1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua

55 1,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 191,7 KB

Nội dung

Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua

Trang 1

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT HAY SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT

1 DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm2 GTBH : Giá trị bảo hiểm

3 STBH : Số tiền bảo hiểm4 HĐBH : Hợp đồng bảo hiểm5 TTC : Tổn thất chung6 TTR : Tổn thất riêng7 TTTB : Tổn thất toàn bộ8 TTBP : Tổn thất bộ phận9 XNK : Xuất nhập khẩu

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trên thế giới hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) vận chuyểnbằng đường biển chiếm khoảng gần 90% tổng khối lượng hàng hoá của thếgiới Do loại hình vận chuyển này có cước phí rẻ, lại vận chuyển được mộtkhối lượng lớn với đủ mọi chủng loại hàng hoá Tuy nhiên vận chuyển bằngđường biển thường gặp rất nhiều loại rủi ro gây nên tổn thất, cho nên đã từ lâubảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển trở thành tập quánthương mại quốc tế Bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển rađời không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho các chủ hàng mà còn gópphần thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước.

Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có tốc độ tăng trưởng khácao Đóng góp vào thành công chung đó không thể không kể đến vai trò củahoạt động XNK hàng hóa Với đặc điểm địa lý của nước ta có hơn 3.000 kmbờ biển, lại nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á Điều này rất thuận lợicho hoạt động ngoại thương với các nước trên thế giới, nhất là hoạt độngXNK hàng hóa vận chuyển bằng đường biển Đây là cơ hội cho các doanhnghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung và Bảo Minh Hà Nội nói riêng pháttriển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển.

Với ý nghĩa đó, sau một thời gian thực tập ở Công ty Bảo Minh Hà Nội

em đã chọn đề tài: "Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuấtnhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo Minh Hà Nội trongthời gian qua".

Cấu trúc bài viết được chia làm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vậnchuyển bằng đường biển.

Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuấtnhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Công ty Bảo Minh Hà Nội trongthời gian qua.

Trang 3

Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo MinhHà Nội.

Do thời gian thực tập không nhiều và còn hạn chế trong lý luận cũngnhư kinh nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót nhất định Emrất mong nhận được những đóng góp và ý kiến của các thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

1.1 Vai trò của vận chuyển bằng đường biển

Việc thông thưong buôn bán hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối vớimỗi quốc gia Để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu người ta sử dụngnhiều thông thươngphương thức khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đườngbiển, đường hàng không… Nhưng đến nay, vận tải đường biển vẫn giữ một vịtrí quan trọng trong các phương thức vận tải hàng hóa Có được vai trò quantrọng như vậy là do vận tải biển có những ưu điểm vượt trội như:

- Chi phí cho việc xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng các tuyến đường biểnthấp vì hầu hết là những tuyến giao thông tự nhiên (trừ các cảng biển).

- Năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải biển thường rất lớn: mộttuyến có thể tổ chức chạy nhiều chuyến tàu trong cùng một thời gian cho cảhai chiều, đồng thời phương tiện vận tải biển có thể chở được hầu hết các loạihàng hóa với khối lượng lớn Vận tải bằng đường biển còn tỏ ra đặc biệt cóưu thế trong việc vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau, đặc biệt là khảnăng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng.

- Cước phí vận chuyển thấp hơn so với các phương tiện vận tải khác, vídụ: cước phí trung bình vận chuyển cùng một loại hàng hóa bằng đường hàngkhông là 7$/kg, trong khi vận chuyển bằng đường biển là 0,7$/kg.

- Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển mối quan hệ kinh tếvới các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của Nhà nước, góp phầntăng thu ngoại tệ…

Trang 5

1.2 Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyểnbằng đường biển

- Vận tải biển chịu tác động của điều kiện thiên nhiên như: mưa, bão,lũlụt…vì quãng đường di chuyển dài lại qua nhiều vùng khí hậu rất khác nhau.Các yếu tố thiên nhiên diễn ra không tuân theo một quy luật nhất định nào Vìvậy, mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thể dự báo thời tiếtnhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra Đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu hiệnnay có nhiều biến đổi bất thường, các hiện tượng thiên nhiên xảy ra ngày càngnhiều, nhất là các cơn bão nên tổn thất hàng hải cũng dễ xảy ra hơn.

- Trong quá trình vận chuyển đôi khi rủi ro đâm ra và trục trặc kỹ thuậtdo sai sót trong việc thiết kế chế tạo, bảo dưỡng tàu cũng xảy ra Các tàu biểnhoạt động tương đối độc lập giữa vùng không gian rộng lớn, nếu xảy ra sự cốthì có thể việc cứu hộ, cứu nạn rất khó khăn Mặt khác thị trường hàng hảithường rất lớn và nhất là hiện nay số lượng tàu đưa vào khai thác nhiều, trọngtải tàu ngày càng lớn và giá trị hàng hóa ngày càng cao, cho nên nếu rủi ro tổnthất là khôn lường.

- Đường dài vận tải dài nên các tàu phải dừng chân ở nhiều cảng khácnhau thuộc các quốc gia khác nhau, do đó bị ảnh hưởng bởi các chính sáchpháp luật của quốc gia đó Nhất là quốc gia có chiến tranh, đình công quan hệngoại giao không tốt đối với quốc gia sở hữu tàu hoặc hàng hóa chuyên chởtrên tàu.

- Người chuyên chở cũng có thể gây ra tổn thất cho hàng hóa do sai sót.Tuyệt đại bộ phận các công ước về các loại hàng hóa vận chuyển bằng đườngbiển và luật hàng hải các quốc gia trên thế giới, luật hàng hải Việt Nam, đềucho phép người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường Vì vậy, các nhàxuất nhập khẩu không bù đắp được thiệt hại thực tế xảy ra.

Để kịp thời khắc phục những rủi ro, tổn thất, một mặt người ta ngàycàng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng các đội tàu, mặt khác phải tính đếnmột biện pháp hữu hiệu để giải quyết các thiệt hại bằng bù đắp kinh tế, đó là

Trang 6

thông qua bảo hiểm - hình thức phân tán rủi ro theo nguyên tắc số đông bù sốít.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ra đời từ rất sớm, được thừa nhận,được ủng hộ và phát triển không ngừng Đến nay, bảo hiểm hàng hóa xuấtnhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã có bề dày lâu năm và đến nay đãtrở thành tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động ngoại thương.

2 Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhậpkhẩu vận chuyển bằng đường biển

* Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn thất, rủi ro được chia ra làm 3loại:

- Rủi ro do thiên tai gây ra như biển động, bão lốc, sóng thần, thời tiếtquá xấu.

- Rủi ro do tai nạn bất ngờ ngoài biển như: bao gồm rủi ro do mắc cạn,chìm đắm, mất tích, đam va với tàu khác.

- Rủi ro do con người gây ra: các rủi ro như ăn trộm, ăn cắp, chiếntranh, đình công, bắt giữ, tịch thu…

* Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro được chia làm 3 loại:Loại 1: Những rủi ro thông thường được bảo hiểm, bao gồm:

- Rủi ro mắc cạn: Tàu bị chạm đáy vào chướng ngại vật nào đó màkhông thể tiếp tục hành trình được nữa.

- Rủi ro chìm đắm: Do nguyên nhân nào đó mà tàu bị chìm xuống biểnhoặc bị đắm do sóng thần, bão tố, không thể tiếp tục hành trình được nữa,hàng hóa trên tàu bị hư hại.

Trang 7

- Rủi ro đâm va: tàu vị đâm, va phải chướng ngại vật trên biển (đángầm, công trình xây dựng, tàu thuyền khác) dẫn đến hư hỏng, hành trình bịgián đoạn.

Loại 3: Những rủi ro đặc biệt: chiến tranh, đình công, bạo loạn, cướpbiển thường không được bảo hiểm, nhưng nếu chủ hàng có yêu cầu, sẽ đượcnhận bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trảthêm phụ phí đặc biệt chứ không nhận bảo hiểm riêng cho các rủi ro đặc biệt.

Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất.Việc phân biệt nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rấtquan trọng để xác định được rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảohiểm hay không Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là những rủi rođược bảo hiểm gây ra thì mới được bảo hiểm bồi thường.

2.2 Các loại tổn thất

Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằngđường biển là những thiệt hại hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do rủi rogây ra.

* Căn cứ vào quy mô và mức độ của tổn thất: người ta chia ra tổn thấtbộ phận và tổn thất toàn bộ.

 Tổn thất bộ phận: là sự mất mát hoặc giảm giá trị và giá trị sử dụngcủa hàng hóa nhưng chưa ở mức độ mất hoặc giảm hoàn toàn Tổn thất bộphận được chia ra 4 trường hợp sau:

Trang 8

- Giảm về số lượng: Hàng hóa bị thiếu bao thiếu kiện.

- Giảm về trọng lượng: Hàng hóa còn nguyên bao nhưng bị mốc rách.- Giảm về thể tích.

- Giảm về giá trị: Số lượng, trọng lượng của hàng hóa có thể cònnguyên nhưng giá trị thì không còn được như lúc đầu, ví dụ như trường hợplương thực thực phẩm bị ngấm nước dẫn đến mốc, ẩm…

Có hai loại tổn thất toàn bộ là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toànbộ ước tính.

- Tổn thất toàn bộ thực tế: là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợpđồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạngkhông còn như lúc mới được bảo hiểm hay bị mất đi, bị tước đoạt không lấylại được nữa Chỉ có tổn thất toàn bộ thực tế trong 4 trường hợp sau đây:

+ Hàng hóa bị hủy hoại hoàn toàn

+ Hàng hóa bị tước đoạt không lấy lại được+ Hàng hóa không còn là vật thể bảo hiểm

+ Hàng hóa ở trên tàu được tuyên bố là mất tích.

- Tổn thất toàn bộ ước tính: là trường hợp đối tượng bảo hiểm bị thiệthại, mất mát chưa tới mức độ toàn bộ thực tế, nhưng không thể tránh khỏi tổnthất toàn bộ thực tế, hoặc nếu bỏ thêm chi phí cứu chữa thì chi phí cứu chữacó thể bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm Khi gặp trường hợp này tốt nhấtchủ hàng sẽ thông báo từ bỏ lô hàng và bảo hiểm phải bồi thường tổn thất chocác bên và quyền sở hữu lô hàng này thuộc về bảo hiểm.

* Căn cứ vào quyền lợi bảo hiểm: Tổn thất được chia làm 2 loại:

 Tổn thất riêng: là loại tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hoặc một sốquyền lợi của chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu Như vậy, tổn thất riêng,ngoài thiệt hại vật chất còn phát inh các chi phí liên quan đến tổn thất riêngnhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra Những chi phí đó gọi là tổnthất chi phí riêng.

Trang 9

Nếu tổn thất riêng thuộc phạm vi bảo hiểm, người bảo hiểm có tráchnhiệm phải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất riêng này, đồng thời cũngphải chi trả những chi phí có liên quan đến tổn thất riêng Những chi phí nàybao gồm: chi phí xếp dỡ hàng, gửi hàng, phân loại hàng hóa, thay thế bao bìđối với những lô hàng bị tổn thất Những chi phí tổn thất riêng này nhằm hạnchế và giảm bớt tổn thất riêng.

