Ngoài ra các công ty bảo hiểm còn chụi trách nhiệm thanh toán những chi phí phát sinh hợp lý sau: - Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất - Chi phí kéo xe về xưởng sửa chữa - Chi phí ra tòa
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trước tình hình tổn thất thiên tai có nhiều biến động khôn lường : giá rét,mưa lũ, ngập úng, dịch bệnh xẩy ra liên tiếp, cộng với khủng hoảng tài chính,suy thoái kinh tế dẫn đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm gặpnhiều khó khăn đã đặt ra cho các DNBH một vấn đề cấp thiết là làm thế nào để
có thể duy trì hoạt động kinh doanh bình thường và đứng vững trước cơn bão tàichính toàn cầu mà một tập đoàn lớn như AIG cũng đã là nạn nhân của nó?
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn như trên cũng là cơ hội để các doanhnghiệp bảo hiểm tự xem lại mình, đây cũng chính là thời điểm bộ máy quản lý sẽbộc lộ rõ nhất các điểm yếu của của họ Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cầnphải quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác quản lý chi phí bồi thường Vì: Quản
lý chi phí bồi thường hiệu quả đảm bảo chi bồi thường đúng và đủ là một trongnhững biện pháp tốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng nănglực cạnh tranh từ đó mới có thể đứng vững trên thị trường và tránh được nguy cơphá sản trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Trong những năm gần đây, Nghiệp vụ Vật chất xe cơ giới luôn là nghiệp
vụ có doanh thu lớn nhất thị trường bảo hiểm trong nước, đồng thời là nghiệp vụ
có tỷ lệ bồi thường cao Năm 2008 doanh thu nghiệp vụ này đạt 3.182 tỷ đồngchiếm 29.24% doanh thu toàn thị trường, tăng 24.8 % so với năm 2007 Trongkhi đó STBT là 1.830 tỷ đồng chiểm 58% doanh thu phí bảo hiểm tăng 49 % sovới năm 2007 (1228 tỷ đồng) Tốc độ tăng chi phí bồi thường gần gấp 2 lần tốc
độ tăng doanh thu phí Như vậy có thể nói các doanh nghiệp “càng làm càng lỗ”
Trang 2Cũng xuất phát từ thực tế nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới như trên,
em đã lựa chọn đề tài “Công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long” Nhằm tìm hiểu về nghiệp vụ
này cũng như có một cách nhìn tổng quan về công tác quản lý chi bồi thườngbảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long
Nội dung đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm xe cơ giới và chi phí bồi thường
Chương II: Thực trạng công tác quản lý chi phí bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long.
ChươngIII: Một số kiến nghị đối với công tác quản lý chi phí bồi thường tại PVI Thăng Long.
Trong quá trình thực tập cũng như nghiên cứu để thực hiện bài viết này
em nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của cô giáo TS Phạm Thị Định và các
anh chị tại Phòng giám định bồi thường công ty PVI Thăng Long Trong quátrình viết bài mặc dù em đã có nhiều cố gắng tìm hiểu nhưng chắc chắn khôngtránh khỏi những thiếu sót Vì vây, em rất mong nhận được những ý kiến đónggóp của cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ BỒI THƯỜNG
1.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM VCXCG
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội của bất kỳ quốc gia nào ngành giao thôngvận tải luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng Nó giúp cho việc đi lai cũng như lưu thông hàng hóa được thực hiện một cách dễ dàng Cùng với sự phái triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, các phương tiện giao thông vận tải hiện đại
đã không ngừng gia tăng về số lượng và chủng loại, không những thay thế được các phương tiện giao thông thô sơ từ thời xa xưa mà ngày càng cải tiến để phục
vụ cho nhu cầu không ngừng tăng của xã hội như: xe máy, ô tô, máy bay, tàu điện ngầm, tàu thủy
Phương tiện giao thông vận tải được chia thành nhiều loại như: đường hàng không, đường thủy, đường bộ và đường sắt Trong đó phương tiện giao thông đường bộ vẫn giữ vị trí quan trọng và được xem là huyết mạch của nền kinh tế vìnhững tính năng ưu việt của nó như:
Là phương tiện vận tải đường bộ có tính linh hoạt cao, lưu thông được trong các loại địa hình phức tạp trên bộ, có phạm vi hoạt động rộng do đó giúp cho việc lưu thông được dễ dàng,
XCG có giá trị không quá lớn, chi phí mua sắm và sửa chữa thấp hơn nhiều
so với các phương tiện khác do đó phù hợp với nhiều chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp
XCG tham gia giao thông đường bộ phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng như đường
xá, bến bãi Tuy nhiên so với các phương tiện khác như máy bay, tàu hỏa thi chi phí xây dựng vẫn thấp hơn
Trang 4Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, XCG vẫn có hạn chế là so với các phương tiện khác, XCG có xác suất xẩy ra rủi ro cao hơn Vì:
Sự gia tăng nhanh chóng các chủng loại và số lượng xe nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ cho lưu thông không tăng tương ứng nên các vụ tai nạn giao thông đường bộ thường xẩy ra nhiều và gây tổn hại đến sự phát triển của nền kinh tế
Khi tham gia giao thông đường bộ, XCG phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người điều kiển xe, tuy nhiên tình trạng phóng nhanh vượt ẩu không làm chủ tốc
độ vẫn thường xuyên diễn ra dẫn đến xác suất rủi ro lớn hơn Đặc biệt là hậu quả của rủi ro liên quan đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của con người
Địa hình ở Việt Nam tương đối phức tạp (với ¾ diện tích là đồi núi), thêm vào đó là thời tiết khắc nghiệt thường xảy ra lũ lụt đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho các phương tiện vận tải khi tham gia giao thông
Chất lượng các phương tiện tham gia giao thông còn kém, hoặc quá cũ hết thời gian khấu hao, ngoài ra các phương tiện như ô tô tải thường xuyên trong tình trạng chở quá tải trọng của xe nên không đảm bảo an toàn khi vận hànhThực tế cho thấy, có rất nhiều biện pháp song song tồn tại để hạn chế tai nạn giao thông xẩy ra như: né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro , trong đó bảo hiểm XCG là một trong những biện pháp được cho là hữu hiệu nhất
Như vậy sự ra đời của bảo hiểm VCXCGlà cần thiết khách quan, được biết đến như là một cơ chế chuyển giao rủi ro, Bảo hiểm VCXCG ra đời nhằm khắc phục hậu quả tổn thất về mặt tài chính do tai nạn giao thông gây ra
Bảo hiểm VCXCG có những tác dụng cơ bản sau:
Tích cực góp phần ngăn ngừa, đề phòng tai nạn giao thông
Góp phần ổn định tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh cho các chủ xe
Trang 5 Mang tính xã hội sâu sắc, giảm bớt những xung đột căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân khi tai nạn xẩy ra.
