PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướngvà lãnh đạo, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 đưa nướcta trở thành một nước công nghiệp Để thực hiện mục tiêu trên con người luôn là nhântố hàng đầu, nhân tố quan trọng nhất quyết định nhất Con người vừa là mục tiêu vừalà động lực của sự nghiệp cách mạng nói chung và của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước nói riêng.
Hiện nay, chúng ta tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,một lực lượng lao động đông đảo có đủ kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp, có phẩm chấtđạo đức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế trong xu hướng cạnh tranhvà hoà nhập đang là đòi hỏi cấp thiết.
Lý luận cũng như thực tiễn chứng minh rõ, một trong những yếu tố quan trọng quyếtđịnh chất lượng và trình độ của lực lượng lao động đặc biệt là các hoạt động tổ chức củadoanh nghiệp đó là trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý.Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước yêu cầu đội ngũ cán bộ phải đổi mới tư duy kinh tế,đổi mới cách thức quản lý sao cho phù hợp tình hình thực tế và đáp ứng những đòi hỏi khắtkhe của công cuộc hoà nhập kinh tế khu vực, kinh tế thế giới cũng như của địa phương, củađất nước.
Xuất phát từ thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý doanhnghiệp trong những năm qua của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên, trong tìnhhình đổi mới đất nước với áp lực môi trường Viễn thông cạnh tranh ngày càng gay gắtvà công cuộc mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu cho thấy: Đa số cán bộ quản lý củaTrung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên chưa được đào tạo có hệ thống về quản lý,làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân là chính, tính chuyên nghiệp chưa cao Nănglực điều hành quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý còn bất cập Công tác thammưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi công vụ còn nhiềukhó khăn Kiến thức và pháp luật về tổ chức bộ máy, về quản lý nhân sự nhất là vềquản lý tài chính còn nhiều hạn chế, dẫn đến lúng túng trong thực thi trách nhiệm vàthẩm quyền, đặc biệt khi được nhà nước phân quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm Phầnlớn cán bộ quản lý của Trung tâm còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng sử dụngcông nghệ thông tin.Trong khi đó một số không ít bộ phận cán bộ quản lý trên địabàn tỉnh Điên Biên nói riêng và trong cả nước nói chung, còn hiện tượng chạy theothành tích chưa thực sự chuyên tâm với nghề nghiệp, chưa làm tròn trách nhiệm vànhiệm vụ được giao, có nơi còn buông lỏng quản lý, không đấu tranh với tiêu cựcthậm chí còn thoả hiệp tham gia vào các hiện tượng tiêu cực tiếp tay cho những kẻ
Trang 2gian dối mất phẩm chất trong công việc Tệ tham ô, bòn rút của công, sách nhiễu, lãngphí vẫn còn tồn tại ở mức độ và hình thức khác nhau trong bộ máy lãnh đạo, quản lý.Tình trạng suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ Đảngviên làm cho nhân dân bất bình lo lắng và giảm lòng tin Đội ngũ cán bộ quản lý chưađược đổi mới căn bản vẫn còn tình trạng vừa thừa vừa thiếu Trình độ năng lực mọimặt của cán bộ quản lý còn có sự hẫng hụt so với yêu cầu của công việc trong điềukiện, tình hình mới Hiệu quả quản lý và phục vụ nhân dân chưa thực sự đáp ứng đượcdo yêu cầu công việc đổi mới đặt ra.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, khuyết điểm nêu trên, cũng nhưđáp ứng được yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp đổi mới tránh nguy cơ tụt hậu thì mộtyêu cầu đặt ra phải đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâmviễn thông Điện lực Điện Biên , nhằm có một đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp cóđủ số lượng cũng như chất lượng đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường Viễnthông cạnh tranh cũng như thời kỳ cách mạng mới của đất nước.
2 Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộquản lý doanh nghiệp của Điện lực Điện Biên, Trung tâm viễn thông Điện lực ĐiệnBiên Đề tài đề xuất biện pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp Trungtâm viễn thông Điện lực Điện Biên đáp ứng đòi hỏi của cơ chế thị trường Viễn thôngcạnh tranh đang diễn ra khá khốc liệt cũng như đáp ứng được sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước và tỉnh Điện Biên.
Để đạt được mục tiêu trên ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành 3 chương
Chương 1 - Một số vấn đề chung về cán bộ quản lý và công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp
Chương 2 – Tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Trung tâmViễn Thông Điện lực Điện Biên
Chương 3 - Một số biện pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quảnlý tại Trung Tâm Viễn Thông Điện lực Điện Biên
Trang 3CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁCĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP1.1 ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về cán bộ quản lý doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đều có cán bộ quản lý doanh nghiệp, phầnlớn cán bộ quản lý doanh nghiệp ở nước ta đều là những cán bộ giỏi, có kinh nghiệmchuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín với đồng nghiệp, được tín nhiệm và bổ nhiệm làmcông tác quản lý Cán bộ quản lý các cấp ở doanh nghiệp đã phát huy được vai tròquản lý, chỉ đạo góp phần ổn định và phát triển các doanh nghiệp đồng thời tham mưutích cực có hiệu quả nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Như vậy cán bộ quản lý doanh nghiệp chính là những cán bộ chỉ đạo và quảnlý trong doanh nghiệp nhất định, họ cùng chung mục đích tập hợp những biện pháp(tổ chức, cán bộ, kế hoạch hoá, chỉ đạo sản xuất) Nhằm đảm bảo sự vận hành bìnhthường của doanh nghiệp, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống doanhnghiệp cả số và chất lượng, họ làm theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vậtchất và tinh thần Họ quyết định sự thành bại của một tổ chức, cơ quan trong hệ thốngdoanh nghiệp.
1.1.2 Khái niệm về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp
Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của quản lý doanh nghiệp thì mỗi cán bộquản lý cần phải được đào tạo và bồi dưỡng, đây là công việc phải được tiến hànhthường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác hoạt động của đội ngũ.
Khái niệm về đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp
Từ điển tiếng Việt: “Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo nhữngtiêu chuẩn nhất định (43-289)
Theo từ điển Hán Việt - Giáo sư Nguyễn Lân cho rằng: Đào tạo là giáo dục, bồidưỡng cho thành người Ví dụ: Trường tốt, Thầy tốt, Cô tốt sẽ đào tạo nên những đứacon xứng đáng sau này (Phạm Văn Đồng) ( 24-192)
Do vậy đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp được hiểu rằng: Là quá trình hoạtđộng có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng,kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho người cán bộ, tạo tiền đề cho họ có thểvào đời hành nghề quản lý một cách năng suất và hiệu quả Đào tạo cán bộ quản lýdoanh nghiệp cũng có thể được hiểu là hoạt động thiết yếu của nhà quản lý nó đảm bảo
Trang 4sự phối hợp, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ chức nhằm đạt được các mục đích củanhóm trong điều kiện thời gian, công sức và kinh phí bỏ ra ít nhất nhưng đạt được hiệuquả cao nhất.
Khái niệm về bồi dưỡng cán bộ quản lý
Khái niệm bồi dưỡng có thể được hiểu như sau: “Bồi dưỡng là làm cho tăngthêm năng lực hoặc phẩm chất (Từ điển tiếng Việt) Ví dụ: Bồi dưỡng thế hệ CáchMạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết (Hồ Chí Minh) (43-82)
Tổ chức giáo dục khoa học văn hoá liên hiệp quốc (UNESCO) định nghĩa: Bồidưỡng với ý nghĩa là nâng cao nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổchức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thânnhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.
Lại có định nghĩa như sau: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thứcvà kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu trong một cấp học, bậc học và trường học xác nhậnbằng một chứng chỉ
Trong doanh nghiệp việc bồi dưỡng là rất cần thiết cho đội ngũ cán bộ nóichung và đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng, một số đã có nhiều năm công tác, kinhnghiệm quản lý nhiều nhưng kiến thức mới cần bổ xung lại rất thiếu, phần thiếu phảiđược tiếp tục tích luỹ, đó là điều kiện bắt buộc để tránh khỏi tụt hậu Vì vậy ngườiquản lý cao nhất doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược, phải coi trọng việc đầu tưtrí tuệ cho đội ngũ cán bộ quản lý, phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ bản chất giữadùng người và Bồi dưỡng người
Trong xu thế hiện nay, chúng ta đang hướng tới xã hội học tập, học tập suốt đờithì việc bồi dưỡng lại càng vô cùng cần thiết, nó trở thành nhu cầu cần thiết của mỗi cánhân và nhất là đối với cán bộ quản lý của doanh nghiệp.
1.2 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ YÊU CẦU CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNGTÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Đại hội VII giữa nhiệm kỳ và đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: Côngnghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động củasản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công làchính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiệnvà phương pháp tiên tiến dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa họccông nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Chỉ có công nghiệp hoá, hiện đại hoámới có thể xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chế độ mới Công nghiệp hoá, hiệnđại hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh,
Trang 5giữ được ổn định chính trị, xã hội bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng pháttriển XHCN.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần không thể tách rời nhau Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã góp phần to lớnđể giải phóng và phát triển sức sản xuất đưa đến những thành tựu kinh tế - xã hộiquan trọng Chính sách này đã khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân trong vàngoài nước khai thác tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển yên tâm làm ăn lâu dài, hợppháp có lợi cho quốc kế dân sinh, đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trướcpháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh, cơ chế thị trườngđòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh.Cạnh tranh vì lợi ích phát triển của đất nước chứ không phải phá sản hàng loạt, lãngphí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau Tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền tự chủkinh doanh của doanh nghiệp, các cơ quan chính quyền không can thiệp vào nhữngviệc thuộc chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Do vậy một yêu cầu đòi hỏi của CNH-HĐH và phát triển kinh tế nhiều thànhphần đặt ra là phải nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn củangười Việt Nam Trong đó đặc biệt chú trọng tới đội ngũ cán bộ quản lý các doanhnghiệp bởi vì đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp được đào tạo bồi dưỡng nângcao kiến thức phù hợp với đòi hỏi của CNH- HĐH thì mới phát huy được vai trò quảnlý, chỉ đạo, mới góp phần ổn định và phát triển các doanh nghiệp điều đó cũng đồngnghĩa với việc làm ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước Chỉ có qua đàotạo và bồi dưỡng chúng ta mới khắc phục được những tồn tại, hạn chế, yếu kém,khuyết điểm của công tác cán bộ quản lý doanh nghiệp có chất lượng và số lượng hợplý, chuyên nghiệp hiện đại, có đủ phẩm chất trình độ và năng lực để thi hành công vụthực hiện có hiệu quả quản lý doanh nghiệp, trong sạch, tận tuỵ phục vụ phát triểnkinh tế của đất nước.
1.3 LÝ LUẬN MÁC LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ BỒIDƯỠNG CÁN BỘ
1.3.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Trong bất cứ xã hội nào, sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách Mạngđều do đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Trong đó cán bộ giữ một vị trí vôcùng quan trọng trong công cuộc xây dựng Đảng và nhà nước, là người đại diện củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhànước giao cho Ở đâu có đội ngũ cán bộ có trình độ, tư tưởng chính trị và năng lựcvững vàng thì ở đó mọi đường lối chủ trương của Đảng đều đạt được hiệu quả cao
Trang 6nhất Nói về người cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Lê-nin đã khẳng định họ nhưNgọn đèn pha soi sáng đường đi cho quần chúng.
Lãnh tụ là một người lãnh đạo chủ chốt của Đảng và đóng một vai trò hết sứcquan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của giai cấp công nhân và nhân dânlao động, điều này đã được Lê nin chỉ rõ: Trong lịch sử chưa có một giai cấp nàogiành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mìnhnhững lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạophong trào.
Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng giành chính quyền và trong công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội Nếu không có cán bộ thì đường lối chính trị dù hay mấy cũngkhông trở thành hiện thực được và nếu có lực lượng cán bộ hiểu về đường lối chính trịvà có năng lực công tác thì đường lối chính trị đó sẽ được thực hiện và thành công,điều này được I Stalin khẳng định rằng: Muốn áp dụng vào thực tiễn một đường lốichính trị đúng, thì phải có cán bộ, phải có những người am hiểu đường lối chính trịcủa Đảng, nhìn nhận đường lối đó, bảo vệ nó, đấu tranh để thực hiện nó.
Trong bất cứ phong trào cách mạng nào, người cán bộ cũng luôn gương mẫutrong mọi lĩnh vực Họ luôn đi đầu trong mọi công việc, sẵn sàng hy sinh cả tình riêngtư để hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng Nhiều phong trào cách mạng đãnẩy sinh ra nhiều cán bộ cách mạng chuyên nghiệp, ưu tú, biến chủ trương của đảng,Nhà nước thành hiện thực, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Chínhvì vậy mà người cán bộ và đường lối cách mạng luôn có mối quan hệ lẫn nhau, phongtrào cách mạng tạo ra những cán bộ cách mạng ưu tú và ngược lại những cán bộ ưu túlại làm cho phong trào ngày càng lớn mạnh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu củamột tổ chức trong hệ thống chính trị Họ là những con người vĩ đại trong sự nghiệpcách mạng và đã được Các-mác khẳng định: Mỗi thời đại xã hội đều có những conngười vĩ đại, và nếu không có những con người như thế thì như He -vê -xi-u-xơ đãnói, thời đại sẽ sáng tạo ra con người như thế.
Sự nghiệp cách mạng thành công hay thất bại là do đường lối đúng đắn củađảng, trong đó cán bộ cũng là yếu tố không thể thiếu được để góp phần vào thắng lợicủa cách mạng Nếu lựa chọn và bố trí cán bộ đúng người, đúng việc, có năng lực thìphong trào cách mạng sẽ đi lên Ngược lại, nếu tuyển chọn cán bộ không đúng người,đúng việc thì sẽ có hại cho phong trào cách mạng mà phong trào cách mạng của quầnchúng công nông, trước hết là phong trào công nhân là nguồn rộng lớn cung cấpnhững cán bộ cho đảng Công nhân chính là lực lượng cách mạng rộng nhất, tiênphong nhất trong mọi lĩnh vực Lê nin khẳng định, công nhân có bản lĩnh giai cấp và
Trang 7có chí tiến thủ, tích cực về chính trị, nên họ có thể nhanh chóng thành những ngườidân chủ kiên định
Trong quá trình đấu tranh cách mạng, cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội, Lê nin luôn đề cao vai trò của người cán bộ Người cho rằng cán bộđược tôi luyện và trưởng thành từ phong trào quần chúng sẽ trở thành các lãnh tụtrong các tổ chức.
Các Mác - Ph Ang ghen còn cho rằng người cán bộ phải là những người tiêubiểu cho lý tưởng, cho lẽ sống, dám hy sinh vì sự nghiệp chung và tự nguyện tham giavào hàng ngũ của người cách mạng Qua đấu tranh cách mạng họ đã trưởng thành vàtrở thành người cán bộ lãnh đạo và là tấm gương cho thế hệ sau noi theo Về vai tròlãnh đạo Mác và Ph Ang ghen chỉ ra để thực hiện lý tưởng cần có những con ngườisử dụng lực lượng thực tiễn.
Trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống, cán bộ là những người luôn gươngmẫu, đi đầu trong mọi công việc, không sợ khó khăn gian khổ Đúng như I.Stalin đãnói: cán bộ là những người không sợ khó khăn, không lẩn tránh khó khăn và cứ tiếnthẳng tới khó khăn để khắc phục và chiến thắng.
Đối với cán bộ lãnh đạo cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lựctrí tuệ, phải đáp ứng được đòi hỏi của tổ chức đề ra, có thế thì mới thực hiện đượcđường lối chủ trương của Đảng Đồng thời khi gặp khó khăn không nản chí mà phảibiết phê bình, tự phê bình, nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Cán bộ luôn giữ vai trò quan trọng mọi tổ chức, thành công hay thất bại của bấtcứ công việc nào, trong đó người cán bộ cũng đóng góp một phần của yếu tố đó.
Bởi vậy dù ở trong bất cứ một hoàn cảnh nào, người cán bộ cũng luôn trau dồicho mình những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật, về trình độ lý luận chính trị.Học tập và nâng cao trình độ là không thể thiếu được của người cán bộ, việc học tậpkhông phải chỉ diễn ra ở lớp học mà còn là cả quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng trongthực tế Lê nin vẫn thường dạy chúng ta là: Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôihiện nay là học tập, học tập nữa, học tập mãi.
Quan điểm của Lê nin là: Người cán bộ phải có lập trường giai cấp, bản lĩnhchính trị vững vàng, có tinh thần cách mạng triệt để, đồng thời là người có hiểu biết,có học thức Để có được những yếu tố trên, đòi hỏi người cán bộ phải trang bị chomình lý luận Mác - Lê nin, đây chính là vũ khí sắc bén, kim chỉ nam cho mọi hànhđộng Bên cạnh đó việc nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ là điềurất cần thiết cho mỗi cán bộ Có như vậy cán bộ mới thực sự trở thành nòng cốt trong
Trang 8bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà Nước, xứng đáng với niềm tin của nhân dân Đúngnhư Lê nin nói, nếu chúng ta không học tập từ đầu chúng ta không giải quyết đượcvấn đề kinh tế.
1.3.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ vàcông tác đào tạo cán bộ trong sự nghiệp cách mạng
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cũng như công cuộc xâydựng đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề cán bộ và công táccán bộ Đảng ta khẳng định rằng: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cáchmạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ.
Trong xây dựng Đảng thì công tác cán bộ là một lĩnh vực quan trọng nhất, làkhâu then chốt của vấn đề then chốt Cán bộ là người mang chủ trương đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước tuyên truyền cho quần chúng hiểu rõ và thi hành.Cán bộ là người tập hợp những vướng mắc của quần chúng sau khi thực hiện các chínhsách đó để đảng, Chính phủ xem xét và đề ra những chính sách cho đúng, cho phùhợp Để hiểu rõ tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, chúng ta cần nắm vữngmột số vấn đề sau:
Muốn làm tốt công tác cán bộ phải đặt cán bộ trong các mối quan hệ sau: Công tác cán bộ với đường lối và nhiệm vụ chính trị của ĐảngCông tác cán bộ với đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng có mối quan hệmật thiết với nhau Đường lối nhiệm vụ chính trị của Đảng đúng thì sẽ đào tạo ra độingũ cán bộ tốt (Ví dụ: Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đường lối lãnh đạocủa đảng là rất đúng đắn, cho nên chúng ta có rất nhiều cán bộ tốt dẫn đến cách mạngđã thành công) Và ngược lại khi có lãnh đạo tốt thì mới đề ra được đường lối vànhiệm vụ chính trị đúng Muốn làm tốt công tác cán bộ thì phải căn cứ vào đường lốicủa Đảng Đường lối của Đảng đổi mới thì sẽ tạo ra những cán bộ giỏi làm kinh tế,những cán bộ biết sử dụng công nghệ mới, hiện đại Bên cạnh đó cán bộ đóng vai tròthen chốt trong việc thực hiện các đường lối và nhiệm vụ chính trị được thực hiện tốt,nó đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Các cấp các ngành, các cơ quan đơn vị cần xác định đúng nhiệm vụ chính trịcho cơ quan, đơn vị và từng cán bộ Nếu xác định rõ nhiệm vụ chính trị mỗi cán bộmới có thể phấn đấu để trở thành cán bộ tốt Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạngViệt Nam Hồ Chủ Tịch đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, việc lựa chọn cán bộ.Người cho rằng vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối vớisự nghiệp cách mạng và sự nghiệp xây dựng Đảng Hồ Chủ Tịch khẳng định cán bộ là
Trang 9cái gốc của mọi công việc và bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thànhcông
Trong quá trình thực hiện đường lối và nhiệm vụ chính trị của đảng thì ngườicán bộ thường xuyên được kiểm tra, giúp đỡ bồi dưỡng cán bộ ngày càng phát huynăng lực của mình hơn.
Công tác cán bộ với tổ chức và phong trào cách mạng quần chúngCán bộ là nhân tố quan trọng của tổ chức, cán bộ là người lập ra tổ chức và điềuhành tổ chức Mục tiêu của tổ chức xuất phát và phù hợp với nhiệm vụ chính trị củaĐảng và Nhà Nước trong giai đoạn đó Muốn có cán bộ tốt cần gắn cán bộ với côngtác tổ chức, chăm lo xây dựng tổ chức Trên cơ sở xây dựng tổ chức, xác định cần baonhiêu cán bộ, tiêu chuẩn ra sao Từ đó có thể đề ra những căn cứ để lựa chọn, bố trícán bộ cho phù hợp Để làm sao tuyển chọn cán bộ phải đúng người đúng việc, làmcho cán bộ luôn gắn bó với tổ chức Tránh tình trạng không đúng ảnh hưởng đến tổchức, đến công việc.