 Tổn thất chung: là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hànhmột cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hóa chở tàu thoátkhỏi một sự nguy hiểm chung đối với chúng Nói một cách khác, tổn thấtchung là loại tổn thất liên quan đến tất cả các quyền lợi trên một con tàu và vìvậy nó phải được phân bổ một cách chính xác cho tất cả các quyền lợi trêncon tàu đó Để phân bổ được phải xác định chính xác giá trị tổn thất chung.Giá trị tổn thất chung bao gồm 2 bộ phận: giá trị hy sinh tổn thất chung và chiphí tổn thất chung.

- Hy sinh tổn thất chung: là sự hy sinh một phần tài sản để cứu nhữngtài sản còn lại Hy sinh tổn thất chung phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiệnsau:

+ Tài sản hy sinh tổn thất chung phải mang tính cố ý (cố ý gây ra tổnthất nhưng vẫn được bảo hiểm).

+ Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu.+ Hy sinh tổn thất chung phải trong trạng thái cấp bách.

- Chi phí tổn thất chung: là những chi phí phải trả cho người thứ batrong việc cứu tàu và hàng hóa thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tụchành trình Chi phí tổn thất chung bao gồm: chi phí cứu nạn, chi phí làm nổitầu khi bị mắc cạn, chi phí thuê kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn.

3 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhậpkhẩu vận chuyển bằng đường biển

3.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm

a Đối tượng bảo hiểm

Trang 10

Cũng như các nghiệp vụ khác, việc xác định đúng đối tượng bảo hiểmsẽ cho phép giải quyết bồi thường một cách thuận lợi, nhanh chóng Tronghoạt động xuất nhập khẩu thì hàng hóa có nhiều khả năng gặp rủi ro cho nêncác thương gia phải mua bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng đườngbiển Như vậy, đối tượng của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyểnbằng đường biển là các hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ở Việt Nam, căn cứ vào Quyết định số 254/TCCDBN ngày 25/5/1990của Bộ Tài chính, hàng hóa xuất nhập khẩu hoạt động trong vòng nội thủy vàhàng hải Việt Nam không phân biệt thành phần kinh tế đều có thể tham giabảo hiểm tại các công ty bảo hiểm được Bộ Tài chính cấp giấy phép hoạtđộng.

b Phạm vi bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạntrách nhiệm của công ty bảo hiểm Hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiệnnào thì chỉ những rủi ro tổn thất qui định trong điều kiện đó mới được bồithường Phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càngnhiều và kéo theo mức phí lớn.

3.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

a Giá trị bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm của hàng hóa là giá trị của hàng hóa tại cảng đi "C"cộng với bảo hiểm "I" và cước phí vận chuyển đến cảng "F" tức là bằng giáCIF Ngoài ra để thỏa mãn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm nhằm đảmbảo quyền lợi của họ Người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả cáckhoản lãi dự tính do việc xuất, nhập khẩu mang lại.

Giá trị bảo hiểm lúc đó sẽ là CIF + 10% CIFCông thức xác định giá giá trị theo giá CIFTa có: I = R CIF

Trong đó

- I: là phí bảo hiểm

Trang 11

- R: là tỷ lệ phí

- CIF: giá trị của lô hàng được nhập vềMà CIF = C + I + F = C + R CIF + F =  Giá trị bảo hiểm (V) = giá CIF = Trong đó:

C (Cost): Giá hàng được tính bằng giá FOB ở cảng điF (Freight): Cước phí vận chuyển

Nếu bảo hiểm cả phần lãi dự tính thì:V =

Trong đó: a là số % lãi dự tínhb Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là số tiền đăng ký bảo hiểm được ghi trong hợp đồngbảo hiểm Giá trị bảo hiểm là cơ sở của số tiền bảo hiểm, người tham gia bảohiểm có thể mua bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (bảo hiểm đúng giá trị) nhỏhơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm dưới giá trị) hoặc mua bảo hiểm với số tiềnbảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm trên giá trị).

Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảohiểm, nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn thựcchất chỉ là bảo hiểm phần lãi dự kiến Ngược lại nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơngiá trị bảo hiểm tức là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thìngười bảo hiểm cũng chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm sẽ bồithường theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng nghĩa là cùng một rủi rocùng một giá trị bảo hiểm nhưng lại bảo hiểm tại nhiều công ty thì tráchnhiệm của các công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong số tiền bảo hiểm.Như vậy, số tiền bảo hiểm cùng với điều kiện bảo hiểm sẽ giới hạn tráchnhiệm của các công ty bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm.

c Phí bảo hiểm

Trang 12

Phí bảo hiểm là một khoản tiền do người tham gia bảo hiểm phải trảcho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro được bảohiểm gây ra.

Phí bảo hiểm thường được tính trên cơ sở xác xuất rủi ro gây ra tổn thấthoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang rải bồi thường và đảmbảo có lãi Căn cứ thứ hai rất quan trọng khi tính phí là giá trị bảo hiểm hoặcsố tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm (P) được xác định như sau:

P = Sb x (a+1) x R(nếu bảo hiểm có lãi dự tính)

P = Sb x R

Nếu không bảo hiểm lãi dự tính

Sb là số tiền bảo hiểm, R là tỷ lệ phí bảo hiểm

Tỉ lệ phí bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuậngiữa người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm.

3.3 Điều kiện bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm củangười bảo hiểm đối với tổn thất hàng hóa Hàng được bảo hiểm theo điều kiệnbảo hiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất qui định trong điều kiện đó mới đượcbồi thường Sau đây là các điều kiện bảo hiểm của Viện những người bảohiểm Luân Đôn (Insltitute of London Underwriters - ILU).

a Các điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1963

a1 Điều kiện bảo hiểm FPA (Free from Particularr Average) - (Điềukiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng)

Trách nhiệm bảo hiểm của FPA bao gồm:

- Tổn thất toàn bộ do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển hoặc dỡ hàngtại cảng lánh nạn do rủi ro chính đem lại.

