0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

chương IV: thực trạng và kiến nghị I-/ Thực trạng:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN: VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY DOCX (Trang 31 -33 )

chương IV thực trạng và kiến nghị I-/ thực trạng: 1-/ Thành tựu đạt được:

Trong quá trình chuyển mình theo một thời đại mới, chúng ta đã thành công nhưng cũng có những khuyết điểm, vấp váp. Việc đánh giá thực chất và xu thế của tình hình, rút ra những kết luận đúng đắn làm cơ sở xác định hướng đi cho những năm sau là điều kiện vô cùng cần thiết. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng để chứng tỏ rằng đường lối đi là đúng đắn, bước đi là phù hợp theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đã đạt được những tiến bộ bước đầu về kinh tế, về nông nghiệp, đặc biệt là lương thực, kiềm chế một bước đà lạm phát, giảm bớt một phần khó khăn về đời sống nhân dân. Đã đạt được những tiến bộ về xuất khẩu và cải thiện đáng kể cán cân nhập khẩu đúng vào lúc mà quan hệ kinh tế đối ngoại có những biến động đột ngột, viện trợ quốc tế giảm nhiều, nguồn vay nhập siêu không còn, và khả năng nhập khẩu từ các thị trường truyền thống giảm mạnh. Có thể nói những tiến bộ kinh tế vừa qua đã giúp cho nền kinh tế nước ta thoát khỏi cơn thử thách hiểm nghèo.

Nền kinh tế hình thành kinh tế hàng hoá, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất, đã có điều chỉnh quan trọng theo hướng tập trung cho ba chương trình kinh tế đáp ứng hiệu quả hơn những nhu cầu của thị trường trong nước và đang dần mở rộng với thị trường thế giới.

Với chính sách đối ngoại mở rộng ta cũng gặt hái được nhiều thắng lợi trong hoạt động ngoại giao, việc Mỹ bỏ cấm vận năm 1993, việc Việt Nam nhập ASEAN năm 1996 đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường trong nước với thị trường thế giới.

2-/ Những hạn chế:

Thứ nhất, tuy nhiên không nên đánh giá quá mức những thành tựu. Không nên quên rằng đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, không thể coi thường nhân tố gây ổn định về chính trị.

Mức độ lạm phát vẫn còn cao, những nguyên nhân của lạm phát chưa được xoá bỏ. Sản xuất còn nhiều mặt đình đốn. Lao động thất nghiệp hoặc không đủ việc làm ngày càng tăng. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Có những mặt trong lĩnh vực văn hoá xã hội chưa chặn đứng được tình trạng xuống cấp. Tham nhũng, bất công và tiêu cực trong xã hội còn nhiều; trật tự và an toàn xã hội còn phức tạp; pháp luật, kỷ cương xã hội chưa nghiêm.

Chúng ta khẳng định tính tất yếu của công cuộc đổi mới đặc biệt là đổi mới nền kinh tế, nhưng cũng cần thấy mặt trái của nhiệm vụ này. Việc chuyển nền kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc, với cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết để giải phóng và phát huy các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng nền kinh tế thị trường là một liều thuốc vạn năng. Cùng với sự kích thích sản xuất phát triển kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi làm nảy sinh và phát triển nhiều loại tiêu cực xã hội. Đã xuất hiện khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo, gây tội ác, vi phạm pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và nhân phẩm. Lối sống truỵ lạc chạy theo những thị hiếu thấp hèn, văn hoá không lành mạnh và những thủ tục mê tín dị đoan đang được phục hồi và phát triển. Trong thế hệ trẻ có một bộ phận phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng. Một bộ phận không ít cán bộ đảng viên có chức có quyền, trong đó có cả những người đã từng đóng góp đáng kể cho cách mạng cũng bị tha hoá, biến chất. Để hạn chế khắc phục nó, Nhà nước ta luôn giữ tốt vai trò lãnh đạo, quản lý và tổ chức giáo dục của mình.

Thứ hai, ngoài ra chúng ta còn có một cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, các văn bản pháp quy nhiều lúc mâu thuẫn với nhau chồng chéo lên nhau, kém hiệu lực.

Thứ ba, đồng thời với nó là các hệ thống cơ quan thanh tra kiểm tra về kinh tế nhiều khi gây phiền hà, khó khăn không hiệu quả gây ra ức chế cho các nhà doanh nghiệp.

Thứ tư, cơ chế quản lý còn quá phức tạp, thủ tục vô cùng cồng kềnh và rườm rà từ cấp trên xuống cấp dưới. Ví dụ cho vay vốn các hộ nông dân gia đình, các hợp tác xã thủ tục nhiều đến mức khi vay xong vụ mùa vừa kết thúc.

Thứ năm, việc bất cập về lãi suất cũng như thông tin chưa đầy đủ, chính xác dẫn đến tình trạng không kiểm soát được mức cung tiền gây ra sự phiền hà và thất bại của thị trường.

Thứ sáu, việc để hàng lậu tràn vào quá nhiều hay sự “vô tâm” của các nhà chức trách dẫn đến làm cho giá trị của hàng nội giảm, xuất khẩu giảm người dân không tiêu thụ được sản phẩm của mình dẫn đến những hành động tiêu cực phá huỷ hay đốt bỏ các sản phẩm của mình.

Thứ bẩy, tư tưởng của Nhà nước ta còn quá cứng nhắc đối với các hình thức đầu tư vốn vào của các nhà doanh nghiệp nước ngoài.

II-/ Một số kiến nghị:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới trong tài chính ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho cơ sở sản xuất, kiềm chế lạm phát, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh. Xây dựng các chính sách tài chính quốc gia vừa thực hiện cải cách vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh tạo tích tụ vốn.

Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tư an toàn xã hội, củng cố lực lượng vũ trang.

Thứ hai, đổi mới ban hành các văn bản pháp quy, điều chỉnh các quan hệ quốc tế để nó rõ ràng, chính xác, rành mạch và đầy đủ hơn. Nên ban hành các văn bản theo hệ thống ngang hoặc là dọc.

Thứ ba, đổi mới các cơ chế hành chính, giảm tối thiểu các thủ tục rườm rà tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như các hộ nông dân được vay vốn để phục vụ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN: VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY DOCX (Trang 31 -33 )

×