệch lạc, sai sót để sửa chữa, đảm bảo quyết địnhđược thực hiện chính xác, có hiệu quả

Để hoàn thành nhiệm vụ, người CBCC cấp xã không chỉ có đạo đứccách mạng, bản lĩnh chính trị, lòng hăng hái hy sinh mà còn phải có năng lực

tổ chức thực tiễn, có khả năng độc lập tự giải quyết và phân biệt mọi vấn đềtheo năng lực của mình, từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp tập hợpquần chúng hoàn thành nhiệm vụ cách mạng

Năng lực sáng tạo, tính quyết đoán:

Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc

tinh thần, đặc biệt là tìm ra được con đường mới, cách giải quyết vấn đề mớitrong những tình huống luôn luôn biến đổi ở cơ sở mà không bị gò bó, khôngphụ thuộc vào cái đã có Cấp xã là cấp gần gũi, làm việc trực tiếp với nhândân, giải quyết hàng ngày, hàng giờ những vấn đề phức tạp nảy sinh, do vậynăng lực sáng tạo của CBCC cấp xã là rất cần thiết, đồng thời đó cũng là sự

Ngày đăng: 02/10/2017, 10:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tổ chức Trung ương (2003), Hướng dẫn số 17-HD/TCTW ngày 23/4 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn số 17-HD/TCTW ngày23/4 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH đất nước
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Năm: 2003
2. Ban Tổ chức Trung ương (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11 của BTC về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11của BTC về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Năm: 2004
3. Ban Tổ chức Trung ương (2007), Quyết định số 58-QĐ/TW, ngày 07/5 của BTC về ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 58-QĐ/TW, ngày 07/5của BTC về ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Năm: 2007
4. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai (2008), Quyết định số 747-QĐ/TU ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Lào Cai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 747-QĐ/TU banhành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ
Tác giả: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai
Năm: 2008
5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu nghiên cứu các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các văn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2011
6. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hộinghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản ViệtNam khóa XI
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2012
7. Vũ Huy Bình (2008), Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh BắcNinh
Tác giả: Vũ Huy Bình
Năm: 2008
8. Bộ Chính trị (1999), Quyết định số 50-QĐ/TW, ngày 3/5 của Bộ Chính trị về ban hành quy định đánh giá cán bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 50-QĐ/TW, ngày 3/5 của Bộ Chínhtrị về ban hành quy định đánh giá cán bộ
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 1999
9. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/01 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/01 của BộChính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2002
10. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của Bộ trưởng về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đối với công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của Bộ trưởng về việcban hành quy định tiêu chuẩn đối với công chức xã, phường, thị trấn
Tác giả: Bộ Nội vụ
Năm: 2004
11. Bộ Nội vụ (2011), Tài liệu bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp tỉnh Nhiệm kỳ 20011 - 2016, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp tỉnh Nhiệm kỳ20011 - 2016
Tác giả: Bộ Nội vụ
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2011
12. Chính phủ (2003), Nghị định số 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chứccấp xã
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
13. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính Phủ về chứcdanh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã,phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ởcấp xã
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
14. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ vềcông chức xã, phường, thị trấn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
15. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (2013), Niên giám thống kê năm 2013, Lào Cai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2013
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Lào Cai
Năm: 2013
16. Nguyễn Đăng Dung (1997), Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương (lịch sử và hiện tại), Nxb Đồng Nai, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương(lịch sử và hiện tại)
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
Năm: 1997
17. Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2006), Văn Kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2006 - 2010, Lào Cai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cailần thứ XIII, nhiệm kỳ 2006 - 2010
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Lào Cai
Năm: 2006
18. Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2011), Văn Kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Lào Cai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cailần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Lào Cai
Năm: 2011
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w