Tạo thêm công ăn việc làm cho xã hôi, tăng thu ngân sách nhà nước từ đó
có điều kiện đầu tư trở lại nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông
1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1.1.1 Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm vật chât XCG là loại hình bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm
là tất cả những chiếc XCG tham gia lưu thông trên đường bộ Tuy nhiên mộtchiếc xe được coi là đối tượng bảo hiểm khi có đủ các điều kiện sau:
Có giá trị sử dụng
Được xác định về mặt giá trị
Phải đáp ứng được đầy đủ về an toàn kĩ thuật và vệ sinh môi trường
Phải có đầy đủ các bộ phận để được coi là một đối tượng bảo hiểm
Đối với xe mô tô các loại nhà bảo hiểm tiến hành bảo hiểm toàn bộ vật chấtthân xe Tuy nhiên nhìn chung bảo hiểm vật chất xe thường được áp dụng ápdụng cho các loại xe ô tô vì chúng thường có giá trị cao, khi xẩy ra tai nạn tổnthất thường lớn
Đối với các loại xe ô tô nhà bảo hiểm có thể bảo hiểm toàn bộ hoặc cũng cóthể là bảo hiểm từng tổng thành của xe Căn cứ vào công dụng kỹ thuật xe ô tôđược chia thành 7 tổng thành Bảng 1.1 cho biết cách phân chia xe ô tô con và xe
ca thành các loại tổng thành và tỷ lệ giá trị của mỗi tổng thành tại PVI ThăngLong
Trang 6B ng 1.1 T l giá tr t ng thành cho t t c các lo i xe con và ảng 1.1 Tỷ lệ giá trị tổng thành cho tất cả các loại xe con và ỷ lệ giá trị tổng thành cho tất cả các loại xe con và ệ giá trị tổng thành cho tất cả các loại xe con và ị tổng thành cho tất cả các loại xe con và ổng thành cho tất cả các loại xe con và ất cả các loại xe con và ảng 1.1 Tỷ lệ giá trị tổng thành cho tất cả các loại xe con và ại xe con và
xe ca
Tổng thành thân vỏ xe: Gồm toàn bộ phần vỏ, ghế ngồi,
chắn bùn, cửa kính, cần gạt, bàn đạp ga, côn số, phanh,
khung, Ba đờ xốc…
53.5% 53.5%
Tổng thành động cơ: Gồm động cơ, bộ chế hòa khí, bơm
cao áp, bầu lọc dầu, bầu lọc gió,bơm hơi, bộ li hợp và các
Tổng thành hệ thống lái: Gồm vô lăng lái, khóa vành lái, trục
tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc, bổ trợ tay lái( nếu
có),cơ cấu điều khiển gạt mưa
Tổng thành hệ trục trước: Bao gồm dầm cầu, trụ đứng, trục
lắp, hệ thống treo phíp, cơ cấu phanh, vỏ cầu, vi sai
9.5% 8.4%
Tổng thành hệ trục sau: Gồm dầm cầu, vỏ cầu, truyền lực
chính,vi sai, cụm mang ơ sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh,
trục láp ngang, hệ thống treo cầu sau
xe cũng khác nhau như bảng tỷ lệ trên
Trang 71.1.2 Phạm vi bảo hiểm
Tương tự như các loại hình bảo hiểm nói chung, bảo hiểm VCXCGbảo hiểmcho những rủi ro tai nạn bất ngờ không lường trước được, nằm ngoài sự kiểmsoát của chủ xe, lái xe và gây thiệt hại cho bản thân cái xe đó Những rủi ro tainạn này thông thường bao gồm:
- Đâm va, lật, đổ
- Hỏa hoạn, cháy, nổ
- Những tổn thất do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sét đánh, động đất mưa đá, sụt lở…
- Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên
Ngoài ra các công ty bảo hiểm còn chụi trách nhiệm thanh toán những chi phí phát sinh hợp lý sau:
- Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất
- Chi phí kéo xe về xưởng sửa chữa
- Chi phí ra tòa (nếu có)
- Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm
DNBH không chụi trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại vật chất của xegây ra bởi các nguyên nhân sau:
- Hành động cố ý gây tai nạn, gây thiệt hại của chủ xe hoặc những người được giao nhiệm vụ sử dụng hay bảo quản xe
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định của luật an toàn giao thông đường bộ
- Lái xe vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường bộ như:
Trang 8+ Lái xe đang điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn trong máu vượt quáquy định của pháp luật hiện hành hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luậtcấm sử dụng.
+ Xe không có không có giấy phép lưu hành
+ Lái xe không có bằng lái, hoặc có nhưng không hợp lệ
+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép
+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định
+ Xe đi vào đường cầm
+ Xe đi đêm không đèn
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa
- Mất cắp bộ phận của xe
- Thiệt hại do chiến tranh
- Hao mòm tự nhiên dẫn đến giảm giá trị của xe, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa
- Tổn thất đối với săm lốp, trừ trường hợp tổn thất do cùng một nguyên nhân
và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn
- Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận máy móc, thiết bị (kể cả máy thu thanh, điều hòa nhiệt độ)
- Cháy xe: tự cháy do lỗi kỹ thuật của xe, do hỏng hóc về động cơ, do lỗi cố
ý của chủ xe/ lái xe gây ra
- Tổn thất xẩy ra nằm ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Hư hỏng tổn thất do quá trình vận hành các thiết bị chuyên dùng trên xe
- Thiệt hại động cơ do xe đi vào đường ngập nước hay do nước lọt vào động
cơ gây hiện tượng thủy kích phá hủy động cơ xe
Trang 91.1.3 Giá trị bảo hiểm và STBH
Đây là loại hình bảo hiểm tài sản do đó giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế xe trên thị trường tại thời điểm người tham gia mua bảo hiểm
Thông thường giá trị bảo hiểm được xác định như sau:
Giá trị bảo hiểm = nguyên giá – khấu hao cho thời gian đã sử dụng
Quy ước sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều) tính khấu hao theo năm Nếu mua bảo hiểm từ ngày 1 đến ngày 15 trong tháng thì tính khấu hao cho tháng đó, còn nếu mua bảo hiểm từ ngày 16 đến cuối tháng thì không tính khấu hao cho tháng đó
Tuy nhiên trong thực tế giá trị bảo hiểm tính tương đối phức tạp và có vai trò quan trọng đối với công tác bồi thường vì giá trị xe trên thị trường thường xuyên biến động và có thêm nhiều chủng loại mới tham gia giao thông
Đối với xe mới đưa vào sử dụng thường giá trị xe xác định đúng bằng giá trịthực tế của xe ghi trên hóa đơn chứng từ
Đối với xe đã sử dụng một thời gian thì giá trị của xe được tính dựa vào
- Giá mua xe lúc ban đầu
- Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có chấtlượng tương đương
Trang 10STBH là giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với chủ xe khi có tổnthất xẩy ra đối với đối tượng bảo hiểm nghĩa là trong bất kỳ trường hợp tổn thấtnào thì STBT tối đa cũng chỉ bằng với STBH
Các công ty bảo hiểm thường xác định STBH theo các trường hợp:
- Bảo hiểm ngang giá trị tức là số STBH bằng với giá trị bảo hiểm
- Bảo hiểm trên giá trị thực tế là trường hợp STBH lớn hơn so với giá trịthực tế của xe
- Bảo hiểm dưới giá trị thực tế của xe là trường hợp STBH bé hơn giá trịthực tế của xe
Trên thực tế, hầu hết đều tham gia bảo hiểm ngang giá trị hoặc là dưới giátrị Còn trường hợp bảo hiểm trên giá trị chỉ xẩy ra khi có sự cam kết của chủ xe
