Một là, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt dộng Hải quan..
Chủ động xây dựng kế hoạch hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động hải quan.
Kiến nghị xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan.
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và công chúng tiếp cận hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan để thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp và người dân đối với các quy định hải quan.
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và kỹ năng xây dựng và thực thi các văn bản pháp luạt hải quan.
Hai là, đẩy mạnh chống tham nhũng.
Công chức hải quan là cán bộ, công chức theo quy định của pháp lệnh cán bộ công chức, phải có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng theo quy định của pháp luật, trung thực liêm khiết, có tính kỷ luật , thái độ văn
minh lịch sự, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công của cấp trên. Công chức hải quan được tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt và sử dụng theo quy định của pháp luạt về cán bộ, công chức và được thống nhất quản lý từ Tổng cục hải quan đến chi cục. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, cán bộ, công chức hải quan phải thực hiện tốt Mười điều kỉ cương đã được ban hành, thống nhất trong toàn ngành.
Hải quan thế giới và Hải quan Việt Nam ý thức được vấn đề liêm chính hải quan và tầm quan trọng của liêm chính hải quan trong tiến trình hội nhập thế giới. Trong những năm gần đây có hàng loạt các hội thảo, tuyên bố và công ước quốc tế tâpj trung vào các vấn đề chống tham nhũng trong các cơ quan công quyền. Theo tổ chức Hải quan thế giới, liêm chính hải quan là vấn đề cốt tử của tổ chức hải quan. Tham nhũng, sách nhiễu có thể phá hủy tính thống nhất của tổ chức hải quan. Vì vậy, Tổ chức hải quan thế giới đã tuyên bố về liêm chính hải quan khuyến nghị hải quan các nước cùng hợp tác và hành động để giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế-xã hội có hiệu quả.
Ba là, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội.
Phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật. Kinh tế thị trường có những ưu điểm song cũng có những khuyết tật nhất định. Để khắc phục những hậu quả do kinh té thị trường gây ra , Nhà nước giữ vai trò rất là quan trọng. Kinh tế học hiện đại khẳng định thành công của mỗi quốc gia khi chuyển sang kinh tế thị trường chủ yếu phụ thuộc vào sự kết hợp giũa khả năng điều tiết của thị trường và sự quản lý, điều tiết của nhà nước.
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có các chức năng vĩ mô sau:
Thứ nhất, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế như đảm bảo sự ổn định về chính trị, xã hội, thiết lập khuôn khổ luật pháp thống
nhất xoa hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn có hiệu quả.
Thứ hai, định hướng cho sự phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh để dẫn dắt nền kinh tế phát triển; ổn định môi trường kinh tế vĩ mô như chống lạm phát, chống khủng hoảng, ngăn ngừa những đột biến trong nền kinh tế. Thứ ba, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đảm bảo yêu cầu của phát triển kinh tế.
Thứ tư, quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội. thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của nhà nước. Cán bộ và các cấp chính quyền không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh và quyền tự chủ của các doanh nghiệp.
Thứ năm, khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội.