B. PHẦN NỘI DUNG
2.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo
a) Căn cứ vào chỉ tiêu của huyện và nhu cầu thực tiễn cán bộ, công chức mà Phòng đưa ra chương trình cụ thể cho từng năm, sau đó chương trình đó được đưa lên cấp trên trình duyệt nếu được chấp nhận thì chương trình được bắt đầu tiến hành. Thực tế việc xây dựng chương trình đào tạo được tiến hành qua các bước sau:
Xác định số lượng được đi học;
Xác định thời gian học, nội dung môn học;
Báo cáo với cấp trên duyệt, nếu được duyệt thì tiến hành chương trình đào tạo;
Cuối mỗi khoá học tiến hành kiểm tra để biết kết quả học tập của người học viên.
Ví dụ: Năm 2010 do yêu cầu của cán bộ, công chức muốn nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công việc, vì vậy để đáp ứng mong muốn của người lao động, đồng thời để theo kịp sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước cho nên Phòng đã đưa ra một vài chỉ tiêu cho phù hợp.
Chỉ tiêu cụ thể như sau:
Số lượng người tham gia khoá học: 13 người; Khoá học kéo dài 10 ngày;
Chi phí huyện đưa xuống : 35 triệu đồng;
Kế hoạch này được đưa ra cho cán bộ đào tạo lập kế hoạch chi tiết, sau đó kế hoạch này lại được trình duyệt, kết quả của khoá đào tạo này có 3 người đạt qua cả vòng thi lý thuyết và vòng thi nghiệp vụ, những người đạt này một trong số họ có thể cán bộ phòng đào tạo sẽ xuống kiểm tra lại, con số không đạt phải chờ đợi đến chỉ tiêu sau.
b) Đội ngũ giáo viên giảng dạy.
Ở các xã, thị trấn chưa có đội ngũ chuyên viên về mảng này nhưng việc lựa chọn đội ngũ giáo viên cho từng chương trình đào tạo có những quy định tương đối cụ thể, nghiêm ngặt;
Đào tạo, kèm cặp cử nhân mới ra trường
Yêu cầu: Đội trưởng, cán bộ, phải gương mẫu trong quá trình kèm cặp CBCN thuộc bộ phận mình quản lý. Phải có trách nhiệm xây dựng đề cương hướng dẫn. Sau thời gian kèm cặp, trình độ của người được kèm cặp phải nâng lên về mọi mặt (trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ý thức tổ chức, kỷ luật, văn hóa tổ chức…). Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động trong quá trình hướng dẫn.
Với cán bộ, giảng viên thuê bên ngoài: huyện thuê những giảng viên từ các trường chính trị hoặc từ những trường đại học chính quy có trình độ, chuyên môn, có kinh nghiệm giảng dạy. Giáo viên được thuê về giảng dạy chịu trách nhiệm trong việc biên soạn đề cương và được lãnh đạo thông qua. Trong quá
trình giảng dạy, các giáo viên được xem xét bởi sự nhiệt tình cũng như khả năng truyền đạt, nội dung giảng dạy có phù hợp hay không. Nhìn chung, với việc lựa chọn kỹ như vậy, các giảng viên được mời về nhìn chung có chất lượng tốt.
Trong thực tế, công tác lựa chọn giáo viên giảng dạy chi tiết, có quy định trách nhiệm cụ thể, về căn bản đội ngũ giáo viên giảng dạy đáp ứng được yêu cầu nhưng việc giảng dạy bởi cán bộ, công chức có kinh nghiệm trong huyện, chủ yếu là kiêm nhiệm nên khả năng sư phạm không được đào tạo chuyên nghiệp, kiến thức kinh nghiệm truyền đạt nhiều khi mang tính chủ quan nên có nhiều kiến thức, quan điểm lạc hậu, không phù hợp. Các giáo viên thuê ngoài thì không có quá trình tham gia và tiếp cận thực tế với Phòng để xây dựng chương trình và cách giảng dạy cho phù hợp hơn.