Thông qua phong trào cách mạng rèn luyện và đào tạo cán bộ tốt, Những cán bộnày được nâng cao trình độ và kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực Họ nắm chắctâm tư nguyện vọng của quần chúng, đồng thời những cán bộ này cũng được quầnchúng theo dõi, giám sát, kiểm tra và đánh giá xem có thực sự là cán bộ tốt không Vìvậy giữa cán bộ và phong trào quần chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau Nếu cánbộ tốt thì phong trào sẽ mạnh, sôi nổi Nếu cán bộ yếu kém về năng lực thì phong tràoyếu, đơn vị đi xuống Nếu cán bộ yếu về phẩm chất thì sẽ phá hoại phong trào của đơnvị Cần lựa chọn cán bộ trưởng thành từ phong trào cách mạng quần chúng để đào tạo,bồi dưỡng, đề bạt vào các chức danh của tổ chức đó.
Quan điểm đổi mới của Đảng về công tác cán bộ
Quan điểm đổi mới về công tác cán bộ, trước hết là việc kiện toàn cơ quan làmtổ chức cán bộ Việc xây dựng đội ngũ cán bộ được tiến hành đồng thời với việc củngcố tổ chức Đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các đơn vị sản xuất kinhdoanh, sự nghiệp Đổi mới cơ chế chính sách phương thức, lề lối làm việc, đặc biệtchú trọng đổi mới, chỉnh đốn các tổ chức bộ máy làm công tác cán bộ Bởi vì đây là tổchức trực tiếp làm tham mưu cho các cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan nắm và quản lý cánbộ và nhu cầu về cán bộ.
Đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lựctrung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, là người trung thực công tâm, sâu sát, họluôn là những cán bộ am hiểu về khoa học tự nhiên, xã hội, tâm lý và kinh nghiệm làm
Trang 10công tác tổ chức, có khả năng sử lý thông tin để định ra được mục tiêu công tác cán bộtốt hơn Nếu những cán bộ yếu kém về phẩm chất, thiếu trung thực, không công tâm,sâu sát thì không thể làm tốt công tác tổ chức cán bộ được.
Các cấp uỷ Đảng và đích thân người làm lãnh đạo cần chăm lo xây dựng, đổimới tổ chức và đội ngũ quản lý làm công tác cán bộ Liên hệ mật thiết với cán bộ đểtìm hiểu tâm tư, năng lực và sở trường, ý thức chính trị của cán bộ, từng bước xâydựng khoa học về công tác cán bộ.
Đổi mới việc đánh giá cán bộ: Khi đánh giá cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩnchung đối với cán bộ trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài tiêu chuẩn chung, khi đánh giá cán bộ cần dựa trên tiêu chuẩn phù hợpvới công việc cụ thể trong đơn vị mình Việc đánh giá cán bộ là một vấn đề quantrọng, là cơ sở sắp xếp, bố trí đề bạt cán bộ Vì vậy cần được tiến hành theo một quytrình chặt chẽ, khách quan, công tâm.
Đổi mới và hoàn thiện chính sách cán bộ
Hệ thống chính sách cán bộ là công cụ quan trọng để tạo ra động lực xây dựngđội ngũ cán bộ Quan điểm cơ bản trong chính sách cán bộ là khuyến khích vật chất điđôi với xây dựng lý tưởng, hoài bão cách mạng Động viên khuyến khích mọi ngườilàm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả Cần đổi mới một số chính sách như:
Chính sách đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ, đầu tư thích đáng cho việcđào tạo những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt, ưu tiên các đối tượngthuộc các gia đình chính sách, những người có công với cách mạng.
Chính sách sử dụng và quản lý cán bộ: Việc bố trí sử dụng cán bộđúng tiêu chuẩn phù hợp sở trường Mạnh dạn đề bạt những cán bộ có nănglực, triển vọng vào các cương vị lãnh đạo quản lý Chú ý đề bạt cán bộ đúnglúc, đúng người, đúng việc Trong tình hình hiện nay, bên cạnh những cán bộvững vàng về chính trị, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, cần sửdụng cán bộ có tư duy mới, có phong cách làm mới mang lại nhiều lợi ích chođất nước.
Có chế độ quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ Các cấp uỷ, thủ trưởng các cơ quannắm chắc từng cán bộ, cả về đức, tài và tình trạng sức khoẻ Trên cơ sở đó có kế hoạchsử dụng và đề bạt, khen thưởng và kỷ luật.
Chính sách về đảm bảo vật chất và động viên tinh thần
Trang 11Trên cơ sở tính toán khoa học, thực hiện tinh giảm biên chế, nâng cao năng suấtlao động, chống tham nhũng và lãng phí, mở rộng bảo hiểm xã hội, tăng tỷ lệ, độngviên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước Đổi mới cơ bản chính sách đảm bảolợi ích vật chất cho từng cán bộ, trước hết là chế độ tiền lương, nhà ở và phương tiệnđi lại Tiền lương phải thực sự trở thành bộ phận cơ bản trong thu nhập của người cánbộ, đảm bảo tái sản xuất sức lao động Thực hiện tiếp việc tiền tệ hoá tiền lương, biểudương khen thưởng kịp thời những người có thành tích xuất sắc trong lao động sảnxuất, trong phát minh sáng chế khoa học và công nghệ, trong quản lý và công tác Điđôi với việc khuyến khích vật chất, chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng cho cán bộ.Mục tiêu lý tưởng cách mạng là động lực lớn nhất để thúc đẩy sự phấn đấu vươn lêncủa từng cán bộ.
Đổi mới tư duy người làm công tác cán bộ Người làm công tác cán bộ về mặtphẩm chất có những tiêu chuẩn cao Họ được thử thách và rèn luyện trên nhiều mặt, cóquan điểm lịch sử cụ thể, toàn diện và phát triển, có cách nhìn mới mẻ về sự vật, trungthực, công tâm sâu sát, gần gũi quần chúng Tất cả những phẩm chất này không phảitự nhiên mà có, nó đòi hỏi người cán bộ phải rèn luyện và phấn đấu Đồng thời tổ chứcđưa ra những tiêu chuẩn và phẩm chất cần thiết của người làm công tác cán bộ trên cơsở đổi mới tư duy một cách toàn diện Trong điều kiện của đất nước hiện nay với sựphát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, với chính sách mở cửa thì yêucầu rèn luyện của người làm công tác cán bộ là một đòi hỏi tất yếu khách quan vớichất lượng ngày càng cao Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: toàn Đảngphải hết sức chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ kế cận vữngvàng đủ bản lĩnh về các mặt.
1.3.3 Quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Trung tâm viễn thôngĐiện lực Điện Biên.
1 Sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông
Không phải bàn cãi là chúng ta muốn hay có nên đào tạo bồi dưỡng cán bộquản lý Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên hay không mà phải khẳng địnhrằng :Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý là vấn đề cấp bách và sống còn của Trung tâmviễn thông nói riêng và của Điện ực Điện Biên nói chung bởi vì trong một doanhnghiệp sức lao động là một tài nguyên vô cùng quí giá ,đó là những tài năng củaCBCNV thể hiện qua trình độ lành nghề của họ trong các hoạt động sản xuất kinhdoanh Để có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đạivà sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như đảm bảo sản xuất - kinh doanhcó hiệu quả nhất thì Điện lực Điện Biên và Trung tâm viễn thông Điện lực phải biết
Trang 12thường xuyên đào tạo và phát triển trình độ nghề nghiệp cho nguồn nhân lực mìnhthông qua đội ngũ cán bộ quản lý của Điện lực và của Trung tâm viễn thông Điện lựcĐiện Biên.
Về mặt xã hội người ta khẳng định rằng : Nếu chúng ta không bỏ tiền đầu tưcho lực lượng lao động có tay nghề cao hơn thì sẽ thấy ngay rằng xã hội có rất nhiềungười thất nghiệp.
Qua thực tế cho thấy với một doanh nghiệp mới thành lập như Trung tâm viễnthông Điện lực Điện Biên thì nhu cầu đào tạo nhân viên là một nhiệm vụ quan trọng vàcấp bách nhất bởi vì người lao động không được đào tạo không có trình độ thì dù hệthống máy móc và thiết bị có tinh vi hiện đại đến đâu đi nữa cũng trở thành vônghĩa ,để có được điều này thì đội ngũ cán bộ quản lý là những người tiên phong ,lànhững đầu tầu về kiến thức do vậy họ phải được đào tạo ,bồi dưỡng kiến thức thật cơbản và sâu rộng để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2 Một số quan niệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ở Trung tâm viễn thôngĐiện lực Điện Biên.
- Trình độ lành nghề của cán bộ quản lý trong Trung tâm viễn thông Điện lựcđược thể hiện ở mặt chất lượng sức lao động của người đó ,tức là nắm vững lý thuyếtkỹ thuật cũng như kỹ năng thực hành để hoàn thành những công việc có mức độ phứctạp nhất định thuộc về tay nghề hay một chuyên môn nào đó Trình độ lành nghề củaCBQL của Trung tâm viễn thông Điện lực có liên quan chặt chẽ với mức độ lao độngphức tạp,Lao động phức tạp thì trình độ lành nghề càng cao,trình độ lành nghề biểuhiện ở tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ quản lý.
Để người CBQL Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên nói riêng và nguồnnhân lực nói chung đạt tới một trình độ nhất định, trước hết phải bồi dưỡng nâng caotrình độ lành nghề cho họ.
Đào tạo CBQL Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên nói chung là tổng hợpnhững hoạt động nhằm nâng cao trình độ học vấn trình độ nghề nghiệp và chuyên môncho CBQL, Bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề cho CBQL Trung tâm viễn thônglà hoàn thiện những hiểu biết và những kỹ năng cao hơn ,làm việc có hiệu suất và chấtlượng hơn.
3 Ý nghĩa của đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBQ Trung tâm viễn thôngĐiện lực Điện Biên.
Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người CBQL là một tất yếu kháchquan đối với Trung tâm viễn thông Điện lực, đối với người CBQL cũng như với xã hội.
