chuyển bằng đường biển tại PTI
Hoạt động nhượng tái:
Cơ cấu hợp đồng 2006 - 2007:
Thu xếp TBH 20% cho VinaRe. Năm 1996, VinaRe được thành lập với vai trò là công ty TBH chuyên nghiệp duy nhất trên thị trường Việt Nam. Ngay sau đó, Bộ Tài chính đã ban hành quy định bắt buộc các công ty bảo hiểm trong nước khi thực hiện các dịch vụ TBH phải thu xếp tái 20% cho VinaRe, coi đây như là một đầu mối thống nhất thu xếp các dịch vụ TBH trong nước ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, từ năm 2006 để đáp ứng các cam kết chuẩn bị gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, quy định này đã được bãi bỏ nhằm tạo ra sự cạnh tranh
Bùi Hồng Trinh 59
Thu thập và xử lý thông tin
Xác nhận hợp đồng nhận TBH
Ký, thực hiện hợp đồng nhận TBH
Thực hiện thanh toán TBH
Thống kê, đánh giá hợp đồng TBH
Trình phương án nhận TBH
Lưu hồ sơ, dữ liệu chung
Từ chối
lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm và TBH. Tuy vậy, một số công ty, trong đó có PTI, nhằm duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài vẫn tự nguyện tái 20% của một số dịch vụ cho VinaRe.
Để bảo vệ mức giữ lại trong Hợp đồng cố định hàng năm, công ty tiến hành:
Thu xếp hợp đồng số thành với tỷ lệ 70/30 giới hạn trách nhiệm hợp đồng 150.000 USD, theo đó mức giữ lại thuần của PTI là 105.000 USD.
Thu xếp Hợp đồng Mức dôi với mức giữ lại gộp là 150.000 USD và tổng giới hạn hợp đồng là 3.000.000 USD (20 lines).
Phần trách nhiệm vượt quá, thu xếp TBH tạm thời ra thị trường với các phương pháp thích hợp.
Bảng II.4.1: tổng kết doanh thu phí nhượng tái nghiệp vụ TBH hàng hoá
Năm nghiệp vụ Doanh thu phí nhượng TBH (1000đ) 2004 12,662,962.98 2005 12,405,914.55 2006 14,409,461.98 2007 14,462,005.78 2008 12,942,891.35
(Nguồn: Phòng TBH công ty PTI)
Về Số tiền phát sinh TBH: nhìn chung, tổng số tiền TBH phát sinh qua các năm biến động tăng. Một mặt, do giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu nhìn tăng theo các năm nên doanh thu bảo hiểm gốc cũng được cải thiện. Trong khi đó, chỉ đến cuối năm 2007 nhờ tăng vốn điều lệ nên khả năng giữ lại mới được cải thiện. Tuy nhiên, do với đặc thù nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá có dịch vụ có số tiền bảo hiểm lớn và rủi ro khá cao nên tỷ lệ tái đi của mỗi hợp đồng cũng tương đối lớn (55-70%), dẫn đến số tiền phát sinh TBH cũng tăng theo. Đáng chú ý từ năm 2006 số phát sinh TBH tăng đột biến (tăng 32% so với năm 2005). Trong năm này, tình hình thiên tai diễn biến xấu, đặc biệt tại Mỹ, dẫn tới việc hai nhà TBH
lớn là Swiss Re và Munich Re đã điều chỉnh phí và các điều kiện TBH cho phù hợp với nguy cơ gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các thảm họa. Phí TBH: Trong khi mức phí nhượng TBH có xu hướng tăng thì tỷ lệ phí lại giảm. Riêng năm 2008, do tình khủng hoảng kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh, dẫn đến doanh thu phí gốc nghiệp vụ hàng hoá xuất nhập khẩu suy giảm dẫn đến phí nhượng tái giảm tương ứng.
