B. PHẦN NỘI DUNG
3.4.2. Khuyến nghị đối với giảng viên về việc đào tạo,bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã
chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số
Giảng viên là người trực tiếp hướng dẫn, truyền tải những cái mới tới người học thông qua các giờ lên lớp. Do đó, giảng viên nên thường xuyên kiểm tra, sát hạch giữa các khóa đào tạo hay khi kết thúc khóa đào tạo đối với học viên. Đây sẽ là cách dễ dàng nhất để người giảng viên có thể nắm bắt được quá trình tiếp thu kiến thức của học viên đối với khóa đào tạo.
Thông qua đó, giảng viên cũng như UBND huyện có thể xem xét, đánh giá được chính xác mức độ phù hợp, khả năng tiếp thu, nhận thức của người học viên để có thể đưa ra được những giải pháp, phương pháp mới cho những chương trình đào tạo NNL tiếp theo.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên đáp ứng yêu cầu của chương trình:
Hàng năm cần thực hiện đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, bổ sung kiến thức mới, hiện đại và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ cho yêu cầu cải tiến phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo.
tốt nghiệp ĐH, trẻ, khoẻ, kiến thức hiện đại, có triển vọng phát triển tốt, tạo điều kiện thâm nhập thực tế thời gian từ 2 đến 4 năm có thể trở thành giảng viên có trình độ tốt, vững vàng trên bục giảng.
Tăng cường đội ngũ giảng viên là người dân tộc thiểu số tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, bởi vì cán bô, giảng viên là người dân tộc thiểu số họ sẽ có cùng ngôn ngữ, có sự am hiểu phong tục tập quán nên điều đó sẽ rất thuận lợi trong quá trình quản lý, giảng dạy và kết quả đạt được sẽ cao hơn.
Đổi mới phương thức đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, cần rèn luyện tính tư duy chủ động học hỏi và sáng tạo cho các học viên. Trong nội dung giáo trình giảng dạy, giảng viên nên cắt giảm phần lý thuyết đưa tình huống thực hành vào hơn để học viên giải quyết như vậy học viên sẽ hiểu bài hơn.