Phát triển nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Lý luận chung về nghiệp vụ TBH hàng hóa xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 4
1.1 Khái quát về Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 4
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.1.2 Sự cần thiết khách quan 6
1.1.3 Đặc điểm cơ bản 8
1.2 Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 8
1.2.1 Khái niệm chung về TBH 8
1.2.2 Vai trò của Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 12
1.2.3 Hợp đồng TBH 14
CHƯƠNG II: Hoạt động kinh doanh TBH nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2004-2008 32
2.1 Vài nét về PTI 32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 32
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua 36
2.1.2.1.Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc 36
2.1.2.2 Kết quả kinh doanh TBH 39
2.1.2.3 Hoạt động đầu tư 42
2.1.3 Phương hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới 43
2.2 Tổng quan về Thị trường Bảo hiểm và TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam 44
2.2.1 Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây: 44
2.2.2 Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam 45
Trang 22.2.3 Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau: 46
2.3 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong hoạt động kinh doanh TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu 48
2.3.1 Thuận lợi 48
2.3.2 Khó khăn 49
2.5 Quy trình TBH tại PTI 51
2.4.1 Sự cần thiết của Quy trình 51
2.4.2 Nội dung Quy trình TBH 51
2.4.2.1 Quy trình nhượng TBH 51
2.4.2.2 Quy trình nhận TBH 57
2.6 Hoạt động kinh doanh Nghiệp vụ TBH Hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PTI 58
2.7 Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PTI 64
2.5.1 Hoạt động nhượng TBH 64
2.5.2.Hoạt động nhận tái 65
CHƯƠNG III Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 67
3.1 Dự báo xu hướng của thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới 67
3.2 Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển phù hợp với tình hình thị trường 68
3.2.1 Về phía Nhà nước: 68
3.2.2 Về phía các Công ty Xuất nhập khẩu: 69
3.2.3 Với Hiệp hội Bảo hiểm 69
3.2.4 Về phía Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện 70
KẾT LUẬN 73
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng II.1.1: Cơ cấu sản phẩm của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện 33 Bảng II.1.2: Cơ cấu doanh thu qua các năm 2005 – 2006 36 Bảng II.2.1: Tình hình doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển của các công ty năm 2007 46 Bảng II.3.1: Tình hình doanh thu nghiệp vụ tại PTI 50 Bảng II.4.1: tổng kết doanh thu phí nhượng tái nghiệp vụ TBH hàng hoá 59 Bảng II.4.2: Phân bổ tổn thất theo các hợp đồng nghiệp vụ nhượng TBH hàng hoá ở PTI từ năm 2004-2008 60 Bảng II.4.3: Tình hình tổn thất tính theo doanh thu phí tại công ty PTI 61 Bảng II.4.4: Thống kê doanh thu phí nhận tái 62 Bảng II.4.5: Phân bổ tổn thất theo các hợp đồng nghiệp vụ nhượng TBH hàng hoá ở PTI từ năm 2004-2008 62 Bảng II.4.6: Tỷ lệ tổn thất tính theo doanh thu phí nghiệp vụ nhận TBH hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PTI 63 Bảng II.5.1: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu phí nhận TBH 65 Bảng II.5.2: Thống kê đơn vị tổn thất nghiệp vụ nhận và nhượng tái 66
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007, sau nhiều năm tham gia đàm phán, Việt Nam đãchính thức gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO, mở ra giai đoạn phát triểnmới cho nền kinh tế nước nhà nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng Tuy nhiên,trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt này, cơ hội sẽ chia đều cho mọi thành viên chứkhông phải là các công ty nước ngoài chiếm ưu thế.Sự cạnh tranh gay gắt trên thịtrường bảo hiểm khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO chính là cơ hội
để sàng lọc và chỉ những DN thực sự “khoẻ” mới đủ sức để trụ vững và pháttriển "
Sự hiện diện của nhiều công ty nước ngoài đã giúp thay đổi cách thức quản
lý cũng như tiếp cận thị trường của ngành bảo hiểm Thị trường được tái cấu trúclại theo hướng tốt hơn về mặt pháp luật trở nên minh bạch hơn Điều đặc biệt làcác công ty trong nước cũng bắt đầu niêm yết tại các thị trường chứng khoánnước ngoài để khẳng định vị trí của mình
Đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, tỷ trọng hàng hoá xuất nhậpkhẩu mua bảo hiểm còn quá khiêm tốn so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu củaViệt Nam Các cam kết về dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam cũng chưa có tác độngđáng kể đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu"
Việc trở thành thành viên của WTO không chỉ tạo ra những thay đổi to lớnđối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm, mà riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm hànghoá XNK vận chuyển bằng đường biển, điều này cũng khiến thị trường xuất nhậpkhẩu của Việt Nam có những biến động nhất định
Song song với việc thực hiện các cam kết về thuế, chúng ta cũng triến khaimột loạt các cam kết liên quan khác Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: ViệtNam đồng ý cho doanh nghiệp nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóanhư doanh nghiệp Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danh mục
"thương mại nhà nước"
Có thể khẳng định, sau 2 năm gia nhập WTO, mặc dù còn nhiều khó khăn
Trang 5được những bài học bổ ích để từng bước phát triển bền vững Với xuất phát điểm
là một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, ở trình độ thấp và có quy mônhỏ so với kinh tế thế giới, các biến động phức tạp và khó lường trước của nềnkinh tế thế giới thời gian qua đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam.Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực, chúng ta vẫn đạt được những chỉtiêu kinh tế đáng khích lệ Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục khởi sắc, duytrì tăng trưởng cao, năm 2008 dự kiến xuất khẩu xấp xỉ 63 tỉ USD, tăng trên29,5% so với 2007, nhập khẩu ước đạt 79,9 tỉ USD, tăng 27,5% so với 2007 10mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch trên 1 tỉ USD như: Dệt may, càphê, cao su, thủy sản, dầu thô, giầy dép, điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ
và nhóm sản phẩm cơ khí, tiếp tục được giữ vững; đồng thời mặt hàng dây điện
và cáp điện cũng có khả năng trở thành thành viên của «câu lạc bộ 1 tỉ USD»này
Môi trường kinh doanh được cải thiện một cách rõ rệt, minh bạch hơn nhờthực thi các cam kết về minh bạch hóa chính sách, không phân biệt đối xử, giảmbớt rào cản trong tiếp cận thị trường và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Nhận thứccủa người dân và các doanh nghiệp về việc tham gia WTO đã có sự chuyển biếntích cực
Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào một sốngành như điện tử, tin học, dệt may, luyện và cán thép, ngân hàng, tài chính bảohiểm, bất động sản Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệtoàn cầu năm 2008, nhưng GDP vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng 6,5%, tuy cógiảm hơn so với năm 2007, thu hút đầu tư nước ngoài tăng rất mạnh trong năm
2007, năm 2008, số vốn đăng kí đạt gần 64 tỉ USD
Tất cả những thay đổi trên đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp bảo hiểm
Là một công ty dù đã được thành lập hơn 10 năm, nhưng so với các công tylâu năm trên thị trưởng như Bảo Việt, PJICO…và các công ty nước ngoài, khảnăng tài chính của Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện hết sức quan tâm và đãthực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm để đảm bảo ổn định kinh doanh Trong quá trình
Trang 6thực hiện vẫn còn nhiều vần đề cần nghiên cứu và làm rõ để giải quyết vướngmắc ở các khâu nghiệp vụ.
Với vốn kiến thức còn hạn chế của một sinh viên sắp ra trường và niềm yêuthích với nghiệp vụ Tái bảo hiểm, trong thời gian thực tập ở Công ty cổ phần Bảohiểm Bưu điện, em xin mạnh dạn đề xuất đề tài:
“Phát triển nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)”.
Bài viết được chia thành ba chương:
CHƯƠNG I: Lý luận chung về nghiệp vụ TBH hàng hóa xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
CHƯƠNG II: Hoạt động kinh doanh TBH nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2004-2008.
