Các đối tượng kinh doanh còn được hưởng ưu đãi về tài chính như: miễn thuế, đảm bảo cung cấp nguồn lao động ổn định, cho phép tự do bồi thường vốn và lợi nhuận.
Đồng thời tạo không khí ổn định chính trị, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động của các công ty tư bản nước ngoài, chế độ nhập cảnh, nội trú đối với nước ngoài.
Xây dựng cơ sở hạ tầng có sẵn hệ thống cung cấp điện nước, nhà ở, bưu điện, kho tàng, giao thông, thuận lợi cho thuê với giá rẻ, nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất, rút ngắn vòng quay của vốn. Lập ra các khu mậu dịch tự do “khu công nghiệp chế biến xuất khẩu”, “khu công nghiệp tự do” để thực hiện tổng hợp của nó. Những vấn đề này đề ra không ai khác ngoài Nhà nước có thể làm được.
3-/ Nhà nước thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô:
Nhà nước bằng việc thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo các chính sách và tín dụng như: nới lỏng hàng rào thuế quan, miễn giảm thuế, và có lãi suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu,... đã kích thích sản xuất và xuất khẩu. Các biện pháp để ổn định chống lạm phát là thực hiện có hiệu quả về thu thuế, tăng cường xuất khẩu, để tăng thu năng suất dùng quỹ phát hành để bồi đắp bội chi, tăng tỷ lệ lãi suất và tiền vay ngân hàng, khuyến khích hạn chế chi dùng. Chính nhờ đó ta có thể kiểm soát lạm phát và ổn định tiền tệ, tạo điều kiện phát triển tăng trưởng một cách liên tục.
Chính sách về giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ được coi là kết quả tổng hợp nhất của các biện pháp điều tiết vĩ mô của Nhà nước, vì nó ảnh hưởng đến mọi hoạt động đời sống, xã hội.
Ta có thể làm tăng tỷ lệ lãi suất tiền gửi, tiền vay ngân hàng, ấn định số lượng tiền mặt dự trữ tăng lên và các ngân hàng thương mại các kho dự trữ, giới hạn tín dụng cao nhất đối với các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính, khuyến khích hạn chế chi dùng.
4-/ Nhà nước điều tiết thu nhập đảm bảo công bằng xã hội:
Trong nền kinh tế thị trường thu nhập đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển sản xuất kinh doanh của các chủ thể và đời sống dân cư.
Đối với sản xuất tăng thu nhập là điều kiện mở rộng để tích luỹ, tăng đầu tư, tạo ra các nguồn lực gắn với thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh. Đồng thời thông qua phân phối thu nhập hợp lý các chủ thể kinh tế và người lao động sử dụng nguồn thu nhập của mình để tăng cầu. Nhà nước cũng có chức năng phân phối thông qua công cụ điều tiết. Trong kinh tế thị trường chủ sở hữu đất đai được hưởng địa tô, người lao động phân phối theo tiền lương, tiền công dựa theo kết quả lao động, người quản lý được phân phối theo lợi nhuận với nguyên tắc đảm bảo các yếu tố sản xuất kinh doanh phải được trả giá đầy đủ sòng phẳng và thoả thuận.
Tuy nhiên lại có những mâu thuẫn mới nảy sinh. Vấn đề này bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là sự bất bình đẳng hay chênh lệch với nhau về sở hữu tài sản, vốn, và sức lao động do Nhà nước chưa điều chỉnh tốt,...
Muốn đại diện tốt, Nhà nước phải là Nhà nước của nhân dân lao động. Sự phân phối là một nội dung rất quan trọng của QHSX phản ánh kết quả của quan hệ sở hữu làm cho nó sở hữu về mặt kinh tế không được không công bằng. Bác Hồ chúng ta nói rằng: “Không sợ thiếu mà chỉ sợ không công bằng”.
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường càng mở rộng sự hoạt động của quy luật càng dẫn đến phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, chia lẻ dân cư thành các tầng lớp khác nhau. Đừng để tình trạng bất bình đẳng quá rõ nét sẽ gây sự đối kháng giữa các giai cấp bởi vậy, Nhà nước phải hoàn thành các chức năng này sao cho có sự phân bố hiệu quả nhất.
Để giải quyết nó Nhà nước phải cần thiết xây dựng hệ thống thuế để điều tiết một phần thu nhập của lớp người giàu có. Đồng thời giúp đỡ những người nghèo như tạo công ăn việc làm cho họ, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ, cho vay vốn ban đầu với chế độ ưu đãi thích đáng. Đồng thời phải dùng quỹ huy động của dân giúp đỡ những người thất nghiệp.