Đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số (Trang 50 - 51)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.4.2.Đội ngũ giảng viên

Vai trò của người thầy trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là hướng dẫn, trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất và nhiệm vụ của các học viên là trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau bàn bạc, thảo luận để tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Do vậy đạo đức, trình độ kinh nghiệm công tác, xử lý tình huống của đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC DTTS cấp xã.

Thực tế hiện nay đội ngũ giảng viên của huyện vẫn còn tương đối mỏng về số lượng, đa phần đội ngũ giáo viên ở các cơ sở đào tạo đều là cán bộ giảng viên kiêm chức, họ là những cán bộ có kinh nghiệm, có thâm niên công tác, họ vừa làm việc ở trong các cơ quan tổ chức, vừa phụ trách vai trò đứng trên bục giảng đào tạo, hướng dẫn các học viên. Bên cạnh đó còn có đội ngũ số giảng viên chính thức được tổ chức tuyển dụng hoặc hợp đồng dài hạn, họ là đội ngũ có trình độ chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm. Đối với đội ngũ cán bộ giảng viên kiêm chức họ có vai trò rất quan trọng, đội ngũ này vừa phụ trách việc xây dựng các chương trình đào tạo, vừa tiến hành tổ chức thực hiện, vừa trực tiếp đánh giá được chất lượng của khóa đào tạo; thông qua các bài giảng trên lớp họ biết được việc xây dựng các chương trình đào tạo có áp dụng đúng đối tượng không? Nội dung, hình thức và phương thức truyền đạt như vậy có đem lại hiệu quả cao không? Tuy nhiên hiện nay ở huyện việc khuyến khích và thu hút đội ngũ này tham gia giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn, do ngoài giờ trên lớp đội ngũ này

còn phải làm việc ở cơ quan, nhiều lúc họ bận đi công tác đột xuất nên họ không bố trí đủ thời gian, điều này đã ảnh hưởng đến việc sắp xếp lịch học và ảnh hưởng đến tâm lý của các học viên.

Đối với đội ngũ giảng viên chính thức, có số lượng ít, phần lớn lại là giảng viên trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Do đó đa phần khi tiến hành mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng với số lượng học viên đông, thời gian dài huyện đều liên kết với các trường trên tỉnh và mời các giảng viên ở các trường dưới Hà Nội lên giảng dạy. Số lượng giảng viên ít, trình độ chuyên môn còn tồn tại nhiều bất cập, địa điểm học tập xa tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số (Trang 50 - 51)