CHƯƠNG III Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Mặc dù hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn bài viết không thể tránh khỏinhững thiếu sót nhất định Kính mong sự đóng góp ý kiến, nhận xét của thầy côgiáo, các cán bộ và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Ths BùiQuỳnh Anh và ban lãnh đạo và tập thể các cán bộ công ty PTI, đặc biệt là các cán
bộ TBH/Trưởng nhóm nghiệp vụ bộ phòng Tái bảo hiểm đã giúp đỡ em hoànthành bài viết này
Trang 7CHƯƠNG I: Lý luận chung về nghiệp vụ TBH hàng hóa xuât
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
1.1 Khái quát về Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
cả đội tàu, một số tàu có thể bị chìm do bão tố, cạn kiệt nguồn cung cấp hoặc độithuỷ thủ chết vì bệnh tật, lạc đường, bị chìm do quá tải, hoặc bị mọt ăn thủng.Những người tham gia đầu tư vào những chuyến như kể trên cảm thấy cần thiếtphải cùng nhau chia sẻ rủi ro tránh tình trạng một số nhà đầu tư mất trắng toàn bộchuyến hàng do một hiện tượng khá phổ biến: tàu bị mất tích Có 2 hình thức hayđược sử dụng là:
Cách thứ nhất là Hình thức cổ phần, theo đó các chủ hàng tập hợp lại, cùng
sở hữu cổ phần của chuyến hàng Khi tổn thất xảy ra tất cả cùng phải gánh chịu
Cách thứ hai là Bảo hiểm, một hệ thống theo đó chủ tàu hay chủ hàng (có
thể là một cá nhân hay một công ty) trả một số tiền mặt cho công ty bảo hiểm nếu
họ thoả thuận sẽ bồi thường khi con tàu đã nêu trên không hoàn thành mộtchuyến đi cụ thể nào đó Những công ty bảo hiểm này đã tạo lập một quỹ chungdùng để thanh toán cho người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất
Có thể nói, bảo hiểm hàng hải là loại hình bảo hiểm lâu đời nhất Một trongnhững đơn bảo hiểm hàng hải đầu tiên mà người ta tìm thấy là đơn bảo hiểm cấp
Trang 8vào năm 1347 tại Genoa (Italia) cho tàu Santaclara đi đến quần đảo Magiocathuộc Tây Ban Nha Người ta cho rằng bảo hiểm hàng hải ra đời bắt đầu từ nhữngngười cho vay nặng lãi sống ở miền Bắc Italia Những người này thường cho chủtàu vay nợ với điều kiện là nếu tàu đi trót lọt thì chủ tàu phải trả một khoản lãi rấtnặng Ngược lại, nếu tàu bị đắm, mất hết thì được xoá nợ Lối cho vay này gọi làvay “được ăn cả ngã về không” hay cho vay kiêm bảo hiểm
Bảo hiểm hàng hải là bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sông liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm chuyên chở trên biển.
Bảo hiểm sau đó phát triển sang Anh Nước Anh là nước có nền ngoạithương phát triển nên bảo hiểm cũng phát triển sớm và đầy đủ hơn Ngay từ thế
kỷ 17 Anh đã có mẫu đơn bảo hiểm tàu và hàng (Lloyd’s SG Form) vẫn được ápdụng cho đến ngày nay Ở Mỹ công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên là theInsurance Company of North American, được thành lập vào năm 1792, bảo hiểmcho các tàu (clipper) và hàng hoá chuyên chở của Mỹ
Theo thời gian, bảo hiểm hàng hải phát triển thành một hỗn hợp các đơn bảohiểm tài sản mở rộng đối với các rủi ro trên đất liền (bảo hiểm hàng nội địa) vàrủi ro trên biển (bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển)
Bảo hiểm hàng hải được chia thành 3 loại chính là:
Bảo hiểm thân tàu: Bảo hiểm thân tàu là bảo hiểm những thiệt hại vậtchất xảy ra đốí với vỏ tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu đồng thời bảo hiểmcước phí, các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu phảichịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu: là bảo hiểm những thiệt hạiphát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu, kinh doanh khai tháctàu biển gây ra đối với hàng hoá họ chịu trách nhiệm trông coi; tử vong hay bịthương của hành khách, thuỷ thủ và người bốc dỡ; thiệt hại đối với đê chắn sóng,cầu, cảng, cáp ngầm dưới biển; và gần đây nhất là cả những tổn thất gây ra do ônhiễm
Trang 9 Bảo hiểm hàng hoá: được các chủ hàng sử dụng khi vận chuyển hàngtheo đường biển hoặc đường hàng không trong thương mại quốc tế
1.1.2 Sự cần thiết khách quan
Vận chuyển bằng đường biển là phương thức vận chuyển lâu đời nhất củaloài người Mặc dù vai trò lịch sử của vận chuyển hàng hoá bằng đường biển ởmột mức độ nào đó đã suy giảm do sự ra đời của các phương tiện vận chuyển hữuhiệu khác như ôtô hay máy bay, nhưng nó vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng do
có những ưu thế vượt trội như:
Có thể vận chuyển được nhiều chủng loại hàng hoá như các loại hàng hoásiêu trường, siêu trọng (nguyên liệu thô: than đá, dầu, … hoặc các phương tiệnvận tải, máy móc…) với khối lượng lớn, mà các phương tiện vận tải khác như:đường bộ, đường hàng không… không thể đảm nhận được
Các tuyến vận chuyển đường biển rộng lớn nên trên một tuyến có thể tổchức được nhiều chuyến tàu trong cùng một lúc cho cả hai chiều
Việc xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển dựa trên cơ sở lợi dụngđiều kiện thiên nhiên của biển, do đó không phải đầu tư nhiều về vốn, nguyên,vật liệu, sức lao động Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thànhvận chuyển bằng đường biển thấp hơn so với các phương tiện khác
Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tếvới các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của nhà nước; góp phần tăngthu ngoại tệ…
Tuy nhiên, vận chuyển đường biển cũng có một số nhược điểm cố hữu sau:
Vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều yếu tố rủi ro Các rủi ro này cóthể do các yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật hay yếu tố xã hội, con người
Do yếu tố tự nhiên: Vận chuyển bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện tự nhiên Thời tiết, khí hậu trên biển đều ảnh hưởng trực tiếp đến quátrình vận chuyển bằng đường biển Nhửng rủi ro do thiên tai bất ngờ như bão,sóng thần, lốc… có thể xảy ra bất cứ lúc nào Yếu tố tự nhiên diễn ra không theo
Trang 10một quy luật nhất định nào Vì vậy, mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng pháttriển và có thể dự báo thời tiết, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra.
Do yếu tố kỹ thuật: Trong hoạt động của mình, con người ngày càng sử
dụng nhiều hơn các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại Nhưng dù máy móchiện đại chính xác đến đâu cũng không tránh khỏi trục trặc về kỹ thuật, đó là trụctrặc của chính con tàu, kỹ thuật dự báo thời tiết, các tín hiệu điều khiển từ đấtliền… từ đó gây ra đổ vỡ, mất mát hàng hoá trong quá trình XNK
Do yếu tố xã hội, con người: Hàng hoá có thể bị mất trộm, mất cắp, bị cướp,
hoặc bị thiệt hại do chiến tranh…
Tốc độ của tàu biển còn chậm, hành trình trên biển có thời gian dài, nên xácsuất rủi ro tai nạn trên biển càng cao nhưng việc ứng cứu rủi ro, tai nạn rất khókhăn
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mỗi chuyến tàu thường có giá trị rấtlớn bao gồm giá trị tàu và hàng hoá chở trên tàu Vì vậy, nếu rủi ro xảy ra sẽ gâytổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người
Trong quá trình vận chuyển, hàng hoá được chủ phương tiện chịu tráchnhiệm chính Nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độtuỳ theo điều kiện giao hàng và vận chuyển Từ năm 1921, Dự thảo luật có tênHague đã được soạn thảo nhằm điều chỉnh các hoạt động vận chuyển trên biển
Bộ luật này chính thức được áp dụng vào năm 1924 sau khi được nhiều nướcthông qua tại Hội nghị Brussel (Bỉ) cũng trong năm này Năm 1968, Uỷ banHàng hải Quốc tế đã sửa đổi Bộ luật này và lấy tên mới là Hague -Visby Theo
đó, trách nhiệm của người vận chuyển đối với tổn thất chỉ giới hạn ở mức 666.7SDR một đơn vị hàng hoá, tương đương 2 SDR một kilogram hàng hoá bị mấthoặc hư hỏng, mặc dù họ được miễn trách nhiệm trong trường hợp hiểm hoạ tựnhiên, trộm cắp
Trong thực tế, đòi bồi thường từ các công ty vận chuyển rất phức tạp và tốnchi phí Trong hầu hết các trường hợp, các các công ty này đều đến từ nướcngoài, thậm chí từ châu lục khác, do vậy, tư vấn về luật hàng hải từ các chuyên
Trang 11Tất cả những phân tích nêu trên cho thấy, bảo hiểm là rất cần thiết cho vậnchuyển hàng hoá bằng đường biển.
b) Hàng hoá XNK thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, chịu sựkiểm soát của hải quan, kiểm dịch… theo quy định của từng nước và phải đượcmua bảo hiểm theo tập quán thương mại quốc tế
c) Hàng hoá XNK thường được vận chuyển bằng nhiều loại phương tiệnkhác nhau theo phương thức vận chuyển đa phương tiện
1.2 Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
1.2.1 Khái niệm chung về TBH
Bảo hiểm là một phạm trù kinh tế Đặc trưng của nó là việc thành lập mangtính chất tập thể một quỹ dự trữ tài chính thông qua sự vận dụng các quy luậtthống kê và nguyên tắc cân đối cũng như việc phân phối mang tính chất riêng rẽquỹ đó để đáp ứng những nhu cầu có thể dự đoán được trong tương lai phát sinh
ra từ những sự cố bất ngờ gây thiệt hại hay xảy ra
Như vậy khái niệm bảo hiểm chứa đựng hai yếu tố cơ bản sau:
Tính tập thể của việc thành lập quỹ dự trữ, có nghĩa là mỗi thành viên tham
gia bảo hiểm đều phải đóng góp một khoản tiền nhất định (Phí bảo hiểm) Phí
Trang 12này được tính dựa trên quy luật thống kê (bao gồm thống kê tổn thất và mức độtrung bình của các tổn thất, thống kê các đơn vị rủi ro) và nguyên tắc cân đối (cónghĩa là tổng số phí thu được phải bằng tổng số tiền chi trả bồi thường).