Tình hình tổn thất nhượng TBH
Bảng II.4.2: Phân bổ tổn thất theo các hợp đồng nghiệp vụ nhượng TBH hàng hoá ở PTI từ năm 2004-2008
Đơn vị: USD Năm
nghiệp vụ
Số thành Mức dôi Tạm thời Bắt buộc
Tổng Tổn thất Tỷ lệ Tổn thất Tỷ lệ Tổn thất Tỷ lệ Tổn thất Tỷ lệ 2004 0.00 0.00 2,808,257.32 77.03 0.00 0.00 837,409.72 22.97 227,821.84 2005 85969.0179 3.76 1,514,060.74 66.22 0.00 0.00 686,380.30 30.02 142,872.56 2006 116833.359 1.05 8,130,489.06 73.07 199,173.06 1.79 2,680,491.06 24.09 695,427.42 2007 250424.959 30.22 320,696.42 38.70 0.00 0.00 257,551.55 31.08 51,777.73 2008 70220.8806 5.08 883,428.44 63.91 0.00 0.00 428,789.71 31.02 86,415.70
(Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm công ty PTI)
Tổn thất xảy ra phần lớn rơi vào hợp đồng cố định và Hợp đồng TBH bắt buộc (tự nguyện từ 2006) với VinaRe. Trong 5 năm trở lại đây, chỉ có duy nhất năm 2006 phát sinh bồi thường đối với hợp đồng TBH tạm thời với tỷ lệ 1.79%.
Bảng II.4.3: Tình hình tổn thất tính theo doanh thu phí tại công ty PTI (Nguồn: Phòng TBH công ty PTI) Có thể nói, tỷ
lệ tổn thất của nghiệp vụ Nhượng tái bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PTI là khá thấp so với mức chung của thị trường. (khoảng 50- 60%, cá biệt có công ty tỷ lệ tổn thất lên đến 150%). Riêng năm 2006, do tình hình thiên tai xảy ra dồn dập với mức độ tàn phá lớn nên tỷ lệ tổn thất tăng đột biến lên 77.22%, tăng gấp hơn 4 lần so với năm trước đó là 2005. Tỷ lệ tổn thất tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả tài chính, đặc biệt là quỹ dự phòng của công ty. Tuy nhiên trong hai năm gần đây, 2007-2008, tỷ lệ tổn thất có phần giảm bớt, đó là do công tác an ninh tại các đã được cải thiện đáng kể. Các biện pháp an ninh đã được sử dụng như hệ thống theo dõi trong các phương tiện vận tải. Để hạn chế nạn cướp biển đang tái diễn ở ngoài khơi của biển Đông Châu phi, các nước Đông Nam Á đã áp dụng các biện pháp mạnh mẽ là thuê đội bảo vệ bờ biển quốc tế để bảo vệ eo biển Malacca. Theo xu hướng chung, năng lực kinh doanh của công ty PTI đã tăng đáng kể trong những năm vừa qua là do tỷ lệ tổn thất hàng hoá tốt, khiến cho nhiều công ty bảo hiểm cùng tham gia thị trường.
Năm nghiệp vụ Tổn thất (1000đ) Doanh thu phí (1000đ) Tỷ lệ tổn thất (%) 2004 3,645,667.04 12,662,962.98 28.79 2005 2,286,410.05 12,405,914.55 18.43 2006 11,126,986.5 4 14,409,461.98 77.22 2007 828,672.93 14,462,005.78 5.73 2008 1,382,300.80 12,942,891.35 10.68
Hoạt động nhận tái
Bảng II.4.4: Thống kê doanh thu phí nhận tái
(Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm công ty PTI)
Trong 5 năm thu xếp
nhận TBH, doanh thu phí không có nhiều biến động. Tuy nhiên, hàng năm mức giới hạn của hầu hết các hợp đồng TBH đều tăng hơn nhiều so với các năm trước; trong khi đó, tỷ lệ nhận của PTI bị giới hạn bởi mức giữ lại. Do vậy, mặc dù tăng trưởng của toàn thị trường bảo hiểm việt nam năm 2008 cung tương đối cao nhưng doanh thu nhận tái bảo hiểm từ các hợp đồng cố định năm 2008 cũng không được khả quan.