Trang 13Đối với Trung tâm viễn thông Điện Lực
Đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBQL sẽ đảm bảo cho nguồn nhânlực của Trung tâm có thể thích ứng và theo sát kịp thời sự tiến hóa và phát triển khoahọc kỹ thuật công nghệ,đảm bảo Trung tâm viễn thông có một lực lượng lao động giỏihoàn thành thắng lợi các mục tiêu của Trung tâm đặt ra ,đặc biệt trong giai đoạn hiệnnay khi thế giới đã tiến tới một phương thức sản xuất mới ,hùng hậu nhiều hơn so vớitrước đây “phương thức của kỷ nguyên điện tử - tin học - sản xuất theo chương trìnhhóa – rô bớt hóa - vật liệu mới” nền kinh tế càng mở cửa và thị trường cạnh tranh làmcho các doanh nghiệp Viễn thông trong đó có Trung tâm viễn thông Điện lực ĐiệnBiên muốn tồn tại thì phải thích ứng với môi trường kinh doanh trong nước và quốctế,phải thay đổi cách tư duy và hành động trong một điều kiện cạnh tranh gay gắt hơnbao giờ hết
Đối với CBQL Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên
Trong điều kiện khoa học và kỹ thuật phát triển như vũ bão ,với các công nghệtiên tiến và hiện đại,người lao động phải luôn nâng cao trình độ văn hóa và nghềnghiệp chuyên môn,quản lý để không bị tụt hậu.
Đối với nền kinh tế
trong tương lai nền kinh tế vẫn phải chấp nhận một tình trạng thất nghiệp bởi vìnhững thanh niên mới lớn và những người lao động không được học tập đào tạo liêntục thì nguy cơ không theo kịp sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật càng phát triển Conngười càng có ít cơ hội tìm được việc làm nếu như không biết chuẩn bị cho mình mộttrình độ học vấn, một trình độ nghề nghiệp nhất định.
Hay nói một cách khác tóm tắt hơn, lợi ích của đào tạo bồi dưỡng CBQL đốivới TTVT như sau:
- Đối với Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên: Cải thiện được kiếnthức nghề nghiệp và kỹ năng của nguồn nhân lực doanh nghiệp,từ đó họ sẽ phấn khởivì được phát triển ,có điều kiện nhận thức tốt hơn mục tiêu của doanh nghiệp ,có khảnăng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình cũng như của doanh nghiệp (Giảm được chiphí sản xuất) nâng cao năng suất lao đông và nâng cao hiệu quả kinh doanh Cải thiệnđược mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, xóa bỏ được sự thiếu hiểu biết nhau,sựtranh chấp ,ngăn chặn sự căng thẳng mâu thuẫn tạo bầu không khí tâm lý tốt,đoànkết ,thân ái cùng phấn đấu và phát triển
- Đối với cán bộ quản lý TTVT Điện lực Điện Biên: Nhờ nâng cao trình độ nênCBQL tự tin hơn,ra quyết định tốt hơn,làm việc hiệu quả hơn:Người CBQL tăng sự
Trang 14thỏa mãn đối với công việc,phát triển trí tuệ và trình độ của mình,thích ứng được vớikỹ thuật mới,bớt lo lắng khi nhận việc mới.
- Đối với mối quan hệ con người và xã hội: Có thêm các kiến thức mới,hiểu biếtthêm về luật pháp và cơ hội,bình đẳng về lao động,tăng cường sự hiểu biết lẫn nhaunhư phát triển và hợp tác ,cải thiện được thông tin giữa các nhóm và cá nhân trongTrung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên cũng như trong xã hội,làm cho TTVT có vịthế tốt hơn trong xã hội.
4 Mục tiêu của đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông Điệnlực Điện Biên.
Dựa vào nhu cầu về quản lý dự kiến nguồn nhân lực, và các nhu cầu đào tạo từnhững mong muốn của các nhân viên trong Trung tâm viễn thông Điện lực ĐiệnBiên.Người phụ trách đào tạo và các lãnh đạo của Trung tâm cần xác định các mụctiêu cần đạt tới theo các mức độ sau đây:
a- Có hiểu biết (savoir): Ở mức độ này người CBQL có một sự tổng hợp các
kiến thức lý thuyết thuyết và khả năng làm chủ về ngôn ngữ của một khoa học - kỹthuật nào đó.
b- Có hiểu biết và làm (savoir-faire): Ở mức độ này người CBQL đã biết áp
dụng các kiến thức của mình vào thực tế sản xuất ,đã biết làm chủ các công cụ ,trangbị và các điều kiện kỹ thuật cụ thể,đã có kinh nghiệm để giải quyết công việc
c- Biết ứng xử (savoir-être): Ở mức độ này người CBQL đã thể hiện được các
tài năng của mình qua thái độ và hành vi làm việc rất khéo léo ,hợp lý và có hiệu quả(Biết làm biết ứng xử,biết tổ chức ,biết quyết định )
d- Biết tiến hóa (savoir-évoluer): Ở mức độ này người CBQL có những khả
năng tiến bộ trong nghề nghiệp, biết thích ứng hoặc biết chuyển hướng hợp lý mỗi khicó sự biến động và tiến hóa của môi trường bên ngoài.
Từ các mục tiêu đã xác định đó ,người phụ trách đào tạo của Trung tâm viễnthông Điện lực Điện Biên sẽ xây dựng các chương trình và lựa chọn các phương phápđào tạo thích hợp để phù hợp với tình hình thực tế của trung tâm
Trang 15CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢNLÝ TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN
2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và dân cư
Điện Biên là một tỉnh miền núi Tây bắc Việt Nam mới được chia tách và thànhlập từ Tỉnh Lai Châu cũ Tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2004 với diện tíchtự nhiên rộng 9.554,1km2, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và nước Cộng hoà dân chủnhân dân Lào, phía Đông giáp tỉnh Sơn La và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào,phía Nam giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Tây giáp nước CHDCNDLào và Trung Quốc
Điện Biên có 398,5km biên giới đường bộ tiếp giáp với hai tỉnh Phongxaly vàLuôngfabang của Lào, 360km tiếp giáp với huyện Giang Thành và tỉnh Vân NamTrung Quốc, 38,5km địa hình hiểm trở.
Tỉnh Điện Biên có hai đường quốc lộ chạy qua, trục đường quốc lộ 6 Hà Nội Sơn La - Điện Biên cách Hà Nội 550km, trục đường quốc lộ 12 Lào Cai - Lai Châu -Điện Biên cách Lai Châu 203km Là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có cửa khẩuQuốc gia với nước bạn Lào (Tây Trang) vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa chínhtrị Điện Biên có độ cao trung bình 650-750m so với mặt nước biển, địa hình chia cắtsâu và mạnh.
-Điện Biên có 9 đơn vị hành chính thuộc tỉnh gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 7huyện, 13 phường thị trấn, dân số 450.030 người với 21 dân tộc anh em sinh sống.Dân cư phân bố không đều, tại thành phố Điện Biên Phủ mật độ khoảng 1.200người/km2, huyện Mường Nhé chỉ khoảng 10 người/km2 Điện Biên có 29/88 xã,phường diện tích một xã trên 100km2, xã Mường Toong 690km2.
Trang 162.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Điện Biên là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho pháttriển ngành chăn nuôi, trồng trọt và xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ.
Trong những năm qua, nhất là sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội IX vàgần một năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI Điện Biên đã phấnđấu giành được nhiều thành tựu quan trọng, tạo những bước chuyển biến tích cực vàsâu sắc trên nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề phát triển các doanh nghiệp Bước vàothời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Điện Biên có những thuậnlợi cơ bản song cũng đứng trước những khó khăn thách thức gay gắt như: trình độ dântrí còn thấp và không đồng đều, đời sống vật chất tinh thần nhất là của đồng bào vùngcao vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn, toàn tỉnh có 67% số xã phường là biêngiới đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao (đến 2003: 28,5%) Còn nhiều chỉ số đạtthấp so với yêu cầu phát triển so các tỉnh bạn Điều đó đòi hỏi phải có sự phấn đấuvượt bậc, phải tập trung lãnh đạo chỉ đạo nhằm phát huy tối đa các nguồn lực và lợithế cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới,phát triển, nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hoạt động, gắn phát triển kinh tế với tiến bộvà công bằng xã hội, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đặc biệt là nguồnnhân lực chất lượng cao phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Về tăng trưởng kinh tế
Kinh tế tăng trưởng khá tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Năm2005, năm cuối của kế hoạch 5 năm 2001-2005, năm triển khai thực hiện nghị quyết số37 của bộ chính trị, thực hiện dự án di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La trên diện rộng,qua kết quả thực hiện nhiệm vụ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 10,2% Nhưvậy bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 9,3% cao hơn 1,4 lần so với bình quân giaiđoạn 5 năm trước (Bình quân giai đoạn 1996-2000 là 6,57%) trong đó: Khu vực nônglâm nghiệp tăng 5,59%/ năm; công nghiệp xây dựng tăng 15,6%/ năm; dịch vụ tăng9,2%/năm GDP bình quân đầu người đạt 4,33 triệu đồng/năm (263USD).
Tăng trưởng ở tất cả các khu vực kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vànâng cao chất lượng sản phẩm.
Trang 17Khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục có bước phát triển vững chắc, giátrị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân 7,39% trong đó nông nghiệp tăng 7,18%.Lâm nghiệp tăng 7,53%, thuỷ sản tăng 16,18% Năm 2009 tỷ trọng giá trị nông lâmnghiệp trong GDP chiếm 35,7%.
Sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng trưởng cao so với 5 năm trước.Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng bình quân 18,3%/ nămtrong đó công nghiệp tăng 15,06%/năm xây dựng tăng 20,81%/năm Tỷ trọng côngnghiệp - xây dựng năm 2009 chiếm 29,5%.