và công ty bảo hiểm theo điều khoản giá trị thay thế mới
1.1.4 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho công tybảo hiểm để đổi lấy lời cam kết bồi thường tổn thất khi sự kiện bảo hiểm xẩy ra.Phí bảo hiểm VCXCGđược tính theo công thức:
P = Sb * (R1 + R2)
Với: R1 là tỷ lệ phí thuần
R2 là tỷ lệ phụ phí
R1 phụ thuộc vào:
+ Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông nói chung
+ Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn liên quan đến bản thân mỗi chiếcXCG
+ Thời hạn tham gia bảo hiểm
Trang 11Để xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia cụ thể các công ty bảohiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
Loại xe: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xe khác nhau Các loại
xe khác nhau đó có đặc điểm kỹ thuật khác nhau và mức độ rủi ro cũng khácnhau vì vậy mức phí cũng phải khác nhau Thông thường các công ty bảohiểm thường căn cứ vào tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc; chi phí, mức độ khókhăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng để phân loại xe Mỗi công tybảo hiểm sẽ có một biểu phí riêng cụ thể cho từng loại xe
Mục đích sử dụng xe: Do mục đích sử dụng xe có quan hệ chặt chẽ với khảnăng xảy ra rủi ro nên cũng là cơ sở để doanh nghiệp phân loại các loại xetham gia bảo hiểm từ đó có chính sách định phí hợp lý Hiên nay trên thịtrường Việt Nam, các DNBH có thể phân loại theo các mục đích như xe tưnhân không kinh doanh, xe tư nhân kinh doanh, xe nhà nước không kinhdoanh
Khu vực giữ xe và để xe: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ rủi rocủa xe tham gia bảo hiểm tuy nhiên hiện nay có rất ít công ty bảo hiểm quantâm đến nhân tố này khi tính phí
Tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm lái xe của người tham gia bảo hiểm hoặcnhững người thường xuyên sử dụng chiếc xe Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệtai nạn thường cao hơn đối với những lái xe trẻ tuổi Các lái xe trên 50 hoặc
55 tuổi do thực tế cho thấy những người này ít gặp tai nạn hơn do đó các công
ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho đối tượng này
Trang 12Bảng 1.2 Mức phí bảo hiểm VCXCG (trường hợp bồi thường không tính
khấu hao thay thế mới)
(Đơn vị tính: %)
tt Loại xe\ mục đích sử dụng Tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu
Bảo hiểm toàn bộ Bảo hiểm thân vỏ
(Nguồn PVI Thăng Long)
Tỷ lệ phí trên áp dụng cho xe mới đăng ký và sử dụng lần đầu trong vòng 3
năm Trong trường hợp xe cũ (thời gian sử dụng trên 03 năm kể từ năm sản xuất
cho đến năm tham gia bảo hiểm) phí sẽ được điều chỉnh tăng nếu áp dụng điều
khoản bồi thường không khấu hao thay mới bộ phận
Bảng 1.3 Tỷ lệ phí tăng lên so với phí tiêu chuẩn đối với xe cũ
(Đơn vị tính: %)
Từ 3 đến 6 năm Từ 6 đến 10 năm
(Nguồn PVI Thăng Long)
Giảm phí bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm thường áp dụng chính sách giảm phí
cho khách hàng trong những trường hợp như khách hàng tham gia bảo hiểm với
số lượng lớn, khách hàng lâu năm hay khách hàng thực hiện tốt việc đề phòng
hạn chế tổn thất Ngoài ra tùy thuộc vào hình thức tham gia miễn thường có khấu
trừ hay miễn thường không khấu trừ mà các doanh nghiệp giảm phí tương ứng
cho khách hàng
Chẳng hạn như PVI Thăng Long trong trường hợp không có tổn thất, khiếu nại
Trang 132 năm liên tục có thể giảm 15%
3 năm liên tục có thể giảm 20%
B ng1.4 M c mi n th ảng 1.1 Tỷ lệ giá trị tổng thành cho tất cả các loại xe con và ức miễn thường không khấu trừ tối thiểu áp dụng ễn thường không khấu trừ tối thiểu áp dụng ường không khấu trừ tối thiểu áp dụng ng không kh u tr t i thi u áp d ng ất cả các loại xe con và ừ tối thiểu áp dụng ối thiểu áp dụng ểu áp dụng ụng
cho các lo i xe: ại xe con và
stt Loại xe\ mục đích sử dụng Mức miễn thường không khấu trừ tối
thiểu đối với tổn thất bộ phận
1 Ô tô không kinh doanh 0.5 triệu đồng/ vụ tổn thất
2 Ô tô kinh doanh vận tải 01 triệu đồng/ vụ tổn thất
(Nguồn PVI Thăng Long) Đối với tổn thất toàn bộ thực tế hay tổn thất toàn bộ ước tính thì không áp
dụng mức miễn thường có khấu trừ này khi tính toán
Trong trường hợp áp dụng mức miễn thường có khấu trừ, phí bảo hiểm được
giảm tương ứng như sau:
Bảng1.5 Tỷ lệ giảm phí khi áp dụng mức miễn thường có khấu trừ
Trang 14Hoàn phí: Đối với những xe đóng phí cả năm nhưng vì một lý do nào đó chỉ hoạt
động một số tháng trong năm, thì chủ xe chủ xe sẽ được hoàn lại phí
Phí
hoàn lại =80% x
Mứcphí cảnăm
x
Số tháng xe không hoạt động trong
năm 12Trong trường hợp PVI yêu cầu hủy bỏ hợp đồng / GCN bao hiểm thì chủ xeđược hoàn lại 100% phí bảo hiểm của thời gian còn lại
1.3 Quản lý chi phí bồi thường trong bảo hiểm VCXCG
1.3.1 Khái niệm
Chi phí của DNBH được định nghĩa là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phảichi, phải trích trong kỳ (thường là 1 năm) bao gồm: chi phí hoạt động kinhdoanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí cho các hoạt động khác
1.3.1.1 Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm
Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm là khoản chi bằng tiền và các khoảntrích để trực tiếp thực hiện sản xuất dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm trong kỳ kinhdoanh của DNBH sau khi trừ đi các khoản phải thu để giảm chi
Theo mục đích và công dụng của chi phí, chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
Chi bồi thường, bao gồm:
- Chi bồi thường bảo hiểm gốc
- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm
Chi hoa hồng bảo hiểm
Chi trích lập dự phòng nghiệp vụ
Chi giám định tổn thất
Trang 15 Chi quản lý đại lý
Chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm
Chi đòi người thứ ba
Ngoài các khoản chi trên còn có các khoản chi, khoản trích khác theo quy định của pháp luật Ở Việt Nam hiện nay, hàng năm trích 5% tổng phí bảo hiểm cháy nổ, bắt buộc đóng góp cho công tác phòng cháy chữa cháy, trích tối thiểu 2% tổng phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ XCG để đóng góp vào quỹ tuyên truyền và bảo đảm an toàn giao thông
Do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các khoản thu để giảm chi phát sinh trong kỳ gồm:
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm:
- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn
- Thu hàng đã xử lý bồi thường 100%
Các khoản tiền này làm giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc
1.3.1.3 Chi quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí cho việc quản lý điều hành, quản lý kinh doanh chung, quản lý hành chính và phục vụ chung khácliên quan hoạt động của DNBH Bao gồm các khoản chủ yếu là: chi phí nhân
Trang 16viên quản lý, chi phí vật tư quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi khấu hao tài sản cố định dùng trong quản lý, chi trích dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi dịch
vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, thuế và các khoản phí, lệ phí, lãi vay
1.3.1.4 Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính là toàn bộ khoản chi cho các hoạt động tài chính của DNBH trong kỳ, bao gồm: chi phí cho thuê tài sản, chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay; chi, trích khác theo quy định của pháp luật
1.3.1.5 Chi phí hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác là những khoản chi cho những hoạt động xảy ra không thường xuyên của DNBH trong kỳ Chi phí hoạt động khác bao gổm: chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố đinh; chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được; chi, trích các khác theo quy định của pháp luật
1.3.2 Chi phí bồi thường
1.3.2.1 Khái niệm
Chi phí bồi thường là khoản tiền mà DNBH trả trực tiếp theo cam kết trên HĐBH gốc và tái bảo hiểm Đây là khoản chi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất trong tổng chi phí, bao gồm:
Chi bồi thường bảo hiểm gốc: là khoản tiền mà DNBH chi trả trực tiếp cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm khi xảy ra những sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của các HĐBH gốc
Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm: là khoản chi mà DNBH phải trả cho công
ty nhượng tái bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm khi xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm nhận tái bảo hiểm
Trang 17Trong trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính, sự kiện bảo hiểm xẩy ra có liên quan đến lỗi của bên thứ ba, hoặc HĐBH có nhượng tái thì sau khi bồi thường cho NĐBH sẽ có các khoản thu giảm chi bồi thường như sau:
Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm: khi có tổn thất xẩy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, DNBH phải có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho bên tham gia bảo hiểm Nhưng nếu HĐBH này đã được tái bảo hiểm thì DNBH sẽ được công ty nhận tái bảo hiểm trả một phần số tiền đã bồi thường theo cam kết trong hợp đồng tái bảo hiểm Khoản tiền này làm giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc
Thu đòi người thứ ba bồi hoàn: theo nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm, nếu tổn thất xẩy ra có liên quan đến trách nhiệm của bên thứ ba bảo hiểm vẫn bồi thường tổn thất đó nhưng sẽ thế quyền người được bảo hiểm đòi bên thứ ba Khoản thu này cũng làm giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc
Thu hàng đã xử lý bồi thường 100%: Trong kinh doanh bảo hiểm, nếu có tổn thất toàn bộ (bao gồm cả tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính) thuộc phạm vi bảo hiểm, DNBH bồi thường 100% giá trị thiệt hại và giá trị còn lại của đối tượng bảo hiểm (giá trị hàng đã xử lý bồi thường 100%) thuộc về DNBH Đây cũng là khoản thu giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc
1.3.2.2 Ý nghĩa của chi phí bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Chi bồi thường là khoản chi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí của DNBH do đó, đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng Cụ thể là:
Trang 18- Xét trên góc độ pháp lý, Bảo hiểm là một thỏa thuận qua đó người tham gia bảo hiểm cam kết trả cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho mình hoặc cho người thứ ba Ngược lại, công ty bảo hiểm cam kết trả một khoản tiền bồi thường khi có rủi ro xẩy ra và gây tổn thất Như vậy, chi bồi thường là nghĩa vụ thực hiện cam kết của DNBH đối với khách hàng của mình và khách hàng chỉ thực sự sử dụng sản phẩm bảo hiểm khi họ được bồi thường
- Do chu trình tính toán đảo ngược nên nếu rủi ro xẩy ra với tần suất hoặc quy
mô lớn dự kiến thì DNBH có thể thua lỗ và ngược lại nếu rủi ro xẩy ra với tầnsuất hoặc quy mô nhỏ thì doanh nghiệp có lãi Như vậy, Kết quả của hoạt động kinh doanh bảo hiểm phụ thuộc rất lớn vào chi bồi thường
- Cũng xuất phát từ chu kỳ tính toán đảo ngược một đặc thù trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là phải trích lập dự phòng bồi thường Số liệu về chi bồithường luôn là cơ sở đầu tiên cung cấp cho DNBH những thông tin từ đó xác định đúng khoản dự phòng cần xác lập
- Phân tích cơ cấu chi bồi thường là cơ sở quan trọng giúp các doanh nghiệp xây dựng mức phí bảo hiểm hợp lý, xây dựng kế hoạch kinh doanh, và sử dụng các công cụ quán lý thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao
- Ngoài ra chi bồi thường còn có ý nghĩa xã hội to lớn Thực chất của bảo hiểm
là phân phối lại thu nhập một cách không đồng điều, do đó không phải ai tham gia bảo hiểm cũng được bồi thường Khi gặp rủi ro, người tham gia bảo hiểm sẽ có một chỗ dựa vật chất để vượt qua những khó khăn ban đầu từ đó làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội
Kết luận, Như vậy chi bồi thường đúng, đủ là rất quan trọng vì: Nó vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm và lợi ích xã hội
Trang 19của toàn xã hội, điều này góp phần khẳng định tính hiễn hữu của sản phẩm bảo hiểm Không nhưng thế, chi bồi thường đúng, đủ còn đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho DNBH.
1.3.2.3 Đặc điểm của chi phí bồi thường
Phát sinh sau khi thu phí
Do chu trình kinh doanh đảo ngược tức là doanh thu phát sinh trước chi phí phát sinh sau nên như đã nói ở trên chi bồi thường là nghĩa vụ của DNBH thực hiện lời cam kết đối với khách hàng của mình chỉ khi nào sự kiện bảo hiểm xẩy ra và
sự kiện bảo hiểm xẩy ra sau thời điểm thu phí nên không phải khách hàng nào cũng được bồi thường
DNBH chỉ bồi thường cho những tổn thất và chi phí thuộc phạm vi bảo hiểm
Hoạt động kinh doanh của các DNBH vì mục tiêu lợi nhuận Do đó, họ cũng có nguy cơ gặp rủi ro khi nhận bảo hiểm cho khách hàng Vì vậy DNBH chỉ chấp nhận bồi thường cho khách hàng trong những trường hợp nhất định, cáctrường hợp loại trừ tức là không thuộc phạm vi bảo hiểm được DNBH quy định
rõ trong HĐBH hoặc các quy tắc bảo hiểm Không những thế thời gian tham gia bảo hiểm luôn được các bên quy định rõ ràng trong HĐBH là cơ sở để doanh nghiệp xác định mưc phí mà khách hàng phải nộp cũng như trách nhiệm của DNBH Do đó, DNBH chỉ bồi thường khi vẫn còn thời hạn bảo hiểm
Xác định chí phí bồi thường
Chi phí bồi thường bao gồm STBT và các khoản chi phí phát sinh hợp lý Trong đó việc xác định STBT phụ thuộc vào: STBH, giá trị thiệt hại thực tế, mức miễn thường Và được tính cụ thể như sau:
Trang 20 Bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc ước tính.
Xe bị coi là tổn thất toàn bộ hoặc toàn bộ ước tính khi bị cướp, bị mất cắpsau 60 ngày không tìm lại được, hoặc chi phí sửa chữa thực tế của xe vượt quá75% giá trị thực tế của xe tại thời điểm xảy ra tổn thất
- Nếu STBH ≤ GTBH, thì STBT = STBH ghi trên GCNBH
- Nếu STBH ≥ GTBH thì STBT bằng giá trị thực tế của xe khi xảy ratổn thất
Trong trường hợp mất cắp mà sau khi bồi thường tìm thấy xe và chủ xemuốn chuộc lại thì phải có sự thỏa thuẫn giữa hai bên Đối với tổn thất toàn bộthực tế hoặc toàn bộ ước tính thì không áp dụng mức miễn thường có khấu trừ
Bồi thường tổn thất bộ phận.
- Nếu xe được bảo hiểm dưới giá trị
STBT = Giá trị thiệt hại thực tế x STBH
GTBHGiá trị thực tế của xe được xác định là giá trị thực tế tại thời điểm tham giábảo hiểm
- Nếu xe được bảo hiểm với STBH ngang giá trị hoặc trên giá trị thực tếcủa xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì
STBT = Giá sửa chữa/ thay thế
Nhưng không vượt quá STBH
Trang 21- PVI bồi thường chi phí sơn lại xe nếu trên 50% diện tích sơn của xe bị hưhỏng do tai nạn.
Trong trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm có áp dụng mức miễn thường có khấu trừ thì:
Số tiền phải bồi thường = STBT – mức miễn thường
Bảo hiểm trùng
Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe theo nhiều đơn bảo hiểm có cùngthời hạn bảo hiểm và tổng GTBH lớn hơn giá trị thực tế xe tại thời điểm thamgiá thì khi tổn thất xẩy ra tổng STBT mà chủ xe nhận được ở tất cả các đơn bảohiểm chỉ có thể đúng bằng thiệt hại thực tế Thông thường, các công ty bảo hiểmgiới hạn mức trách nhiệm của mình theo tỷ lệ giữa STBH ghi trong GCNBH vớitổng STBH ghi trong tất cả các đơn bảo hiểm
Ngoài ra khi tính toán STBT còn phải lưu ý:
- Khi tai nạn xẩy ra làm tổn thất toàn bộ một bộ phận hay một tổngthành và chủ xe phải thay mới thì phải xác định STBT tại thời điểm trước khixẩy ra tai nạn, tức là phải trừ đi khấu hao đã sử dụng Nếu tai nạn xảy ra trướcngày 16 của tháng, tháng đó không tính khấu hao, nếu tai nạn xẩy ra sau ngày
16 sẽ phải tính khấu hao cho tháng đó
- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị nhưng chỉ bảohiểm cho một bộ phận hoặc tổng thành xe thì STBT dựa trên cơ sở giá trịthiệt hại thực tế của tổng thành đó và bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe của bộphận hay tổng thành tham gia bảo hiểm
Trang 22Ví dụ: Xe ô tô trị giá 400 triệu tham gia bảo hiểm tổng thành thân vỏ, (giả
định khấu hao = 0) tổng thành thân vỏ chiếm 53,5% gặp tai nạn
- Trường hợp xe bị tổn thất toàn bộ, giá trị thiệt hại thực tế = 400trthì:
Các khoản chi phí phát sinh hợp lý là các khoản chi sau:
- Chi ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các nguyên nhân thuộc phạm vi bảo hiểm
- Chi bảo vệ và đưa xe đến nới sửa chữa gần nhất
- Chi giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí bồi thường
1.3.3.1 Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm
Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ quyết định STBT của doanh nghiệp Theo nguyên tắc bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, STBT luôn bé hơn hoặc bằng giá tri bảo hiểm trừ trường hợp tham gia bảo
Trang 23hiểm theo hình thức trên giá trị Do đó xác định chính xác giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm có vai trò quan trọng trong công tác chi trả bồi thường cho khách hàng cũng như công tác quản lý chi bồi thường của DNBH.
Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm được xác định dựa trên các yếu
tố sau:
Mức độ thiệt hại thực tế: Thông thường phí bảo hiểm được xác định dựa
vào xác suất rủi ro tính theo số liệu thống kê trong quá khứ Tuy nhiên STBT phát sinh lại phụ thuộc vào mức độ thiệt hại thực tế xẩy ra trong năm nghiệp vụ
do đó mức độ thiệt hại thực tế có thể cao hơn mức dự đoán do có nhiều yếu tố khách quan không lường trước được tác động, làm cho mức rủi ro tăng lên cả về mức dộ thiệt hại bình quân một vụ và số vụ tổn thất dẫn đến chi phí bồi thường tăng cao hơn so với dự kiến Ngược lại, mức độ thiệt hại thực tế cũng có thể thấphơn mức dự đoán của DNBH từ đó làm giảm chi phí bồi thường Đây là một nhân tố mang tính chất khách quan mà DNBH không kiểm soát được chính vì vậy khi quản lý chi bồi thường DNBH phải đặc biệt chú ý đến nhân tố này nhằm điều chỉnh mức phí bảo hiểm hợp lý
Phạm vi bảo hiểm: phạm vi bảo hiểm thể hiện giới hạn trách nhiệm của
DNBH về phạm vi rủi ro được bảo hiểm Phạm vi không gian và thời gian, phạm
vi STBH Như vậy phạm vi bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến STBT hoặc chi trảbảo hiểm Phạm vi bao hiểm càng rộng thì mức độ thiệt hại thực tế của đối tượngbảo hiểm thuộc trách nhiệm bảo hiểm càng lớn và ngược lại
Trang 241.3.3.2 Công tác đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất
Đây là nhân tố có tính chủ quan ảnh hưởng lớn đến STBH chi trả hoặc bồithường của các DNBH Nếu làm tốt công tác này mức độ thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ giảm Từ đó STBT hay chi trả bảo hiểm cũng giảm
Tuy nhiên không phải lúc nào DNBH cũng đạt được hiệu quả tốt nếu làm tốt công tác đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất Vì trên thực tế STBT hay chi trả bảo hiểm giảm có thể lớn hơn hoặc bé hơn chi phí mà DNBH bỏ ra để thực hiện công tác này Do đó, DNBH cần có những lựa chọn đúng đắn và hợp lý khi sử dụng các công cụ đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất
1.3.3.3 Tình hình trục lợi bảo hiểm
Trục lợi bảo hiểm là hành vi của người tham gia bảo hiểm cố tình gian dối, lừa đảo, có thể có chủ ý ngay từ đầu khi tham giam bỏ hiểm hoặc phát sinh sau khi dã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ DNBH mà đáng lý họ không được hưởng Trục lợi bảo hiểm còn được quan niệm là gian lận trong bảo hiểm Trên thế giới hiện tượng này được biết đến như một vấn đề nhức nhối đối với DNBH Nhiều DNBH đã phải bỏ ra rất nhiều tiền
để khắc phục vấn nạn trục lợi bảo hiểm song theo thời gian số vụ trục lợi ngày càng gia tăng và với hình thức ngày càng tinh vi hơn
Các hình thức trục lợi thường thấy như: hợp lý hóa ngày giờ xẩy ra tai nạn
và HĐBH; thay đổi nguyên nhân và các tình tiết quan trọng của vụ án; lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần; lập hiện trường giả hành vi trục lợi có thể do nguyên nhân
có thể chỉ do phía khách hàng cũng có thể có sự tham gia của các cơ quan chức năng có liên quan thậm chí là do từ phía cán bộ của DNBH
Trang 25Tình hình trục lợi diễn biến phức tạp làm tăng chi bồi thường của DNBH, đồng thời còn ảnh hưởng xấu đến uy tín hình ảnh của DNBH và đạo đức xã hội.
