Nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai
Trang 1viện tâm lý học
Vương Thị Kim Oanh
nhận thức vμ niềm tin
đối với đạo Tin lμnh của tín đồ
người dân tộc thiểu số ở Gia Lai
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: PGS TS Đinh Hùng Tuấn Học viện Chính trị Quân sự
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhμ nước họp tại
Viện Tâm lý học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
vμo hồi 8 giờ 30 ngμy 14 tháng 11 năm 2006
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Tâm lý học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Trang 2đ∙ công bố liên quan đến đề tμi luận án
1 Vương Thị Kim Oanh (2001), Các yếu tố tâm lý - xã hội ảnh hưởng
tới sự phục hồi vμ phát triển đạo Tin lμnh tại tỉnh Kon Tum trong giai
đoạn hiện nay, Tạp chí Tâm lý học, số 3 tháng 6/2001, tr 60 - 62
2 Vương Thị Kim Oanh (2002), Một số đặc điểm tâm lý của giáo dân
Công giáo địa phận Bùi Chu trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu Đại
hội nhiệm kỳ II, Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục ngành công an
(2002), tr 90 - 95
3 Vương Thị Kim Oanh (2004), Bμn về niềm tin tôn giáo, Tạp chí Tâm
lý học, số 3 tháng 3/2004, tr 49 - 52
4 Vương Thị Kim Oanh (2004), Nhận thức về đạo Tin lμnh của tín đồ
người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tạp chí Tâm lý học, số 8 tháng
8/2004, tr 53 - 57
5 Sách: Đồng tác giả (2005), PGS.TS Trương Ngôn (chủ biên), Tâm lý
giáo dân, giáo sỹ đạo Thiên chúa Việt Nam và các vấn đề đặt ra với
công tác an ninh trong tình hình hiện nay, Nxb Công an nhân dân
6 Sách: Vương Thị Kim Oanh (2005), (chủ biên), Nguyên nhân tâm lý
xã hội của sự phục hồi, phát triển đạo Tin lành trong đồng bào các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với công
tác an ninh, Nxb Công an nhân dân
Trang 3Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Tôn giáo lμ một hiện tượng xã hội đặc biệt, có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội Do vậy, nghiên cứu các yếu tố tâm lý của tôn giáo có ý nghĩa to lớn vμ không thể thiếu được trong nghiên cứu về tôn giáo
ở Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng thời gian gần đây tình hình hoạt động của đạo Tin lμnh trong tín đồ người DTTS nổi lên như một vấn đề bức xúc vμ đáng lo ngại, nên nghiên cứu đặc điểm tâm lý tôn giáo của tín đồ trước hết lμ nhận thức vμ niềm tin đối với
đạo Tin lμnh lμ một vấn đề cấp thiết từ thực tiễn đặt ra
Về mặt lý luận, chưa có những nghiên cứu mang tính hệ thống từ góc độ tâm lý học về tôn giáo nói chung, nhận thức vμ niềm tin đối với đạo Tin lμnh của tín đồ nói riêng
Vì vậy, nghiên cứu đề tμi: "Nhận thức và niềm tin đối với đạo
thiết thực cả về lý luận vμ thực tiễn
2 Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng nhận thức, niềm tin đối với đạo Tin lμnh của tín
đồ người DTTS ở Gia Lai Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị về phương hướng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo niềm tin đúng đắn của tín đồ đối với đạo Tin lμnh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về nhận thức vμ niềm tin
đối với đạo Tin lμnh của tín đồ
3.2 Tìm hiểu thực trạng nhận thức, niềm tin đối với đạo Tin lμnh của tín đồ người DTTS ở Gia Lai
Trang 43.3 Đề xuất một số kiến nghị về phương hướng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo niềm tin đúng đắn của tín đồ đối với đạo Tin lμnh
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức vμ niềm tin đối với đạo Tin lμnh của tín đồ Tin lμnh người DTTS
4.2 Khách thể nghiên cứu
4.2.1 Khách thể nghiên cứu chính
472 tín đồ đạo Tin lμnh người dân tộc Ja rai vμ Ba na, trong đó: 60 người trong khảo sát thử, 400 người trong điều tra chính thức vμ 12
người trong phỏng vấn sâu
4.2.2 Khách thể nghiên cứu phụ
Một số cán bộ chuyên trách lμm công tác quản lý nhμ nước về tôn giáo, chuyên gia về đạo Tin lμnh vμ một số mục sư, truyền đạo Tin lμnh ở Gia Lai