Các ngành dịch vụ có bước phát triển khá với sự tham gia của nhiều thànhphần kinh tế, nhất là ngành dịch vụ thương mại và du lịch Tuy nhiên nhịp độ pháttriển giai đoạn từ 2001-2005 của lĩnh vực này chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng kinhtế nên cơ cấu GDP có xu hướng giảm Trong năm 2004 và năm 2005 với các hoạtđộng kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện biên phủ và năm du lịch Điện Biên đãtạo bước phát triển mới trong thu hút đầu tư và phát triển du lịch, tỷ trọng dịch vụ năm2009 đạt 34,8%.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng khá cao so với giai đoạntrước, trong 5 năm 2001-2005 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 4.920 tỷtăng gấp hơn 2 lần so với thời kỳ 5 năm trước (Tổng vốn đầu tư trên địa bàn của tỉnhLai Châu cũ 2.200 tỷ đồng)
Hệ số vốn đầu tư cho một đơn vị giá trị tăng trung bình trong 5 năm qua là 4,8.Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2009 đạt 68,7% so với mức 37% trung bình toàn quốc).Trong đó vốn do địa phương quản lý 2.896 tỷ đồng chiếm 58,87%, vốn do các bộngành và doanh nghiệp trung ương đầu tư trên địa bàn 1.780 tỷ đồng chiếm 49,5%.Đáng chú ý là bên cạnh sự tăng cường hỗ trợ đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triểnkết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân cư, các doanh nghiệpngoài quốc doanh và các doanh nghiệp trung ương đầu tư trên có xu hướng tăng khá,tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ góp phần quan trọng vào tăngtrưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạtầng khá, đặc biệt là các dự án về nâng cấp các tuyến quốc lộ, kiên cố hoá các phònghọc tạm đã đem lại cho hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh diện mạo mới,đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh trên đại bàn
Trang 18tỉnh Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 13,5% Năm 2008 đạt94 tỷ đồng Tỷ lệ huy động trong GDP đạt 4,8% thu tại địa bàn đáp ứng được 8% dựtoán chi cân đối ngân sách địa phương trong năm
Hoạt động tài chính tiền tệ có nhiều tiến bộ, đã huy động được đáng kể nguồnvốn nhàn rỗi trong dân cư để phục vụ cho nhu cầu đầu tư của các thành phần kinh tế.An toàn tín dụng được bảo đảm, tỷ lệ nợ giảm.
Về đời sống dân cư, xoá đói giảm nghèo
Với việc thực hiện lồng ghép các chương trình dự án và các chính sách hỗ trợphát triển sản xuất nên xoá đói giảm nghèo của nhà nước và của tỉnh, đời sống nhândân các dân tộc đã cải thiện căn bản GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt263USD/năm tuy thấp hơn so với mức 600 USD bình quân chung của cả nước song đãtăng 1,8 lần so với năm 2000 dự báo đến hết năm 2009 tỉ lệ đói nghèo còn 14,2% (theotiêu chuẩn mới còn 44%) hàng năm giải quyết việc làm cho 5 ngàn lao động.
Về giáo dục - đào tạo
Được sự quan tâm đầu tư mở rộng cả ngành học và bậc học, đã duy trì củng cốđược kết quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ Chương trình phổ cập THCS được triểnkhai thực hiện trên diện rộng, đến năm 2009 có 37/93 xã Giáo dục mầm non được chútrọng phát triển, đến năm học 2005 - 2009 đã có 52 trường, số trẻ vào mẫu giáo đạt13.323 cháu, số trẻ trong độ tuổi đi học đạt tỉ lệ 45%, tăng 18 trường và gần 7 ngànhọc sinh so với năm học 2000 - 2001.
Giai đoạn từ năm 2001 - 2009 mở mới 94 trường phổ thông, trong đó 31 trườngtiểu học (cả cấp 1&2) 53 trường THCS và 10 trường THPT, số lượng học sinh tăngbình quân 12,6%/năm, tỉ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường tăng 11,84% so với năm 2000.
Về đào tạo: Toàn tỉnh hiện có 01 trường dạy nghề, 01 trường CĐSP và 2 trườngTH Chuyên nghiệp (Trường Trung cấp Y và Trường KT Kỹ thuật Tổng hợp) hoạtđộng đào tạo nghề có nhiều tiến bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu về lao động được đàotạo Tỉ lệ lao động được đào tạo năm 2009 đạt 16,4% tăng 9,4% so với năm 2000
Các loại hình đào tạo được mở rộng, các trường đã liên kết đào tạo mở các lớpđạo tạo tại chức, đào tạo từ xa tại địa phương Tổng số học sinh theo học các trườngTH chuyên nghiệp và CĐ hiện có 5.120 người tăng 3.163 người so với năm 2003, đã
Trang 19cơ bản đáp ứng yêu cầu về giáo viên cán bộ y tế cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáodục, y tế và nâng cao trình độ cán bộ cơ sở.
2.2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN VÀCỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN
Ngày 01/04/1990 Điện lực Lai Châu cũ (nay là Điện lực Điện Biên) được thànhlập trực thuộc công ty điện lực I quản lý và điều hành Trên cơ sở sáp nhập xí nghiệpđiện Lai Châu với các xí nghiệp Nông cụ điện các huyện và xí nghiệp xây lắp đườngđiện Thác Bay Ngày 01/04/2004 Điện lực Điện Biên được thành lập trên cơ sở chiatách từ Điện lực Lai Châu cũ thành hai là Điện lực Điện Biên đứng chân trên địa bàntỉnh Điện Biên và Điện lực Lai Châu đứng chân trên địa bàn tỉnh Lai Châu mới.
Được sự quan tâm của tỉnh ủy ,HĐND,UBND tỉnh Điện Biên cùng sự chỉ đạotrực tiếp và đầu tư có hiệu quả của Tập đoàn Điện lực Việt Nam,Công ty Điện lực 1.Với sự nỗ lực bền bỉ và phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV Điện lực ĐiệnBiên, 6 năm qua Điện lực Điện Biên đã kế thừa, phát huy và đã đạt được những kếtquả nhất định trong quá trình xây dựng và phát triển ngành điện,góp phần đáng kể vàosự nghiệp xây dựng kinh tế - xã hội ổn định chính trị ,an ninh quốc phòng của tỉnhĐiện Biên.
2.2.1 Công tác phát triển lưới điện và kinh doanh điện năng
1 Công tác phát triển và vận hành an toàn lưới điện.
Nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đã đề ra “Tập trungđầu tư mở rộng lưới điện quốc gia, xây dựng lưới điện hạ thế tới các xã ,xây dựng thủyđiện nhỏ ở vùng sâu, vùng xa” 6 năm qua, Điện lực Điện Biên đã có nhiều cố gắngtrong việc triển khai thực hiện các dự án đưa điện về nông thôn vùng sâu, vùng xa,vàđã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa đặc biệt, góp phần đắc lực vào việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,cải thiện đời sống vật chất văn hóatinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh
Trong 5 năm qua đã đầu tư xây dựng - Hệ thống đường dây trung thế : 779 km
- Tổng số trạm biến áp : 218 trạm có dung lượng 15.320 kva
Trang 20- Tổng số đường dây hạ thế: 750 km- Tổng số công tơ đã lắp đặt : 32.250 bộ- Với tổng số vốn đầu tư : 390 tỷ đồngTrong đó
+ Vốn của dư án WBI đợt 1+2+3 là: 177 tỷ đồng+ Vốn KHCB của ngành điện : 175 tỷ đồng
+ Vốn 135 đầu tư hỗ trợ xã nghèo của ngành điện : 23 tỷ đồng
+ Vốn địa phương + nhân dân đóng góp : 19 tỷ đồng (là vốn đầu tư xây dựnglưới điện hạ áp theo quyết định 799 của tỉnh và vốn đền bù GPMB dự án WB)
Điện lực Điện Biên đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tácquản lý vận hành theo đúng qui trình ,qui phạm như:kiểm tra định kỳ ngày đêm,độtxuất ,kiểm tra sự cố ,kiểm tra kỹ thuật nhằm theo dõi thiết bị,định kỳ bảo dưỡng thiếtbị,đường dây.Nhằm xử lý kịp thời các khiếm khuyết,ngăn chặn sự cố,giảm suất sự cốtheo chủ trương của Công ty Điện lực 1, thường xuyên đảm bảo chỉ tiêu suất sự cốbằng và nhỏ hơn mức công ty quy định Triển khai thực hiện mô hình quản lý chinhánh điện và mô hình khoán quản đường dây và thiết bị đạt hiệu quả cao, đường dây110 kv Điện Biên - Tuần Giáo được Công ty công nhận là tuyến đường dây kiểu mẫunăm 2004.
Trong những năm qua công tác an toàn và bảo hộ lao động luôn luôn đượcquan tâm chú trọng, duy trì hoạt động có nề nếp và hiệu quả, 5 năm liên tục đượcCông Ty Điện lực 1 xếp loại đơn vị “Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động” xuất sắc củacông ty, được thể hiện như sau:
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho 100% CBCNV, qua đó pháthiện bệnh tật và phân loại sức khỏe của từng người để theo dõi và bố trí công việc chophù hợp,với kinh phí bình quân hàng năm là 32 triệu đồng.
Tổ chức mua bảo hiểm y tế bắt buộc cho 100% CBCNV
Trong 5 năm qua đã tổ chức cho CBCNV đi nhỉ mát, nghỉ điều dưỡng phục hồisức khỏe cho trên 300 lượt người.
Trang 21Để đảm bảo tốt công tác an toàn, bảo hộ lao động trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, hàng năm Điện lực Điện Biên đã tổ chức các lớp bồi huấn, kiểm tra sát hạch antoàn đối với 100% các đơn vị trực thuộc, qua 13 lớp bồi huấn sát hạch với tổng số 514lượt người có 100% đạt yêu cầu trong đó có 420 đạt khá giỏi/tổ chức cho 100%CBCNV được học tập bộ luật lao động.
Phong trào thi đua an toàn phòng chống cháy nổ đã được triển khai rộng rãitrong các đơn vị và tổ đội sản xuất ,mở 5 lớp tập nghiệp vụ PCCC cho 115 lượt ngườiđạt kết quả tốt, hàng năm Điện lực đều cử các đội tuyển tham gia hội thi toàn tỉnh vềPCCC thường đợt thi nào cũng đạt giải cao.Chính nhờ làm tốt các mặt công tác trênmà trong 5 năm qua Điện lực Điện Biên đã không để xẩy ra tai nạn lao động, không cóvụ việc cháy nổ gây thiệt hại về con người và thiết bị,không có CBCNV mắc bệnhnghề nghiệp.