Bảng II.4.5: Phân bổ tổn thất theo các hợp đồng nghiệp vụ nhượng TBH hàng hoá ở PTI từ năm 2004-2008
Đơn vị: USD Năm nghiệp vụ Số thành Mức dôi Tạm thời Tổng Tổn thất Tỷ lệ Tổn thất Tỷ lệ Tổn thất Tỷ lệ 2004 1,295.68 3.09 39,356.74 93.86 127,890.53 3.05 41,931.32 2005 324.47 0.92 32,433.22 91.96 2,511.14 7.12 35,268.83 2006 70,110.89 52.35 45,039.72 33.63 18,776.59 14.02 133,927.20 2007 124,107.09 96.08 490.85 0.38 4,572.64 3.54 129,170.58 2008 27,405.30 37.70 45,287.80 62.30 0.00 0.00 72,693.10
(Nguồn: Phòng TBH công ty PTI)
Tỷ lệ tổn thất nghiệp vụ nhận TBH hàng hoá xuất nhập khẩu phân bổ không đều giữa các hợp đồng tuỳ theo từng năm nghiệp vụ. Trong 2 năm 2004-2005, tổn thất phần lớn rơi vào hợp đồng Mức dôi với tỷ lệ lần lượt là 93.86%, và 91.96%. Năm 2006, tổn thất xảy ra có xu hướng phân bổ đều hơn vào các hợp đồng và cũng là năm tỷ lệ tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng tạm
Bùi Hồng Trinh
Năm nghiệp vụ Doanh thu phí nhận TBH (1000đ)
2004 5,288,404.35 2005 5,181,053.80 2006 5,288,404.35 2007 5,238,767.43 2008 5,656,454.50 63
thời là lớn nhất trong 5 năm gần nhất, tăng gấp 2-3 lần so với các năm khác. Năm 2007, tỷ lệ tổn thất phần lớn rơi vào hợp đồng số thành. Năm 2008, tỷ lệ phân bổ theo tỷ lệ 1:2 giữa hợp đồng số thành và mức dôi, hợp đồng tạm thời không xảy ra tổn thất.
Qua phân tích trên, ta rút ra nhận xét là, những năm nào tổn thất phần lớn rơi vào hợp đồng số thành thì là tổn thất xảy ra thường rơi vào những đơn vị rủi ro có giá trị nhỏ; ngược lại, như trong năm 2006, tỷ lệ tổn thất rơi vào hợp đồng mức dôi vào hợp đồng tạm thời, số vụ tổn thất có thể nhỏ nhưng số tiền tổn thất thì rất lớn. Trong 3 năm 2005-2006, chỉ duy nhất có năm 2006 xảy ra 1vụ tổn thất ở mức 8-12 triệu USD.
Nhìn chung, tổn thất xảy ra đối với nghiệp vụ nhận TBH cũng có xu hướng giảm mức độ nghiêm trọng cùng do lý do với nghiệp vụ nhượng TBH.
Bảng II.4.6: Tỷ lệ tổn thất tính theo doanh thu phí nghiệp vụ nhận TBH hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PTI
Đơn vị (1000đ) Năm nghiệp vụ Tổn thất Doanh thu phí Tỷ lệ tổn thất
(%) 2004 670,901.09 5,288,404.35 12.69 2005 564,301.20 5,181,053.80 10.89 2006 2,066,729.26 5,288,404.35 39.08 2007 1,163,089.56 5,238,767.43 22.20 2008 2,142,835.20 5,656,454.50 37.88
(Nguồn: Phòng TBH công ty PTI)
Khác với nghiệp vụ nhượng TBH, tỷ lệ tổn thất tính theo doanh thu phí nghiệp vụ nhận TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển lại có chiều hướng ra tăng. Nhận được điều này, phòng TBH đã đề ra những kiến nghị nhằm gia tăng công tác quản lý rủi ro, suy xét mức độ tích tụ rủi ro giữa hàng và tàu, giữa tàu và tàu; nâng cao năng lực công tác giám định bồi thường.