4-/ Nhà nước điều tiết thu nhập đảm bảo công bằng xã hội:

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay docx (Trang 27 - 31)

4-/ Nhà nước điều tiết thu nhập đảm bảo công bằng xã hội:

Trong nền kinh tế thị trường thu nhập đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển sản xuất kinh doanh của các chủ thể và đời sống dân cư.

Đối với sản xuất tăng thu nhập là điều kiện mở rộng để tích luỹ, tăng đầu tư, tạo ra các nguồn lực gắn với thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh. Đồng thời thông qua phân phối thu nhập hợp lý các chủ thể kinh tế và người lao động sử dụng nguồn thu nhập của mình để tăng cầu. Nhà nước cũng có chức năng phân phối thông qua công cụ điều tiết. Trong kinh tế thị trường chủ sở hữu đất đai được hưởng địa tô, người lao động phân phối theo tiền lương, tiền công dựa theo kết quả lao động, người quản lý được phân phối theo lợi nhuận với nguyên tắc đảm bảo các yếu tố sản xuất kinh doanh phải được trả giá đầy đủ sòng phẳng và thoả thuận.

Tuy nhiên lại có những mâu thuẫn mới nảy sinh. Vấn đề này bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là sự bất bình đẳng hay chênh lệch với nhau về sở hữu tài sản, vốn, và sức lao động do Nhà nước chưa điều chỉnh tốt,...

Muốn đại diện tốt, Nhà nước phải là Nhà nước của nhân dân lao động. Sự phân phối là một nội dung rất quan trọng của QHSX phản ánh kết quả của quan hệ sở hữu làm cho nó sở hữu về mặt kinh tế không được không công bằng. Bác Hồ chúng ta nói rằng: “Không sợ thiếu mà chỉ sợ không công bằng”.

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường càng mở rộng sự hoạt động của quy luật càng dẫn đến phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, chia lẻ dân cư thành các tầng lớp khác nhau. Đừng để tình trạng bất bình đẳng quá rõ nét sẽ gây sự đối kháng giữa các giai cấp bởi vậy, Nhà nước phải hoàn thành các chức năng này sao cho có sự phân bố hiệu quả nhất.

Để giải quyết nó Nhà nước phải cần thiết xây dựng hệ thống thuế để điều tiết một phần thu nhập của lớp người giàu có. Đồng thời giúp đỡ những người nghèo như tạo công ăn việc làm cho họ, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ, cho vay vốn ban đầu với chế độ ưu đãi thích đáng. Đồng thời phải dùng quỹ huy động của dân giúp đỡ những người thất nghiệp.

5-/ Nhà nước kịp thời điều chỉnh việc sử dụng các thành phần kinh tế:

Khi đất nước càng đi lên tư nhân hoá ngày càng trở nên quan trọng và thiết yếu. Nhưng các Doanh Nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế quốc doanh đóng vai trò mở đường tham gia vào một số khâu quan trọng nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho tư nhân nhanh chóng phát huy hiệu quả đầu tư sản xuất như xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, đảm nhận các dịch vụ thông tin, tiếp thị, đào tạo nghiên cứu và một phần ứng dụng kỹ thuật mới.

Sự đóng góp của các xí nghiệp quốc doanh không chỉ có tác dụng thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển sản xuất, đẩy mạnh việc tiếp thu kỹ thuật mới mà còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm và tạo nguồn thu cho ngân sách.

Khi sử dụng thành phần quốc doanh này đã đưa nền kinh tế thị trường vào bước phát triển sâu hơn, phân phối hơn. Song lại có rất nhiều người nói kinh tế quốc doanh quá kém cỏi. Ta lấy ví dụ ở Inđônêxia năm 1983 có 33 xí nghiệp quốc doanh thì năm 1984 phải đóng cửa 21 xí nghiệp thua lỗ (gần 67%). ở Philippinese năm 1982 có 178 xí nghiệp thì có tới 37 xí nghiệp thua lỗ nghiêm trọng.

Nguyên nhân là vì sao?

Do chủ yếu là cơ chế hoạt động của xí nghiệp quốc doanh, do bộ máy Nhà nước quản lý cồng kềnh, cứng nhắc, kém năng động. Họ thường được hưởng các quy chế ưu đãi nên không chịu sức ép cạnh tranh trên thị trường, do xí nghiệp quốc doanh có ít quyền tự chủ hơn thì họ phải gắn nhiều với cấp quản lý, phải gắn không chỉ với các nhiệm vụ kinh tế mà còn có trách nhiệm mang tính chất xã hội được Nhà nước giao cho nên thường không đề cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra trong các xí nghiệp thuộc kinh tế vùng này thường có các hình thức tham nhũng.

Chính để giao hoàn toàn cho tư nhân quá cũng không phù hợp và tách rời hạn chế doanh nghiệp quốc doanh. Bởi vậy lúc này Nhà nước cần phải khắc phục hạn chế khu vực quốc doanh này bằng cách tư nhân hoá từng bộ phận. Các bộ phận còn lại ta nên tiến hành theo hướng giảm dần các khâu ưu đãi, đặt hoạt động của các xí nghiệp này trong kinh tế thị trường theo nguyên tắc trang trải và có lãi.

Và chính nhờ công cụ này Nhà nước có thể thêm một lần nữa khẳng định nền kinh tế thị trường.

