tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex (pjico) giai đoạn 2003 - 2007

74 355 1
tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex (pjico) giai đoạn 2003 - 2007

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập Trường ĐHKTQD LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, các phương tiện sử dụng trong ngành giao thông vận tải cũng được cải tiến và ngày một phổ biến, cùng với nó là việc nâng cấp sở hạ tầng hoàn thiện, hiện đại hơn. Chính vì vậy việc đi lại, giao lưu, kinh doanh ngày càng thuận lợi. Trong các loại hình giao thông vận tải, giao thông đường bộ với những ưu điểm: thuận lợi, dễ dàng, là huyết mạch nối các vùng đất… được sử dụng phổ biến nhất. Song một thực tế cho thấy, khi hệ thống giao thông này hiện đại hơn, số lượng phương tiện gia tăng thì số vụ tai nạn xảy ra ngày càng nhiều. Khi tai nạn xảy ra để lại những thiệt hại về vật chất, con người gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của chủ xe, những bên liên quan và gián tiếp ảnh hưởng tới toàn xã hội. Với mục đích giúp các chủ xe khắc phục khó khăn, ổn định một phần nào đó về tài chính khi gặp rủi ro, tai nạn bất ngờ… từ đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội; bảo hiểm vật chất xe giới đã ra đời như một tất yếu khách quan. Trong những năm qua, với kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giỏi chuyên môn, tác phong làm việc chuyên nghiệp… nên khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe giới PJICO luôn luôn thu được những kết quả cao, những thành công lớn. Công ty liên tục trong nhiều năm liền giữ vị trí thứ 3 trên thị trường, doanh thu và lợi nhuận của nghiệp vụ không ngừng tăng lên qua các năm. Nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ bảo hiểm này tại PJICO cũng như để củng cố lại những kiến thức đã được học tập tại trường, trong thời gian thực tập tại PJICO em đã lựa chọn đề tài: “Tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe giới tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) giai đoạn 2003 - 2007” để nghiên cứu và làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 1 Chuyên đề thực tập Trường ĐHKTQD Bài viết của em ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về Bảo hiểm vật chất xe giới. Chương 2: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe giới tại PJICO giai đoạn 2003 – 2007. Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe giới tại PJICO trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Chính cùng các cán bộ, nhân viên văn phòng IV công ty bảo hiểm PJICO đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài viết này. Em rất mong sự đóng góp của thầy và các cán bộ, nhân viên bảo hiểm nơi em thực tập để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 2 Chuyên đề thực tập Trường ĐHKTQD CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE GIỚI 1.1. Tình hình tai nạn, thiệt hại về xe giới và sự cần thiết phải bảo hiểm vật chất xe giới: 1.1.1. Tình hình tai nạn, thiệt hại về xe giới ở nước ta hiện nay: Ngày nay, khi cuộc sống phát triển thì nhu cầu đi lại với các mục đích khác nhau của con người ngày một gia tăng. Để đáp ứng cho nhu cầu đó, các phương tiện và loại hình giao thông cũng ngày càng nhiều và đa dạng hoá về số lượng, hiện đại hoá về chất lượng, đặc biệt là các phương tiện giao thông đường bộ. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ở Việt Nam, số lượng phương tiện giao thông đường bộ trong những năm qua tăng khá nhanh. Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 1.1: Số xe giới tham gia giao thông đường bộ Việt Nam (2003 - 2007) Năm Ô tô So sánh với năm trước Mô tô So sánh với năm trước Tổng số Tăng (giảm) tuyệt đối Tăng (giảm) tương đối (%) Tăng (giảm) tuyệt đối Tăng (giảm) tương đối (%) 2003 675 000 - - 11 379 000 - - 12 054 000 2004 774 824 99 824 14,80 13 375 992 1 996 992 17,50 14 150 816 2005 891 104 116 280 15,00 16 086 644 2 710 652 20,30 16 977 748 2006 1 026 512 135 408 15,20 18 901 206 2 814 562 17,50 19 927 718 2007 1 183 260 156 748 15,30 22 350 676 3 449 470 18,20 23 533 936 (Nguồn: Báo cáo của uỷ ban an toàn giao thông) Với số lượng xe giới tăng khá nhanh. Nếu năm 2003 số lượng xe ô tô mới là 675 000 xe thì năm 2007 đã là 1 183 260 xe gấp 1,75 lần. Số lượng xe máy tăng nhanh hơn, năm 2003 mới chỉ là 11 379 000 xe thì năm 2007 đã là 22350 676 xe gấp 1,96 lần. Trong khi đó, với sự phát triển yếu kém và chậm chạp của sở hạ tầng Việt Nam đã không bắt nhịp kịp với nhu cầu sử dụng xe của người dân, dẫn đến số vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều. Cụ thể: Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 3 Chuyên đề thực tập Trường ĐHKTQD Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ Việt Nam (2003 - 2007) Năm Số vụ Số người chết Số người bị thương Thiệt hại vật chất xe Số vụ (vụ) So sánh với năm trước Số người chết (người) So sánh với năm trước Số người bị thương (người) So sánh với năm trước Thiệt hại vật chất xe (tỷ đồng) So sánh với năm trước Tăng (giảm) tuyệt đối Tăng (giảm) tương đối (%) Tăng (giảm) tuyệt đối Tăng (giảm) tương đối (%) Tăng (giảm) tuyệt đối Tăng (giảm) tương đối (%) Tăng (giảm) tuyệt đối Tăng (giảm) tương đối (%) 2003 27 121 - - 8 851 - - 26 256 - - 163 - - 2004 29 135 2 014 7,43 9 103 252 2,85 27 102 826 3,22 186 23 14,11 2005 29 083 - 52 - 0,18 11 214 2 111 23,19 28 326 1 224 4,52 221 35 18,81 2006 30 125 1 042 3,58 12 111 891 8,00 28 965 639 2,26 210 - 11 - 4,98 2007 31 273 1 148 3,81 12 834 723 5,97 29 273 308 1,06 225 15 7,14 ( Nguồn: Báo cáo của Uỷ ban An toàn giao thông ) Theo bảng số liệu trên, số vụ tai nạn giao thông hầu như không ngừng tăng lên qua các năm, kéo theo đó là những thiệt hại về vật chất và con người. Năm 2007 là 31 273 vụ tăng gấp 1,15 lần so với năm 2003; số người chết tăng gấp 1,45 lần; số người bị thương tăng gấp 1,11 lần và tỷ lệ này đối với thiệt hại vật chất xe là 1,38 lần. Riêng năm 2005 tuy số vụ tai nạn giao thông có giảm so với năm 2004 là 52 vụ nhưng những thiệt hại về vật chất và con người lại tăng lên đột biến: số người chết tăng 2111 người, số người bị thương tăng 1224 người và con số này với thiệt hại vật chất xe là 35 tỷ; điều đó chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn xảy ra trong năm này là rất cao. 1.1.2. Sự cần thiết phải bảo hiểm vật chất xe giới: Ngày nay, ở Việt Nam, khi điều kiện kinh tế của người dân ngày được nâng cao thì lượng xe giới được sử dụng ngày một tăng trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp. Do đó, rủi ro tai nạn đối với các chủ phương tiện khi tham gia giao thông luôn tiềm ẩn và thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hơn nữa, xe giớixe động khoẻ, tốc độ cao nên khả năng xảy ra tai nạn rất cao. Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 4 Chuyên đề thực tập Trường ĐHKTQD Từ số liệu thống kê qua các năm, nhận thấy số vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều với mức độ nghiêm trọng hơn qua mỗi năm, Bộ giao thông vận tải đã đi sâu tìm hiểu và đưa ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn gồm: - Lái xe phóng nhanh, vượt ẩu, say rượu, xử lý kém… - Xe hư hỏng, chưa sửa chữa mà vẫn lưu hành. - Đường xá quanh co, lắm đèo, nhiều dốc và không đảm bảo an toàn. - … Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do lái xe (chiếm khoảng 77,2%). Khi tai nạn giao thông xảy ra đã gây nên những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho chủ xe và người bị