Tính riêng rẽ của việc phân phối quỹ dự trữ, có nghĩa là chỉ phân phối quỹ
cho những thành viên khi có rủi ro bất ngờ gây thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểmxảy ra Những rủi ro bất ngờ này về tổng thể phải dự đoán được và hay xảy ra.Trên đây cũng là những yếu tố cơ bản cần phải chú ý khi tiến hành việc lập,quản lý và phân phối quỹ tiền tệ thông qua hình thức bảo hiểm Dựa theo các rủi
ro được bảo hiểm, các ngành kinh tế khác nhau và các quá trình tiến hành bảohiểm được chia thành nhiều loại và được tổ chức thành một hệ thống độc lập củanền kinh tế quốc dân (ở nhiều nước nó còn được gọi là ngành kinh tế bảo hiểm).Một trong những loại hình đó là Tái bảo hiểm (TBH)
Tái bảo hiểm là một hình thức bảo hiểm lại những rủi ro đã được bảo hiểm
cho các công ty bảo hiểm (công ty bảo hiểm gốc) tại một hay nhiều công ty bảohiểm khác nhau (công ty TBH) Nói cách khác, TBH là bảo hiểm cho người bảohiểm
Đối với các nước có nền kinh tế tập trung như Việt Nam, TBH là một lĩnhvực đặc biệt của hệ thống bảo hiểm nhà nước và đồng thời cũng là một bộ phậncủa ngành kinh tế đối ngoại, mà chủ yếu là các quan hệ tài chính đối ngoại Cũngnhư đối với các loại hình bảo hiểm khác, việc tiến hành nghiệp vụ TBH đòi hỏiphải có các điều kiện sau:
Số lượng rủi ro phải đủ lớn để quy luật số đông phát huy được tác dụng qua
đó, yếu tố ngẫu nhiên được loại trừ
Mức độ tổn thất có thể xảy ra từ các rủi ro được bảo hiểm không được phépchênh lệch quá lớn, cũng như không được phép có nhiều tổn thất quá lớn xảy ratrong số hợp đồng bảo hiểm (Tình trạng này dẫn đến sự không đồng nhất tronghợp đồng bảo hiểm)
Khả năng thường xuyên xảy ra tổn thất (Nếu không có điều kiện này thìkhông phát sinh nhu cầu bảo hiểm)
Trang 13Nhiệm vụ chủ yếu của TBH là phân chia các rủi ro đã được bảo hiểm củacác công ty bảo hiểm gốc cho một tập thể những công ty TBH và thông quá đó sẽtận dụng được một cách tối ưu các quy luật thống kê Với nhiệm vụ trên, TBH ổnđịnh kinh doanh cho các công ty bảo hiểm gốc và tạo điều kiện cho các công tynày có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng tài chính củamình Ví dụ sau đây sẽ minh họa cho điều đó:
Một công ty bảo hiểm A chỉ có khả năng thanh toán tiền bồi thường tối đa là
$1 triệu, muốn bảo hiểm cho một chiêc tàu chở một khối lượng hàng hóa lớn trịgiá $10 triệu Nếu giả sử không có TBH thì công ty A không thể ký hợp đồng bảohiểm với chủ tàu đó được, vì khi không may có tổn thất toàn bộ xảy ra thì công ty
A sẽ bị phá sản Nhưng do có hình thức TBH nên công ty bảo hiểm A vẫn kýđược hợp đồng bảo hiểm với chủ tàu bảo hiểm cho con tàu trị giá $10 triệu đó.Sau khi ký hợp đồng, công ty bảo hiểm A dùng phương pháp TBH phân tán bớtmức trách nhiệm mà mình phải gánh chịu Trong trường hợp này, công ty bảohiểm A chỉ giữ lại 10%, còn 90% của $10 triệu công ty bảo hiểm A chuyển chocác công ty TBH khác, ví dụ như 50% cho công ty TBH B và 40% cho công tyTBH C
Thông qua ví dụ trên chúng ta thấy được vai trò và nhiệm vụ của TBH Ởđây cần phải phân biệt sự khác nhau của TBH và Đồng bảo hiểm Mặc dù cóđiểm giống nhau giữa TBH và đồng bảo hiểm là cùng có nhiều công ty bảo hiểmtham gia bảo hiểm cho cùng một đơn vị rủi ro, nhưng giữa chúng có nhiều điểmkhác nhau Đó là:
Ký hợp đồng: - Trong TBH: Công ty bảo hiểm gốc đứng ra ký hợp đồng
bảo hiểm với người tham gia và sau đó phân chia tráchnhiệm cho các công ty TBH theo sự thỏa thuận giữa họ vàcác công ty TBH
- Trong đồng bảo hiểm: Việc ký hợp đồng do nhiều công tybảo hiểm tiến hành, mỗi một công ty tham gia đồng bảohiểm đều phải ký tên vào giấy chứng nhận bảo hiểm
Trang 14Trả tiền bồi thường: - Trong TBH: Khi tổn thất xảy ra, trước hết công ty
bảo hiểm gốc phải đứng ra bồi thường cho ngườiđược bảo hiểm, sau đó mới đòi lại công ty TBH Ởđây người được không có quan hệ trực tiếp với công
ty TBH
- Trong đồng bảo hiểm: Khi tổn thất xảy ra các công
ty tham gia đồng bảo hiểm có trách nhiệm trả tiềnbồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm theo
tỷ lệ mà mình tham gia
Do có sự phiền phức trong việc ký hợp đồng và trả tiền bồi thường trên vàcùng với sự phát triển của nghiệp vụ TBH, đồng bảo hiểm đã dần mất đi ý nghĩacủa nó Mặc dù vậy, hiện nay trên thị trường London đồng bảo hiểm trong lĩnhvực hàng hải vẫn còn phổ biến
Tùy theo góc độ quan sát của công ty bảo hiểm gốc hay công ty TBH màngười ta phân chia TBH ra thành 2 phần riêng biệt Đó là chuyển TBH và nhậnTBH:
a) Chuyển TBH hay còn gọi là TBH đi: có nghĩa là một công ty bảo hiểm gốcphân tán rủi ro cho các công ty TBH Trong trường hợp này, công ty bảohiểm gốc phải chuyển phí cho các công ty TBH và nhận được từ họ yếu tốđảm bảo và ổn định kinh doanh của mình
b) Nhận TBH hay còn gọi là TBH nhận: là một công ty TBH nhận một phầnrủi ro đã được bảo hiểm từ một công ty bảo hiểm gốc khác Trong trườnghợp này, công ty TBH được hưởng số phí từ công ty bảo hiểm gốc nhằmmục đích kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm
Theo ví dụ đã nêu thì quá trình phân tán rủi ro của công ty bảo hiểm A chocác công ty TBH B và C được gọi là TBH đi, nếu đứng ở góc độ của công ty bảohiểm A; nhưng được gọi là TBH nhận, nếu đứng ở góc độ của các công ty bảohiểm B và C
Trang 15Ngoài ra, TBH còn bao gồm cả hình thức TBH tiếp hay còn gọi là chuyểnnhượng TBH, có nghĩa là một công ty TBH phân chia tiếp phần trách nhiệm củaminh đã nhận từ một công ty bảo hiểm gốc cho các công ty TBH khác.
1.2.2 Vai trò của Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
a) Đối với công ty nhượng TBH
Nói chung, TBH không làm thay đổi bản chất vốn có của phạm vi bảohiểm Trong dài hạn, nó không thể khiến công việc kinh doanh xấu trở thành tốt,nhưng nó thực sự cung cấp những sự trợ giúp đắc lực cho nhà nhượng tái
Nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng giữ lại – bảo hiểm
hàng không, bảo hiểm dầu khí…Sau khi thu xếp TBH, công ty nhượng có thểnhận những hợp đồng có giới hạn bảo hiểm lớn hơn những vẫn duy trì đượcnhững độ rủi ro trong phạm vi quản lý được Bằng cách tái đi một phần của mọihợp đồng hoặc chỉ tái đi những hợp đồng lớn, mức tổn thất giữ lại ròng tính theotừng đơn bảo hiểm hay toàn bộ số đơn có thể được tính toán phù hợp với thặng
dư vốn của công ty bảo hiểm
Tạo ra sự ổn định trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Theo thời gian,
TBH giúp ổn định kết quả tài chính và hoạt động khai thác của công ty nhượngTBH Đồng thời bảo vệ nguồn vốn thặng dư trước các cú sốc gây ra do các tổn
TBH Bảo hiểm
Giữ lại
$2 tr.
Chuyển nhượng $48 tr.
Chấp nhận USD 48 tr.
Một phần rủi ro chuyển cho
Rủi ro chuyển cho
Người được
Công ty bảo hiểm
RỦI RO
$ 50 tr.
Trang 16thất lớn không được dự đoán trước TBH cũng được thu xếp nhằm giữ lại các cáctổn thất nhỏ, dễ dự đoán và chia sẻ những tổn thất lớn, bất ngờ cho các công tybảo hiểm và TBH trên toàn thị trường Ngoài ra, TBH còn giúp bảo vệ công tykhỏi các rủi ro tích tụ lớn hơn dự đoán cũng từ một hay nhiều thảm hoạ Nhờvậy, hiệu quả khai thác và hiệu quả tài chính của các tổn thất lớn hoặc của số lớncác tổn thất có thể được phân bổ qua nhiều năm Điều này làm giảm khả năng kếtquả tài chính của công ty bảo hiểm gốc bị ảnh hưởng.
Tăng cường khả năng tài chính: Khả năng tài chính của công ty Bảo hiểm
trước trách nhiệm bảo hiểm công ty đảm nhận được đánh giá qua khả năng chi trảbồi thường
Trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các quốc gia đều kiểm soátkhả năng chi trả bồi thường của các công ty bảo hiểm thông qua quy định biênkhả năng thành toán không được phép thấp hơn một tỷ lệ nào đó Tỷ lệ này gọi là
“Biên khả năng thanh toán tối thiểu”
Tiếp cận kinh nghiệm và dịch vụ của các công ty TBH, đặc biệt trong lĩnh
vực phát triển, định giá và khai thác sản phẩm cũng như trong việc quản lý tổnthất Rất nhiều nhà TBH chuyên nghiệp có những hiểu biết sâu rộng và khả năngcung cấp các dịch vụ tài chính cho các công ty nhượng Những dịch vụ này baogồm các trợ giúp và tư vấn về khai thác, tiếp thị, định giá, ngăn ngừa tổn thất,giải quyết tổn thất, dự phòng, định phí, đầu tư và các vấn đề khác về nhân sự Đểbảo vệ lợi ích của chính họ, các công ty nhận tái buộc phải xem xét một cách rấtthận trọng các hoạt động kinh doanh của công ty nhượng tái, từ đó đưa ra những
tư vấn nhất định nào đó Thông thường, công ty nhận tái có nhiều kinh nghiệmhơn trong việc đánh giá các hợp đồng có mức trách nhiệm lớn và giải quyết cáctổn thất lớn hoặc ít gặp Ngoài ra, nhờ có quan hệ với số lượng lớn các công tynhượng tái tương đối đồng đều, công ty nhận tái có khả năng đưa ra cái nhìn tổngthể về một số các vấn đề tổng quát cũng như các xu hướng chung trên thị trường.Ngoài các công ty nhận tái thì các trung gian TBH cũng cung cấp những dịch vụtương tự cho khách hàng của mình
Trang 17Thông qua các nghiệp vụ TBH, công ty nhận thiết lập mối quan hệ vữngchắc với các bạn hàng nhằm tăng doanh thu, đặc biệt là doanh thu về ngoại tệ.Đồng thời, xét trong mối quan hệ tổng thể với bảo hiểm gốc thì TBH thực chất là
sự phân tán rủi ro đối với các công ty nhận TBH
c) Đối với xã hội
Đảm bảo tính ổn định và sự chắc chắn cho quá trình kinh doanh và sản xuất của các đơn vị kinh tế Đảm bảo kinh doanh cho công ty bảo hiểm có nghĩa
là đảm bảo được sự kinh doanh và sản xuất của các đơn vị kinh tế, từ đó tạo điềukiện tốt cho họ phát triển kinh doanh
Đảm bảo tính ổn định của ngân sách ngoại tệ nhà nước Đối với nghiệp vụ
TBH nhận, công ty bảo hiểm xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm nhằm ổn định kinhdoanh cho các công ty bảo hiểm khác Vì vậy chức năng của TBH nhận giống vớichức năng của bảo hiểm đối ngoại là kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhằm tăng thungoại tệ
Tăng thu nhập quốc dân Nhờ có TBH, hoạt động sản xuất kinh doanh
được mở rộng, tạo việc làm, từ đó, nâng cao đời sống của nhân dân
1.2.3 Hợp đồng TBH
a) Định nghĩa:
Theo Quyết định số 100/QĐ – BTC ban hành ngày 28/12/2005 của Bộtrưởng Bộ Tài chính, Hợp đồng TBH là Hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệpnhận TBH phát hành để bồi thường cho doanh nghiệp nhượng tái đối với nhữngtổn thất của một hay nhiều Hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhượng tái pháthành
Theo định nghĩa trên, hợp đồng TBH có ba đặc điểm là:
Nhà TBH cam kết bồi thường cho công ty nhượng mà bản thân công tynhượng là một thành viên của hợp đồng bảo hiểm
Tái bảo hiểm có thể cung cấp một sự bồi thường toàn bộ hoặc chỉ một phầnđối với những trách nhiệm mà công ty nhượng có thể phải gánh chịu theo hợpđồng bảo hiểm
Trang 18 Hợp đồng TBH là một hợp đồng riêng biệt giữa nhà TBH và công tynhượng mà trong đó Người được bảo hiểm không phải là một bên tham gia củahợp đồng.
b) Phân loại
Hợp đồng TBH tuỳ ý lựa chọn
Đây là một hình thức TBH cơ bản và cổ điển nhất Danh từ “Tuỳ ý lựachọn” có liên quan đến ý niệm là trong loại TBH này, công ty nhượng có toànquyền lựa chọn rủi ro cần phải TBH và ngược lại, nhà TBH có quyền nhận hay từchối rủi ro đó Mỗi dịch vụ đem nhượng theo cơ sở tuỳ ý lựa chọn là một hợpđồng TBH tách biệt bao gồm toàn bộ hay một phần rủi ro mà công ty nhượngmuốn nhượng cho thị trường TBH
Vào thời điểm khi kết thúc một thoả thuận thương mại nào đó thì các bêntham gia vào thoả thuận đó thường quan tâm đến việc quy định thật chính xác cácchi tiết cần thiết của thoả thuận lần tới, các mục đích, nghĩa vụ của các bên đốivới nhau và đặt ra các điều kiện cần thiết để ràng buộc những nghĩa vụ và quyềnlợi ấy và như vậy, chỉ có hình thức TBH tuỳ ý lựa chọn là phù hợp nhất, vì nó cóthể cho phép nhà TBH có được một ý niệm đúng về những rủi ro mà mình phảigánh chịu trước khi tham gia hợp đồng
Sau khi nhận phiếu đề nghị, nhà tái bảo hiểm có thể yêu cầu thêm nhữngchi tiết khác để đánh giá rủi ro mà mình sẽ nhận để có ý kiến nhận toàn bộ haymột phần nào đó hay bằng một số tiền cố định hoặc khước từ Để đảm bảo tínhthời gian, việc xác nhận có thể thực hiện qua điện thoại hay email, nhưng sau đó
Trang 19điểm hợp đồng gốc hết hiệu lực, dịch vụ TBH này cũng tự động chấm dứt Trongtrường hợp hợp đồng bảo hiểm gốc được tái tục thì nhà tái bảo hiểm có quyềntiếp tục nhận hay từ chối không tham gia nữa Mặt khác, bất kỳ thay đổi về nộidung, điều kiện hay giá phí so với thoả thuận ban đầu, đều phải được thông báo
và chấp nhận của nhà TBH
Ưu điểm:
Giúp công ty nhượng, nhất là các công ty bảo hiểm của các quốc gia đangphát triển còn non trẻ và ít kinh nghiệm hoàn thành việc nhận bảo hiểm chonhững đơn vị rủi ro ở địa phương mà có giá trị bảo hiểm lớn, vượt khả năng tàichính thông thường của mình bằng việc sử dụng chuyên môn và khả năng của thịtrường bảo hiểm quốc tế
Giúp công ty nhượng có điều kiện lựa chọn để duy trì kim ngạch bảo hiểmcủa mình được cân đối, tức là giúp cho công ty nhượng có thể loại bỏ đượcnhững rủi ro đặc biệt lớn hoặc nguy hiểm mà một khi tổn thất thuộc đơn vị rủi ronày xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình trong năm kếhoạch ở một nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt
Giúp công ty nhượng chủ động trong việc chấp nhận những rủi ro màkhông được chấp nhận trong các hợp đồng TBH bắt buộc truyền thống của mìnhnhư: rủi ro về động đất, ngập lụt, đình công, chiến tranh hoặc những rủi ro tương
tự khác…
Tạo điều kiện cho công ty nhượng có thể nhờ vào hình thức TBH tuỳ ý lựachọn trước khi tận dụng khả năng các hợp đồng TBH bắt buộc của họ, tức là cóđiều kiện để cải thiện sự thăng bằng của các hình thức TBH bắt buộc, cải thiệnvận may rủi trong việc đạt được những lợi ích tối đa theo các điều kiện quy địnhtrong các hợp đồng TBH đó của họ (ví dụ: điều kiện về chia lãi, thủ tục phí TBHtính theo thang luỹ tiến, thủ tục phí TBH theo lãi…)
Nhược điểm:
Công ty nhượng phải thông báo đầy đủ chi tiết của nghiệp vụ bảo hiểmgốc; có nghĩa là khi áp dụng hình thức này nhiều lần thì nhà TBH thường xuyên
Trang 20tiếp xúc và biết được ý đồ của công ty nhượng dẫn đến có thể lộ những thông tin
có lợi cho sự cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm gốc
Không đảm bảo thời gian tính trong việc phân tán rủi ro TBH, tức là công
ty nhượng khi nhận bảo hiểm cho một rủi ro nào đó thường không có sự đảm bảochắc chắn của thị trường TBH, dẫn đến mất cơ hội khai thác hoặc mất uy tín dochậm trễ trả lời người được bảo hiểm
Chi phí hành chính, thủ tục giấy tờ tốn kém làm giảm thu nhập kinh doanh
Thường xuyên phải đàm phán tái tục hợp đồng TBH trước khi ký kết bảohiểm gốc với khách hàng
Trong trường hợp khi khả năng tiêế nhận rủi ro của thị trường TBH quốc tế
đã gần tới mức tối đa, hoặc khi phí bảo hiểm gốc quá thấp so với phí trung bìnhcủa thị trường thì hình thức này chỉ có thể thực hiện được với mức phí cao hơnphí bảo hiểm gốc hoặc giảm bớt thủ tục phí TBH Trong trường hợp này, mức saibiệt sẽ do công ty nhượng gánh chịu hoặc giảm bớt trách nhiệm cam kết trongbảo hiểm gốc
Hợp đồng TBH cố định
Đây là sự thoả thuận giữa công ty nhượng và nhà TBH mà trong đó công tynhượng tự bắt buộc phải nhượng đi tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà haibên đã quy định trước trong hợp đồng cho tới một hạn mức trách nhiệm ngangvới số tiền hạn mức tối đa đã được thoả thuận từ trước Ngược lại, nhà TBH cũng
tự bắt buộc phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi ro đó
Thủ tục tiến hành
Theo hình thức này, công ty nhượng và các nhà TBH đầu năm n ghiệp vụphải thoả thuận trước về đơn vị rủi ro, các nghiệp vụ cần tái, đặc biệt thoả thuậnhạn mức trách nhiệm của các bên
Ký kết Hợp đồng TBH và liên tục theo dõi quá trình thực hiện Hợp đồng.Nếu có vấn đề vướng mắc hoặc không rõ hoặc bổ sung thêm những vấn đề cầnthiét để thực hiện Hợp đòng thì các bên lại phải tiến hành thoả thuận lại
Ưu điểm:
Trang 21 Công ty nhượng chủ động hơn trong khai thác bảo hiểm gốc, tức là có toànquyền chấp nhận và định giá phí bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro mà người đượbảo hiểm yêu cầu mà không phải tham khảo ý kiến của nhà TBH.
Nhà TBH sẽ hoàn toàn chia sẻ những may rủi với công ty nhượng và chấpnhận thanh toán cho tổn thất thuộc phạm vi hợp đồng đã thoả thuận Nhà TBHcũng sẽ không bị ràng buộc bởi những hành động sơ xuất của công ty nhượng đingược lại với quyền lợi của họ
Với loại hợp đồng này, nhà TBH có điều kiện thu được số phí lớn nhất, phùhợp với nguyên tắc “Quy luật số đông” giúp cho nhà TBH thực hiện tốt vai tròkinh tế quốc dân của họ về đẩy mạnh những tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểmbằng việc chấp nhận những rủi ro mới và các dạng bảo hiểm mới
Nhược điểm:
Nếu công ty nhượng chủ quan trong quá trình đánh giá, quản lý rủi ro hoạtđộng bh gốc sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xác định phí bh thì về lâu dài cũng sẽ ảnhhưởng đến mối quan hệ với các nhà TBH
Công ty nhượng buộc phải tái đi những nghiệp vụ đã thoả thuận trong hợpđồng, ngay cả nếu đó là nghiệp vụ công ty có lợi thế nhất định, có thể giữ lạinhiều hơn
Hợp đồng TBH lựa chọn bắt buộc
Trong hình thức TBH này, công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất
cả những dịch vụ mà mình nhận bh, nhừng nhà TBH lại buộc phải chấp nhận cácdịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thoả thuận này với điều kiện là những dịch
vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước của Hợp đồng TBHthoả thuận
Trong hình thức TBH lựa chọn bắt buộc vẫn có điều kiện được đặt ra là nộidung của hình thức TBH này không có nghĩa chỉ có những rủi ro có khả năng dễxảy ra tổn thất nhất thì đưa vào hợp đồng Do vậy, công ty nhượng không thể lợidụng hình thức TBH này để lựa chọn rủi ro nhằm đẩy phần bất lợi cho nhà TBH
Để phòng ngừa trường hợp này, nhà TBH phải nắm vững ý đồ của công ty
Trang 22nhượng, xem xét kỹ các rủi ro mà công ty nhượng đem TBH và thường xuyêntheo dõi diễn biến những Hợp đồng mà mình đã ký kết.
Nhược điểm:
Để chào tái phần vượt quá như nói ở trên, công ty nhượng chỉ có thể thựchiện bằng cách chào cho các nhà TBH có tiềm lực thật lớn vì họ là những nhàTBH có khả năng nhận các rủi ro có giá trị bảo hiểm cao
Trường hợp công ty nhượng có nhiều đơn vị rủi ro cần phải đem TBH thìchi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức TBH này sẽ rất tốn kém vì nhữngrủi ro cần TBH đó thường đòi hỏi các điều kiện TBH khác nhau, công tác tínhtoán phí và sổ sách kế toán sẽ phức tạp và khó khăn hơn
c) Phương pháp TBH
Mỗi TBH này cũng được chia thành 2 phương pháp cơ bản là
TBH theo Số tiền bảo hiểm (TBH tỷ lệ)
TBH theo Mức bồi thường (TBH phi tỷ lệ)
Trang 23a1) TBH theo Số tiền bảo hiểm
TBH mức dôi là phương pháp TBH trong đó, mức giữ lại (MGL) được ấnđịnh theo số tuyệt đối và mức tái bảo hiểm là mức chênh lệch giữa giá trị bảohiểm và MGL của công ty nhượng và được giới hạn bằng một số tiền tối đa dohai bên thoả thuận
Trường hợp áp dụng: TBH mức dôi là dạng TBH tỷ lệ cổ xưa và phổ biến
nhất, thường được sử dụng khi khối lượng dịch vụ gồm nhiều rủi ro có những sốtiền rất chênh lệch được bảo hiểm; do đó, thường được áp dụng đối với cácnghiệp vụ bảo hiểm cháy, tai nạn thân thể và nhân thọ, bảo hiểm vận chuyển,trộm cắp, tín dụng…
Tạm thời
Tỷ lệ
Trang 24Trường hợp áp dụng: Khi mới bắt đầu triển khai một nghiệp vụ mới mà họ
chưa có kinh nghiệm và thiếu tư liệu thống kê, phân tích khả năng tiến triển củaloại nghiệp vụ đó Phương pháp TBH này có thể giảm nhẹ khả năng nguy hiểmcủa công ty nhượng đối với các hợp có sự tích luỹ của một số lớn các vụ bồithường tổn thất nhỏ hoặc trung bình mà gây ra bởi cùng một sự cố Do đó,phương pháp này được dùng nhiều hơn cả trong các nghiệp vụ bảo hiểm về tráchnhiệm dân sự, xe ôtô, mưa đá, giông bão và bảo hiểm vận chuyển
ty nhượng
Thủ tục phí TBH của dạng này cao nhất, ngoài ra điều kiện về tạm giữ phíTBH cũng có tỷ lệ cao, nhờ vậy, công ty nhượng có điều kiện sử dụng vốn nhànrỗi để đầu tư vào các việc khác
Nhược điểm:
Trang 25 Công ty nhượng phải đem TBH toàn bộ các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc theomột tỷ lệ định trước, kể cả những rủi ro rất nhỏ mà bản thân công ty nhượng đủkhả năng và điều kiện tự giữ lại được.
Mặc dù với dạng TBH số thành, công ty nhượng có thuận lợi hơn so vớidạng TBH mức dôi trong việc thực hiện bảo hiểm với khả năng phân tán rủi rotốt và linh hoạt, nhưng công ty nhượng không chủ động trong việc khống chế tỷ
lệ bồi thường đối với MGL của mình, đồng thời không có khả năng để giảm hệ sốbiến thiên của phần lớn tổn thất thuộc MGL
TBH kết hợp số thành - mức dôi
Trường hợp áp dụng: Đối với những công ty mới thành lập, phương phápnày rất phù hợp và thường được áp dụng Bởi vì những ở công ty này khối lượngdịch vụ chưa đủ ổn định để tránh trường hợp rủi ro lớn xảy ra Ngoài ra, công tymới thành lập chưa thể có đủ số tiền dự trữ để đương đầu với những biến thiên vềtổn thất theo các chu kỳ khác nhau
Ưu điểm:
Công ty nhượng đảm bảo khả năng gia tăng về nhận trách nhiệm bảo hiểmmột cách tự động mà không ảnh hưởng đến MGL của bản thân công ty (khôngphải gia tăng MGL)
Hợp đồng cơ sở (số thành) ổn định hơn và phân tán TBH dễ dàng hơn
Nhược điểm:
Thủ tục và chi phí điều hành phức tạp hơn sử dụng hợp đồng số thànhthuần tuý
Phần đem TBH vào hợp đồng mức dôi cần phải có bảng thông báo TBH
Thủ tục phí TBH thu được của phần đưa vào hợp đồng mức dôi thấp hơn sovới thủ tục phí TBH đưa vào hợp đồng số thành (vì tỷ trọng giữa phí và tráchnhiệm thấp)
a2) TBH theo Mức bồi thường
TBH vượt mức bồi thường
Là hình thức TBH trong đó công ty nhượng tái bảo hiểm lựa chọn một sốtiền cố định để giữ lại trên một rủi ro riêng biệt hoặc cho một loại hình nghiệp vụ
Trang 26Trường hợp áp dụng: Thu xếp TBH với công ty nhận TBH đối với bất kỳ
khiếu nại nào có thể vượt quá MGL theo số tiền cố định đó lên tới một số tiền đãđược xác định trước
Ưu điểm:
Theo dõi, lưu trữ hồ sơ đơn giản; do đó, chi phí hành chính ít tốn kém
Công ty nhượng TBH kiểm soát được lượng phí TBH
Thích hợp cho những rủi ro có số tiền bảo hiểm lớn hoặc tỷ lệ tổn thất xấu,điều kiện điều khoản quá cạnh tranh (như trong bảo hiểm hàng hải, hàngkhông…) mà không được bảo vệ theo hợp đồng cố định
Bảo vệ kết quả của hợp đồng cố định
Phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường (sự phát triển của công tybảo hiểm nội bộ)
Nhược điểm:
Phụ thuộc vào nhà nhận TBH (tỷ lệ phí)
Chịu rủi ro cao (nếu các tổn thất nhỏ lẻ thuộc MGL xảy ra với tần suất cao
Khó cạnh tranh với dạng hợp đồng cố định phi tỷ lệ
TBH vượt tỷ lệ bồi thường
Đây là dạng TBH phi tỷ lệ mà nhà TBH chỉ có trách nhiệm bồi thường trongtrường hợp khi kết quả toàn bộ nghiệp vụ của công ty nhượng có một tỷ lệ bồithường vượt quá một tỷ lệ hoặc một mức tiền ấn định trước
Trường hợp áp dụng: Chủ yếu được thu xếp để bảo vệ cho những loại
nghiệp vụ có tính chất tổn thất bất thường do thiên tai gây ra như: chấy, mưa đá,bão tuyết trong bảo hiểm nông nghiệp… và dùng để bổ sung cho các dạng TBH
tỷ lệ của công ty nhượng
Ưu điểm: Giúp công ty nhượng tự bảo vệ khỏi một sự gia tăng đột biến của
tỷ lệ bồi thường trong một ngành bảo hiểm hay một dạng dịch vụ bảo hiểm nhấtđịnh nào đó trong một khoảng thời gian quy định, bất luận tình trạng đó donguyên nhân nào gây ra
Nhược điểm: Trong thực tiễn, dạng TBH này ít thông dụng vì việc tính toán
Trang 27 TBH kết hợp
Hình thức TBH phi tỷ lệ có thể được ứng dụng ở nhiều dạng khác nhau,thường được sử dụng kết hợp với các dạng TBH tỷ lệ để xây dựng chương trìnhTBH của công ty nhượng Những hình thức áp dụng chủ yếu là:
TBH kết hợp mức dôi và vượt mức bồi thường: Là hình thức khá phổ biến,
nhằm bảo vệ chung cho quyền lợi của công ty nhượng và nhà TBH của hợp đồngTBH theo tỷ lệ
Mức tự bồi thường của nhà TBH theo hợp đồng số thành
TBH kết hợp mức dôi và vượt mức bồi thường:
Bảo vệ cho quyền lợi của công ty nhượng
Sơ đồ:
Hợp đồng TBH vượt mức bồi thường bảo vệ cho công ty
theo tỷ lệ Mức tự bồi thường của công
Mức tự bồi thường của nhà TBH theo hợp đồng TBH tỷ lệ
Những điều khoản cơ bản trong Hợp đồng TBH
Trang 28Là một khoản tiền, được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm của số phí đemTBH, mà nhà TBH trả cho tông ty nhượng khi nhà TBH tham gia nhận hợp đồngTBH của công ty nhượng
Đặc điểm:
Thủ tục phí TBH chỉ áp dụng đối với dạng TBH theo số tiền bảo hiểm
Đây là khoản để chi phí cho việc điều hành dịch vụ của công ty nhượng,được điều chỉnh trên cơ sở tính toán tỷ lệ bồi thường ước tính của dịch vụ,và/hoặc tổng phí thu
Hoa hồng TBH phụ thuộc nhiều vào kết quả hợp đồng, tỷ lệ bồi thường…
Các điều khoản thoả thuận giảm giá đặc biệt trong phí bảo hiểm gốc
Chi phí hành chính và quản lý của công ty nhượng nhiều hay ít
Thông kê kết quả bồi thường hàng năm
Phí nhàn rỗi được công ty nhượng sử dụng để đầu tư ra sao?
Hoa hồng TBH có 3 loại chính:
Hoa hồng cố định:
Là một khoản tiền nhà TBH trả cho công ty nhượng được biểu thị bằng một
tỷ lệ phần trăm cố định của số phí TBH
Hoa hồng theo thang luỹ tiến.
Dựa trên sự thoả thuận của hai bên, hoa hồng được điều chỉnh tăng giảmtheo thang luỹ tiến Cơ sở để tính là lấy mức hoa hồng cố định làm chuẩn; từ đó,quy định mức tăng giảm theo tỷ lệ bồi thường
Thang luỹ tiến được khống chế ở mức tối đa và tối thiểu Kết quả bồithường càng thấp thì hoa hồng TBH càng cao và ngược lại
Các bước cơ bản để tính hoa hồng theo thang luỹ tiến:
Trang 29 Đưa ra một mức hoa hồng ước tính: Mức hoa hồng thực tế sẽ không thểxác định được ngay cho đến khi tỷ lệ tổn thất được tính vào cuối năm Công tynhận TBH sẽ đồng ý trả một khoản hoa hồng tạm thời ở mức tối thiêu để đảmbảo cho các chi phí khai thác dịch vụ của công ty nhượng tái.
Xác định tỷ lệ bồi thường:
Tỷ lệ bồi thường =
Trong đó:
Tổn thất phải trả = Tổn thất + Chi phí liên quan mà nhà TBH phải trả trong năm
kế hoạch (+lỗ/lãi của năm trước chuyển sang-nếu có)(+) Khoản dự phòng cho những tổn thất chưa giải quyết tính ởcuối năm kế hoạch (dư cuối kỳ)
(-) Khoản dự phòng cho những tổn thất chưa giải quyết tính ởđầu năm kế hoạch (dư đầu kỳ)
Phí thực thu = Số phí thu trong năm kế hoạch
(+) Phí dự trữ cho những rủi ro còn phải đảm bảo tính ở thời điểm đầunăm kế hoạch (dư đầu kỳ)
(-) Phí dự trữ cho những rủi ro còn phải đảm bảo tính ở thời điểm cuối năm kế hoạch (dư cuối kỳ)
Trang 30 Hoa hồng TBH theo lãi:
Trong năm nghiệp vụ nếu hợp đồng TBH có lãi thì công ty nhận tái sẽ phảichi trả cho công ty gốc một mức hoa hồng lãi như được quy định trong hợp đồng.Mức hoa hồng này được xác định dựa trên sự thoả thuận giữa hai công ty và dựatrên kết quả lãi lỗ của hợp đồng mà công ty nhượng tái thống kê vào cuối nămnghiệp vụ như sau:
Thu: - Khoản dự trữ cho những rủi ro còn phải đảm bảo từ năm tài chính trước
chuyển sang
- Phần dự trữ cho những vụ tổn thất đang còn chờ giải quyết từ năm tàichính trước mang sang
- Phí TBH thu nhập trong năm hiện tại
Chi: - Khoản dự trữ cho những rủi ro còn phải đảm bảo vào cuối năm tài chính
Trang 31Do Phí bảo hiểm gốc thực tế chỉ là số ước nên đầu năm các bên tạm tính phíTBH tối thiểu để đặt cọc.
Phí đặt cọc tối thiểu thường được đóng làm nhiều lần trong năm (4 lần) docông ty nhượng TBH chưa thu được phí BH gốc
Tỷ lệ điều chỉnh: là tỷ lệ phí TBH phải đóng cho nhà nhận TBH tính trênPhí bảo hiểm gốc thực tế của các dịch vụ được bảo vệ
Cuối thời hạn của hợp đồng, công ty nhượng TBH phải xác định và thôngbáo cho nhà nhận TBH tổng doanh thu phí thu được cho các dịch vụ đã được bảo
vệ bằng hợp đồng được thu xếp
Nhà nhận TBH sẽ tính toán Phí TBH điều chỉnh và yêu cầu Phí đóng thêmnếu Phí TBH thực tế cao hơn Phí TBH đặt cọc tối thiểu Khi đó:
Phí đóng thêm = GNPI * Tỷ lệ phí điều chỉnh – Phí đặt cọc tối thiểu.
Điều khoản Tái lập trách nhiệm
Mặc dù là hợp đồng TBH bảo vệ nhưng nhà nhận TBH sẽ không bảo vệ chonhà nhượng TBH một cách vô hạn Một số lần trách nhiệm sẽ được ấn định màhợp đồng này sẽ bảo vệ (gọi là số lần tái lập trách nhiệm) bằng điều khoản “Táilập trách nhiệm hợp đồng”
Điều khoản này quy định số lần tái lập trách nhiệm (TLTN) và phí tái lậptrách nhiệm được tính toán như thế nào
Số lần tái lập trách nhiệm: là số lần tổng mức trách nhiệm của hợp đồng sẽgánh chịu nếu có tổn thất lớn xảy ra Tổng trách nhiệm tối đa của nhà nhận TBH
sẽ tương đương:
Giới hạn trách nhiệm của hợp đồng * (Số lần Tái lập trách nhiệm + 1)
Phí tái lập trách nhiệm được tính bằng:
Phí tạm giữ
Đây là điều kiện thường được đặt ra theo quy định của luật lệ sở tại của công tynhượng được coi là một sự bảo lãnh cho nhà TBH hoàn thành trách nhiệm của họ
Số tiền cần được tái lập
Giới hạn trách nhiệm của
HĐ
Thời gian còn lại của HĐ
Thời gian có hiệu lực của
HĐ
Trang 32theo hợp đồng Phí tạm giữ còn là một khoản dự phòng riêng giúp cho công tynhượng có thuận lợi trong việc giải quyết bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm gốctrước khi quyết toán đòi bồi thường của nhà TBH, bởi vì việc thanh toán TBHthường được lập theo một thời điểm nhất định (theo tháng, quý hay nửa năm).Ngoài ra, đối với một số nước, việc tạm giữ lại một khoản phí TBH của nhà TBH
là một điều kiện quan trọng trong việc thực hiện thanh toán cân đối của nhữngdịch vụ TBH chuyển ra nước ngoài và cũng là mối quan hệ giữa sự bảo lãnh củanhà TBH và khả năng thanh toán của công ty nhượng
Thông thường, trong thực tế khoản dự phòng này được tính bằng một tỷ lệ phầntrăm cố định của tổng doanh thu phí (khoảng 35% - 40%) Phí tạm giữ của nămnghiệp vụ bảo hiểm này sẽ được hoàn trả lại cho nhà TBH vào thời điểm tươngứng của năm kế tiếp và được tính thêm một khoản lãi xuất nhất định (3% - 5%).Trong trường hợp nếu nhà TBH rủt lui không tiếp tục tham gia TBH cho hợpđồng năm tiếp theo nữa, trách nhiệm của nhà TBH sẽ được giải quyết theo mộttrong hai cách sau:
Hoặc tiếp tục chịu trách nhiệm đối với những rủi ro còn hiệu lực cho tới khichấm dứt toàn bộ những rủi ro được bảo hiểm trong năm nghiệp vụ bảohiểm đó
Hoặc thoả thuận chuyển giao toàn bộ trách nhiệm còn tồn tại sang cho nhàTBH mới tham gia cho năm tới
Bồi thường tạm giữ
Là khoản tiền mà công ty nhượng tính toán trên cơ sở những vụ tổn thất đãxảy ra nhưng chưa được giải quyết trong năm Khoản này công ty nhượng sẽ giữlại không thanh toán cho nhà TBH vào thời điểm quyết toán của năm tài chính
mà dùng để thanh toán cho các vụ tổn thất đó trong kỳ thanh toán kế tiếp Thôngthường mức tạm giữ bồi thường là 100% tổng số tiền ước tính Khoản này sẽđược hoàn trả cho nhà TBH vào kỳ tương ứng của năm kế tiếp Điều khoản ứng
Trang 33dụng về bồi thường tạm giữ cũng tương tụ như điều khoản về phí tạm giữ, baogồm những điểm chính sau:
Khoản tạm giữ này là tiền mặt hoặc bằng chứng khoán có giá trị ngangtiền mặt
Lãi suất do công ty nhượng thoả thuận
Khoản bồi thường phải thanh toán ngay, thường không được đối trừ trongkhoản bồi thường tạm giữ này, nhưng trong trường hợp thanh toán TBH thựchiện theo quý, công ty nhượng có thể thoả thuận đồng ý đối trừ các khoản bồithường phải thanh toán ngay trong bản quyết toán theo quý
Do đó, những quy định của Luật hợp đồng liên quan đến những vấn đề như
ý định tạo ra một mối quan hệ pháp lý, việc chào bán và chấp nhận, sự cân nhắcxem xét, khả năng tham gia vào hợp đồng, tính hợp pháp, sự chuyển nhượng vàcác vấn đề khác áp dụng nói chung cho hình thức, kết cấu, thực hiện và tính hiệulực của hợp đồng TBH Ngoài ra, hợp đồng TBH còn phụ thuộc bởi những quytắc đặc biệt chi phối hợp đồng bảo hiểm, cụ thể:
Phải có quyền lợi được bảo hiểm
Hợp đồng là một thoả ước tín nhiệm tuyệt đối
Hợp đồng là một thoả ước bồi thường
Sau khi hợp đồng được ký kết, các bên phải tiếp tục theo dõi biểu phí vàtình hình tổn thất Nếu mức phí có thay đổi thì phải được báo cho nhà TBH đượcbiết Tổn thất xảy ra nếu thuộc phạm vi bảo hiểm cũng phải báo cho nhà TBH đểthực hiện nghĩa vụ bồi thường theo trách nhiệm hợp đồng Tổn thất có thể đượcphân bổ theo:
Trang 34Cơ sở “Rủi ro có hiệu lực” (Risks attaching basis) Trong TBH tỷ lệ hoặcphi tỷ lệ, cá nhà nhận TBH chịu trách nhiệm đối với các tổn thất phát sinh theođơn bảo hiểm gốc được cấp hoặc được tái tục trong thời hạn TBH với điều kiệnngày bắt đầu hiệu lực của đơn bảo hiểm gốc phải nằm trong thời hạn của hợpđồng TBH.
Theo cơ sở “Tổn thất xảy ra” (Loses Occuring basis): Với hợp đồng thu xếptrên cơ sở “Tổn thất xảy ra”, công ty TBH phải chịu trách nhiệm đối với tất cảcác khiếu nại có ngày xảy ra tổn thất nằm trong phạm vi thời hạn của hợp đồngTBH, mà không cần quan tâm đến ngày bắt đầu hiệu lực của đơn bảo hiểm gốc
có khiếu nại phát sinh
Trang 35CHƯƠNG II: Hoạt động kinh doanh TBH nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty
Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2004-2008
2.1 Vài nét về PTI
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Tên viết tắt: PTI)
Tên Tiếng Anh: Posts & Tel Joint-Stock Insurance Company
Trụ sở chính: Tầng 8 Tòa nhà 4A - Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh chính: Bảo hiểm gốc, Nhận và nhượng tái liênquan đến các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ; Giám định, điều tra, tính toán,phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba
Sau Nghị Định 100CP năm 1993 của Chính Phủ về kinh doanh bảo hiểm,hàng loạt Công ty bảo hiểm ra đới chấm dứt tình trạng độc quyền trên thị trường.Hoà chung với xu thế phát triển đó, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)
đã được thành lập ngày 01/08/1998 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấpgiấy phép thành lập số 3633/GP-UP và chính thức đi vào hoạt động từ ngày01/09/1998, với phạm vi kinh doanh tập trung chủ yếu vào mảng bảo hiểm phihàng hải và TBH phi nhân thọ trong nước và quốc tế
a) Thành viên sáng lập
Công ty PTI có 07 thành viên sáng lập, đều là những Công ty có uy tín vàtiềm lực tài chính vững mạnh, gồm:
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT);
Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP);
Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINCONEX);
Tổng Công ty CP TBH Quốc gia Việt Nam (VINARE);
Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quốc tế (VIBank);
Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BAOMINH)
b) Quan hệ hợp tác
Trang 36Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Công ty đã thiết lập quan hệ hợp tácchặt chẽ với các đối tác mang tính chiến lược ở trong và ngoài nước có kinhnghiệm và uy tín lâu năm Về hoạt động TBH phải kể đến những nhà nhận tái củathị trường Châu Âu và Châu Á như: Công ty TBH SwissRe Thụy Sĩ, MunichReĐức, Sumitomo Nhật Bản, Tổng Công ty CP TBH Quốc gia Việt Nam(VINARE), CCR, Tokyo Marine, Hannover Re.Tất cả những công ty này đều cókhả năng tài chính được xếp hạng A (theo AM Best) hoặc AA (theo Standard andPoor) Không chỉ trực tiếp thu xếp hợp động nhận, nhượng tái với các công tytrên, Công ty còn thực hiện hoạt động TBH thông qua các Công ty Môi giới hàngđầu như: Marsh, AON, Grass Savoye Willis, Arthur J.Gallangher…Sớm nhậnthức được vai trò của Công tác giám định - giải quyết bồi thường “không chỉthuần tuý là một mắt xích trong quy trình nghiệp vụ bảo hiểm, mà còn là biệnpháp tốt nhất để nâng cao uy tín và năng lực kinh doanh của Công ty trên thịtrường bảo hiểm”, không chỉ tiến hành giám định độc lập trong tất cả các nghiệp
vụ bảo hiểm cơ bản, Công ty còn hợp tác với những nhà giám định chuyênnghiệp, có tên tuổi như: Crawfort, McLauren, Cunningham Lindsey
1 Bảo hiểm Y tế và Tai nạn con người 16.336 6,15% 19.812 7,.05%
2 Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 119.383 44,95% 110.256 39,21%
3 Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá 21.712 8,18% 24.735 8,80%
4 Bảo hiểm trách nhiệm chung 1.769 0,67% 1.757 6,62%
5 Bảo hiểm xe cơ giới 94.689 35,65% 112.594 40,04%
7 Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 31 0,01% 46 0.02%
(Nguồn: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện)
Trang 37Mặc dù mới chỉ có 10 năm kinh nghiệm, nhưng Công ty đã khẳng địnhđược vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam ở vị trí thứ 5 trong tổng
số 28 công ty bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường tính đến hết năm 2008 Cácsản phẩm bảo hiểm thế mạnh của Công ty là: bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểmxây dựng – lắp đặt, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm hàng hóa Thời gian qua, Công
ty đã khai thác được nhiều hợp đồng bảo hiểm lớn trong lĩnh vực bảo hiểm xâydựng lắp đặt, trong đó có các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy, cầu, đườnggiao thông có giá trị hàng trăm, nghìn tỷ đồng như: Dự án xây dựng nhà máy ximăng Cẩm Phả (tổng giá trị hợp đồng: 3118 tỷ đồng); dự án xây dựng cầu ThanhTrì, Dự án Xi măng Hạ Long, …
d) Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty
Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện được tổ chức và hoạt động tuân thủtheo:
Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam có hiệu lực ngày 01/07/2006 và Luật kinh doanh bảo hiểm cóhiệu lực từ ngày 01/04/2001
Điều lệ Công ty được Đại hội Cổ đông lần IV ngày 30/11/2007 nhất tríthông qua
Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty Đại hộiđồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướngphát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị,thành viên Ban Kiểm soát
Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có đầy đủquyền hạn để thay mặt ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu vàlợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổđông Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra
Trang 38Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc
do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc là người đại diệntheo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinhdoanh hàng ngày của Công ty
Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông
để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty
Nhìn chung, phần lớn những cán bộ chủ chốt của Công ty đều là nhữngngười có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong ngành bảo hiểmhoặc các lĩnh vực liên quan như tài chính, kỹ thuật, kế toán…Chính vì vậy, họ lànhững nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, đưa ra những quyết sách đúng đắn đưa công
ty hoạt động ngày càng phát triển
Chức năng các phòng ban
Khối nghiệp vụ bao gồm: Phòng Bảo hiểm Tài sản Kỹ Thuật, Phòng Bảo
hiểm hàng hải, Phòng Bảo hiểm Xe Cơ giới, Phòng Bảo hiểm con người, PhòngQuản lý Đại lý, Phòng TBH, có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốctrong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ thống nhất toàn côngty
Khối Kinh tế bao gồm: Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kế hoạch – Đầu
tư, có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp Ban Giám đốc Công ty quản lý,chỉ đạo các công tác liên quan đến Kế toán Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tàichính theo đúng pháp luật
Khối Quản lý bao gồm các phòng: Phòng Tổng hợp, Phòng Tổ chức Cán
bộ, Phòng Công nghệ thông tin, có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốcCông ty trong việc quản lý, chỉ đạo các phòng ban trực thuộc và các công việcchuyên môn
Mạng lưới chi nhánh: bao gồm Hội sở giao dịch Hà Nội và 21 chi nhánhbao phủ khắp cả nước
Trang 39Ngày 18/04/2005, bên cạnh 21 Chi nhánh đang hoạt động, Hội sở Giaodịch Hà Nội (PTI Hà Nội), theo Thông báo số 4522/TC/BH của Bộ Tài chính, đãđược thành lập, hoàn thành việc tách toàn bộ khối trực tiếp khai thác kinh doanhbảo hiểm của PTI Hà Nội và 21 Chi nhánh và khối quản lý vĩ mô do Văn phòngCông ty chịu trách nhiệm.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua
2.1.2.1.Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc
Với kinh nghiệm hơn 10 hoạt động trên thị trường, tuy thị phần còn nhỏnhưng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đã có bước phát triển mạnh mẽ, tiếptục giữ vững vị thế của mình trong suốt thời gian qua
Bảo hiểm Con người
Nghiệp vụ này của PTI đứng thứ tư sau Bảo Việt (60.4%), Bảo Minh(20.1%), PJICO (7.02%), chiếm khoảng 2.5% thị phần doanh thu phí nghiệp vụcon người trên toàn thị trường Doanh thu từ nghiệp vụ này đạt khoảng 20-25 tỷtrong 3 năm qua, chiếm 10% tổng doanh thu bảo hiểm gốc của Công ty, với tỷ lệtăng trưởng đạt bình quân trên 20%/năm
Bảng II.1.2: Cơ cấu doanh thu qua các năm 2005 – 2006
1 Bảo hiểm Y tế và Tai nạn con người 16.336 6,15% 19.812 7,.05%
2 Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 119.383 44,95% 110.256 39,21%
3 Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá 21.712 8,18% 24.735 8,80%
4 Bảo hiểm trách nhiệm chung 1.769 0,67% 1.757 6,62%
5 Bảo hiểm xe cơ giới 94.689 35,65% 112.594 40,04%
7 Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 31 0,01% 46 0.02%
(Nguồn: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện)
Tỷ lệ chi trả bồi thường cho nghiệp vụ này dao động ở mức 45%-65% phíbảo hiểm, xấp xỉ mức bồi thường toàn thị trường Trong những năm tới, Công ty