5 Giới hạn nghiên cứu
5.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Luận án chỉ nghiên cứu kết quả nhận thức vμ niềm tin đối với đạo
Tin lμnh của tín đồ Cụ thể lμ, nghiên cứu thực trạng hiểu biết và
niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ
5.2 Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hμnh ở ba huyện Đắc Đoa, Ia Grai, Mang Yang vμ thμnh phố Pleiku của tỉnh Gia Lai Luận án chỉ nghiên cứu nhận thức vμ niềm tin đối với đạo Tin lμnh của các tín đồ người dân tộc
Ja rai vμ Ba na thuộc hệ phái Tin lμnh Việt Nam (miền Nam)
6 Giả thuyết khoa học
6.1 Nhận thức của các tín đồ Tin lμnh người DTTS ở Gia Lai đối với đạo Tin lμnh còn thấp Họ hầu như không hiểu được những vấn đề
Trang 5cơ bản nhất về tư tưởng, quan điểm, qui định vμ cơ cấu tổ chức của tôn giáo nμy
6.2 Hầu hết các tín đồ Tin lμnh người DTTS ở Gia Lai có niềm tin
đối với đạo Tin lμnh, nhưng niềm tin đó không sâu sắc vμ chỉ ở mức
độ trung bình
7 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng ba nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học: nghiên cứu văn bản vμ tμi liệu; các phương pháp điều tra (điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, đμm thoại, quan sát, chuyên gia, xây dựng chân dung tâm lý của tín đồ) vμ các phương pháp xử lý số liệu (thống kê toán học vμ phân tích định tính)
8 Đóng góp mới của luận án
ở Tây Nguyên phù hợp, có hiệu quả hơn
9 Cấu trúc của luận án
Ngoμi phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình
đã công bố của tác giả, danh mục tμi liệu tham khảo vμ phần phụ lục,
luận án gồm 3 chương Cụ thể như sau:
Trang 6Chương 1: Cơ sở lý luận về nhận thức vμ niềm tin
đối với đạo Tin lμnh 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về tâm lý học tôn giáo nói chung, các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến nguồn gốc của tôn giáo, chức năng, ý nghĩa của tôn giáo đối với hμnh vi của con người, của xã hội vμ những dạng thức trải nghiệm tôn giáo
Về nhận thức tôn giáo, các nghiên cứu của Socrates, A.H Maclean mới chỉ đề cập đến đối tượng của nhận thức tôn giáo ở khía cạnh nhận thức về các lực lượng siêu nhiên, về thế giới khác
Về niềm tin tôn giáo, được các nhμ nghiên cứu chủ yếu đề cập đến nguồn gốc hình thμnh vμ đặc điểm của niềm tin đó Khi lý giải các khía cạnh trên của niềm tin tôn giáo, các nhμ triết học (Demokrit, Baruch Spinoza, Ludwing Feuerbach), các nhμ sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin (C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin), các nhμ xã hội học (Max Weber, E Durkheim) vμ các nhμ tâm lý học (E Ôđôgerti, D.M Ugrinovich) đã đề cập đến đối tượng niềm tin tôn giáo hướng tới Đó
lμ, các đối tượng hư ảo không tồn tại trong thực tế Các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập một cách hệ thống về lý luận vμ thực trạng nhận thức, niềm tin tôn giáo của tín đồ
1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
Một số tác giả đã nghiên cứu về nhận thức vμ niềm tin tôn giáo như:
Từ góc độ khoa học tôn giáo, triết học, các tác giả Vương Duy Quang, Hoμng Minh Đô, Phan Viết Phong đã đề cập tới thực trạng nhận thức, niềm tin tôn giáo của tín đồ Tin lμnh Tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Mai Thanh Hải đã đề cập tới lý luận về niềm tin tôn giáo
Từ góc độ tâm lý học: tác giả Trương Ngôn đã đề cập tới thực trạng nhận thức, niềm tin tôn giáo của tín đồ Thiên chúa giáo Tác giả
Vũ Dũng đã đề cập đến đặc điểm của niềm tin tôn giáo
Trang 7Các nghiên cứu trên chưa đề cập đến thực trạng nhận thức vμ niềm tin đối với đạo Tin lμnh của các tín đồ người DTTS ở Gia Lai
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Tôn giáo và tâm lý tôn giáo
1.2.1.1 Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa con người với các lực lượng siêu nhiên, biểu hiện niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, được thể hiện thông qua hệ thống giáo lý, luật lệ, theo những hình thức lễ nghi nhất định, nhằm tập hợp những thành viên trong một cộng đồng xã hội