nạn: người tham gia giao thông bị tai nạn phải vào viện điều trị, thậm chí bị tử vong; phương tiện giao thông mà họ sử dụng bị hư hỏng phải sửa chữa thậm chí hư hỏng toàn bộ không thể sử dụng được nữa… Những điều đó ngoài việc gây tổn thất về tinh thần còn tạo nên sức ép lớn về mặt tài chính cho các chủ phương tiện. Có rất nhiều những biện pháp để đề phòng, hạn chế và khắc phục những tổn thất do tai nạn giao thông gây ra như: tuyên truyền về an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, dự trữ tiền để khắc phục tổn thất, tham gia bảo hiểm… Tuy nhiên, việc tham gia bảo hiểm được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Bảo hiểm giúp tạo nên sự an tâm cho các chủ xe giới khi tham gia giao thông, giúp đỡ khắc phục khó khăn cho chủ phương tiện khi rủi ro xảy ra; nhờ đó họ thể nhanh chóng ổn định tình hình tài chính, sớm hoà nhập trở lại với nhịp sống hàng ngày. Hơn nữa, đối với người Việt Nam xe giới là tài sản giá trị cao. Do đó, bảo hiểm vật chất xe giới ra đời là một tất yếu khách quan và việc mua sản phẩm bảo hiểm này là cần thiết đối với các chủ phương tiện. Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 5 Chuyên đề thực tập Trường ĐHKTQD 1.2. Vai trò của Bảo hiểm vật chất xe giới: Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe giới giữ một vai trò quan trọng trong việc hạn chế và khắc phục rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Cụ thể: Thứ nhất, góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện khi rủi ro xảy ra gây tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Khi tham gia giao thông không ai muốn rủi ro xảy ra nhưng rủi ro là ngẫu nhiên, không loại trừ bất cứ ai. Khi rủi ro xảy ra, thường để lại những hậu quả to lớn về con người và vật chất, gây ra những tổn thất về tài chính, làm gián đoạn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bảo hiểm thông qua công tác bồi thường nhanh chóng, kịp thời góp phần ổn định tình hình tài chính, tránh những xáo trộn lớn cho chủ phương tiện, giúp họ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn; đồng thời qua đó góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị nạn. Cần phải lưu ý rằng, nhà bảo hiểm cũng quy định những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm và khống chế hạn mức số tiền bồi thường để tránh trục lợi bảo hiểm đồng thời nâng cao trách nhiệm của chủ điều khiển phương tiện. Có thể nói, bảo hiểm xe giới đã góp phần tạo ra một tâm lý yên tâm, thoải mái cho các chủ xe, lái xe khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Thứ hai, tăng khả năng tự chủ về tài chính cho người tham gia bảo hiểm. Khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn chính là yếu tố quyết định sức mạnh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải trích ra một quỹ dự trữ đề phòng hạn chết tổn thất khi rủi ro xảy ra. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, ít phương tiện số tiền này không đáng kể. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp lớn, số lượng đầu xe nhiều thì quỹ dự trữ này sẽ chiếm một tỷ lệ khá lớn trong nguồn vốn sản xuất Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 6 Chuyên đề thực tập Trường ĐHKTQD kinh doanh. Nếu nguồn tiền này được đem để làm nguồn vốn lưu động trong kinh doanh sẽ đem lại sức mạnh to lớn cho doanh nghiệp, nhưng nó lại ở dạng dự trữ thì quả là sự lãng phí lớn. Khó khăn này sẽ được giải quyết thông qua các hợp đồng bảo hiểm. Thông qua các hợp đồng này, công ty bảo hiểm sẽ lập quỹ bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc “số đông bù số ít”. Nhờ đó, thay vì thành lập quỹ dự trữ riêng thì các chủ phương tiện thể yên tâm hoạt động nhờ quỹ bảo hiểm lớn hơn nhiều do rất nhiều thành viên cùng đóng