- Mất nguyên liệu hàng trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải.- Bồi thường các chi phí sau:

+ Chi phí đóng góp tổn thất chung+ Chi phí cứu nạn

Trang 13

+ Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm do người thứba không phải là người được bảo hiểm hay người làm công của họ gây nên.

+ Chi phí giám định tổn thất nếu tổn thất này do rủi ro được bảo hiểm gây ra.+ Chi phí tố tụng khiếu nại

a1 Điều kiện bảo hiểm WA (With Particularr Average) - (Điều kiệnbảo hiểm tổn thất riêng).

Theo điều kiện bảo hiểm này, công ty bảo hiểm đề ra mức miễn thườngvà giải quyết theo các nguyên tắc sau:

- Không đề cập mức miễn thường tổn thất do rủi ro chính, rủi do chiếntranh, đình công và các rủi ro phụ do con người gây ra.

- Không cộng tác chi phí để đạt mức miễn thường, chi tính tổn thất thựctế.

- Được tính các tổn thất liên tiếp xảy ra để đạt mức miễn thường.- Mỗi sà lan được coi là một con tàu để tính mức miễn thường.

- Người được bảo hiểm có quyền chọn cách tính mức tiền thưởng có lợinhất cho mình để được bồi thường nhiều hơn.

a3 Điều kiện bảo hiểm AR (All Ricks) - (Điều kiện bảo hiểm mọi rủiro)

Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm AR ngoài các rủi ro tổn thấtvà chi phí của điều kiện bảo hiểm WA thì còn mở rộng thêm các rủi ro phụ.Người bảo hiểm không áp dụng mức miễn thường.

b Các điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1982

b1: Điều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo Clauses C - ICC-C)

Nhìn chung,điều kiện bảo hiểm này giống điều kiện bảo hiểm miễn tổnthất riêng (FPA) năm 1963 Những điều kiện bảo hiểm ICCC này không phảibồi thường tổn thất do mất nguyên kiện hàng và cũng không phân biệt TTTBhay TTBP.

b2 Điều kiện bảo hiểm B (ICC.B)

Trang 14

Theo điều kiện bảo hiểm này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm theo điềukiện C, công ty bảo hiểm còn bồi thường tổn thất đối với hàng hóa được bảohiểm do động đất, núi lửa, sét đánh, nước biển, nước sông, hồ xâm nhập vàohầm tàu, vào container hoặc nơi để hàng: tổn thất nguyên kiện hàng trong quátrình xếp dỡ, chuyển tải.

b3 Điều kiện bảo hiểm A (ACC-A)

Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả nhữnghư hỏng mất mát của hàng hóa Kể cả rủi ro cướp biển, chỉ trừ những rủi roloại trừ theo qui định và điều kiện bảo hiểm này không áp dụng mức miễnthường.

Ngoài những điều kiện bảo hiểm cơ bản nói trên còn một số điều kiệnđặc biệt (các điều kiện bảo hiểm bổ sung) như điều kiện bảo hiểm chiến tranh,đình công…

3.4 Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằngđường biển

a Khái niệm

Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản, trong đó người bảo hiểm cam kếtbồi thường cho người tham gia bảo hiểm các tổn thất của hàng hóa theo cácđiều kiện bảo hiểm đã ký kết, còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảohiểm.

b Các loại hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm có 2 loại: HĐBH chuyến và HĐBH bao.

* HĐBH chuyến: là HĐBH cho một chuyến hàng chuyên chở từ nơinày đến nơi khác ghi trong HĐBH Công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm vềhàng hóa trong phạm vi một chuyến.

* HĐBH bao (HĐBH mở) là HĐBH cho một khối lượng hàng vậnchuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định(thường là một năm) hoặc nhận bảo hiểm cho một lượng hàng vận chuyểnnhất định (không kể đến thời gian) Đối với các chủ hàng có khối lượng hàng

Trang 15

hóa XNK lớn và ổn định, thông thường họ ký kết với công ty bảo hiểm mộtHĐBH bao.

Nhìn chung, trong HĐBH thường có những nội dung chủ yếu sau:+ Ngày cấp đơn bảo hiểm

+ Tên và địa chỉ của người mua bảo hiểm+ Tên hàng được bảo hiểm

+ Số lượng, trọng lượng của hàng+ Tên tàu hoặc phương tiện vận chuyển

+ Cảng khởi hành, cảng chuyển tải và cảng cuối+ Ngày khởi hành

+ Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm+ Điều kiện bảo hiểm

+ Phí bảo hiểm.

3.5 Giám định và bồi thường tổn thất

Giám định là việc làm của nhà bảo hiểm, nhà bảo hiểm có thể cử nhânviên của mình đi giám định hoặc ủy quyền cho người khác Trong quá trìnhgiám định phải làm rõ các vấn đề sau:

- Nguyên nhân gây ra tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không?- Quy mô và mức độ tổn thất

- Mức miễn thường (nếu có)

Đối với những hàng hóa đặc chủng việc giám định đôi khi khó khănphức tạp Vì vậy một số nhà bảo hiểm phải thuê giám định viên chuyênngành.