Tôn giáo gắn liền với tín ngưỡng nên ở nước ta, khi đề cập đến tôn giáo, người ta thường cũng đề cập đến tín ngưỡng
Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ về một lực lượng siêu nhiên hoặc một đối tượng nào đó mà cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng người tôn thờ
Tín ngưỡng vμ tôn giáo lμ hai khái niệm không đồng nhất, nhưng
có những điểm giao nhau Tín ngưỡng được thể hiện trong tôn giáo,
đồng thời tín ngưỡng còn được thể hiện rộng hơn ngoμi tôn giáo Nói cách khác, trong tôn giáo có tín ngưỡng, nhưng không phải mọi tín ngưỡng đều lμ tôn giáo
1.2.1.1 Khái niệm tâm lý tôn giáo
Tâm lý tôn giáo đó là những hiện tượng tâm lý của cá nhân, nhóm, cộng đồng người đối với tôn giáo
Những hiện tượng tâm lý tôn giáo lμ: nhận thức tôn giáo, ý thức tôn giáo, niềm tin tôn giáo, nhu cầu tôn giáo, động cơ tôn giáo, tình cảm tôn giáo, hμnh vi tôn giáo của cá nhân, nhóm, cộng đồng
1.2.2 Đạo Tin lành và tín đồ đạo Tin lành
1.2.2.1 Đạo Tin lành
Trang 8Đạo Tin lành là một trong ba trường phái chính của Kitô giáo, ra
đời từ trong phong trào Cải cách tôn giáo, tách ra từ Giáo hội Công giáo tại châu Âu thế kỷ XVI Tin lành là tên gọi chung của một tôn giáo bao gồm nhiều Giáo hội, Giáo phái độc lập khác nhau
Từ góc độ của tâm lý học xã hội, chúng tôi quan niệm: "Đạo Tin
lành là cộng đồng của các tín đồ mà từ nhận thức, niềm tin, tình cảm
và hành vi tôn giáo của họ đều hướng đến Đức Chúa Trời"
Từ các khái niệm nhận thức, nhận thức tôn giáo, chúng tôi quan niệm:
Nhận thức của tín đồ đối với đạo Tin lành là sự hiểu biết của tín
đồ về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức của đạo Tin lành thông qua quá trình phản ánh và trải nghiệm thực tế của họ
Sự hiểu biết của tín đồ về đạo Tin lμnh được thể hiện ở hiểu biết:
- Về giáo lý đạo Tin lành: về Đức Chúa Trời, về thế giới khác, về
con người theo quan niệm của đạo Tin lμnh
- Về luật lệ, lễ nghi đạo Tin lành: về bổn phận tín đồ theo qui định
của Kinh thánh vμ của HTTLVN (MN), về các lễ nghi của tôn giáo nμy
Trang 9- Về tổ chức của đạo Tin lành: về hệ thống tổ chức của Hội thánh,
về các cơ quan của giáo hội
1.2.4 2 Một số đặc điểm đặc thù về nhận thức của tín đồ đối với đạo
Tin lành
Hiểu biết của tín đồ về lực lượng thần thánh chủ yếu lμ hiểu biết
về Đức Chúa Trời, hiểu biết đó không cần sự tồn tại của các biểu tượng về lực lượng nμyvμ sự hiểu biết về vai trò quyết định của Kinh thánh trong việc điều chỉnh hμnh vi tôn giáo của tín đồ
1.2.5 Niềm tin của tín đồ đối với đạo Tin lành
Niềm tin của tín đồ đối với đạo Tin lμnh được thể hiện ở niềm tin:
- Đối với Đức Chúa Trời: với sự tồn tại, sức mạnh của Đức Chúa Trời; sự chi phối, ảnh hưởng của Đức Chúa Trời đối với con người
- Đối với thế giới khác: với sự tồn tại của thế giới khác vμ sự tồn tại của cuộc sống con người ở thế giới đó
- Đối với con người: với nguồn gốc của con người liên quan tới
Đức Chúa Trời; “cấu tạo” của con người, nghĩa vụ của tín đồ đối với
Đức Chúa Trời
1.2.5.2 Những đặc điểm cơ bản của niềm tin ở tín đồ đối với đạo Tin lành
Niềm tin của tín đồ đối với đạo Tin lμnh lμ niềm tin vμo Đức Chúa Trời; vμo một thế giới khác hư ảo - Thiên đường vμ Địa ngục; một niềm tin rất vững chắc vμ lμ niềm tin đòi hỏi tín đồ từ bỏ nhiều phong tục tập quán truyền thống
Trang 10Chương 2: nội dung, phương pháp vμ tiến trình
nghiên cứu 2.1 Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu thực trạng nhận thức đối với đạo Tin lành của tín đồ
Nghiên cứu nội dung, mức độ hiểu biết của tín đồ về giáo lý đạo Tin lμnh (về Đức Chúa Trời, về thế giới khác, về con người); về bổn phận tín đồ, các lễ nghi đạo Tin lμnh; về hệ thống tổ chức của Hội thánh, các cơ quan của giáo hội vμ một số yếu tố liên quan đến hiểu biết về đạo Tin lμnh của tín đồ
