0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI).DOC (Trang 49 -50 )

Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ khi thành lập, ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống, tỷ lệ tổn thất lớn. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam tính đến hết năm 2008, tổng doanh thu thị trường bảo hiểm hàng hoá Việt nam đạt gần 972 tỷ đồng tăng gần 36.6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy có mức

tăng trưởng cao, nhưng các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được 5% kim ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu. Đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng XNK của nước ta.

Bảng II.2.1: Tình hình doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển của các công ty năm 2007

Tên doanh nghiệp Doanh thu (Tỷ đồng) Thị phần (%)

Bảo Việt 190.97 27.75 Bảo Minh 143.58 20.86 PIJCO 79.12 11.49 Bảo Long 65.68 9.54 PVI 54.9 7.98 UIC 39.36 5.72 PTI 35.86 5.21 VNI 31.98 4.65 Các công ty khác 46.85 6.81 Tổng cộng 688.31 100

(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)

Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường là 370 tỷ đồng chiếm 38% doanh thu. Các công ty có tỷ lệ bồi thường cao là: Bảo Minh (166%), UIC (112%), ABIC (80%). Các vụ tổn thất lớn trong năm là hàng hoá chở trên các tàu: Đức Trí, Việt Trung, Capital, New Hangzhou. Các mặt hàng nhạy cảm như bột mì, khô đậu nành, phân bón … vẫn có tỷ lệ bồi thường rất cao do bảo hiểm rủi ro thiếu hụt qua cân. Các doanh nghiệp vẫn chạy đua nhau để có doanh thu mặc dù họ đều biết bảo hiểm cho mặt hàng này gần như chắc chắn là lỗ. Một số ít doanh nghiệp đã nhìn nhận được vấn đề và chấp nhận, không tiếp tục khai thác các mặt hàng này nữa.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI).DOC (Trang 49 -50 )

×