Sau khi giám định xong, cán bộ giám định sẽ cấp giấy chứng nhận giámđịnh cho chủ hàng, trong đó ghi đầy đủ những thông tin như thời gian, địađiểm giám định, mức độ tổn thất, người giám định…

Dựa vào biên bản và giấy chứng nhận giám định nhà bảo hiểm tiếnhành bồi thường theo các nguyên tắc sau:

Trang 16

+ Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm là giới hạn tối đa của số tiền bảohiểm Tuy nhiên ngoài số tiền bảo hiểm tổn thất thực tế nhà bảo hiểm còn bồithường các khoản chi phí như: chi phí cứu nạn, cứu vớt hàng hóa, ép giámđịnh, bán đấu giá hàng hóa.

+ Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật, thông thườngnộp phí bảo hiểm bằng tiền nào thì bồi thường bằng tiền đó.

+ Khi trả tiền bồi thường nhà bảo hiểm sẽ khấu trừ các khoản tiền màngười tham gia bảo hiểm đã đòi được ở người thứ 3.

Trang 17

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

TẠI CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI

1 Vài nét về tổng Công ty Bảo Minh và Công ty Bảo Minh Hà Nội

Có thể nói lịch sử phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuấtnhập khẩu ở Việt Nam được gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngànhbảo hiểm nước ta Kể từ khi bảo hiểm Việt Nam ra đời cho đến nay, nghiệpvụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu luôn là một loại hình bảo hiểm chủ yếuvà chiếm tỉ trọng cao trong tổng phí bảo hiểm toàn thị trường Bảo hiểm hànghóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam có thể được nhìn nhận theo hai giai đoạn pháttriển.

Thời kỳ bảo hiểm hoạt động theo cơ chế độc quyền Nhà nước Giaiđoạn này chỉ có một tổ chức bảo hiểm duy nhất là bảo hiểm hoạt động phụcvụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo nghị định thư Qui mô và phạm vibảo hiểm của thời kỳ này còn rất nhiều hạn chế, hoạt động của thị trườngkhông có sự cạnh tranh.

Thời kỳ bảo hiểm hoạt động trong nền kinh tế thị trường: Vào nhữngnăm cuối thập niên 80, với chính sách kinh tế mở, cùng với nhịp độ phát triểncủa nền kinh tế, ngành bảo hiểm đã có những bước phát triển đáng kể Đứngtrước yêu cầu đa dạng hóa các loại hình kinh doanh bảo hiểm phục vụ chomục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổnđịnh và nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng bảo hiểm trong nước để đầu tư lạiphục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Nghị định100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đãđược ban hành Sau khi Nghị định này ra đời, hoạt động kinh doanh bảo hiểmtheo hướng thị trường mở trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu pháttriển, nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời trên thị trường đã có sự cạnh tranh

Trang 18

gay gắt giữa các công ty bảo hiểm để giành khách hàng và tăng doanh thu phí.Nhiều vấn đề mới nảy sinh và bất cập trong thời kỳ nảy đã ảnh hưởng đếnhoạt động của các công ty bảo hiểm Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa các cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm, đẩy hoạt động kinh doanh bảohiểm, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xãhội Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000,có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2004 Sau khi Luật này được ban hành,Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành những văn bản thi hành Luật nhằmphát huy tối đa hiệu quả của Luật kinh doanh bảo hiểm.

Bảo Minh là công ty bảo hiểm gốc của Nhà nước đầu tiên được thànhlập sau Nghị định 100/CP Ra đời trên cơ sở là một chi nhánh của Bảo Việt tạthành phố Hồ Chí Minh, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt làBảo Minh) đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, được phéphoạt động trên phạm vi cả nước và quốc tế, đảm nhận kinh doanh mọi loạihình nghiệp vụ bảo hiểm.

Từ năm 1995 đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều thay đổikhi có chính sách mở cửa hoàn toàn, đặc biệt là thị trường bảo hiểm Tháchthức lớn đối với các công ty bảo hiểm trong nước là phải có đủ khả năng cạnhtranh quốc tế Nhằm mục tiêu tạo ra một tổng công ty bảo hiểm phi nhân thọmạnh nhất thị trường có đủ khả năng đó, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ ChíMinh (Bảo Minh) đã chính thức chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thànhTổng công ty Bảo Minh theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 27GP/KDBH ngày 08/9/2007 của Bộ Tài chính Đây là một công ty cổ phầngồm 11 cổ đông sáng lập gồm các Tổng Công ty lớn của Nhà nước như: TổngCông ty Hàng không, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Hàng hải ViệtNam, Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Bưuchính Viễn thông Việt Nam v.v Tiếp đó, Hội đồng Quản trị của Tổng Côngty cổ phần Bảo Minh đã ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công tyBảo Minh Hà Nội (gọi tắt là Bảo Minh Hà Nội) là công ty thành viên của

Trang 19

Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (gọi tắt là Tổng Công ty) theo số1063/2007-BM/HĐQT ngày 01/10/2007.

Công ty Bảo Minh Hà Nội trong quá trình hoạt động đã đóng góp mộtphần không nhỏ vào sự phát triển của Tổng Công ty Hiệu quả hoạt động củaCông ty được thể hiện bằng sự đóng góp doanh thu phí vào tổng doanh thuphí của toàn Tổng Công ty là 20 đến 21% Hiện nay với hơn 60 cán bộ côngnhân viên, cơ cấu tổ chức của Công ty được chia thành 6 phòng ban, 8 phòngkhai thác và đảm nhận 21 loại hình nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau, trong đócó nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đườngbiển Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là nghiệp vụ truyền thốngnhưng vẫn được Công ty quan tâm phát triển.

Đứng đầu Công ty là Giám đốc (do Tổng giám đốc bổ nhiệm), chịutrách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý Hai phó giám đốc

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Phi hàng

Phòng Quản lý

đại lý

Phòng Tài sản kỹ thuật

Phòng Hàng hải

Phòng Tổ chức

hành chính

Phòng Kế toán thống kê

Phòng khai thác

Phòng khai thác

Phòng khai thác

Phòng khai thác

Phòng khai thác

Phòng khai thác

10…

Trang 20

quản lý từng phần nghiệp vụ của các phòng ban, giúp đỡ Giám đốc giải quyếtcác vụ việc liên quan từng phần nghiệp vụ.

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập vận chuyển bằng đường biển ởBảo hiểm Hà Nội do phòng Hàng hóa đảm nhiệm.

* Phòng Hàng hải có các nhiệm vụ sau:

- Hướng dẫn và chỉ đạo khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nóitrên cho các phòng thuộc Tổng Công ty theo phân cấp của Tổng Giám đốc.

- Kiểm tra quản lý toàn bộ đơn bảo hiểm hàng hải do tất cả các phòng,cấp gửi đến.

- Tổng hợp, báo cáo tổng kết công tác bảo hiểm hàng hải toàn TổngCông ty hàng năm.

- Thông qua công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện những yếukém, sơ hở, vi phạm trong kinh doanh, kiến nghị với Giám đốc biện pháp xửlý, cải tiến doanh nghiệp.

- Thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, quản lý rủi ro bảohiểm hàng hải.

- Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch doanh thu các nghiệp vụbảo hiểm hàng hải.

2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhậpkhẩu vận chuyển bằng đường biển ở Công ty Bảo Minh Hà Nội trongthời gian qua

2.1 Công tác khai thác bảo hiểm

Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai một nghiệpvụ bảo hiểm Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệpbảo hiểm nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, đặc biệt là nhữngnghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai, những sản phẩm mới tung ra thị trường.Xuất phát từ nguyên tắc chung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là "lấy sốđông bù số ít" nhằm tạo lập nguồn quỹ bảo hiểm đủ lớn để dễ dàng san sẻ rủiro, doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức tốt khâu khai thác (khâu bán hàng).

Trang 21

Kết quả khâu này thể hiện chủ yếu ở các chỉ tiêu như: số lượng khách hàngtham gia bảo hiểm (số HĐBH đã được ký kết, số đơn bảo hiểm đã cấp), số phíbảo hiểm thu được… Nếu công ty làm tốt khâu này thì công ty sẽ có nhiềukhách hàng, mang lại doanh thu phí bảo hiểm cao Đây là cơ sở để tăng lợinhuận, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảohiểm Chính vì tính chất quan trọng của khâu này mà hầu hết các công ty bảohiểm phải lập ra các chiến lược khai thác Công việc khai thác càng trở nênkhó khăn hơn trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trướctình hình đó đòi hỏi các công ty phải thực hiện tốt khâu khai thác Đối vớiBảo Minh Hà Nội mục tiêu và cũng là thước đo hiệu quả của khâu khai tháclà xây dựng và phát triển một thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩuổn định lâu dài và tăng trưởng cao.

Để thực hiện tốt khâu khai thác Bảo Minh Hà Nội thường tiến hànhtheo các bước: lập kế hoạch, xác định các biện pháp khai thác, tổ chức khaithác, đánh giá rút kinh nghiệm.

Trước hết, vào đầu năm phòng hàng hải tiến hành thu thập thông tin vềkim ngạch XNK như chủng loại hàng hóa, số lượng hàng hóa của từng côngty XNK tại Hà Nội Từ đó sẽ tập hợp số liệu để lập kế hoạch khai thác và địnhmức thu phí trong năm cho từng đối tượng.

- Khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại củacông ty bảo hiểm Khách hàng của công ty thường có 2 loại: Khách hàng cũvà khách hàng mới.

Đối với khách hàng cũ, các khách hàng truyền thống, các nhân viênphải thuyết phục được họ tiếp tục hợp đồng một cách tự nguyện, lượng kháchhàng truyền thống này sẽ đảm bảo cho công ty một doanh thu ổn định Mộtcông ty bảo hiểm có lượng khách hàng truyền thống chiếm tỷ lệ cao chứng tỏchất lượng dịch vụ của công ty là rất tốt và biểu phí phù hợp.

Đối với khách hàng mới thì các cán bộ phải tìm cách tiếp cận để tìmhiểu về loại hàng và nhu cầu tham gia bảo hiểm của họ, giúp họ hiểu hơn về

Trang 22

sản phẩm mà công ty có thể cung cấp Từ đó thuyết họ tham gia bảo hiểm chonhững hàng hóa XNK đó, những khách hàng mới này sẽ giúp công ty tăngdoanh thu, từng thị phần trên thị trường bảo hiểm.

Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của khách hàng Việc cấp đơnbảo hiểm được tiến hành theo trình tự sau:

a Kiểm tra chứng từ và đánh giá rủi ro

- Đánh giá rủi ro là bước nghiên cứu để dự kiến mức độ rủi ro có thểxảy ra đối với lô hàng và tàu trong suốt hành trình Đối với tàu chở hàng, cáccán bộ khai thác của công ty phải xem xét kỹ các yếu tố sau:

+ Quốc tịch của tàu và chủ tàu: Vì đội tàu của mỗi nước có độ an toànlà khác nhau.

+ Nếu tàu chở hàng tham gia cả bảo hiểm vật chất thân tàu tại BảoMinh thì kiểm tra xem tổng giá trị của tàu và hàng tham gia bảo hiểm có vượtquá phân cấp 11 triệu USD hay không? Nếu vượt quá phải thông báo chophòng tái bảo hiểm để thu xếp nhượng tái.

+ Khả năng tài chính của chủ tàu, tuổi của tàu, cảng đi, cảng đến, cảngchuyển tải…

- Kiểm tra chứng từ: Trước hết cán bộ bảo hiểm phải kiểm tra tính hợplý của người yêu cầu bảo hiểm, chi khi người được bảo hiểm khai báo rõ cácthông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm mới được coi là hợp lệ Nếu kháchhàng khai thiếu các thông tin cơ bản sau: Tên mặt hàng, giá trị bảohiểm,tuyến hành trình, điều kiện bảo hiểm thì cán bộ bảo hiểm phải yêu cầu kháchhàng bổ sung ngay.

b Xem xét chấp nhận, từ chối bảo hiểm

- Từ chối bảo hiểm: Sau khi kiểm tra nếu thấy chứng từ không hợp lệ vàkhông thể căn cứ vào đó để cấp đơn bảo hiểm, khai thác viên bảo hiểm sẽ từchối ngay bằng cách lập công văn từ chối và gửi bằng fax hay qua đường bưuđiện kèm theo các tài liệu giải thích cho khách hàng hiểu.

Trang 23

- Chấp nhận bảo hiểm: Sau khi kiểm tra hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, phântích số liệu thống kê, phân tích khả năng tài chính của khách hàng, đánh giárủi ro nếu thấy đạt yêu cầu thì Công ty quyết định bảo hiểm, đồng thời thỏathuận thời gian giao kết hợp đồng chính thức.

c Cấp đơn bảo hiểm

Khi đã đồng ý bảo hiểm, khai thác viên vào sổ cấp đơn, số đơn bảohiểm được lấy theo số thứ tự trong sổ Tiếp theo tiến hành tính số tiền bảohiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể yêu cầu bảo hiểm theomột trong các giá trị: FOB, CF, CIF và thêm vào đó tỷ lệ lãi ước tính.

Công ty Bảo Minh Hà Nội được phép chủ dộng nhận bảo hiểm chonhững hàng hóa xuất nhập khẩu có số tiền bảo hiểm dưới 6 triệu USD Khi ápdụng các điều khoản biểu phí, quy định, hướng dẫn hiện hành của Tổng Côngty, nếu thấy cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế công ty sẽ trìnhđơn xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty và chỉ được thực hiện khi TổngCông ty chấp nhận

Việc xác định tỷ lệ phí không chỉ dựa vào kết quả của tính toán, thốngkê hay các quy định phổ biến trên thế giới, mà để đáp ứng được yêu cầu củatình hình thực tế, chi nhánh còn thường xuyên theo dõi sự biến động của thịtrường, khách hàng nhằm đưa ra mức phí cạnh tranh hợp lý Việc điều chỉnhnày không những đảm bảo được lợi ích kinh doanh của công ty mà còn nângcao ý thức trách nhiệm cũng như hiệu suất công việc của cán bộ làm công tácbảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Mặt khácđảm bảo quyền lợi cho khách hàng Có thể thấy sự thay đổi linh hoạt của tỷlệ phí thông qua bảng sau:

Bảng 1: Doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyểnbằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội

Chỉ tiêuNăm

Trang 24

Số tiền bảohiểm

2.118.000Doanh thu phíTriệu

5.6276.3127.1268.6177.413Tỷ lệ phí bình

(Nguồn: Số liệu thống kế của Bảo Minh Hà Nội)

Qua bảng trên cho thấy doanh thu và số tiền bảo hiểm tăng liên tụctrung bình của doanh thu phí là 15% , năm 2007 là năm trong đó tốc độ tăngcao nhất là 21% so với năm 2006 Nhưng đến năm 2008 thì doanh thu phí2008 chỉ bằng 86% so với năm 2007 Sự giảm sút về doanh thu phí năm 2008là do những nguyên nhân sau đây:

- Mặc dù tỷ lệ phí năm 2008 là thấp nhất nhưng do sự cạnh tranh gaygắt của các công ty bảo hiểm khác trên thị trường, đã làm giảm doanh thu phícủa công ty.

- Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao nhưng tình hìnhthực sự không mấy khả quan đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.Kim ngạch hàng xuất tăng vẫn chủ yếu tập trung vào các mặt hàng chiến lượccủa n như dầu thô, thủy sản, dệt may… mà tất cả các mặt hàng này hầu hếtphía người mua đều là người quyết định đối với các dịch vụ về vận tải và bảohiểm.

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng nhập vẫn đạt thấp so với kế hoạch đề ra chophòng Hàng Hải chưa có sự nỗ lực đầu tư, quan tâm thích đáng vào việc mởrộng quan hệ tìm kiếm những khách hàng nhập khẩu mới

- Phí thu bảo hiểm của phòng Hàng Hải tập trung chủ yếu vào cáckhách hàng cũ truyền thống mà các khách hàng này trong năm 2008 khó khăntrong việc xuất nhập khẩu Trong khi đó doanh thu phí của nghiệp vụ này ởcác phòng khai thác khu vực chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với doanh thu của phòngHàng Hải Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Trang 25

Bảng 2: Doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tính theo cácphòng tại Bảo Minh Hà Nội

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008 của Bảo Minh Hà Nội)

Qua bảng trên cho thấy doanh thu phí của nghiệp vụ này chủ yếu là dophòng Hàng Hải khai thác Năm 2007 phòng Hàng hải chiếm 80% doanh thuphí của nghiệp vụ này, năm 2008 là 65% cho nên, mặc dù năm 2008 doanhthu phí của nghiệp vụ này ở phòng TS và KT; phòng phi Hàng hải và cácphòng khai thác đều tăng cao nhưng do sự giảm sút mạnh về doanh thu phícủa phòng Hàng hải đã làm cho doanh thu của nghiệp vụ này ở công ty năm2008 chỉ bằng 86% so với năm 2007.