góp. Thứ ba, góp phần đề phòng và hạn chế tai nạn giao thông: Với số phí bảo hiểm thu được, ngoài việc bồi thường cho các chủ phương tiện khi rủi ro xảy ra, các công ty bảo hiểm còn thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất xảy ra như: xây dựng đường lánh nạn, đường phụ, hốc cứu nạn; lắp đặt hệ thống biển báo, tín hiệu giao thông, hệ thống gương cầu… hàng năm đã cứu thoát khỏi nguy hiểm hàng trăm tính mạng. Ngoài ra, công ty bảo hiểm còn khuyến khích các chủ xe tự thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, nâng cao ý thức thông qua công tác tuyên truyền. Đồng thời, công ty còn thực hiện giảm phí nếu sau một thời gian nhất định mà xe không gặp bất kì sự cố nào. Thứ tư, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước Mức sống nhân dân ngày càng tăng, số lượng các phương tiện giới tăng nhanh, tổng số trên cả nước đã 1 183 260 xe ô tô và 22 350 676 xe máy, đồng thời giá trị của từng chiếc xe cũng tăng nhanh. Do đó, số lượng người tham gia bảo hiểm vật chất xe giới cũng tăng nhanh, góp phần làm tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước thông qua hình thức nộp thuế của các công ty bảo hiểm. Ngược lại, chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hỗ trợ, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân cư. Như vậy, vai trò của nghiệp vụ bảo hiểm này là rất lớn. Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của bảo hiểm vật chất xe giới nên số người tham Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 7 Chuyên đề thực tập Trường ĐHKTQD gia ngày càng đông. Trong tương lai, nghiệp vụ này chắc chắn sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. 1.3. Nội dung bản của Bảo hiểm vật chất xe giới: 1.3.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm: 1.3.1.1. Đối tượng bảo hiểm: Trước tiên, ta cần phải hiểu xe giới là gì. Để xác định xe giới người ta dùng các tiêu thức sau: - Xe giới được gắn với động cơ. - Xe giới di chuyển trên đất liền không cần đường dẫn. - Xe giới phải tối thiểu một chỗ cho người điều khiển. Như vậy, xe giới bao gồm nhiều loại xe: ô tô, mô tô, xe chở hàng và xe chuyên dụng khác. Bảo hiểm vật chất xe giới là loại hình Bảo hiểm tài sản và nó được thực hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện. Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe nhằm mục đích được bồi thường cho những thiệt hại vật chất đối với xe của mình do rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm gây nên. Vì vậy, đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này là bản thân chiếc xe với các điều kiện: - giá trị sử dụng. - Được phép lưu hành theo quy định của pháp luật. - Đầy đủ các bộ phận để cấu thành một chiếc xe hoàn chỉnh. Đối với xe mô tô, xe máy chủ xe thường tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe. Ở Việt Nam hiện nay loại hình bảo hiểm này hầu như chưa được thực hiện. Đối với xe ô tô, các chủ xe thể tham gia toàn bộ hoặc tham gia từng bộ phận của xe. Trong thực tế hiện nay, các chủ xe ô tô thường chỉ tham gia một số tổng thành xe nhằm tiết kiệm tiền đóng bảo hiểm. Căn cứ vào đặc điểm kĩ thuật xe ô tô được chia thành các tổng thành sau: Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 8 Chuyên đề thực tập Trường ĐHKTQD - Tổng thành thân vỏ bao gồm: cabin toàn bộ, calang, cabô, chắn bùn, toàn bộ cửa và kinh, toàn bộ đèn và gương, toàn bộ phần vỏ kim loại, các cần gạt và bàn đạp ga, cần số, phanh chân, phanh tay - Tổng thành hệ thống lái bao gồm: vô lăng lái, trục tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc, phi de. - Tổng thành hộp số: hộp số chính, hộp số phụ (nếu có). - Tổng thành động cơ. - Tổng thành trục trước (cần trước) bao gồm: dầm cầu trục lắp hệ thống treo nhíp, may ơ nhíp, cấu phanh, nếu là cần chủ động thì thêm một cần vi sai với vỏ cần. - Tổng thành trục sau bao gồm: vỏ cầu toàn bộ, một cầu, vi sai, cụm may ơ sau, cấu phanh, xi lanh phanh, trục lắp ngang, hệ thống treo cầu sau, nhíp - Tổng thành bánh xe: lốp săm (kể cả săm lốp dự phòng). Ngoài ra một số loại xe còn tổng thành các bộ phận chuyên dụng theo yêu cầu được lắp đặt trên xe như xe cứu thương, cứu hoả, xe chở container… Căn cứ vào các tổng thành như trên mà các chủ xe thể tham gia bảo hiểm cho toàn bộ xe hoặc các bộ phận của xe. Trong đó, tổng thành thân vỏ chiếm tỷ trọng lớn nhất và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hậu quả của rủi ro. Vì vây, đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay thường bán hai loại hình của sản phẩm là bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm thân vỏ xe. 1.3.1.2. Phạm vi bảo hiểm: Phạm vi bảo hiểmgiới hạn những rủi ro khi xảy ra gây tổn thất cho xe giới sẽ được người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường. Rủi ro được bảo hiểm là những thiệt hại vật chất xe do: Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 9 Chuyên đề thực tập Trường ĐHKTQD - Tai nạn do đâm va, lật đổ: trường hợp này rất dễ xảy ra và cần được bảo hiểm nhất. - Tai nạn do thiên tai: cháy, nổ, bão, lụt, động đất, sét đánh, mưa… - Mất cắp toàn bộ xe. Trong trường hợp này chỉ mất cắp toàn bộ xe mới được bảo hiểm, mất cắp bộ phận xe không được bảo hiểm là do các nguyên nhân: + Tránh trục lợi bảo hiểm. Vì chủ xe thể tháo bộ phận xe giấu đi và đòi bảo hiểm. + Giá trị bộ phận xe nhỏ. Do đó, chi phí xác nhận mất cắp lớn hơn so với số tiền được bồi thường. + Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người mua bảo hiểm đối với việc trộm cắp. - Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên. - Ngoài ra, bảo hiểm vật chất xe giới còn bảo hiểm cho các chi phí: + Chi phí ngăn ngừa tổn thất xảy ra thêm. + Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất. + Chi phí giám định thuộc trách nhiệm của bảo hiểm. + Chi phí ra toà (nếu ). Những rủi ro loại trừ bao gồm: - Hao mòn vô hình và hữu hình của xe giới. - Hư hỏng bộ phận không do tai nạn gây ra. - Mất cắp bộ phận xe. - Hành động cố ý của chủ xe, lái xe. - Xe vi phạm các quy định về an toàn giao thông. - Những thiệt hại gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, ngưng trệ kinh doanh… - Thiệt hại do chiến tranh. Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 10 [...]... vụ bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm ngày càng được đa dạng hoá và hoàn thiện hơn Cụ thể: - Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển: + Bảo hiểm hàng xuất + Bảo hiểm hàng nhập + Bảo hiểm hàng vận chuyển trong nước - Bảo hiểm xe giới: + Bảo hiểm mô tô - xe máy: • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xeBảo hiểm tai nạn người ngồi trên xeBảo hiểm vật chất xe + Bảo hiểm ô tô: • Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe • Bảo. .. doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, của nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng được thể hiện chủ yếu qua hai chỉ tiêu: Doanh thu và lợi nhuận 1.4.1.1 Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe giới: (TR) Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe giới là toàn bộ số tiền mà công ty bảo hiểm thu được từ nghiệp vụ này trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Doanh thu của nghiệp vụ này bao gồm: - Thu... thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu xe cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn hiệu lực với chủ xe mới Tuy nhiên, nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ yêu cầu 1.3.