6-/ Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực:

Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề rất quan trọng để phát triển tương lai của một đất nước. Đó là đầu tư thích đáng cho giáo dục, đào tạo coi đây là chính sách quan trọng hàng đầu. Chính phủ ngoài việc tăng kinh phí từ ngân sách cho giáo dục, đào tạo nhanh hơn nhiều lần so với mức tăng trưởng kinh tế, còn huy động vốn trong xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài thông qua đa dạng hoá giáo dục đào tạo, chú trọng phát triển văn hoá, nhân tài.

Chính sự đào tạo này đã tạo tiền đề phát triển, tăng trưởng kinh tế, sử dụng nguồn lao động có hiệu quả nhất trả lương thích đáng cho lao động có trình độ, đảm bảo tái sản xuất sức lao động.

Ta phải có sự phân bố điều tiết giữa các ngành trong khu vực với nhau, giữa lao động giản đơn và lao động phức tạp nhằm tạo đòn bẩy kích thích nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng để hoạt động lên cao hơn như kèm theo sự tăng mức lương thực tế.

7-/ Đối với từng giai đoạn phát triển hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường từ

một trình độ kinh tế chưa phát triển, sản xuất nhỏ, bao cấp là chủ yếu nên Nhà nước giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong công việc hình thành và phát triển quan hệ thị trường và sử dụng cơ chế thị trường. Nhà nước phải gánh vác các mục tiêu kinh tế vĩ mô và thực hiện nhiều mục tiêu xã hội có tính cơ bản, cấp bách như phân phối sản xuất lao động các ngành, các vùng mới, huy động nội tiềm năng và phát triển và lưu thông hàng hoá, tổ chức lại phân công,... và giải quyết nhu cầu trong đời sống và kinh tế xã hội bằng cách mở rộng kinh tế thị trường.

Đối với những nước đang phát triển việc luôn phải đề cập đến các thông tin chính xác để điều chỉnh nền kinh tế cho phù hợp, các biện pháp hành chính - pháp lý và hành chính kinh tế cùng với việc phát triển hệ thống các cơ sở kinh tế Nhà nước trong các ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân là một trong những công cụ vĩ mô vô cùng quan trọng, luôn tạo ra môi trường lành mạnh cho nền kinh tế để tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm đẩy công nghệ, trí thức lên cao. Nhà

nước với chức năng điều khiển nền kinh tế còn phải đóng vai trò là người quản lý tài sản quốc gia phân bố các nguồn lực một cách hợp lý nhất đồng thời ngăn chặn mọi âm mưu từ bên ngoài đến các vùng đặc quyền, vùng trời, vùng đất và vùng biển.

Từ tất cả các điều trên ta chứng minh được rằng Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế như một tất yếu khách quan để sửa chữa khuyết điểm của nền kinh tế thị trường. Nhà nước sử dụng hợp lý các công cụ của mình để quản lý kinh tế là nhu cầu khách quan nội tại của nền kinh tế hoạt động theo lợi ích của nền kinh tế thị trường, đưa ra các phương hướng, mục tiêu, phù hợp với sự phát triển của đất nước. Nhà nước là một cơ quan quyền lực có chức năng quản lý kinh tế với tư cách đại diện cho sở hữu toàn dân, điều phối các hoạt động chung của nền kinh tế.

Nhất là, bây giờ vai trò của Nhà nước ta còn rõ hơn khi mà nền kinh tế cũ đã hoàn toàn mất đi, nền kinh tế dần dần hình thành thì Nhà nước có vai trò như một bà đỡ đồng thời sẽ là người rút ngắn chặng đường để tiến tới một xã hội cao hơn đó là XHCN.

chương IV thực trạng và kiến nghị I-/ thực trạng: 1-/ Thành tựu đạt được:

Trong quá trình chuyển mình theo một thời đại mới, chúng ta đã thành công nhưng cũng có những khuyết điểm, vấp váp. Việc đánh giá thực chất và xu thế của tình hình, rút ra những kết luận đúng đắn làm cơ sở xác định hướng đi cho những năm sau là điều kiện vô cùng cần thiết. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng để chứng tỏ rằng đường lối đi là đúng đắn, bước đi là phù hợp theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đã đạt được những tiến bộ bước đầu về kinh tế, về nông nghiệp, đặc biệt là lương thực, kiềm chế một bước đà lạm phát, giảm bớt một phần khó khăn về đời sống nhân dân. Đã đạt được những tiến bộ về xuất khẩu và cải thiện đáng kể cán cân nhập khẩu đúng vào lúc mà quan hệ kinh tế đối ngoại có những biến động đột ngột, viện trợ quốc tế giảm nhiều, nguồn vay nhập siêu không còn, và khả năng nhập khẩu từ các thị trường truyền thống giảm mạnh. Có thể nói những tiến bộ kinh tế vừa qua đã giúp cho nền kinh tế nước ta thoát khỏi cơn thử thách hiểm nghèo.

Nền kinh tế hình thành kinh tế hàng hoá, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất, đã có điều chỉnh quan trọng theo hướng tập trung cho ba chương trình kinh tế đáp ứng hiệu quả hơn những nhu cầu của thị trường trong nước và đang dần mở rộng với thị trường thế giới.

Với chính sách đối ngoại mở rộng ta cũng gặt hái được nhiều thắng lợi trong hoạt động ngoại giao, việc Mỹ bỏ cấm vận năm 1993, việc Việt Nam nhập ASEAN năm 1996 đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường trong nước với thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay docx (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)