2.1.2 Nghiên cứu thực trạng niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ
Nghiên cứu biểu hiện, mức độ của niềm tin đối với Đức Chúa Trời, với thế giới khác, với con người vμ một số yếu tố liên quan đến niềm tin đối với đạo Tin lμnh của tín đồ
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sử dụng để hình thμnh cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng để tìm hiểu thực trạng hiểu biết vμ niềm tin của các tín đồ người DTTS ở Gia Lai đối với đạo Tin lμnh
Cách tiến hành: chúng tôi với sự giúp đỡ của các cộng tác viên
trực tiếp phỏng vấn các tín đồ theo các câu hỏi trong bảng hỏi, đề nghị tín đồ trả lời trung thực vμ ghi lại kết quả trả lời của họ vμo ngay
trong phiếu hỏi
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Nội dung phỏng vấn gồm: thông tin về bản thân, gia đình người
được phỏng vấn; nhận thức, niềm tin của họ đối với đạo Tin lμnh vμ nguyên nhân họ đến với đạo Tin lμnh
Khách thể: gồm 12 tín đồ Tin lμnh người dân tộc Ja rai vμ Ba na
Trang 112.2.7 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng để xử lý các kết quả khảo sát thực tiễn thu được sau khi khảo sát thử cũng như sau điều tra chính thức qua bảng hỏi cá nhân tín đồ bằng chương trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trường Window Cụ thể lμ, sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê suy luận (phân tích tương quan nhị biến, phân tích so sánh)
2.2.1 Phương pháp phân tích định tính
Sử dụng phương pháp phân tích câu chuyện cuộc đời để tìm hiểu thực trạng hiểu biết, niềm tin của tín đồ đối với đạo Tin lμnh Dữ liệu cho phân tích chủ yếu dựa vμo câu chuyện kể về cuộc đời của cá nhân tín đồ thông qua phỏng vấn sâu
2.3 Tiến trình nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu lý luận
2.3.2 Khảo sát thử
- Mục đích: Xác định sự phù hợp vμ độ tin cậy của bảng hỏi vμ
tiến hμnh chỉnh sửa các câu hỏi không đạt yêu cầu; Xác định các phương pháp bổ trợ phù hợp với mục đích nghiên cứu; Hình thμnh vμ
chuẩn hoá các phương pháp xử lý kết quả
Trang 12- Qui trình: Lập hệ thống phiếu hỏi, tiến hμnh khảo sát, xử lý số
liệu thu được
2.3.3 Điều tra chính thức
- Hoàn thiện hệ thống phiếu hỏi
- Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu được chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên đơn giản, tuy nhiên
chúng tôi cố gắng chọn mẫu đại diện tương đối đầy đủ cho các tín đồ
Tin lμnh người DTTS ở Gia Lai Khách thể được chọn trong điều tra
Trang 13- Tiến hành điều tra
Điều tra bằng bảng hỏi các tín đồ trong mẫu được chọn, phỏng vấn sâu một số tín đồ; phỏng vấn các chuyên gia vμ một số chức sắc đạo Tin lμnh; quan sát điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt tôn giáo, một
số hoạt động tôn giáo của tín đồ; đμm thoại
- Xử lý kết quả điều tra
Sử dụng phương pháp thống kê toán học bằng chương trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trường Window vμ phương pháp phân tích định tính để phân tích
Với phương pháp thống kê toán học khi xử lý các kết quả khảo sát thực tiễn bằng chương trình phần mềm thống kê trên, các câu hỏi để phân tích yếu tố bằng phương pháp thống kê nμy có thang đánh giá theo các điểm số 1, 2 vμ 3
Hiểu biết vμ niềm tin đối với đạo Tin lμnh được chúng tôi phân thμnh 3 mức khác nhau dựa trên điểm trung bình mμ tín đồ đạt được khi trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi Đó lμ: mức cao từ 2,5 đến 3
điểm, mức trung bình từ 1,5 < ĐTB <2,5 điểm vμ mức thấp từ 1 đến 1,5 điểm
Tiểu kết chương 2:
Đề tμi đã được thực hiện theo một qui trình có tổ chức chặt chẽ với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau Đó lμ các phương pháp thu thập vμ xử lý thông tin về khách thể nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tμi liệu, phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê toán học Kết quả điều tra khách thể trên diện rộng được kiểm chứng bằng những phỏng vấn sâu một số trường hợp