d Thu phí và theo dõi sau khi cấp đơn bảo hiểm

Đây có thể coi là một trong các khâu quan trọng nhất của quy trình khaithác có tác động trực tiếp đến việc hoàn thành kế hoạch thu phí và tiến độ thuphí, doanh số thu Đồng thời nó cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chínhcủa khách hàng cũng như mức độ khéo léo của cán bộ bảo hiểm khi giao kếthợp đồng và trong quá trình thu phí Hiện nay hình thức thu phí của chi nhánh

Trang 26

rất linh hoạt, có thể thu trực tiếp bằng hóa đơn hoặc thu qua chuyển khoảnbằng giấy báo nợ Thời gian thu phí là từ khi ký hợp đồng cho tới khi kết thúchành trình Việc quy định thời hạn kéo dài như vậy đã tạo điều kiện thuận lợivà có tác dụng khuyến khích khách hàng Riêng đối với hợp đồng bảo hiểmbao khách hàng có thể thanh toán phí theo kỳ, do hợp đồng có hiệu lực trongmột thời gian dài (thường là 1 năm), sử dụng cho khách hàng lớn, xuất nhậpkhẩu thường xuyên và có uy tín, thông thường số phí bảo hiểm đã đóng thành3 hoặc 4 lần trong năm (với điều kiện khi vận chuyển từng chuyến thì phảibáo cho công ty biết) Hình thức thu phí của Bảo Minh cũng theo hai cách thutiền mặt hoặc chuyển khoản.

2.2 Công tác giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằngđường biển tại Công ty bảo hiểm Bảo Minh

Giám định hàng hóa nói chung và hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyểnbằng đường biển nói riêng là một khâu được Bảo Minh quy định chặt chẽtheo một trình tự nhất định nhằm tiến hành đánh giá, giám định tổn thất xảy ramột cách chính xác, hiệu quả và tiết kiệm, bảo đảm quyền lợi của cả hai bên:bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm.

Trước hết, khi có tổn thất xảy ra, Bảo Minh (cụ thể ở đây là Công tyBảo Minh Hà Nội) sẽ xem xét tổn thất là bao nhiêu? Nguyên tắc chung củaCông ty khi tiến hành giám định lại:

- Bảo đảm kịp thời, đầy đủ, trung thực và khách quan, bảo đảm phục vụtốt nhất cho việc bồi thường của Công ty.

- Bảo Minh Hà Nội có thể trực tiếp giám định hoặc có thể nhờ các BảoMinh ở các khu vực khác giám định hộ hoặc chỉ định đại lý của mình ở trongvà ngoài nước.

Xuất phát từ những nguyên tắc này, quy trình giám định của Công tyđược giám định như sau:

a Nhận yêu cầu giám định

Trang 27

Khi phát hiện có tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất người được bảohiểm phải gửi ngay yêu cầu giám định đến Bảo Minh Hà Nội, yêu cầu banđầu có thể bằng điện thoại nhưng sau đó phải bổ sung ngay bằng giấy yêu cầuchính thức có thể lưu trong tập hồ sơ giám định.

Tiếp theo, cán bộ giám định sẽ đề nghị có sự phối hợp, giúp đỡ củangười yêu cầu giám định trong suốt quá trình giám định, đồng thời yêu cầu họcung cấp các giấy tờ cần thiết sau:

+ Hợp đồng bảo hiểm+ Vận đơn đường biển+ Hóa đơn thương mại+ Quy cách đóng gói

+ Các chứng từ nhận hàng hóa giữ tàu và cảng.

b Tiến hành thực hiện việc giám định

Công việc này được thực hiện tại nơi xảy ra tai nạn Cán bộ giám địnhcủa Công ty sẽ thực hiện các công việc sau:

+ Giám định bên ngoài kiện hàng, so sánh đối chiếu với sự miêu tảtrong chứng từ vận chuyển.

+ Giám định bên trong kiện hàng.+ Xác định mức độ tổn thất.

Trong quá trình giám định, cán bộ giám định luôn chú ý rõ số lượnghàng bị thiếu, số lượng từng loại bị hư hỏng và mức độ hư hỏng Đồng thờiước tính các khoản chi phí khắc phục, sửa chữa, tỷ lệ giảm gía và gía trị cònlại của hàng hóa để có thể xác định mức độ tổn thất hợp lý.

+ Xác định nguyên nhân tổn thất.

Để có thể tìm ra nguyên nhân, đòi hỏi các cán bộ giám định phải có khảnăng quan sát và phán đoán hết sức nhạy bén cũng như trình độ chuyên môncao, phải hiểu rõ đặc tính của hàng hóa bảo hiểm, đặc biệt của tuyến hànhtrình, điều kiện khí hậu thủy văn, trạng thái kỹ thuật của con tàu, ý thức vàtrình độ của sỹ quan thủy thủ, thuyền viên.

Ngày đăng: 08/11/2012, 09:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Doanh thu phí bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội - Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua
Bảng 1 Doanh thu phí bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội (Trang 24)
Bảng 2: Doanh thu phí bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tính theo các phòng tại Bảo Minh Hà Nội - Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua
Bảng 2 Doanh thu phí bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tính theo các phòng tại Bảo Minh Hà Nội (Trang 26)
Bảng 3: Chi giám định và chi bồi thường cho nghiệp vụ bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. - Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua
Bảng 3 Chi giám định và chi bồi thường cho nghiệp vụ bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (Trang 31)
Bảng 5: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội - Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua
Bảng 5 Kết quả kinh doanh nghiệp vụ hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội (Trang 35)
Bảng 6: Kế hoạch kinh doanh theo nhóm nghiệp vụ của Bảo Minh Hà Nội năm 2006 - Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua
Bảng 6 Kế hoạch kinh doanh theo nhóm nghiệp vụ của Bảo Minh Hà Nội năm 2006 (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w