1.3.3.4 Công tác GĐBT
Công tác GĐBT ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí bồi thường của DNBH Việc xác định đúng, đủ STBT vừa đảm bảo uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng đồng thời tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho doanh nghiệp Ngoài ra, công tác GĐBT còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống trục lợi bảo hiểm vì nếu các GĐV có năng lực quy trình GĐBT củaDNBH kín kẽ thì sẽ dễ dàng phát hiện các hành vi trục lợi của người tham gia bảo hiểm từ đó có biện pháp ngăn chặn đồng thời sẽ hạn chế được rất nhiều các khoản chi bồi thường sai
1.2.3.5 Công tác đòi bên thứ ba và giải quyết bảo hiểm trùng
Các khoản thu giảm chi thu được từ công tác đòi bên thứ ba là khoản thu được các DNBH thực hiện thu ở giai đoạn cuối cùng của quy trình giám định, bồi thường Thu đòi người thứ ba bồi hoàn tuy không phải là khoản lớn so với tổng chi bồi thường nhưng nếu DNBH quản lý tốt khoản này không những đảm bảo chi bồi thường đúng, đủ mà còn góp phần nâng cao trách nhiệm của những người tham giao thông
Thêm vào đó, việc giải quyết bảo hiểm trùng cũng là một trong những biện pháp ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng và từ đó cũng phần nào giảm chibồi thường của doanh nghiệp nói chung và của toàn thị trường nói riêng Tuy nhiên, việc này cần thiết phải có sự phối hợp giữa các DNBH ngay từ khi cấp đơn bảo hiểm nhưng do yếu tố cạnh tranh, thông thường các DNBH vẫn không thiện chí hợp tác với nhau lắm
Trang 261.3.4 Quản lý chi phí bồi thường
1.3.4.1 Vai trò của công tác quản lý chi phí bồi thường
- Kinh doanh bảo hiểm là ngành kinh doanh dịch vụ, do hoạt động kinh doanh bảo hiểm có “sự đảo ngược của chu kỳ kinh doanh” tức là doanh thu phát sinh trước và chi phí phát sinh sau do đó việc quản lý chi phí phải thật chặt chẽ mới đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng đồng thời tiết kiệm, tránh thất thoát và cân đối thu chi và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Trong cơ cấu tổng chi phí thì chi phí bồi thường luôn chiếm tỷ trọng lớn nên quản lý chi phí bồi thường hiệu quả là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi phí nói chung
- Ngày nay, các đơn vị rủi ro có STBH tương đối lớn, các rủi ro xẩy
ra mang tính thảm họa thường xuyên hơn, phạm vi bảo hiểm ngày càng được mởrộng do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, đặc biệt là chi bồi thường Quản lý chi phí bồi thường nói riêng và quản lý chi phí kinh doanh nói chung là một biện pháp giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ phá sản khi có những biến cố lớn xẩy ra đồng thời nâng cao được uy tín của DNBH
- Thị trường bảo hiểm luôn cạnh tranh gay gắt, thị phần của các doanh nghiệp luôn biến động do đó biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của DNBH trên thị trường bảo hiểm một cách dài hạn là đem lại cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao và giá cả hợp lý Để làm được điều này, quản lý chi bồithường đóng vai trò quan trọng, chi đúng, đủ để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, tránh trục lợi, tham ô, và là cơ sở giảm hoặc không tăng phí bảo hiểm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng các dịch vụ gia tăng
Trang 27- Quản lý tốt chi phí bồi thường là điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận kinh doanh từ đó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngày càng phát triển vì có cơ hội tăng các khoản trích quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn chủ sở hữu , đặc biệt với những DNBH đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì đây là cơ hội để họ thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tưcũng như dễ dàng lựa chọn được đối tác nước ngoài chiến lược để tăng cường năng lực kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
1.3.4.2 Biện pháp quản lý chi phí bồi thường
Công tác thống kê, định phí
Xây dựng biểu phí hợp lý và làm tốt công tác thống kê bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp DNBH có được nguồn dự phòng đủ lớn để trangtrải cho những khoản chi bồi thường bất thường phát sinh khi tình hình tổn thất biến động lớn làm tăng mức thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm trong năm nghiệp vụ Ngoài ra, làm tốt công tác thống kê là nguồn tài liệu quan trọng cung cấp cho các định phí viên cơ sở để có sự điều chỉnh phí bảo hiểm phù hợp cho từng loại hình sản phẩm từ đó có thể hạn chế được đặc tính “chu trình tính toán ngược” của sản phẩm bảo hiểm
Công tác đánh giá rủi ro ban đầu
Đánh giá rủi ro khi nhận bảo hiểm nằm trong khâu khai thác bảo hiểm khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai nghiệp vụ, công việc chính của các cán bộ khai thác trong khâu này là nhận yêu cầu bảo hiểm của khách hàng, kiểm tra thông tin mà khách hàng cung cấp về giá trị, các thông số kỹ thuật của đối tượng bảo hiểm, về mục đích sử dụng nhằm đánh giá chính xác xác suất rủi
Trang 28ro của đối tượng bảo hiểm từ đó xem xét có nên chấp nhận bảo hiểm hay không,mức phí bao nhiêu là hợp lý, phát hiện kịp thời các trường hợp có ý định trục lợibảo hiểm và đề ra các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất phù hợp để giảm bớt tổn thất từ đó góp phần giảm chi bồi thường cho DNBH
Thông thường chi phí cho công tác đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm trước khi nhận bảo hiểm không lớn nhưng lại mang lại hiệu quả cao cho công tác quản
lý chi bồi thường
Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Đề phòng và hạn chế tổn thất là nhân tố góp phần quan trọng hạn chế tổn thất từ đó hạn chế chi bồi thường cho DNBH Có thể DNBH tự thực hiện hoặc kết hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan như ngành giao thông vận tải, công an, giáo dục để thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Theo thông tư 156/2007/TT-BTC khoản 2 mục VI mức chi đề phòng hạnchế tổn thất không quá 2% số phí bảo hiểm thực tế thu trong năm tài chính Hàng năm trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đóng góp cho công tác phòng cháy chữa cháy, trích tối thiểu 2% tổng phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ XCG để đóng góp vào quỹ tuyên truyền và bảo đảm an toàn giao thông
Công tác đề phòng và hạn chế trục lợi bảo hiểm
Trục lợi là một nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi bồi thường.Thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế trục lợi bảo hiểm là một yêu cầu thiết yếu của các DNBH để hạn chế chi bồi thường các DNBH có thể đề phòng hạn chế trục lời bằng cách: quản lý hồ sơ khách hàng, hồ sơ bồi thường một cách chặt chẽ, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để hỗ trợ công tác quản lý,
Trang 29xây dựng các quy trình quản lý rủi ro cho từng loại nghiệp vụ, từng sản phẩm bảo hiểm.