2 Công tác kinh doanh điện năng
- Chỉ tiêu điện thương phẩm :
Năm 2005 đạt 28.774.506 Kwh đến năm 2009 48.376.141 Kwh, tăng 168% tốcđộ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,6%
Trang 22sống vật chất văn hóa ,tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, xóa đói giảmnghèo tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp vànông thôn của tỉnh
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa theochủ trương lớn của Đảng và nhà nước Đảng ủy, Ban giám đốc điện lực Điện Biên đãbám sát các chương trình mục tiêu quy hoạch phát triển và vận hành kinh doanh hệthống lưới điện của tỉnh từng giai đoạn,qua đó lãnh đạo ,chỉ đạo thực hiện hoàn thànhnhiệm vụ phát triển hệ thống lưới điện.Đặc biệt là hệ thống lưới điện nông thôn củatỉnh trong từng giai đoạn.Đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội,an ninhquốc phòng trên địa bàn thực hiện tốt các chỉ tiêu mà nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng Bộđã đề ra Tính đến hết tháng 9 năm 2009, đã đưa điện lưới quốc gia đến:
- 9/9 huyện thi đạt 100%
- 77/106 xã, phường, thị trấn đạt tỷ lệ : 72, 64%- 55.914/86694 hộ có điện đạt tỷ lệ : 64, 5%- 63/92 xã có điện đạt tỷ lệ : 68, 5%
6 năm qua đã đầu tư xây dựng đưa điện về xã với 37.787 hộ nông thôn được sửdụng điện lưới Quốc gia trực tiếp đưa tổng số hộ nông thôn cá điện đạt tỷ lệ 55, 79%.
3 Công tác tổ chức hoạt động xã hội
- Công tác tổ chức lao động, đào tạo, tiền lương, đời sống: Trong vài năm gầnđây Điện lực Điện Biên đã thực hiện nghiêm túc việc tiết giảm lao động từ 10 – 20%theo quyết định của Công ty Điện lực 1, đồng thời đã không ngừng nâng cao trình độcủa cán bộ công nhân viên đơn vị đã đưa đi đào tạo:
+Đào tạo cao cấp lý luận = 6 người+ Đào tạo kỹ sư đại học = 42 người+ Đào tạo cao đẳng = 20 người+ Đào tạo công nhân kỹ thuật =157 người
Trang 23Thường xuyên chăm lo đời sống cho CBCNV, luôn quan tâm đến cơ sở vậtchất, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho người lao động và đã ổn định việclàm, đảm bảo thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước cụ thể:
Năm 2005 đạt 1.900.000đ/tháng, năm 2009 đạt 2.500.000đ/tháng
Đơn vị đã tổ chức xây dựng quỹ tương trợ ngay từ những ngày đầu thành lậpbằng nguồn vốn tự nguyện của cán bộ công nhân viên đóng góp hàng năm, được giaocho công đoàn cơ sở quản lý theo dõi để hỗ trợ kịp thời cho người lao động khi cóhoàn cảnh rủi ro, bệnh tật và khi nghỉ chế độ.
Song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh,Điện lực điện biên thường xuyênthực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của một doanh nghiệp nhà nước tại địa phương.Cụthể là: chỉ đạo 100% các đơn vị tổ chức phương án đảm bảo cấp điện an toàn liên tụccho các sự kiện lớn của cả nước và địa phương diễn ra trên địa bàn Điện lực ĐiệnBiên đã thường xuyên phối hợp với lực lượng công an thực hiện tốt qui chế phối hợpliên ngành trong công tác giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ an toàn tài sản của ngànhĐiện ,trong những năm qua đã phát hiện ngăn chặn kịp thời nhiều vụ trộm cắp ,pháhoại các công trình Điện lực ,bắt giữ đề nghị cơ quan pháp luật xử lý 5 đối tượng thuhồi tài sản cho đơn vị,đã được bộ công an tặng bằng khen.
Trong năm vừa qua toàn Điện lực đã trích và vận động CBCNV tham giahưởng ứng phong trào ủng hộ các quỹ và tổ chức từ thiện tại địa phương với tổng sốtiền là 346 triệu đồng được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen về thành tích đền ơnđáp nghĩa tại địa phương.Để ghi nhận thành tích của CBCNV trong giai đoạn 2001-2005,Điện lực Điện Biên đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhìcho tập thể ,1 huân chương Lao động hạng Ba cho cá nhân và 02 bằng khen của thủtướng Chính phủ ,03 bằng khen của bộ ,ngành ,1 cờ chuyên đề của Tổng liên đoàn,05bằng khen của UBND cho tập thể và 50 bằng khen cho cá nhân.
2.2.2 Tình hình xây dựng, triển khai và phát triển Trung tâm viễn thông Điện lựcĐiện Biên
1 Đặc điểm tình hình.
Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên gồm cơ quan Trung tâm và 8 đơn vịhoạt động trải khắp trên địa bàn tỉnh Điện Biên Tại cơ quan Trung tâm có 3 phòng
Trang 24ban gồm phòng kinh doanh viễn thông, phòng kỹ thuật viễn thông, phòng tổng hợpviễn thông, tại các đơn vị biên chế thành tổ điều hành viễn thông vì vậy việc giám sátkiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh viễn thông tại các đơn vịđòi hỏi khối lượng công việc rất lớn nhất là các đơn vị ở vùng sâu vùng xa vùng biêngiới như Tủa Chùa, Điện Biên Đông.
- Các công việc trong dây chuyền sản xuất kinh doanh viễn thông của Trungtâm liên quan mật thiết với nhau từ trên Công ty Điện lực 1 qua Trung tâm viễn thôngĐiện lực Điện Biên chỉ đạo xuống các đơn vị Chi nhánh điện, thống nhất quán triệtthực hiện đòi hỏi phải phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi chokhách hàng mang lại lợi nhuận trong kinh doanh và chi phí sản xuất kinh doanh giảm.
- Quản lý phức tạp vì Viễn thông là ngành dịch vụ công cộng mục đích kinhdoanh và xã hội, liên quan đến mọi thành phần kinh tế, xã hội và mọi tầng lớp nhândân Số liệu xử lý trong quản lý kinh doanh lớn liên quan đến cơ sở vật chất trải rộngkhắp các huyện thị trong tỉnh, số lượng nhân viên thực hiện nhiều để đáp ứng được sốlượng khách hàng rất lớn ngày một gia tăng.
- Sự đa dạng các dịch vụ gia tăng giá trị cũng như các loại hình dịch vụ trongviễn thông công cộng với những qui mô khác nhau nên việc quản lý ngày càng phứctạp.
- Công tác kinh doanh phải tuân thủ pháp luật nhà nước sự chỉ đạo củaEVNTelecom, Công ty điện lực 1, của Điện lực Điện Biên và chính quyền địa phương.
2.Triển khai và định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Trungtâm viễn thông Điện lực Điện Biên.
Công tác Viễn thông tại Điện lực Điện Biên mới chính thức triển khai từ tháng10 năm 2006 nên việc đầu tư và khai thác còn rất mới mẻ.Là một lĩnh vực kinh doanh“sinh sau đẻ muộn”,mọi việc đều bỡ ngỡ song Trung tâm viễn thông Điện lực ĐiệnBiên đã thể hiện được vị thế của mình.Thời gian đầu mọi việc vừa xây dựng nềnmóng,vừa phát triển đi lên với lưng vốn còn rất hạn chế ,cung cấp thiết bị đầu cuốiphân bổ chậm,mẫu mã nghèo nàn,phụ tùng thay thế không có (như pin xạc); cơ sở hạtầng và chất lượng mạng còn hạn chế đầu năm 2006 chỉ xây dựng được 5 BTS tới năm2009 phát triển được 18 BTS giai đoạn 6 chưa được đầu tư Bên cạnh đó thường xuyên
Trang 25cắt điện giảm tải, một số vùng lõm sóng yếu dẫn đến lỗi kỹ thuật ảnh hưởng việc chămsóc khách hàng điều đó tất yếu dẫn đến kết quả kinh doanh viễn thông còn khiêmtốn so với yêu cầu kế hoạch được giao.
Để tạo thế và lực, Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên đã khuyến khíchCBCNV của ngành sử dụng dịch vụ EVNTelecom, lực lượng này vừa là khách hàngsử dụng sản phẩm Viễn thông,vừa là tuyên truyền viên ,cộng tác viên tích cực.để thuhút khách hàng tham gia Trung tâm đã chỉ đạo thành lập mỗi chi nhánh điện tối thiểuphải có một cửa hàng giao dịch cũng như mở rộng các địa lý, cộng tác viên và pháttriển mạnh các kênh bán hàng để thu hút khách hàng tham gia Do phát động kịp thờiđược các phong trào nên ở một số các đơn vị chi nhánh điện đã có những cách làmsáng tạo trong việc thiết lập các mối quan hệ giữa lãnh đạo địa phương với các cơ quandoanh nghiệp, tuyên truyền, giới thiệu sử dụng dịch vụ viễn thông Điện lực hiện naychất lượng mạng dần dần được cải thiện và ổn định, số lượng thuê bao và doanh thu từdịch vụ Viễn thông năm 2009 đã có mức tăng trưởng khá Đến thời điểm này, dịch vụViễn thông của Điện lực Điện Biên ước đạt cả năm là 23.000 thuê bao trong đó máycố định không dây E-Com 18.000 thuê bao, di động nội tỉnh Ephone 3.000 thuê bao, diđộng thuê bao ngoại tỉnh là 4.000 thuê bao.Tổng doanh thu ước thực hiện gần 10 tỷđồng, đạt 93%.Hiện đang triển khai lắp đặt thêm 09 trạm BTS của hệ thống mạng 3G,đang vận hành và phủ sóng 8/9 huyện thi, thành phố.
