Định hướng cho công tác chống gian lận trong những năm tớ

Một phần của tài liệu chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở việt nam - cần giải pháp mạnh (Trang 36 - 38)

Thị trường trong nước năm 2009 bên cạnh nhiều thuận lợi còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức; đặc biệt là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến kinh tế trong nước. Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong điều kiện nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tình trạng gian lận thương mại sẽ diễn ra với tính chất và mức độ vi phạm phức tạp và khó kiểm soát, quản lý hơn.

Cùng với những mặt tích cực do việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới mang lại còn có những nguy cơ như: Vi phạm sở hữu công nghiệp, hàng giả sẽ có biến động theo chiều hướng gia tăng, với nhiều mặt hàng mới với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Các vụ việc vi phạm có yếu tố nước ngoài sẽ diễn ra nhiều hơn với các nhóm hành vi vi phạm mới, phức tạp hơn.

Thiên tai, dịch bệnh; giá cả thị trường có xu hướng diễn biến phức tạp, khó lường có khả năng ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường trong nước. Đặc biệt, do biến động về nguồn cung (do thiên tai, dịch bệnh....) có thể xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá vào dịp Tết Nguyên đán dẫn đến tăng giá; các đối tượng lợi dụng biến động để đầu cơ, găm giữ hàng hoá, tăng giá bất hợp lý.

Trước tình hình như vậy, ngoài những công việc thường xuyên các Sở, ngành tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, thực hiện quản lý đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

Từng Sở, ngành, địa phương chủ động triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ những nhiệm vụ do Sở, ngành, địa phương phụ trách. Rà soát lại tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và thực tế quản lý thu thuế, có các biện pháp cụ thể tuyên truyền, vận động, kiểm tra đôn đốc để nâng cao tỷ lệ cơ sở thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định. Trước hết là các ngành hàng và dịch vụ kinh doanh có điều kiện có tác động lớn đến thị trường và xã

hội như: hành nghề y dược, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, vật liệu xây dựng, vận tải công cộng, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón, dịch vụ Internet, dịch vụ văn hóa, nhà hàng karaoke …

Thứ hai, về nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát.

- Chủ động xây dựng kế hoạch và phương án kiểm tra, kiểm soát, tổ chức tốt công tác phối hợp, chú trọng các biện pháp ổn định thị trường, kịp thời đối phó với những hiện tượng bất thường có thể xảy ra vào cuối năm như buôn lậu, vận chuyển buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất, kinh doanh hàng giả. Lập phương án, xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với một số mặt hàng thiết yếu có tác động lớn đến sản xuất - tiêu dùng, đến sức khoẻ con người và an toàn vật nuôi, cây trồng

- Kiểm tra, kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh: Kiểm tra về dịch vụ kinh doanh ăn uống, kinh doanh hàng thực phẩm công nghiệp, thực phẩm tươi sống, kiểm tra việc lưu thông gia súc, gia cầm, hoá chất dùng cho thực phẩm,....

- Kiểm tra chống buôn lậu: Tập trung kiểm tra những vụ trọng điểm, đổi mới trong phương pháp trinh sát, nghiên cứu nắm đối tượng cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt nghiên cứu các trường hợp hàng nhập lậu là hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng.

- Tăng cường kiểm tra chống hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng quá hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm về đo lường chất lượng. Tập trung vào các ngành hàng, nhóm mặt hàng thiết yếu như thực phẩm công nghệ, vật tư công, nông nghiệp, hàng thực phẩm, mỹ phẩm,... - Kiểm tra về thực hiện đăng ký kinh doanh, tập trung vào các địa bàn trọng điểm và nhóm hàng, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, kiểm tra việc đảm bảo và duy trì điều kiện kinh doanh.

- Tăng cường việc kết hợp giữa kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch năm, tháng với kiểm tra các đợt trọng điểm theo chuyên đề.

Coi trọng tuyên truyền vận động để nhân dân hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của lực lượng kiểm tra kiểm soát thị trường, tham gia phát hiện tố giác các đối tượng kinh doanh có vi phạm. Tiếp tục thực hiện phối hợp liên ngành tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước, tỉnh.

Thực hiện việc gắn công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ngăn ngừa vi phạm pháp luật về thương mại.

Tiếp tục thực hiện các chuyên mục “Thị trường với cuộc sống” với các nội dung mới, cải tiến; bám sát những diễn biến của thị trường, kịp thời thông tin, khuyến cáo đến người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Một phần của tài liệu chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở việt nam - cần giải pháp mạnh (Trang 36 - 38)