kẽ hở dẫn đến trục lợi bảo hiểm
Công tác cán bộ
Nâng cao chất lượng cán bộ khai thác, giám định, hay GQBT bằng cách lựa chọn các cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt, thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, có chính sách đãi ngộ hợp lý, bêncạnh đó bộ phận quản trị nhân lực còn phải có những biện pháp giám sát hợp lý, đánh giá chéo và tự đánh giá của các nhân viên trong DNBH tăng tính minh bạch
và hạn chế được những trường hợp trục lợi có sự tham gia của các cán bộ bảo hiểm
1.3.4.3 Kết quả và hiệu quả quản lý chi phí bồi thường
Để đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác quán lý chi phí bồi thường, các chỉ tiêu thường được sử dụng bao gồm:
Trang 30công tác quản lý chi phí bồi thường của DNBH Cụ thể các chỉ tiêu thường được
và ngược lại
Đánh giá Công tác GĐBT
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công tác GĐBT và chi trả bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới danh tiếng, uy tín và hình ảnh của DNBH trong tâm trí khách hàng đồng thời làm tăng tính hữu hình cho sản phẩm bảo hiểm Nếu khâu này được thực hiện tốt khách hàng sẽ tin tưởng và
có ấn tượng tốt hơn về doanh nghiệp từ đó góp phần đẩy mạnh việc khai thác sảnphẩm bảo hiểm Trong đó, Giám định luôn là khâu cơ sở để thực hiện bồi
Trang 31thường Qua khâu giám định DNBH sẽ đánh giá được những tổn thất đó có thuộcphạm vi bảo hiểm không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu.
Để đánh giá tình hình giám định tổn thất và bồi thường thường dùng các chỉ tiêu sau:
Tổng chi giám định tổn thất trong kỳ của DNBH
Tỷ lệ chi giám định tổn thất so với tổng STBT thực tế hoặc số vụ tổn thất thực tế
Tỷ lệ bồi thường trong kỳ
Tỷ lệ bồi thường
Tổng số tiền chi bồi thường trong kỳ Tổng doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khai thác được một đồng doanh thu thì DNBH phải
bỏ ra bao nhiêu phần trăm trong đó cho bồi thường hay chi trả bảo hiểm Chỉ tiêunày càng thấp thì phần nào nói lên được công tác quản lý chi bồi thường đượcDNBH thực hiện tốt
Tỷ lệ chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ
Trang 32DNBH đã quản lý tốt khoản chi bồi thường hoặc cơ cấu khoản chi khác ngoàichi bồi thường đã tăng lên
Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại bồi thường
Tổng số vụ khiếu nại đòi GQBT trong kỳ
Số vụ khiếu nại được GQBT trong kỳ
STBT bình quân mỗi vụ khiếu n i ạn chế tổn thất
Stbt bình quân
Tổng stbt cho các vụ khiếu nại
Đã được giải quyết trong kỳ
Số vụ khiếu nại đã được giải Quyết bồi thường trong kỳ
Hiệu quả khâu này đánh giá theo công thức:
H (gd) = K (gd)/C(gd)
H (gd): hiệu quả giám định và bồi thường trong kỳ
K (gd): kết quả giám định, bồi thường trong kỳ (số vụ tai nạn/rủi ro đã giám định hoặc bồi thường trong kỳ; số khách hàng được bồi thường trong kỳ
C (gd): tổng chi giám định, bồi thường
Các chỉ tiêu phản ánh về tình hình trục lợi bảo hiểm:
Số vụ khiếu nại bồi thường sai sót trong kỳ: những sai sót trong công tácGĐBT như bồi thường khi chưa thu thập đủ số liệu, chứng từ; bồi thường vượtquá STBH; bồi thường khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ bảo hiểm…
Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kì
Tỷ lệ bồi
Số vụ bồi thường sai sót trong kỳ
Số vụ khiếu nại đã được giải quyết
Trang 33
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ BỒI
THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI PVI THĂNG LONG
2.1 Giới thiệu chung về PVI Thăng Long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
a) Giới thiệu về Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
- Tên gọi Công ty :TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
DẦU KHÍ VIỆT NAM
- Tên giao dịch đối ngoại : Petrovietnam Insurance Joint stockCorporation
Trang 34- Tên viết tắt : PVI
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) được thành lậptheo quyết định số 42 GP/KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ tài chính từ loại hìnhCông ty 100% vốn nhà nước Tổng Công ty cổ phần với cổ đông chính là Tậpđoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn chiếm 59,48% vốn điều lệ), cóphạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài
PVI được đánh giá là Công ty dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Namtrong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp và là một trong ba nhà bảo hiểm hàng đầuViệt Nam
Kết quả doanh thu phí của PVI giai đoạn 2006-2008 được thể hiện ở bảng 2.1
Trang 35Bảng 2.1 Doanh thu của PVI trong giai đoạn 2006-2008.
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của PVI)
Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy doanh thu của PVI không ngừng tăngtrưởng: Năm 2006 mức doanh thu thực hiện đạt 1300 tỉ đồng, tăng 70% so vớinăm 2005; lợi nhuận trước thuế đạt 62 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước 102 tỉđồng Quy mô vốn cũng không ngừng tăng lên: Vốn điều lệ là 500 tỉ đồng trongnăm 2006, đến năm 2007 tăng lên 950 tỷ đồng Năm 2008, Tổng Công ty công
bố những chỉ tiêu cực kỳ ấn tượng:
- Doanh thu đạt 2695 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2007
- Quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 657.542.688.182đ (Sáu trăm năm mươi bảy
tỷ, năm trăm bốn mươi hai triệu, sáu trăm tám mươi tám nghìn, một trăm tám mươi hai đồng).
- Tổng tài sản đạt 4.918.360.768.187đ (Bốn nghìn chín trăm mười tám tỷ,
ba trăm sáu mươi triệu, bảy trăm sáu mươi tám nghìn, một trăm tám mươi bảy đồng)
- Vốn điều lệ năm 2009 là 1.035,5 tỉ đồng, kế hoạch sẽ tăng lên 2000 tỷ
đồng vào năm 2010
Trang 36- Các sản phẩm BH phát triển ổn định, doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1.984
tỷ đồng, tăng trưởng 129%, nghiệp vụ có số thu cao là Năng lượng 448 tỷ ,XCG 393 tỷ, kỹ thuật 354 tỷ Các nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao sovới năm trước là BH Con người 221%, trách nhiệm 213%, XCG 176%.Tuy vậy, năm 2008 PVI chỉ mới hoàn thành gần 85% kế hoạch năm chỉđạt được 2.695 tỷ, trong đó kế hoạch là 3.158 tỷ
PVI đã tiến hành ký hợp tác toàn diện, Hợp đồng dài hạn với các đối táclớn như: Nhà thầu BP (Anh), UNOCAL (Mỹ), Petronas (Malaysia) các đơn vịthành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhằm củng cố mối quan hệvới khách hàng, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế thươnghiệu
PVI cũng tự hào về đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyênmôn cao, được đào tạo chuyên sâu, Đặc biệt, hàng năm PVI đều cử một sốCBCNV đi đào tạo dài hạn, chuyên sâu tại Học Viện Bảo Hiểm Hoàng Gia Anh,Học Viện Bảo Hiểm Malaysia
Năm 2002, Công ty đã được cấp chứng chỉ Quacert ISO 9001:2000 Đặcbiệt, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba,vào tháng 9 năm 2005, được trao tặng giải thưởng Sao vàng đất Việt và tháng7/2007 được nhận Cúp vàng Thương hiệu mạnh Tháng 10/2007 là một trong
100 đơn vị xuất sắc được tặng giải thưởng Sao Vàng Đất Việt Các đồng chíLãnh đạo PVI được nhận các danh hiệu: Cúp vàng Doanh nhân Tâm tài, CúpDoanh nhân Asean Đây là minh chứng cho niềm tin sâu sắc của nhà đầu tư vàothương hiệu mang tên PVI
Trang 37Với phương châm “Trung thành, tận tụy với khách hàng”, các dịch vụ
bảo hiểm của PVI luôn được khách hàng đánh giá là có chất lượng tốt, độ an toàn cao, phí bảo hiểm cạnh tranh Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, PVI sẽphải tiếp tục đối mặt với những thách thức do khủng hoảng kinh tế vẫn chưa kết thúc, tiến trình mở cửa thị trường theo cam kết với WTO, đồng thời là do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và nước ngoài Nhưng với sức mạnh nội tại cộng với một chiến lược phát triển dài hạn PVI sẽ tiếp tục khẳng định là một thương hiệu vững mạnh trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới
b) PVI Thăng Long
Tên giao dịch: Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long (PVI Thăng Long)
Tên giao dịch tiếng Anh: Petro Viet Nam Insurance Thăng Long
- Địa chỉ: Số 10 Trần Phú, Hà Đông, Hà Tây
Năm 2004, chuyển Chi nhánh phía Bắc vào 78 Trần Phú, Hà Đông
Cuối năm 2005, chuyển Chi nhánh phía Bắc vào số 10, Trần Phú, Hà Đông
và đổi tên thành Chi nhánh Công ty BHDK khu vực Tây Bắc
Tháng 4/2007, đổi tên Chi nhánh BHDK khu vực Tây Bắc thành Công tyBHDK khu vực Tây Bắc
Trang 38Ngày 24/08/2007, đổi tên thành Công ty BHDK Thăng Long theo quyếtđịnh số 503/QĐ - PVI ngày 25/07/2007 của Hội đồng quản trị PVI
Với nhiệm vụ kinh doanh được Tổng công ty giao khai thác, cung cấp cácdịch vụ bảo hiểm trong và ngoài ngành Dầu khí, trải qua gần 8 năm hoạt động,được sự hậu thuẫn rất lớn từ Tổng công ty, PVI Thăng Long đã khẳng định được
vị thế và uy tín của mình không những đối với các công ty thành viên trong tổngcông ty mà cả trên thị trường bảo hiểm phía Bắc
- PVI Hùng Vương được thành lập theo quyết định số 1121/QĐ-PVI củaHội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần BHDK Việt Nam ngày 04/12/2007.Theo quyết định số 625/QD-PVI ngày 21/5/2008 PVI Hùng Vương là PVI địaphương, đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cổ phần BHDK Việt Nam, hạch toánphụ thuộc và được Tổng công ty giao cho Công ty PVI Thăng Long quản lý vàđiều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh
- Khu vực thị trường đảm nhận: Thực hiện khai thác bảo hiểm ngoài ngànhtại 13 tỉnh thành Tây Bắc Việt Nam, bao gồm: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình,Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang, BắcNinh
BHDK Thăng Long cũng như các đơn vị thành viên khác của PVI khôngtiến hành hoạt động tái bảo hiểm và hoạt động đầu tư mà tập trung ở Tổng công
ty Tuy nhiên, PVI Thăng Long có quyền giới thiệu các nhà nhận tái bảo hiểmcho Tổng công ty
- Trong hoạt động khai thác bảo hiểm, Tổng Công ty có phân cấp khaithác, tùy vào năng lực kinh doanh cụ thể từng năm mà PVI Thăng Long đượccấp đơn với mức phân cấp nhất định Theo đó hạn mức trách nhiệm được phânchia cụ thể theo từng nghiệp vụ và những trường hợp đặc trưng của các nghiệp
Trang 39vụ đó Khi gặp những trường hợp vượt mức trách nhiệm, PVI Thăng Long phải
có văn bản gửi về Tổng Công ty để xin ý kiến và nhận sự chỉ đạo trực tiếp hoặcchuyển toàn bộ hồ sơ về Tổng Công ty
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long
PVI Thăng Long gồm có một ban giám đốc và 8 phòng ban Các phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ tương đương với các phòng tương ứng tại Tổng công ty
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức PVI Thăng Long
Tổng công tyBHDK
Trang 40Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Tổng Giám đốc (Trần Anh Tuấn) điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty Phó Giám đốc thứ nhất (Võ Xuân Phương) Được ủy quyền ký duyệt khai thác
cấp đơn, hợp đồng, giấy chứng nhận cho các phòng kinh doanh khu vực tại Hà Nội đối với tất cả các nghiệp vụ Bảo hiểm với mức trách nhiệm theo phân cấp của Công ty giao cho chi nhánh
Phó Giám đốc thứ hai (Trần Quang long) Thực hiện công việc theo ủy quyền
của Giám đốc, được ký duyệt khai thác cấp đơn đối với các nghiệp vụ Bảo hiểm XCG và bảo hiểm con người Được ký các đơn, hợp đồng, GCNBH mức tối đa
là 50% theo mức trách nhiệm phân cấp của Công ty đối với chi nhánh
Khối Quản lý
PVI Hùng Vương
Khối phòng
quản lý
Khối phòng KD
Khối phòng KD Khu vực
P
BH
kỹ thuật
P BH XCG
CN, QLDL
P
BH tài sản
P KDKVĐống đa
P KD
KV
Hà Đông
P.K
D
KV Lào Cai