Qua việc cung cấp dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng dịch vụ Viễn thông Điệnlực ở các xã ,thôn bản ,vùng sâu vùng xa và các đồn biên phòng ( nơi có điện lướiquốc gia và có trạm BTS được phủ sóng) là rất tiện lợi,hữu ích Điện thoại cố địnhkhông dây của Điện lực đã phát huy hiệu quả ,tạo điều kiện cho khách hàng trao đổithông tin 2 chiều thuận tiện mà không cần phải lắp đặt đường dây thông tin đến tậnnhà Dịch vụ Viễn thông Điện lực đã tạo điều kiện để người dân vùng sâu, vùng xatrong tỉnh tiếp cận, học hỏi và sử dụng máy Viễn thông hiện đại Ở một số xã, huyệnvùng cao như: Tủa Chùa,Mường Nhà(Điện Biên);xã Mường Mơn,Sa Lông(MườngChà);Thủy điện Nậm Mức (Tuần Giáo ) gần như 100% cán bộ xã sử dụng máy diđộng Ephone nội tỉnh và điện thoại cố định không dây E-Com.Nhiều hộ dân khi đi làmnương còn mang theo máy cố định không dây để liên lạc Ông trưởng bản xã Mườngnhà là một trong những khách hàng của Trung tâm cho biết “Chứng kiến những cuộc
Trang 26nói chuyện con em của đồng bào các dân tộc vùng cao đi học ở dưới xuôi ,gọi điện vềtrao đổi thông tin cùng gia đình ,bố mẹ và người thân.vì vậy ,đem điện thoại lên nươngdần trở thành thói quen của người dân” Từ những cuộc trao đổi thông tin bạn bèngười thân đã giúp đỡ nhau trong cách làm ăn khuyến khích tinh thần nghị lực cho bạnbè người thân để cùng nhau khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống học tập và côngtác cũng như cuộc sống ngày một được tốt hơn
Trong quá trình tổ chức kinh doanh Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biênđã triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ khách hàng, tiếp thị và nhiều chương trìnhkhuyến mãi mới cho các thuê bao trả trước EVNTelecom; chương trình khuyến mãitặng tiền vào tài khoản, thuê bao trả trước đăng ký thông tin Những chương trình nàyđảm bảo cung cấp cho vùng nông thôn khả năng truy nhập và khả năng đảm bảo thanhtoán Điều dễ nhận thấy trong chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng nhiềunhất đó là chương trình đặt máy miễn phí Khách hàng không mất tiền thiết bị đầu cuốichương trình được áp dụng đến ngày 31/12/2009 Đối với bộ KIT 122.000 đồng (cósẵn 100.000đồng trong tài khoản)và được tặng thêm 200.000đồng trong tài khoản (thờigian sử dụng 6 tháng đối với bộ kít Ephone,Emobile,Basic); bảo hành, sửa chữa miễnphí khi máy bị hỏng, các công nghệ mới được đầu tư nhiều hơn so với những nămtrước, thị trường mở rộng với các gói sản phẩm đa dạng, đầy tính cạnh tranh, các chínhsách, cơ chế có sự cải tiến rõ rệt Qua những chương trình khuyến mại các xã có trạmBTS phủ sóng sử dụng dịch vụ Viễn thông tiện lợi như xã Mường Nhà,huyện ĐiệnBiên gần 800 thuê bao;xã Sam Mứn,Thanh An.Nọong Hẹt huyện Điện Biên gần 2000thuê bao
Qua thực tế tình hình kinh doanh Viễn thông Điện lực Điện Biên ,thực hiện mộtsố giải pháp đồng bộ nhằm tạo sự chuyển biến trong hoạt động SXKD năm 2009 Viễnthông Điện lực Điện Biên sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm BTS giai đoạn 6cung cấp thêm các máy phát dự phòng khi mất điện do giảm tải hoặc sự cố (hiện naymới có 11 máy phát điện ); cung cấp các thiết bị đầu cuối kịp thời, thiết bị phong phúđa dạng, phụ tùng sẵn có Có quyết tâm cao và biện pháp tốt thì hiệu quả kinh doanhviễn thông của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên chắc chắn sẽ nâng lên tâmcao mới trong những năm tới
Trang 273 Nhận định đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội ở Điện Biên có liên quan mật thiết tớicông tác phát triển viễn thông của Điện lực Điện Biên
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, của nhà nước nhiềuchương trình, dự án đầu tư cho vùng khó khăn nói chung và Điện Biên nói riêng theochủ trương phát triển vùng cao, vùng khó khăn của Đảng được thực thi Tổng nguồnvốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh tăng nhanh Kết cấu hạ tầng - kinh tế xã hộiđược đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,phát triển văn hoá xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, cải thiện điều kiện sản xuất vàđời sống cho nhân dân.
Điện Biên là tỉnh có nhiều di tích lịch sử tự nhiên rộng, có cánh đồngMường Thanh nổi tiếng, đất đai màu mỡ và tưới tiêu chủ động, có nhiều suối có độdốc lớn với tốc độ dòng chảy cao nên có thể phát triển các cây trồng công nghiệp vàlương thực với chất lượng cao, phát triển công nghiệp khai khoáng và thuỷ điện vừa vànhỏ.
Trang 28 Điểm yếu
Điện Biên là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triểntỉ lệ đói nghèo cao, trình độ dân trí thấp không đồng đều giữa các vùng còn tồn tạinhiều hủ tục lạc hậu Các thế lực thù địch đang lợi dụng những khó khăn để chống pháta trên nhiều mặt Nhận thức về giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của một bộphận cán bộ Đảng viên, nhân dân còn hạn chế Một số di tích, trường ca, lễ hội phongtục văn hoá truyền thống của các dân tộc chưa được khai thác và phát huy giá trị Môitrường văn hoá tuy đã được xây dựng nhưng phát triển không đều, chất lượng cònthấp, chệnh lệch về mức hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, khu vực, các tầng lớp nhândân còn có khoảng cách lớn.
Tuy đất đai tự nhiên rộng địa hình đồi núi trọc, đất đai khô cằn độ dốc lớnchiếm 3/4 cùng với khí hậu khắc nghiệt nắng nóng gió lào, biên độ giao động khí hậulớn trong ngày do vậy việc phát triển chăn nuôi trồng trọt gặp nhiều khó khăn, làm ảnhhưởng lớn tới phát triển kinh tế của tỉnh.
So với mặt bằng chung của cả nước và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội củatỉnh cơ sở hạ tầng thiết yếu vẫn còn yếu kém.
Về đường giao thông, mặc dù hầu hết các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đã đượckiên cố hoá song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do cấp đường còn thấp, giao thôngđến trung tâm xã, các vùng kinh tế trọng điểm hầu hết là đường đất đi lại rất khó khănnhất là vào mùa mưa.
Về thuỷ lợi còn nhiều công trình lớn chưa được đầu tư xây dựng, các côngtrình đã có hầu hết mới chỉ kiên cố hoá được đầu mối, hệ thống kênh dẫn hầu hết mớilà kênh đất, chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai.
Đến hết năm 2009 mới có 87/98 xã phường có điện lưới quốc gia, tỉ lệ dân sốsử dụng điện mới đạt 60% mới có 25/93 xã, phường có diện tích trụ sở làm việc theo quyđịnh Mới có 70% dân số đô thị và 53% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt.
Hệ thống khám chữa bệnh tuy đã được quan tâm đầu tư, chất lượng khámchữa bệnh tuy được nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, số
Trang 29giường bệnh trên vạn dân còn thấp so với cả nước, toàn tỉnh chưa có trạm xá đạtchuẩn Một số huyện chưa có bệnh viện hoặc xuống cấp nghiêm trọng.
Trường học chưa được đầu tư đồng bộ nhất là các hạng mục thư viện, thínghiệm, nơi sinh hoạt cho học sinh bán trú…
Cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá, thông tin thể thao còn nhiều bấtcập một số xã chưa có nhà văn hoá, chưa có thư viện, sân bãi phục vụ cho hoạt độngvăn thể và thiếu các thiết bị, dụng cụ thể thao trang thiết bị của một số trạm được xâydựng từ năm 1993 nhưng chưa được nâng cấp cải tạo nên chất lượng phát sóng thấp.
Với những bức xúc như trên, yêu cầu tăng cường đầu tư phát triển kinh tế, kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong những năm tới còn là một trong những nhiệm vụquan trọng nhất đã được đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI quyết định.
4 Kết quả công tác doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
Đăng ký thành lập mới (đăng ký kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009): 36 DN với tổngsố vốn 65.296 triệu đồng
Trong đó:
- D nghiệp tư nhân: 18 DN với tổng số vốn 21.029 triệu đồng- Công ty TNHH 1 TV: 2 DN với tổng số vốn 3.167 triệu đồng- CTTNHH 2 TV trở lên: 7 DN với tổng số vốn 11.250 triệu đồng- Công ty cổ phần: 9 DN với tổng số vốn 29.850 triệu đồng
Đăng ký hoạt động cho 4 chi nhánh và 1 văn phòng đại diện
Đăng ký thay đổi, bổ sung cho 65 lượt doanh nghiệp, trong đó có 14 DN đăngký bổ sung vốn với tổng số vốn tăng thêm là 121.185 triệu đồng, 1 DN đăng ký giảmvốn với tổng số vốn giảm là 5.000 triệu đồng
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 5 DN, trong đó có 2 DNTNdo giải thể, 3 DNNN (3 lâm trường) do chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu; thu hồigiấy chứng nhận đăng ký hoạt động của 11 chi nhánh và văn phòng đại diện do khôngcòn hoạt động và không đăng ký lại trụ sở giao dịch từ tỉnh Lai Châu (cũ) thành tỉnhĐiện Biên.
Trang 30Kết quả đến nay toàn tỉnh có 330 DN với tổng số vốn đăng ký 1.186.074 triệuđồng và 51 chi nhánh, văn phòng đại diện của các DN ngoài tỉnh đăng ký hoạt động tạiđịa phương.
Trong đó có:
- 66 CTTNHH 2 TV trở lên Vốn ĐK: 213.803 triệu đồng- 20 CTTNHH 1 thành viên Vốn ĐK: 55.522 triệu đồng
Xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2009 - 2010 trình UBNDtỉnh để thông qua Ban Đổi mới sắp xếp DNNN tỉnh trước khi trình Thủ tướng Chínhphủ và đôn đốc Công ty văn hóa tổng hợp thực hiện các trình tự thủ tục chuyển sangđơn vị sự nghiệp có thu theo quyết định của UBND tỉnh.
Nhìn chung công tác doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh thời gian vừa qua đãđược thực hiện tốt theo quy định của pháp luật.
5 Tình hình đội ngũ người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên.
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế tại một số đơn vị của Trung tâm viễn thôngĐiện lực Điện Biên và làm việc trực tiếp với, ban giám đốc điều hành của Trung tâmcũng như nghiên cứu các văn bản báo cáo của Điện lực và Trung tâm viễn thông Điệnlực Điện Biên từ năm 2006 - 2009 cho thấy thực trạng về đội ngũ người làm công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ:
Về nguồn gốc người làm công tác đào tạo bồi dưỡng cho trung tâm viễnthông điện lực Điện Biên
Từ cán bộ quản lý, giảng viên trong các trường đào tạo, Trung tâm bồi dưỡngchính trị:
Toàn tỉnh hiện nay có 1 trường dạy nghề, 1 trường cao đẳng sư phạm, 2 trườngtrung cấp chuyên nghiệp (trường y và trường kinh tế kỹ thuật tổng hợp) 1 trung tâm
Trang 31bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học chiếm đa số 87%, trình độ thạc sỹ chiếm 0,85%còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp lâu năm.Trình độ về lý luận chính trị: 18,34%cao cấp 38,6% trung cấp còn lại là trình độ sơ cấp, lý luận chính trị Hầu như trongthời gian qua các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và rung tâm viễn thông điện lựcĐiện Biên nói riêng chưa mời giảng viên ở các trường trên tỉnh về các cơ sở để đàotạo, bồi dưỡng cho cán bộ của doanh nghiệp mình.
Từ cán bộ quản lý trong Điện lực và Trung tâm viễn thông Điện lực ĐiệnBiên
- Từ cán bộ quản lý của Điện lực Điện Biên thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồidưỡng cán bộ quản lý cho Trung tâm viễn thông Điện lực.
Hiện nay điện lực Điện Biên có 10 phòng ban và 9 đơn vị chi nhánh điện cùngvới 3 đơn vị phụ trợ và 1 Trung tâm viễn thông.
Trong 23 đơn vị có 42 người làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đa phầncác đơn vị phòng ban đều có cán bộ quản lý đào tạo bồi dưỡng không chuyên trách.Trong số 42 người làm công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng trên có 100% cán bộ làmcông tác quản lý và đào tạo là đảng viên 25% là cao cấp lý luận chính trị, 55% là trungcấp lý luận chính trị còn lại là sơ cấp.
Về trình độ: 85% là tốt nghiệp đại học còn lại là cao đẳng và trung cấp lâu năm.Về độ tuổi:
- Từ 35 – 40 tuổi chiếm 70%- Từ 40 – 50 tuổi chiếm 47%- Từ 50 – 60 tuổi chiếm 23%
Về nam, nữ: Nam giới chiếm 82% còn nữ giới chiếm 18%
Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì: Đa số cán bộ làm công tác quản lý đạo tạo,
bồi dưỡng ở các phòng ban được lựa chọn đều chỉ dựa qua hoạt động thực tiễn chuyênmôn, có uy tín đối với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Có một số kinhnghiệm về quản lý dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa có điều kiện đào tạo, bồi dưỡngđầy đủ qua hệ thống các trường Đảng và nhà nước để đạt được tính chuyên nghiệp.
Trang 32Qua độ tuổi cho thấy: Cán bộ làm công tác đào tạo quản lý, bồi dưỡng ở cácphòng ban đơn vị của Điện lực Điện Biên có tuổi đời dưới 40 và trên 50 chiếm tỉ lệthấp còn đa phần là độ tuổi dưới 50 trong khi đó không có cán bộ làm công tác đào tạobồi dưỡng ở độ tuổi 25 Do vậy ưu điểm của đội ngũ quản lý đào tạo, bồi dưỡng là họcó kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ có trải nghiệm trong thực tiễn công việc,có uy tín với đồng nghiệp, có hiểu biết sâu sắc xã hội và doanh nghiệp Điện lực vàTrung tâm viễn thông nhưng ở họ cũng bộc lộ không ít nhược điểm: Làm việc thiên vềkinh nghiệm ít nhạy bén, sức bật hạn chế, đặc biệt hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹnăng sử dụng công nghệ thông tin với nhiệm vụ yêu cầu đổi mới doanh nghiệp trongxu thế hội viên quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay nếu chỉ chú ý đến sự nhạy bén, sức bật so với yêu cầuđổi mới mà bỏ qua kinh nghiệm quản lý trong doanh nghiệp Điện lực và Trung tâmviễn thông sẽ là xa vời thực tiễn do đó đòi hỏi các nhà quản lý phải chú ý đến đặc thùcủa từng đối tượng có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo cho phù hợp vừa đảm bảo tínhkế thừa, vừa đảm bảo đổi mới theo xu thế thời đại Qua tỉ lệ về giới tính đối với độingũ làm công tác đào tạo bồi dưỡng cho thấy tỉ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới chứng tỏquy hoạch cán bộ nữ trong doanh nghiệp Điện lực và Trung tâm viễn thông chưa cụthể, tỷ lệ tham gia làm cán bộ quản lý của nữ giới còn thấp.
Số cán bộ có thâm niên từ 5 đến 10 năm chiếm tỉ lệ 23,3%Số cán bộ có thâm niên dưới 5 năm chiếm tỉ lệ 53,5%
Như vậy số cán bộ có thâm niên quản lý từ 5 năm ở doanh nghiệp điện lực vàtrung tâm viễn thông chiếm tỉ lệ không lớn 46,5% phần đông trong số này họ đều làcán bộ phòng ban được giao thêm nhiệm vụ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộquản lý của doanh nghiệp Bên cạnh những ưu điểm là kinh nghiệp nghề nghiệp vàquản lý thì hạn chế của họ là khả năng đi đào tạo nâng cao sẽ gặp khó khăn Đối tượngnày để phát huy và vận dụng hết khả năng của họ buộc lãnh đạo Điện lực và Trungtâm viễn thông phải có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao.
Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng có thâm niên dưới 5năm đây là đối tượng mới được đề bạt, có hạn chế về kinh nghiệm quản lý nhưngchuyên môn khá vững vàng Đáng lưu ý trong số này tuổi đời của họ đều trên 30 điều
Trang 33này nói lên tính quy hoạch của những năm trước đây đã có, song ít chú ý đến đội ngũkế cận và cũng đặt ra cho lãnh đạo Điện lực và Trung tâm viễn thông phải chú trọngtrong quản lý bồi dưỡng đào tạo đội ngũ những người quản lý làm công tác đào tạo,bồi dưỡng.
- Từ cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên.
Trên địa bàn Điện Biên, Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên mới đượcthành lập từ những năm 2006 trở lại đây do vậy đang trong giai đoạn hoàn chỉnh kiệntoàn bộ máy quản lý nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho Trung tâmviễn thông phần chính đều dựa vào đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo bồi dưỡng củaĐiện lực Điện Biên trong đó có sự phối kết hợp chặt chẽ với lực lượng cán bộ quản lýtại Trung tâm viễn thông.Hiện nay lực lượng thường xuyên tham gia lên lớp cho cánbộ quản lý tại Trung tâm và ở các đơn vị chi nhánh điện (bộ phận điều hành Viễnthông) có 8 người trong đó có 01 Trưởng trung tâm,01 Phó trung tâm,03 Trưởngphòng ban và 03 Chuyên viên chính.độ tuổi ngoài 50 tuổi có 02 người chiếm 25% ;độtuổi 30-40 tuổi có 02 người chiếm 25%; còn lại là độ tuổi dưới 28 tuổi có 4 ngườichiếm 50% Mọi đặc điểm về đội ngũ làm công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lýcũng giống như đội ngũ làm công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của Điện lựcĐiện Biên
Hiện nay, đất nước đang hàng ngày hàng giờ đổi mới,cơ chế thị trường cạnhtranh của viễn thông ngày càng khốc liệt cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá ngày càng phát triển đòi hỏi Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên muốn trụvững, kinh doanh phát triển theo kịp tiến trình xã hội đang phát triển thì nguyên tắcvàng về yếu tố con người trong đó cán bộ quản lý của Trung tâm phải đặt lên hàngđầu, chắc chắn không xa nữa Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên sẽ phải nghiêmtúc chú trọng tới đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác đào tạo bồi dưỡng cho Trung tâmbởi vì đây là yếu tố sống còn đối với một doanh nghiệp cung cấp dịch vu Viễn thông hiệnnay.
6 Thực trạng về nội dung, chương trình của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tạiTrung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên.
Những năm qua số lượng học viên của Trung tâm viễn thông theo học tại các
Trang 34trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mở tại tỉnh tăng nhanh tốc độ trungbình 30,8% /năm Trước năm 1997 toàn tỉnh chỉ mở được 1 lớp tại chức ngành luật,sau khi có NQTW2 (Khoá VIII) đến năm 2009 đã liên tục mở các lớp đại học tại chứcchuyên ngành: Tài chính, quản trị doanh nghiệp, giao thông, tin học số lượng họcviên tăng 1,85 lần, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, viên chức trong tỉnhnói chung và cho Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên nói riêng Mạng lưới cáctrường chuyên nghiệp trong tỉnh được sắp xếp lại theo đúng quy mô đào tạo đáp ứngnhu cầu đào tạo cán bộ của tỉnh Tại Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên theonhu cầu thực tế mà Ban Giám Đốc điều hành quyết định tổ chức các lớp đào tạo, bồidưỡng để đáp ứng sự vận động nhanh của Trung tâm trong thời kỳ đổi mới và hội nhậpkinh tế thế giới.
Mặc dù đạt được một số kết quả song nhìn chung chương trình của công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ tại địa phương còn yếu về chất lượng, cơ cấu mất cân đối hiệuquả của công tác đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế Những nội dung chương trình đàotạo, bồi dưỡng còn nặng nề về lý thuyết nên tính ứng dụng thực tiễn không cao, nhiềuhọc viên học xong phấn lý thuyết về chuyên môn nhất định rồi và thi đạt điểm caosong khi trở về với thực tế tiếp xúc với công việc chuyên môn thì rất ngỡ ngàng làmviệc lúng túng khi được phỏng vấn tại sao vậy thì đồng chí cho biết học lý thuyết thìbiết vậy còn về thực tế nó khác xa với lý thuyết quá.
Ngoài tính lý thuyết xa rời thực tế ra, còn phải nói đến sự vận dụng sáng tạo củacán bộ trong hoạt động thực tiễn còn rất hạn chế Nhiều cán bộ áp dụng cứng nhắcnhững công thức những nguyên tắc quản lý đã học hoặc văn bản hướng dẫn chung, màlại quên đi môi trường thực tế hiện tại nên công việc rất trì trệ và hiệu quả công việckhông cao.
Do vậy tính sáng tạo của cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạoquản lý rất quan trọng, sự vận dụng sáng tạo sẽ mang lại hiệu quả mà chúng ta mongmuốn.
7 Thực trạng phương pháp và hình thức đào tạo
Khi trưng cầu ý kiến về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý tạiTrung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên về phương pháp và hình thức cho thấy kết