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm : 1.3.2.1 Giá trị bảo hiểm: Giá trị bảo hiểm của xe giới là... độ liên quan tới các vụ tai nạn phát sinh, các hành vi vi phạm luật lệ giao thông Trong thực tế các công ty bảo hiểm thường áp dụng công thức tính phí bảo hiểm như sau: P = Sb × R Trong đó: P - Phí bảo hiểm Sb - Số tiền bảo hiểm R - Tỷ lệ phí bảo hiểm Ở Việt Nam, biểu phí bảo hiểm vật chất xe giới được Bộ Tài Chính quy định cho các công ty bảo hiểm như sau: Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 15 Chuyên... doanh nghiệp vụ bảo hiểm DNV: doanh thu nghiệp vụ CNV: Chi phí nghiệp vụ LNV: lợi nhuận nghiệp vụ - Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khi triển khai thường thông qua các khâu công việc Đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe giới thì bao gồm các khâu: khâu khai thác, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất, khâu giám định và giải quyết bồi thường Để đánh giá hiệu quả các khâu này ta dùng các chỉ tiêu: + Khâu khai. .. không thuộc của khách hàng cũng không thuộc của công ty bảo hiểm nhằm đảm bảo tính khách quan - Giám định của công ty bảo hiểm: việc giám định tổn thất xảy ra được giao cho giám định viên của công ty bảo hiểm Thông thường đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe giới, việc giám định tổn thất được công ty bảo hiểm tiến hành với sự mặt của chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên... dụng xe - Các loại hình bảo hiểm gồm: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe giới, bảo hiểm tự nguyện xe giới, điều khoản bổ sung - Thời hạn bảo hiểm - Tổng phí bảo hiểm thanh toán Trong thời hạn còn hiệu lực trên giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu sự chuyển quyền sở hữu xe mà chủ xe không yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe được bảo hiểm vẫn còn hiệu... tế của xe 1.3.3 Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm vật chất xe giới là khoản tiền nhất định mà người tham gia bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm sau khi kí kết hợp đồng bảo hiểm Các công ty bảo hiểm xác định mức phí bằng cách vận dụng linh hoạt các quy định của bộ tài chính Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B 13 Chuyên đề thực tập Trường ĐHKTQD Phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được... của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm Giá xe trên thị trường luôn luôn biến động Vì vậy, để xác định được giá trị của xe, các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào các nhân tố: - Loại xe - Năm sản xuất - Mức độ mới cũ của xe - Thể tích làm việc của xi lanh… Giá trị bảo hiểm được xác định theo hai trường hợp: - Nếu là xe mua mới giá trị bảo hiểm chính là giá mua mới của xe - Nếu là xe. .. hiệu lực đối với chủ xe mới Trường hợp chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới và yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe giới: 1.4.1 Chỉ tiêu kết quả: Nguyễn Lan Hương Bảo hiểm 46B Chuyên đề . luận chung về Bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Chương 2: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO giai đoạn 2003 – 2007. Chương. CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 1.1. Tình hình tai nạn, thiệt hại về xe cơ giới và sự cần thiết phải bảo hiểm vật chất xe cơ giới: 1.1.1. Tình hình

Ngày đăng: 19/02/2014, 08:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sơ đồ 2.1:Quy trình giám định bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO

  • Bảng 2.5: Tình hình giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe ô tô tại PJICO (2003- 2007)

  • Bảng 2.6: Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe tại PJICO (2003 - 2007)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan