Giải pháp nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty cổ phần vật tư bưu điện(Potmasco).
Trang 1Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Vật tư Bưu
Điện, em có một số nhận xét như sau:
— Công ty có nguồn vốn mạnh, quy mô lớn và được sự hỗ trợ của nhà nước
— Công ty liên doanh với nhiều nước trên thế giới và xuất nhập khẩu nhiều
mặt hàng vật tư cao cấp với chất lượng cao, quy trình công nghệ hiện
đại, công ty đã tạo được thế mạnh cho mình và chiếm được vị trí quan
trọng trong nền kinh tế đất nước
— Công ty có nhiều phòng ban, trung tâm khác nhau, cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý của công ty theo kiểu trực tiếp, chức năng được chia thành
ba khôi chính: khối nghiệp vụ, khối kinh doanh và các chuyên viên
2 Nhận xét về Trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu:
Trung tâm có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng nhân viên trong trung tâm với trách nhiêm khác nhau theo từng chức danh thích hợp
Nhiệm vụ cụ thể của các chuyên viên khi thực hiện hợp đồng ngoại
thương được phân định như sau:
— Trực tiếp/phối hợp tham gia đàm phán, thảo luận hợp đồng mua bán ngoại thương, bảo hiểm quốc tế, hợp đồng khung ủy thác, giao nhận, vận
— Quan hệ trực tiếp với đối tác/nhà cung cấp trong suốt quá trình thực hiện
hợp đồng, xử lý phát sinh từ khi soạn thảo, đàm phán, ký kết cho tới khi
bàn giao thiết bị, hết thời hạn bảo hành của hợp đồng
— Báo cáo, tổng hợp các quan hệ song phương, chuẩn bị nội dung cho lãnh đạo Công ty làm việc với đối tác, cho đoàn đi nước ngoài làm việc
— Hệ thống xuất nhập khẩu của công ty được quản lý chặt chẽ theo quy trình nhất định: tổng hợp việc giao nhận hàng hóa từ các chuyên viên,
Trang 2
vo xuất hóa đơn theo yêu cầu của các Bưu điện tỉnh, quản lý chặt chế hàng = *
Le hóa ở tất cả các khâu, làm thủ tục hải quan khi hàng đến cảng hay sân «+
| ° việc xuất nhập khẩu hàng hóa của trung tâm, chịu trách nhiệm truớc lãnh *
d5 đạo công ty về chức năng nhiệm vụ Trung tâm Kinh Doanh Xuất Nhập +
Trang 3LOI M6 DAU
Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong 10 năm gần đây chỉ
ra rằng, sự thành công kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều ở mức độ
tham gia của các đất nước vào nền kinh tế của khu vực và thế giới Chính Phủ Việt Nam cũng nhận thấy sự cần thiết và lợi ích khi tham gia
vào hệ thống thương mại thế giới mà GATT và WTO là tổ chức lớn nhất
hiện nay Đặc biệt sau khi đã nghiên cứu các kết quả của Vòng đàm phán Uruguay tháng 1-1995, Chính Phủ Việt Nam đã quyết định nộp
đơn gia nhập WTO Quyết định này sẽ giúp đất nước đổi mới kinh tế có
hiệu quả hơn, đồng thời góp phần mở rộng hơn nữa các quan hệ kinh tế
với các nước khác
Sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong
những năm qua chính là cơ sở cho việc tham gia của Việt Nam vào hệ
thống thương mại thế giới Việt Nam đang được xem là một nước có nền
kinh tế tăng trưởng nhanh, mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn
1986 — 1995 là hơn 75% Cũng trong thời kỳ này tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng bình quân hơn 30%, lạm phát giảm hơn 400%
trong năm 1988 xuống thấp hơn 10% trong năm 1995 Với đường lối
phát triển kinh tế hướng ngoại đúng đắn, Việt Nam đã tranh thủ được sự
ủng hộ và hợp tác của nhiều nước trên thế giới Tổng số vốn đầu tư của
nước ngoài được thực hiện tăng từ 600 triệu USD năm 1990 lên 3,8 tỷ
USD năm 1994; 6,8 tỷ USD năm 1995 và ước tính § tỷ USD năm 1996 Các xu hướng kinh tế chỉ ra rằng, Việt Nam có thể thực hiện được mục
tiêu tăng GDP lên gấp đôi so với những năm 1990 vào năm 2000 Điều
này đã làm cho nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, Việt Nam có khả
năng trở thành một nên kinh tế năng động của Châu Á Các nhân tố đảm bảo cho nhận định này bao gồm:
— Việt Nam đang tiếp tục chương trình đổi mới
— Mức tăng trưởng GDP ổn định và lạm phát ở mức độ thấp
— Lực lượng lao động rẻ, trẻ, đông đảo và được đào tạo
Trang 4
— Viét Nam 6 vào vị trí có nhiều thuận lợi: Nhiều nước trong khu vực
đã được những thành tựu phát triển kinh tế trong những năm gần đây như : Malaysia, Indonesia, Thái Lan, và Trung Quốc
Thành công kinh tế của Việt Nam gần đây là kết quả của quá trình
chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường
Quá trình này kéo theo một loạt những cải cách làm thay đổi nền kinh tế
Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh xuất nhập khẩu đã trưởng thành rất nhiễu: lớn mạnh về đội ngũ, trình độ kinh doanh quốc tế thuần thục và có nhiều kinh nghiệm hơn,
từng bước tự khẳng định vị trí của mình trên thương trường quốc tế Đứng trước xu thế mới của thời đại, Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã đặt hoạt động xuất nhập khẩu lên hàng đầu, coi đó là trọng điểm chiến lược của nền kinh tế đôí ngoại Các nhà kinh tế đã xem hoạt động
xuất nhập khẩu như một khâu quan trọng trong hệ thống điều hành kinh
tế vĩ mô, nó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và mau chóng đưa
đất nước ta hội nhập với hoạt động thương mại thế giới
Hiện nay, trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các công
ty thì khâu đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng đóng một
vai trò quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại trong
chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty Qua thực tiễn tại công ty
cổ phần vật tư bưu điện, em nhận thấy rằng công ty có nguồn vốn mạnh,
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển, lực lượng lao động có
trình độ chuyên môn cao, có lòng nhiệt tình Sau khi nghiên cứu quá
trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị của công ty , em xin đưa ra :” Một số giải pháp nâng cao liệu quả đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty “ và
lấy để tài này làm luận văn tốt nghiệp của em do đây là một công ty có
quà trình hình thành và phát triển ổn định và lâu đời, uy tín của công ty
đã phát triển và chiếm ưu thế trên thương trường trong nước, trong khu
vực và trên thế giới.
Trang 5— Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đàm phán, ký
kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị của công ty và một số kiến nghị đến cơ quan chức năng
s* Phạm vì nghiên cứu:
Với vốn kiến thức có hạn trong quá trình học tập cùng với những hiểu biết từ thực tế trong thời gian thực tập tại công ty, để tài chỉ nghiên
cứu quá trình và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đàm
phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty trong
năm 2003 - 2005
s* Phương pháp nghiên cứu:
— Phương pháp thu thập số liệu, chứng từ của công ty
— Phương pháp phân tích
— Quan sát và xem xét quá trình làm việc của các nhân viên trong công ty
— Phương pháp suy luận
s%* Bố cục của luận văn:
Luận văn bao gồm 4 chương:
— Chương 1: Cơ sở lý luận về đàm phán, ký kết và thực hiện hợp
đồng ngoại thương
— Chương 2: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Vật tư Bưu điện
— Chương 3: Phân tích quá trình đàm phan, ký kết và thực hiện hợp
đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty.
Trang 6kinh nghiệm chưa nhiễu nên khơng tránh khỏi những thiếu sĩt Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, gĩp ý và phê bình của Quý thầy cơ, các
anh, chị trong cơng ty và các bạn để em tiến bộ hơn trong học tập và để
tài của em được hồn chỉnh hơn
Xin chân thành cám ơn!
TP.HCM, ngày8 thángỜ năm 4©O6
Trang 7MUC LUC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DAM PHAN, KY KET VA
THỰC HIỆN HỢP ĐÔNG NGOẠI THƯƠNG
I Giới Thiệu Về Hợp Đồng Ngoại Thương
Yêu cầu đối với hợp đồng ngoại thương
Vai trò của hợp đồng ngoại thương
Bố cục của một hợp đồng ngoại thương
Những Vấn Đề Cơ Bản Về Đàm Phán, Ký Kết HĐNT
1) Những vấn đề cơ bản về đàm phán trong ngoại thương
2) Khái niệm
3) Đặc điểm
4) Nguyên tắc cơ bản trong đàm phán HĐNT
53) Phân loại đàm phan HDNT ‘
6) Quy trình thực hiện dam phan HDNT
II Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập Khẩu:
Xin giấy phép nhập khẩu
Thuê phương tiện vận tải
Mua bảo hiểm
trang 14 trang 17
trang 20
trang 20 trang 20
trang 21 trang 21 trang 22
trang 23 trang 23
trang 24
trang 24
trang 24
Trang 8
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ BƯU ĐIỆN (POTMASCO)
I Tổng quan về công ty POTMASCO trang 25
1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty trang 25
2 Mục tiêu, chức năng, thời hạn hoạt động của công ty trang 28
đ) Quyền hạn và nghĩa vụ của công ty trang 29
IL Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty trang 32
1 Nguyên tắc tổ chức, quần trị và điều hành của công ty frang32
b) Bộ máy tổ chức trang 33
IH Đánh giá tình hình kinh doanh của công ty trang 36
1 Đặc điểm kinh doanh trong năm 2003-2005 trang 36
2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2003-2005 /rang 37
3 Vị trí của công ty trong cơ cấu tổ chức của VNPT trang 40
CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ TẠI CÔNG TY
I Đánh giá tình hình nhập khẩu (NK) thiết bị đồng bộ tại công ty trong
1 Tình hình NK thiết bị và kinh doanh của công ty trang 41
2 Tình hình chung về ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu
trang 43
2 Cơ cấu và tỷ trọng các mặt hành kinh doanh trang 44
a) Cơ cấu mặt hành kinh doanh trang 44 b) Cơ cấu mặt hành nhập khẩu trang 44
c) Tình hình thị trường trong những năm 2003-2005 trang 46
II Quá trình thực hiện hợp đồng NK thiết bị đồng bộ của cty
trang 48 A) Phương thức tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện
Trang 9CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢP PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
I Các yếu tố ảnh hưởng đế hoạt động KD XNK của cty trang 65 1) Tình hình kinh tế xã hội trang 65
2) Ảnh hưởng chính sách nhà nước & ngành bưu điện rang 65
3) Các yếu tố ảnh hưởng khác trang 65
3) Ð/v hoat động kinh doanh của công ty trang 69
IH Định hướng hoạt động kinh doanh XNK của công ty trong giai đoạn
2005-2010 trang 70
1) Ð/v cơ quan chức năng nhà nước trang 72
2) D/v don vi hai quan trang 73
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thac s¥ Lé Dinh Thai
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
I Giới thiệu về hợp đồng ngoại thương:
1 Khái niệm:
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, là sự
thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyển sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua
phải thanh toán tiền hàng
2 Phân loại: Có thể phân loại hợp đồng ngoại thương theo ba tiêu thức
2.1 Phân loại theo thời gian thực hiện hợp đồng: có hai loại hợp đồng là
hợp đồng ngắn hạn (một lần) và hợp đồng dài hạn (nhiều lần)
a Hợp đồng ngắn hạn thường được ký kết trong một thời gian tương đối
ngắn và sau một lần thực hiện thì hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình
b Hợp đồng dài hạn thường được thực hiện trong thời gian lâu dài và
trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành thành nhiều lần
2.2 Phân loại theo nội dụng kinh doanh của hợp đồng : thì hợp đồng
ngoại thương có những loại sau đây:
a Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực
hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó sang tay người mua
b Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để rồi
đưa hàng đó vào nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước hoặc
phục vụ các ngành sản xuất, chế biến trong nước
c Hợp đồng tái xuất khẩu là hợp đồng xuất khẩu những hàng mà trước
kia đã nhập từ nước ngoài, không qua tái chế hay sản xuất gì trong nước
d Hợp đồng tái nhập khẩu là hợp đồng mua những hàng hóa do nước
mình sản xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước
ngoài
e Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là hợp đồng thể hiện một bên
trong nước nhập nguyên liệu từ bên nước ngoài để lắp ráp, gia công
Trang 11
hoặc chế biến thành sản phẩm rồi xuất sang nước đó, chứ không tiêu thụ trong nước
Ngoài ra, còn có những loại hợp đồng có liên quan đến hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu như: hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp
đồng xuất khẩu, nhập khẩu, ủy thác
2.3 Phân loại theo hình thức hợp đông: có ba loại hợp đồng như hợp
đồng bằng văn bản, hợp đồng miệng và hợp đồng theo hình thức mặc
nhiên
Tuy nhiên, so với các hình thức khác thì hợp đồng dưới dang văn bản
có nhiều ưu điểm hơn như: an toàn hơn, toàn diện hơn, rõ ràng hơn, dễ
kiểm soát tính chặt chẽ và hợp pháp của hợp đồng hơn Cho nên ở Việt Nam, luật chỉ cho phép hợp đồng được lập dưới dạng văn bản
3 Đặc điểm:
3.1 Theo điểu 1 Công ước Lahaye 1964 và điều 1 Công ước Viên 1980
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), một hợp đồng ngoại thương có những đặc điểm như sau:
% Chi thé ky két hop đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước
khác nhau; nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi
cư trú của họ, còn quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán ngoại thương
& Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được
chuyển từ nước này sang nước khác
3.2 Ở Việt Nam, trong các văn bản quy chế của Bộ Thương Mại Việt Nam thì hợp đồng ngoại thương thường có ba đặc điểm sau:
% Hang hoa: Hang hóa là đối tượng mua bán của hợp đồng, được
chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp
đồng
$ Đồng tiền thanh toán: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với
một trong hai bên hoặc đối với cả hai bên
% Chu thé của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng ngoại thương là người
mua và người bán phải có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia
khác nhau
Lưu ý: Quốc tịch không phải là một yếu tố để phân biệt: dù người
mua và người bán có quốc tịch khác nhau, nhưng nếu việc mua bán
được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua SVTH: Nguyễn Thị Hồng Oanh Trang 2
Trang 12
bán cũng không mang tính quốc tế Ngược lại, một doanh nghiệp Việt
Nam buôn bán với một doanh nghiệp nước ngoài có quốc tịch Việt Nam thì hợp đồng đó vẫn được xem là hợp đồng ngoại thương
4 Yêu cầu đối với hợp đồng ngoại thương:
Hợp đồng ngoại thương muốn có giá trị pháp lý thực hiện trong thực tế
và trở thành cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có) xảy ra giữa các bên
thì hợp đồng ngoại thương phải đồng thời thoả mãn các yêu cầu sau đây: 4.1 Hợp đồng phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc, cụ thể
là người xây dựng hợp đồng ngoại thương phải nắn vững:
$ Luật của nước người mua, nước nguời bán
$ Các luật và các tập quán có liên quan đến hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế như: Incoterms, Công ước Viên, UCP-DC
$ Luật Thương mại của Việt Nam về hợp đồng ngoại thương
4.2 Chủ thể của hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp:
$ Phải là thương nhân hợp pháp có điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo luật định
$ Những người tham gia ký kết hợp đồng phải là những người đại diện
hợp pháp cho mỗi bên: Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc phụ
trách về kinh doanh, người khác ký phải có giấy ủy quyền hợp lệ
bằng văn bản của người đại diện hợp pháp
4.3 Hình thức của hop đông ngoại thương phải hợp pháp:
Theo tập quán<thương mại quốc tế, có hai dạng hình thức của hợp
đồng:
È Hình thức thỏa thuận miệng
® Hình thức ký kết bằng văn bản
Ở Việt Nam, luật pháp quy định chỉ có hợp đồng bằng văn bản mới có
giá trị pháp lý khi thực hiện Các phụ lục, phụ kiện bổ sung cho hợp đồng
cũng cần phải lập bằng văn bản Mọi thỏa thuận bằng miệng đều không có
giá trị pháp lý
4.4 Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp:
Tính hợp pháp của nội dung được thể hiện trên hai vấn đề:
$ Nội dung chủ yếu của hợp đồng phải đầy đủ
Trang 13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
$ Trong hợp đồng không chứa đựng bất cứ nội dung nào trái với pháp luật hiện hành của nước người bán, nước người mua và trái với tẬp
quán buôn bán quốc tế
Cu thể hai vấn đề trên được thể hiện như sau:
Vấn đề thứ nhất: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải có tối thiểu những nội dung chủ yếu sau:
1 Tên hàng
Số lượng
Quy cách chất lượng
Giá cả
Phương thức thanh toán
Địa điểm và thời hạn giao hàng
Vấn để thứ hai: Hợp đồng ngoại thương không chứa đựng những điều
khoản trái với pháp luật của nước người bán, nước người mua Ví dụ không
ký kết hợp đồng mua bán hàng bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
4.5 Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia
mới có hiệu lực
5 Vai trò của bợp đồng ngoại thương:
Trong quá trình mua bán giao dịch quốc tế hợp đồng ngoại thương đóng
vai trò hết sức quan trọng thể hiện qua những điểm sau:
- Hợp đồng ngoại thương là cơ sở để cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc mua bán hàng hóa như nghiệp vụ vận tải, hải quan, thanh toán
- Hợp đồng ngoại thương là văn bản pháp lý để giải quyết những tranh
chấp kiện tụng nếu xảy ra sau khi ký kết hợp đồng
- Hợp đồng ngoại thương sẽ giúp cho các đơn vị kinh doanh luôn hiểu
và tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, hiểu rõ thương nhân nước ngoài
để tiến tới ký kết hợp đồng có tính khả thi và mang lại hiệu quả tốt cho
hoạt động ngoại thương
- Về mặt vĩ mô, hợp đồng ngoại thương là căn cứ để nhà nước quản lý
những hợp đồng kinh tế đối ngoại của các đơn vị như tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, hạn ngạch xuất nhập khẩu từ đó nhà nước sẽ đưa
ra các biện pháp, chính sách quản lý các hoạt động ngoại thương ngày
càng có hiệu quả hơn
Trang 14
Luận văn tốt nghiệp GVHD Thac sy Lé Đình Thái
6 Bố cục của một hợp đồng ngoại thương:
Art.11: Force Majeure
Trang 15
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
Art.12: Claim
Art.13: Arbitration
Art.14: Other terms and conditions
This contract is made copies copies will be kept by each paties
This contract comes into effect from the signing date until
For the Buyer For the Seller
HOP DONG NGOAI THUONG
Đại diện bởi:
Dưới đây được gọi là người mua
Đại diện bởi:
Dưới đây được gọi! là người bán
Người bán đồng ý bán và người mua đồng ý mua hàng hóa theo điều kiện
và điều khoản được cung cấp trong hợp đồng như sau:
Điều khoản 1 : Tên hàng Điều khoản 2 : Chất lượng hàng hóa Điều khoản 3 : Số lượng
Điều khoản 4 : Đơn giá
Điều khoản 5 : Giao hàng
Trang 16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thac sy Lé Đình Thái
Điều khoản 6 : Thanh toán
Điều khoản 7 : Đóng gói và ký mã hiệu Điều khoản § : Bảo hành
Điều khoản 9 : Phạt và bồi thường thiệt hai Điều khoản 10: Bảo hiểm
Điều khoản 11: Bất khả kháng
Điều khoản 12: Khiếu nại
Điều khoản 13: Trọng tài
Điều khoản 14: Các điều kiện và điều khoản khác
Hợp đồng này được ký tại
Hợp đồng được lập thành bản Mỗi bên giữ bản
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày
Thông thường một văn bản hợp đồng ngoại thương sẽ bao gồm những nội
dung như sau:
1 Phần mở đầu:
— Tiêu để hợp đồng: thường là “Contract” hay “Sales Contract”; tuy nhiên cũng có những tên khác như “Sales Confirmation”
— Số và ký hiệu hợp đồng: hợp đồng ngoại thương thường mang số và
ký hiệu do bên lập hợp đồng cho
— Thời gian ký kết hợp đồng: chính là ngày hợp đồng có đủ chữ ký của
cả hai bên xuất nhập khẩu và được cho số, ký hiệu đầy đủ
2 Phần thông tin về chủ thể hợp đồng:
— Tên đơn vị: nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có)
— Địa chỉ đơn vị: nêu đầy đủ số nhà, tên đường, thành phố, và tên quốc
gia
— Các số máy fax, telex, điện thoại và địa chỉ email nếu có
— Số tài khoản và tên ngân hàng đơn vị có tài khoản giao dịch thường
xuyên
— Người đại diện ký kết hợp đồng: cần nêu rõ họ tên và chức vụ của
người đại diện trong don vi
|——————————nBRBRRRBRnrrrnnngaơagagaagaagananaơaơaggnnnnnnnnanananayỶnänäntnrnnrr=reemmmmm—=====—==
Trang 17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
3 Phần nội dung hợp đồng ngoại thương:
Thông thường nội dung của hợp đồng ngoại thương có thể bao gồm 14
điều khoản sau đây:
3.1 - Điều khoản về tên hàng (Conunodiy):
Tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn
các bên dựa vào đó xác định mặt hàng cần mua - bán trao đổi Vì vậy nó
là một điều khoản quan trọng không thể thiếu giúp cho các bên tránh được
những hiểu lâm có thé dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời dé dang
phân biệt nó với những sản phẩm khác cùng loại, do vậy cần phải diễn tả
thật chính xác như: ghi rõ tên thông thường, tên thương mại, nếu cần thiết
phải nêu rõ cả tên khoa học của hàng
Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng yêu cầu mà các bên còn phải ghi thêm
tên địa phương sản xuất, tên nhà sản xuất, năm sản xuất, quy cách và công
dụng của hàng
3.2 - Điều khoản về phẩm chất hang héa (Specification):
Điều khoản này cho biết chỉ tiết về chất lượng hàng hoá: nói cách khác
điểu khoản này mô tả về quy cách, kích thước, công suất, các thông số kỹ
thuật của hàng hoá được mua bán Trong điều khoản này mô tả chỉ tiết
và đúng chất lượng hàng hoá là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó,
đồng thời buộc người bán phải giao hàng theo đúng yêu cầu của hợp đồng
Các bên cần thỏa thuận với nhau về phương pháp mô tả chất lượng
hàng hóa và chọn một trong các phương pháp sau đây để nêu lên chất
lượng hàng hóa trong một hợp đồng ngoại thương:
- Chất lượng được giao như mẫu
- Mô tả chất lượng hàng hóa dựa vào hàm lượng chất chủ yếu chứa
đựng trong hàng hóa
- Mô tả chất lượng hàng hóa theo hiện trạng thực tế của hàng hóa
- Mô tả chất lượng hàng hóa dựa vào bảng thiết kế kỹ thuật hoặc
catalogue
- Mô tả chất lượng dựa theo tiêu chuẩn có sẵn trong thực tế
- Mô tả chất lượng “dựa vào việc đã xem hàng và đồng ý”
Trong quy định của Bộ Thương Mại lưu ý rằng điểu khoản này phải thể
hiện thêm trách nhiệm của người mua và người bán đối với việc kiểm tra
Trang 183.3 - Điều khoản về số lượng (Ouanfity):
Điều khoản này yêu cầu các bên phải thể hiện đơn vị tính số lượng,
trọng lượng, phương pháp quy định số lượng, trọng lượng, tỷ lệ dung sai về
trọng lượng của hàng hóa Trong hợp đồng phải thể hiện rõ số lượng hàng hóa được mua bán, trao đổi Vì vậy các bên phải chú ý thống nhất với nhau
về đơn vị tính số lượng và cách ghi số lượng/khối lượng trong hợp đồng
3.4 - Điều khoản về giá cả(Price):
Trong mua bán hàng hóa ngoại thương, giá cả hàng hóa có thể được
tính bằng đồng tiền của nước người bán, người mua hay một nước thứ ba
Nhưng thông thường đông tiền được sử dụng trong hợp đồng ngoại thương
là đồng tiền có khả năng chuyển đổi mạnh
Việc định giá có thể được xác định ngay trong lúc ký kết, lúc thực hiện
hay trong thời gian hiệu lực của hợp đồng Các bên cần phải thống nhất
phương pháp tính giá ngay khi đàm phán để không xảy ra tình trạng tranh
chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng Có các cách xác định giá là giá
xác định ngay(giá cố định), giá quy định sau, giá xét lại, nhưng ở nước ta
hiện nay chủ yếu sử dụng giá xác định ngay
Cần lưu ý rằng đơn giá bao giờ cũng được ghi kèm một điều kiện cơ sở
giao hàng nhất định và được ghi chính xác, đầy đủ, theo Incoterms 1990
(vd: gia FOB, CF, CIF )
3.5 - Điều khoản về giao nhân (Shipment)
Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa
vụ cụ thể của người bán, đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đối với bên kia Chỉ khi nào người bán giao hàng
xong mới có thể nhận được tiền và người mua mới có cơ sở nhận hàng như
mong muốn Nếu không có điều khoản này hợp đồng mua bán coi như
không có hiệu lực
- Thời gian giao hàng: Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng được xác định vào một ngày cố định hay một khoảng thời
gian nhất định hoặc một ngày được coi là cuối cùng của thời hạn giao
hàng Lưu ý là tránh quy định chung chung vì như vậy sẽ khó ràng buộc trách nhiệm giao hàng cũng như nghĩa vụ nhận hàng của mỗi bên
- Địa điểm giao hàng: Các bên phải thống nhất quy định địa điểm giao
hàng (cho người vận tải, người mua) bằng cách ghi rõ địa điểm giao hàng
trong hợp đồng (ít dùng) hay ghi địa điểm giao hàng theo Incoterms 1990
SVTH: Nguyễn Thị Hông Oanh Trang 9
Trang 19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
kèm theo điều kiện về giá cả Giao nhận cuối cùng nhằm xác nhận việc
người bán đã hoàn thành nhiệm vụ giao hàng
- Phương thức giao hàng: Việc chấp nhận giao hàng nhiều lần hay một
lần phải được cân nhắc sao cho phù hợp với khả năng cung cấp hàng của
người bán, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận hàng của ngưới mua Mặt khác còn phải xem xét đến địa điểm giao nhận có cho phép hay không Đặc biệt chi phí cho việc giao nhận hàng hoá phải được đặt trong
điểu kiện tiết kiệm nhất Mặt khác tuỳ theo từng loại hàng mà các bên sẽ
thỏa thuận thống nhất với nhau để quy định xem nên giao hàng từng phần
hay phải giao toàn bộ một lô hàng được chuyển tải hay không cho phép chuyển tải
3.6 - Điều khoản về thanh toán (Payment):
Trong Incoterms đã quy định nghĩa vụ của người bán là phải giao hàng đúng như hợp đồng (và được thanh toán), nghĩa vụ của người mua là phải
nhận hàng và thanh toán cho người bán; vì vậy cũng như điều khoản Giao
hàng, điều khoản Thanh toán giữ vị trí rất quan trọng trong hợp đồng ngoại
thương, vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cả hai bên Do đó bắt buộc phải có trong điều khoản này các nội dung như đồng tiền thanh toán,
phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán và bộ chứng từ thanh toán
Đối với phương thức thanh toán bằng L/C ta cần lưu ý: số liệu, chứng từ
thanh toán phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của L/C, các điều khoản trong L/C phải phù hợp với các điều khoản của hợp đồng
3.7 - Điều khoản về bao bì và ký mã hiệu (Packing and Marking):
Cung cấp bao bì cho hàng hoá là yêu cầu không thể thiếu đối với các
doanh nghiệp nói chung và các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng
Nội dung này yêu cầu về hình thức, kích thước, vật liệu của bao bì Phải
ghi rõ yêu cầu kỹ thuật của bao bì, bao bì được dùng theo tiêu chuẩn nào,
tránh những quy định chung chung như chất lương bao bì phù hợp với một
phương thức vận tải nào đó vì điểu này có thể dẫn đến tranh chấp do hai
bên không hiểu nhau Phải ghi rõ trọng lượng/ khối lượng tịnh và khối
lượng cả bao bì trên hợp đồng
Ký mã hiệu là những ký hiệu, hàng chữ ghi bên ngoài các loại bao bì
để hướng dẫn sự giao nhận, vận chuyển, cách bảo quản theo yêu cầu của hàng, do vậy cần quy định rõ ký mã hiệu để tránh làm hư hỏng hàng
ee
Trang 20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
3.8 - Điều khoản về bảo hiểm (Insurance):
Bảo hiểm (kinh tế) là một hoạt động kinh tế nhằm mục đích phân chia
tổn thất và bảo đảm vốn kinh doanh cho chủ đối tượng được bảo hiểm Trong kinh doanh hàng hóa ngoại thương hầu hết hàng hoá được chuyên
chở bằng đường biển, nhiễu rủi ro nên càng cần phải có biện pháp hữu
hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ hàng
3.9 - Điều khoản về phat và bồi thudng thiét hai (Penalty):
Với điều kiện này các bên sẽ thỏa thuận những biện pháp phat va bồi
thường khi hợp đồng không thực hiện được do lỗi của một trong hai bên
Cần quy định cụ thể những trường hợp bị phạt và mức độ bồi thường thiệt
hại như thế nào Các trướng hợp thông thường vi phạm hợp đồng là giao
hàng chậm, thanh toán chậm, thông báo tin tàu, tin hàng chậm và bổi
thương thiệt hại khi giao hàng không đúng quy cách, phẩm chất, giao thiếu
hàng, không giao hàng, không nhận hàng Khi gặp những điều khoản này
cẩn nghiên cứu kỹ các trường hợp nào dẫn đến bị phạt đẻ có thể tránh sao
cho không bị thiệt hại vì các khoản bồi thường
3.10 - Điều khoản về trong tài (Arbitration):
Nếu giải quyết trang chấp giữa các bên bằng thương lượng, khiếu nại
không thành có thể đưa vụ việc ra trọng tài để được phân xử Nội dung này
quy định ai là người đứng ra phân xử, tòa án quốc gia hay tòa án quốc tế, trọng tài quốc gia hay trọng tài quốc tế Nêu rõ luật áp dụng trong việc xét
xử, phân định chỉ phí trọng tài, địa điểm tiến hành giải quyết tranh chấp và
cam kết chấp hành phán quyết của trọng tài
3.11 - Điều khoản về bất khả kháng (Force Majeures):
Bất khả kháng là sự kiện xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thực
hiện được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm Các sự kiện bất khả
kháng mang ba đặc điểm sau:
- Không thể lường trước được
- Không thể vượt qua
- Xảy ra từ bên ngoài
Các bên phải quy định trong điều kiện này các sự kiện tạo nên bất khả kháng, cụ thể như hỏa hoạn, chiến tranh, thiên tai, đình công của công nhân Bên cạnh đó, cần lưu ý quy định thêm “những thay đổi có liên quan
đến hoạt động xuất nhập khẩu của chính phủ như cấm vận hay tạm ngưng
xuất hay nhập khẩu” một số mặt hàng nào đó trên hợp đồng
Trang 21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
3.12 - Điều khoản chung (Conumon terms):
Trong điểu khoản này các bên ghi chú những nội dung muốn thêm vào
nhưng không nằm trong những điều khoản kể trên, chẳng hạn như thời
gian, địa điểm lập hợp đồng, ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng, số bản có
hiệu lực pháp luật và số bản mỗi bên giữ để thực hiện hợp đồng
Tóm lại: Tất cả các điều khoản trong một hợp đồng ngoại thương đều
rất quan trọng, nhưng tùy theo tính chất của hợp đồng, tùy từng trường hợp
thực tế mà điều khoản nào được xem là quan trọng nhất đối với một công
ty kinh doanh ngoại thương
4 Phần cuối cùng của hợp đồng ngoại thương: thông thường sẽ bao
— Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản ? Mỗi bên giữ mấy bản?
— Hợp đồng thuộc hình thức nào? Văn bản viết tay, bản fax, telex
— Hợp đồng có hiệu lực từ bao giờ?
— Trường hợp có bổ sung hay sửa đổi hợp đồng thì làm như thế nào?
— Chữ ký, tên, chức vụ người đại diện của mỗi bên; đối với bên Việt
Nam, chữ ký còn phải được đóng đấu tròn thì mới có giá trỊ
II Những vấn đề cơ bẳn về đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương: |
1 Khái niệm:
Đàm phán là quá trình đối thoại giữa người bán và người mua nhằm
đạt được những thỏa thuận nhất trí về những nội dung của hợp đồng
ngoại thương, để sau quá trình đàm phán, người mua và người bán có thể
đi đến ký kết hợp đồng
2 Đặc điểm:
— Đàm phám không đơn thuần là quá trình theo đuổi nhu cầu vì lợi ích
riêng lẻ của một bên mà là quá trình đôi bên thông qua việc không
ngừng điều chỉnh nhu cầu của mình mà tiếp cận nhau, cuối cùnh đạt tới
ý kiến thống nhất
— Đàm phán không phải là sự lựa chon thống nhất giữa “hợp tác” và
“xung đột” Đàm phán thành công - ký hợp đồng tức vừa giữ được mối
quan hệ vừa đảm bảo lợi ích của các bên nên đàm phán là quá trình
thống nhất giữa hai mặt mâu thuẫn “hợp tác” và “xung đột”
— Dam phan không phải là thỏa mãn lợi ích của một bên một cách
không hạn chế mà là có giới hạn lợi ích nhất định
ee
Trang 22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
— Đánh giá một cuộc đàm phán thành công hay thất bại không phải là
lấy việc thực hiện mục tiêu dự định của một bên nào đó làm tiêu chuẩn
duy nhất, mà phải sử dụng một loạt các tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp
như: tiêu chuẩn mục tiêu, tiêu chuẩn tối ưu hóa giá thành, tiêu chuẩn mối quan hệ giữa các bên
3 Nguyên tắc cơ bản trong đàm phán HĐNT:
Nguyên tắc 1 : Lợi ích chung của cả hai bên trong hợp đồng ngoại thương phải được quan tâm hàng đầu
Nguyên tắc 2 : Đàm phán hợp đồng ngoại thương phải mang tính công
khai và bình đẳng, phải tạo được mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với bạn
hàng nói riêng và giữ được uy tín của đơn vị mình trên thương trường nói
chung
Nguyên tắc 3 : Người đàm phán hợp đồng ngoại thương phải là người
có tài thoả hiệp, biết lập phương án và xác định đúng mục tiêu đàm phán
4 Tiêu chuẩn đánh giá một cuộc đàm phán HĐNT:
Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá một cuộc đàm phán thành công hay thất bại tầy vào mục đích đàm phán, tuy nhiên đàm phán hợp đồng ngoại
thương có thể được đánh giá theo ba tiêu chuẩn chính như sau:
4.1 Mục tiêu của các bên đàm phán: là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá Một cuộc đàm phán hợp đồng ngoại thương không được xem là thành công nếu các bên tham gia đàm phán không thực hiện được mục
tiêu ban đầu của mình
Chi phí cơ bản = lợi ích dự kiến thu được - lợi ích thực tế thu được
- Chi phí cơ bản > 0 hoặc chí phí cơ bản = 0 : đàm phán thành công
- Chi phí cơ bản < 0 : đàm phán thất bại
b) Chi phí trực tiếp : đàm phán thường bao gồm các chi phí về nhân lực,
vật lực, tài lực và thời gian dành cho việc chuẩn bị và thực hiện đàm phá n
NE
Trang 23Luận văn tốt nghiệp _ GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
e) Chi phí cơ hội: là chi phí mất đi do mất cơ hội đầu tư kiếm lời khác
khi tập trung quá mức vào việc đàm phán mà không ký được hợp đồng
hoặc dù ký được hợp đồng nhưng vẫn không đạt được cơ hội kiếm lời
đã để ra ban đầu
4.3 Lợi ích vô hình của đôi bên trong đàm phán hợp đồng ngoại
thương có đạt được hay không: lợi ích vô hình của các bên trong đàm
phán hợp đồng ngoại thương có thể kể là việc giữ được mối quan hệ bền
vững giữa đôi bên Đây là một tiêu chuẩn khó đánh giá vì nó không thể
có kết quả ngay sau khi đàm phán như hai tiêu chuẩn nói trên Để đánh
giá đúng mối quan hệ của hai bên có được duy trì tốt đẹp hay không đòi
hỏi phải có thời gian, thậm chí đôi khi đến những lần đàm phán sau mới
Đây là hình thức mà qua thư từ gởi bằng bưu điện, telex, fax, hoặc
email, người mua và người bán đàm phán thỏa thuận với nhau những
điều khoản cần thiết của một hợp đồng
Uu điểm:
— Íttốn kém
- Người viết thư có thời gian và điều kiện để cân nhắc, tham
khảo ý kiến của nhiều người khác trước khi gửi thư đi
— Cùng một thời gian, người viết có thể giao dịch đàm phán
bằng thư với nhiều bạn hàng khác nhau
Nhược điểm:
— Thời gian đàm phán kéo dài, có thể trải qua nhiều lần viết thư mới đạt được kết quả cuối cùng
b) Đàm phán qua điện thoại:
Đây là hình thức qua đường dây điện thoại quốc tế, người mua và
người bán thực hiện giao dịch đàm phán với nhau để đi đến ký kết hợp
Trang 24
— Trinh bay không được hết ý
— Trao đổi qua điện thoại là trao đổi miệng, không có gì làm
bằng chứng cho sư thoả thuận, quyết định trong trao đổi
c) Phương pháp gặp mặt tr ực tiếp để đàm phán:
Đây là hình thức đàm phán có ưu điểm so với cả hai cách thức đàm
phán qua thư từ và điện thoại
Uu điểm:
— Đàm phán trực tiếp giúp đẩy nhanh tốc độ đàm phán
— Cho phép giải quyết những bất đồng phức tạp giữa các bên
gặp gỡ, tạo được sự thông hiểu lẫn nhau và duy trì được mối
qun hệ hợp tác lâu dài với nhau
— Kết quả đàm phán có được sự xác nhận pháp lý ngay của các
bên khiến cho hợp đồng mau chóng đi vào thực hiện
Nhược điểm: chi phí đầm phán rất tốn kém
5.2 Phân loại theo thái độ của người đàm phán:
Nếu chia theo thái độ của người đàm phán, có ba kiểu đàm phán :
đàm phán kiểu mềm, đàm phán kiểu cứng và đàm phán kiểu nguyên tắc
a Đàm phán kiểu mêm:
Đàm phán kiểu mềm theo tiếng Anh là Soft negotiation, là kiểu
đàm phán mang tính hữu nghị cao giữa các bên trong hợp đồng ngoại thương Thái độ của người đàm phán theo kiểu này thường là mềm mỏng,
cố gắng tránh xung đột, dễ dàng chịu nhượng bộ đối phương để mau
chóng đạt được sự thỏa thuận Mục đích của người đàm phán theo kiểu
này là ký kết cho được hợp đồng, không mấy quan tâm đến lợi ích và -
hiệu quả kinh tế đạt được
Ưu điểm:
— Đàm phán thường diễn ra thuận lợi và nhanh chóng
— Bầu không khí đàm phán thoải mái, không bao giờ có tình
trạng gây cấn, căng thẳng
— Kết quả ký được hợp đồng ngoại thương là chắc chắn
Nhược điểm:
— Người đàm phán theo kiểu mềm có thể luôn luôn phải chịu
nhượng bộ, thậm chí chịu thiệt thòi vì bị đối phương lợi dụng, bị
đẩy vào tình thế bất lợi, bị buộc phải ký hợp đồng với những
điều khoản không thể thực hiện được
Trang 25
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
b Đàm phán kiểu cứng:
Đàm phán kiểu cứng, tên tiếng Anh là Hard negotiation, là kiểu
đàm phán trong đó người đám phán có lập trường hết sức cứng rắn, cương
quyết không chịu nhượng bộ trong bất cứ trường hợp nào, ngược lại luôn
mong muấn đè bẹp được đối phương
Uu điểm:
— Người đàm phán luôn giữ được mục tiêu ban đầu đã dé ra,
luôn đạt được lợi ích mong muốn
- Nếu thế ở về phía người đàm phán kiểu cứng hoặc gặp đối tác đàm phán kiểu mềm thì cuộc đàm phán diễn ra nhanh chóng, người đàm phán kiểu cứng có thể giành nhiều thắng lợi
c Đàm phán kiểu nguyên tắc:
Đàm phán kiểu nguyên tắc (Principled negotiation) hay còn gọi là
“Thuật đàm phán Harvard”, thường gồm năm đặc điểm như sau:
— Thái độ của người đàm phán là ôn hòa đối với mọi người, cứng rắn đối với công việc Người đàm phán kiểu này biết giữ thái độ
hòa nhã, tôn trọng, biết duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác trong khi vẫn kiên quyết bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình
— Lợi ích của cả hai bên đàm phán luôn được đảm bảo
— Người đàm phán có nhiều phương án khác nhau để lựa chọn,
— Kết quả của sự thỏa thuận các bên trong đàm phán là dựa trên cơ sở khách quan khoa học
Biết sử dụng phối hợp nhiều kiểu đàm phán trong từng giai đoạn
của qúa trình đàm phán, lúc cứng, lúc mềm để đạt được mục tiêu dam phán
Trang 26
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
6 Quy trình thực hiện HDNT:
Quá trình đàm phán hợp đồng ngoại thương có thể chia làm 5 giai
đoạn như sau:
1 Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị
Muốn đàm phán thành công cần chuẩn bị tốt các yếu tố sau đây:
a) Ngôn ngữ:
Trong giao dịch ngoại thương, sự bất đồng ngôn ngữ là trở ngại lớn
nhất Để khắc phục khó khăn này người cán bộ ngoại thương cần nắm
vững và sử dụng thành thạo các ngoại ngữ Trong điều kiện Việt Nam
hiện nay, cán bộ ngoại thương cần phải thành thạo thién Anh — ngôn ngữ
thương mại của toàn cầu, tiếp theo còn học các ngoại ngữ khác: Pháp,
- Thông tin về hàng hóa
— Thông tin về thị trường
—_ Tìm hiểu hệ thống ngân hàng, tín dụng
— Điều kiện vận tải và tình hình giá cước
— Tìm hiểu đối tác
Bên cạnh đó, người cán bộ đàm phán cần nắm vững:
" Thông tin về bản thân công ty mình
® Thong tin về cạnh tranh trong và ngoài nước
" Dự đón xu hướng biến động giá cả trên cơ sở phân tích tình hình
cung cầu, lạm phát, khủng hoảng
©) Nă ng lực của đoàn đàm phán:
" Chuẩn bị về kiến thức: Chuyên gia đàm phán cần có kiến thức và
khả năng toàn diện, chuyên gia đàm phán giỏi đồng thời phải là:
$ Nhà thương mại (trong nước và quốc tế)
$, Luật gia
$ Nhà ngoại giao
% Nhà tâm lý
$ Có kiến thức về kỷ luật, văn hoá
= Chuẩn bị về phẩm chất tâm lý: Chuyên gia đàm phán cần có tư duy nhạy bén, biết suy nghĩ và hành động đúng,có nghị lực, nhẫn
Trang 27
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thac sỹ Lê Đình Thái
nại, không nóng vội hấp tấp, biết kiểm chế cảm xúc, không tự ty,
Vấn để nhân sự trong đàm phán có vị trí đặc biệt quan trọng, đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị chu đáo Thành phần của đoàn đàm phán hợp đồng
ngoại thương cần hội đủ chuyên gia ở ba lĩnh vực: pháp luật — kỹ thuật — thương mại, trong đó chuyên gia thương mại giữ vị trí quan trọng nhất, thường làm trưởng đoàn
e) Chuẩn bị thời gian, địa điểm :
— Chuẩn bị thời gian: Phần lớn dựa vào sự thoả thuận trước giữa hai
bên Trong thương mại, thời gian hết sức quý báu, nên trước khi đàm
phán hai bên cần lập và thống nhất với nhau lịch làm việc cụ thể, cẩn
thận hơn nên lập cả phương án dự phòng để để phòng trường hợp hết
thời gian mà vấn đề thương lượng vẫn chưa giải quyết xong
— Chuẩn bị địa điểm: Quan điểm chung là địa điểm đàm phán phải đảm
bảo tâm lý thoải mái và tiện nghi phù hợp cho cả đôi bên
f?\ Lập phương án kinh doanh: Phương án kinh doanh là kế hoạch hoạt
động của đơn vị nhằm xác định mục tiêu trong kinh doanh
Một dự án kinh doanh thường bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: tình hình hàng hoá, thị trường và khách hàng, dự đoán hướng biến
động của thị trường, xác định thời cơ mua bán, phương hướng thị trường
và thương nhân, đặt mục tiêu (tối đa và tối thiểu), biện pháp hành động
cụ thể, sơ bộ đánh giá hiệu quả
8) Tiến hành đàm phàn thử:
Càng đàm phán thử kỹ bao nhiêu thì khả năng thành công trong đàm
phán thật càng chắc chắn bấy nhiêu
2 Giai đoạn 2: Giai đoạn tiếp xúc
Trong giai đoạn này cần làm những động tác sau:
— Tạo không khí tiếp xúc:
Trang 28
Cuộc đàm phán tạo ra thuận lợi khi tạo được những không khí thân mật, hữu nghị
Phải làm cho đối tác tin cậy ở mình
Phải tìm mọi cách thể hiện thành ý của mình
Cần chú ý làm cho đối tác tin cậy ở mình, bằng những hành động
chứ không phải bằng lời nói
— Thăm dò đối tác
— Sửa đổi lại kế hoạch (nếu cần)
3 Giai đoạn 3: Giai đoạn đàm phán
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình đàm phán,
trong giai đoạn này các bên tiến hành bàn bạc, thoả thuận những vấn đề
đôi bên cần quan tâm như: hàng hoá, chất lượng, số lượng, giá cả, giao
hàng, thanh toán, nhằm đi đến ý kiến thống nhất ký hợp đồng mua bán
hàng hóa Giai đoạn này bao gồm:
— Đưa ra yêu cầu (phải hợp lý)
— Điều chỉnh yêu cầu
— Đừng làm cho đối tác mất thể diện
4 Giai đoạn 4: Giai đoạn soạn thảo, ký kết hợp đồng
Khi đàm phán thành công, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng Một
số điểm cần lưu ý khi soạn thảo và ký kết hợp đồng
— Cần thỏa thuận với nhau tất cả những điều khoản cần thiết trước khi
ký kết hợp đồng
- Khi để cập đến cơ sở pháp lý và mọi vấn đề liên quan, tránh phải
dùng tập quán thương mại địa phương để giải quyết những tranh chấp phát sinh sau này
- Hợp đồng không được có những điều khoản trái với pháp luật hiện
hành
- Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, chính xác, tránh dùng những
từ mập mờ có thể suy luận ra nhiều cách
— Hợp đồng thường do một bên soạn thảo, trước khi ký kết bên kia cần
kiểm tra thật kỹ lưỡng, đối chiếu với những thoả thuận đã đạt được trong
đàm phán
— Người đứng ra ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền
- Ngôn ngữ dùng để xây dựng hợp đồng phải là ngôn ngữ các bên
cùng thông thạo
_———————-—n—========n=
Trang 29
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
5 Giai đoạn 5: Giai đoạn tổ chúc thực hiện hợp đồng
Đây là giai đoạn kiểm chứng lại kết quả của những giai đoạn trước
nhằm rút kinh nghiệm cho những lần đàm phán sau
HII Tổ chức thực hiện hợp đông nhập khẩu:
1 Xin giấy phép nhập khẩu:
Giấy phép nhập khẩu là tiền để quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng nhập khẩu Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu ở mỗi nước có những đặc điểm khác nhau
Hiện nay ở Việt Nam thủ tục xin giấy phép được thay đổi theo từng
thời kỳ, theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi Nếu thương nhân là
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định
của pháp luật được phép nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã đăng
ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Trước khi tiến hành hoạt
_ động kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký mã số
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành
phố (Điều 8 ND 57/CP ngay 31/07/1998)
Như vậy, quyển kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã được mở rộng, phù hợp với xu thế chung Nhưng khi kinh doanh
những mặt hàng cụ thể thì doanh nghiệp còn phải tuân theo chính sách
quần lý mặt hàng của nhà nước, chính sách này thay đổi hàng năm mà cụ
thể theo quyết định 242/QĐÐ — TTG, ngày 20/12/1999 về điều hành xuất
nhập khẩu hàng hóa năm 2000 (có hiệu lực từ ngày 01/04/2000)
Điều kiện để cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa là doanh nghiệp
có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu, được phép nhập khẩu những hàng hóa phù hợp
với ngành nghề đã đăng ký kinh doanh
Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa như mã số không nằm trong
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký mã
số của hàng hóa đó
Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa đăng ký mã số
kinh doanh nhập khẩu thì phải thông qua một đơn vị khác để nhập khẩu
ủy thác
2 Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán:
Thanh toán là một trong những khâu quan trọng trong toàn bộ quá
trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu Vì vậy, cần thực hiện
——_—————_ _ _ _ _m _—_——=ssnnmmmẳïïmmmmmnnmmmmmmmmannnnnnsnssnnnnnnmm======zm
Trang 30
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
tốt những công việc bước đâu của khâu này Với mỗi phương thức thanh
toán cụ thể, những công việc này sẽ khác nhau
- Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C (Letter of Credit) thì
cần thực hiện các công việc sau:
= Lam don xin mé L/C
"_ Thực thi ký quỹ và mở L/C
Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định gì, phụ thuộc vào thời gian giao hàng Thông thường I/C được mở khoảng 15 —-20 ngày trước
khi đến thời hạn giao hàng
— Nếu thanh toán bằng CAD (Cash Agaisnt Documenis) thì nhà nhập khẩu cần tới ngân hàng yêu cầu mở tài khoản ký thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu
— Nếu thanh toàn bằng T/T (Telegraphic Transfer) trả trước thì nhà
nhập khẩu cân làm thủ tục chuyển tiền theo đúng quy định trong hợp đồng
— Nếu thanh toán bằng phương thức nhờ thu (Collection) hoặc phương
thức chuyển tiền trả sau thì nhà nhập khẩu chờ người bán giao hàng rồi
mới tiến hành công việc của khâu thanh toán
3 Thuê phương tiện vận tải:
Nếu trong hợp đồng mua bán quy định hàng được giao ở nước người
xuất khẩu, phương tiện vận tải do người mua lo trong các điều kiện giao hàng EXW (Ex Works), FAS (Free Alongside Ship), FCA (Free Carrier),
EOB (Free On Board) thì người mua sẽ thuê phương tiện vận tải
Tùy từng trường hợp cụ thể của hợp đồng thì nhà nhập khẩu sẽ lựa
chọn một trong các phương thức thuê tàu sau:
— Phương thức thuê tàu chợ (Liner)
— Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage Charter)
— Phương thức thuê tàu định han (Time Charter)
4 Mua bảo hiểm:
Hàng hóa chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất Vì
thể, bảo hiểm hàng hóa đường biển là loại phổ biến nhất trong ngoại thương Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
theo phương châm “ vừa an toàn, vừa tiết kiệm được chi phí bảo hiểm”
Khi mua hàng theo các điểu kiện EXW (Ex Works), FAS (Free Alongside Ship), FCA (Free Carrier), FOB (Free On Board), CFR (Cost
and Freight), CPT (Carriage Paid To) nhà nhập khẩu cần phải mua bảo hiểm cho hàng hóa Nhà nhập khẩu cần làm những công việc sau:
— Chọn điều kiện thích hø#zđ£ mumrhjơ hiểm
THƯ VIÊN
Trang 31
— Lam gidy yéu cau bảo hiểm
— Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm
5 Làm thủ tục hải quan:
Hàng hóa khi đi ngang qua cửa khẩu để xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan Việc làm thủ tục hải quan phải trải qua
Bước ] : Người khai báo hải quan tự kê khai, tính thuế, nộp thuế
— Bộ hổ sơ khai báo với hải quan gồm các loại giấy tờ phải nộp
hoặc xuất trình khi làm thủ tục hải quan theo quy định
— Người khai báo hải quan tự kê khai hàng hóa nhập khẩu đầy đủ,
chính xác, nội dung những tiêu thức ghi trên tờ khai hàng hóa nhập
khẩu theo như bản hướng dẫn đính kèm ở tờ khai
— Dựa vào căn cứ tính thuế đã kê khai và xác định mã số, thuế suất, giá tính thuế theo quy định để tự tính toán số thuế phải nộp của từng loại thuế
Bước 2 : Tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu
—_ Tiếp nhận hồ sơ
— Kiểm tra bộ hồ sơ và tờ khai hải quan đã đầy đủ, chính xác bảo
đảm hợp pháp, hợp lệ cho một bộ chứng từ làm thủ tục Hải quan
theo quy định của từng loại hình nhập khẩu
— Nếu bộ hồ sơ đủ điều kiện thì cho đăng ký tờ khai
— Phân loại hồ sơ hàng hóa theo luồng (xanh, vàng, đỏ)
— Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thuế
Chuyển những ghi vấn, lập biên bản vi phạm đến các bộ phận có liên quan xử lý
Bước 3 : Kiểm hóa, thu thuế, giải phóng hàng
— Căn cứ vào các quy định của pháp luật về thời gian nộp thuế, trên
cơ sở số thuế phải nộp do người khai báo Hải quan dự tính, cơ quan
Hải Quan ra thông báo thuế và yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện theo đúng quy định
— Bộ hồ sơ được chuyển đến bộ phận kiểm hóa và tiến hành kiểm hóa theo đúng nguyên tắc được quy định
— Chuyển các nghi vấn, biên bản vi phạm đến các bộ phận liên quan
để xử lý
— Giải phóng hàng sau khi đã:
“_ Nộp thuế hoăc bảo lãnh được chấp nhận đối với hàng phải
nộp thuế ngay
ee
Trang 32"_ Giám sát việc giải phóng hàng
= Chuyén bộ hô sơ tới bộ phận thuế
Bước 4 : Kiểm tra xử lý vi phạm
-Kiểm tra kết quả tự kê khai, tự tính thuế của người khai báo hải
quan
-Căn cứ vào kết quả kiểm hóa, các nguyên tắc xác định mã số thuế,
thuế suất, giá tính thuế và khai báo của người khai báo Hải quan xác
định đúng số thuế phải nộp
- Xử lý các vi phạm về thuế
—Ra quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp
- Kế toán thu nộp thuế
-Phúc tập, xác định hồ sơ phải kiểm tra tiếp các khâu liên quan sau khi thông quan
—Sắp xếp lưu trữ hỗ sơ
6 Nhận hàng:
Khi hàng nhập cảng, hãng tàu sẽ trực tiếp đứng ra giao nhận hàng với
cảng, rồi đưa hàng về vị trí an toàn (kho hay bãi) Chủ hàng phải ký hợp
đồng ủy thác cho cảng làm việc này
Trước khi tàu đến, đại lý tàu biển hoặc hãng tàu sẽ gửi “Giấy báo tàu
đến” (Notice of Arrival) cho người nhận hàng để họ biết và tới nhận
“Lénh giao hang” (D/O — Delivery Order) tai dai ly hang tau Khi di
nhận D/O cần mang theo vận đơn bản gốc (Original B/L) va gidy giới
thiệu của đơn vị Đại lý giữ lại B/L bản gốc và trao 3 bản D/O cho chủ
hàng
7 Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu:
Đối với mọi hàng hóa nhập khẩu, mỗi cơ quan tùy theo chức năng của
mình phải tiến hành công việc kiểm tra
Cơ quan giao thông (ga, cảng) phải kiểm tra niêm phong kẹp chì trước
khi đỡ hàng ra khỏi phương tiện Nếu hàng có thể có tổn thất hoặc xếp
đặt không theo vị trí ghi trong vận đơn thì cơ quan giao thông mời công ty
giám định lập biên bản giám định
Nếu hàng chuyên chở đường biển mà thiếu hụt mất mát thì phải có
“biên bản kết toán hàng với chủ tàu” còn nếu có đổ vỡ thì phải có “biên
bản hàng đổ vỡ, hư hỏng”
Đơn vị kinh doanh hàng nhập khẩu, với tư cách là một bên đứng tên
trên vận đơn, phải lập thư dự kháng (Letter of Reservation) nếu nghi ngờ
Trang 33
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
hoặc thực sự thấy hàng có tổn thất, thì phải yêu cầu lập biên bản giám
định (Survey Report) nếu hàng hóa thực sự bị tổn thất, thiếu hụt, không
đông bộ, không phù hợp với hợp đồng,
Các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu thấy
hàng nhập khẩu là động vật hay thực vật
ở Khiếu nại:
Khiếu nại là một trong bai cách giải quyết các tranh chấp phát sinh
trong ngoại thương Thông qua khiếu nại, các bên đương sự thương lượng
trực tiếp với nhau để giẩp quyết tranh chấp
— Khiếu nại người bán:
Người mua có quyền khiếu nại người bán khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng chậm, giao thiếu, hoặc phẩm chất hàng hóa không
phù hợp với quy định của hợp đồng, bao bì xấu, ký mã hiệu sai,
— Khiếu nại người vận tải :
Khiếu nại người chuyên chở khi bản thân họ vi phạm hợp đồng, cụ thể là khi người chuyên chở không mang tàu hoặc mang tàu đến chậm,
khi hàng hóa bị tổn thất, mất mát, thiếu hụt, khi hàng bị kém chất
lượng do lỗi người chuyên chở gây ra
— Khiếu nại công ty bảo hiểm:
Khiếu nại công ty bảo hiểm trong trường hợp nếu hàng hóa bị tổn
thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên,
khi những rủi ro này đã được mua bảo hiểm
9 Thanh toán:
Thanh toán là nghĩa vụ chủ yếu của người mua trong quá trình mua bán Tùy theo phương thức, công việc thanh toán có khác nhau Nếu
trong hợp đồng cơ quy định thanh toán bằng L/C thì khi nhận bộ chứng từ
do bên bán chuyển đến, ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra kỹ
Nếu thấy chứng từ hoàn hảo thì ngân hàng thanh toán và thông báo
cho người mua, mời họ lên thanh toán lại cho ngân hàng, rồi sau đó nhận
bộ chứng từ để đi nhận hàng về
Nếu thấy chứng từ không hoàn hảo thì thông báo cho người mua biết
và hỏi ý kiến họ, rồi tùy vào lỗi nặng nhẹ mà có phương pháp xử lý thích
hợp
10.Thanh lý hợp đồng:
Khi người mua nhận được hàng hóa đúng yêu cầu và người bán nhận
đủ tiền thanh toán thì hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng kết thúc
thương vụ làm ăn
———————————————————————————————.—— _———
Trang 34
Luận văn tốt nghiệp _—— GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ BƯU ĐIỆN (POTMASCO)
I Tổng quan về Công ty POTMASCO:
1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần Vật tư Bưu điện là công ty kinh doanh xuất nhập
khẩu trực tiếp các loại vật tư thiết bị chuyên ngành Bưu chính -Viễn
thông, được thành lập theo quyết định số 1090/QĐÐ - TCBĐ của Tổng Cục Bưu Điện Quá trình thành lập và phát triển của Công ty trải qua 4
gia1 đoạn:
s* Giai đoạn 1: Năm 1975 - 1980:
Tên gọi là Chi Cục Vật tư trực thuộc Cục Vật Tư — Tổng Cục Bưu
Điện Nhiệm vụ chủ yếu là bảo quản, cấp phát vật tư cho các đơn vị
Bưu Điện theo kế hoạch phân phối của Tổng Cục Bưu Điện
s* Giai đoạn 2: Năm 1981 - 1987:
Tên gọi là Công ty Vật tư Cơ sở III trực thuộc Công ty Vật Tư Tổng Cục Bưu Điện Thời gian này hoạt động của công ty chủ yếu là
tiếp nhận, bảo quản và cấp phát vật tư theo kế hoạch bên cạnh đó có tự
tạo một số mặt hàng để cung ứng cho các đơn vị, địa bàn hoạt động từ
Phú Khánh, Đắc Lắc trở vào Hoạt động là hạch toán nội bộ -
s* Giai đoạn 3: Năm 1988 — 1996:
Năm 1988, Công ty đã đổi tên thành Công ty Vật tư Bưu Điện
Khu vực IH, được thành lập theo Quyết định số 1090/QĐÐ- TCBĐ
ngày 08 tháng 10 năm 1987 của Tổng Cục Bưu Điện, nhiệm vụ
chính là kinh doanh và cung ứng vật tư các thiết bị thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình cho các Bưu điện tỉnh, thành, địa bàn từ Quảng Nam trở vào Hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập
% Giai đoạn 4: Năm 2004 đến nay:
Công ty Vật tư Bưu điện II chính thức chuyển đổi hình thức hoạt
động theo cơ chế công ty cổ phần theo Quyết định số 344/QĐ-
BBCVT ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính
Viễn thông
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Oanh Trang 25
Trang 35e _ Tên chính thức: Công ty Cổ Phần Vật tư Bưu điện
e - Tên giao dịch quốc tế: POSTS AND TELECOMMUNICATIONS MATERIAL SUPPLY JOINT STOCK COMPANY
e = Tén viétt tat: POTMASCO
e Tru sé chinh: 270 Ly Thudng Kiét, F.14, Q.10,TP.H6 Chi Minh
e Dién thoai: (84- 8) 8.640.020-8.640.021 Fax:(84- 8) 8.640.020
e Tai khoan: 0071370085468 tai Ngan hang Ngoai Thuong Viét
Nam hay 0300078028 tai CITI BANK N.A
e Website: potmasco.com.vn
Hình thức hoạt động : Công ty cổ phân Vật tư Bưu điện (sau đây gọi tắt
là công ty) là doanh nghiệp được thành lập dươi hình thức chuyển từ
doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, được tổ chức và hoạt
động theo Luật Doanh Nghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa X- Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999
Công ty POTMASCO có đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Có bảng cân toán riêng, được trích lập các quỹ công ty theo quy định
của Luật Doanh nghiệp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là 18.000.000.000
déng (mười tám tỷ đồng Việt Nam), được đóng góp bằng tiền Việt
Nam, ngoại tệ, hiện vật và được hạch toán, theo dõi bằng một đơn vị
tiễn tệ duy nhất là Việt Nam đồng (VNĐ), được cơ cấu phân chia theo
sở hữu như sau:
— Vốn thuộc sở hữu Nhà nước: 9.180.000.000 đồng ( 51% vốn
Trang 36
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
Vốn của CB.CNV Công ty: 6.020.500.000 đồng ( 33,45% vốn
điều lệ)
- _ Vốn của các cổ đông khác: 2.799.500.000 đồng (15,55% vốn điều lệ)
‹*» Cơ cấu sản phẩm của Công ty:
+ Các mặt hành kinh doanh chính: xuất nhập khẩu và kinh doanh trực
tiếp các loại:
- Cáp điện thoại các loại gồm: cáp treo, cáp cống, cáp chôn
- Thiết bị gồm: máy điện thoại, viba, tổng đài nội bộ, máy fax
+ Cung cấp dịch vụ xây lắp, bảo hành, bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng,
hỗ trợ vận hành các loại vật tư, thiết bị do công ty cung cấp và theo yêu cầu của khách hàng
+ Kinh doanh tài chính, bất động sản, cho thuê tài sản hoạt động và
các sản phẩm, thiết bị bưu chính, viễn thông, điện, điện tử, tin học
* Nguồn cơ sở vật chất của công ty hiện nay gồm có: 08 Phòng Ban, 4
Cửa Hàng Trung Tâm, 1 Trung Tâm Bảo Hành, 1 Trung tâm dịch vụ Kỹ
thuật viễn thông, 1 Khu Nhà Kho, 1 Hệ thống sân tennis
Công ty đã từng bước cải thiện dân cơ sở hạ tầng cho công ty, nâng cấp
và trang bị thêm cho các phòng ban các thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy Fax, máy lạnh nhằm đảm bảo tạo nên sự hoạt động thoải
mái trong công việc cho cán bộ, công nhân viên công ty
———————————-———————————————————————————————-———————_—=— =—————
Trang 37
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
s* Đối tác, khách hang của công ty hiện nay:
— Các đối tác của công ty đều là những đơn vị có nhiều kinh nghiệm
hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công ty quan hệ chặt
chẽ va sự hỗ trợ trực tiếp về mặt kỹ thuật, giấp pháp từ các đối tác
trong và ngoài nuớc như: SUCACO, JEMBO, ACATEL, BEETEL, SIEMENS, MOTOROLA, Cty SaCom, Nhà máy vật liệu Bưu điện, Cty
cổ phần Vĩnh Khánh, Cty TNHH Viễn Thông Kim Việt Tín, Cty TNHH
Thương Mại Viễn Thông Dư Thịnh
— Khách hàng truyền thống của công ty là các đơn vị trong ngành:
Bưu điện An Giang, Bưu điện Đồng Tháp, Bưu điện Ninh Thuận, Bưu điện Vũng Tàu, Bưu điện Lâm Đồng, Bưu điện Bình Phước, Bưu điện
Vĩnh Long Ngoài ra, hiện nay công ty đã và đang mở rộng thị trường hoạt động của mình ra các công ty ngoài ngành như: Công ty điện lực I,
Công ty điện lực 2, Công ty điện lực 3
s* Phương châm hoạt động kinh doanh của Công ty:
Từ trước những năm1990 đến nay, cơ chế thị trường đã được hình
thành và phát triển mạnh mẽ trên tất cả mọi lãnh vực, bao gồm cả các
hoạt động kinh doanh thiết bị vật tư của ngành bưu điện, do đó vấn đề
cạnh tranh kinh doanh trở nên gay gắt, ngày càng có nhiều đơn vị nhà
nước và cả tư nhân kinh doanh các mặt hàng thiết bị viễn thông, thấy
được những khó khăn đó, kể từ ngày thành lập đến nay POTMASCO đã
hoạt động với bốn phương châm:
e Đảm bảo uy tín
e Pam bao chất lượng
e Đảm báo giá cả hợp lý
e Phuc vụ tận tình (giao hàng đúng địa điểm thi công công trình,
thực hiện tốt các dịch vụ sau bán hàng như: lắp đặt bảo hành, sửa chữa, )
2 Mục tiêu, chức năng, thời hạn hoạt động của công ty Potinasco:
Trang 38
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
—_ Tạo việc làm cho người lao động
— Tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước
— Xây dựng và phát triển Công ty ngày càng vững mạnh
b) Chúc năng hoạt động:
Công ty tiến hành sản xuất kinh doanh các lĩnh vực sau:
e Kinh doanh các thiết bị bưu chính viễn thông nhập khẩu hoặc mua
tại thị trường nội địa
e Nhập khẩu ủy thác các thiết bị bưu chính viễn thông cho Tổng công
ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (các thiết bị này chỉ được sử
dụng trên mạng quốc gia hoặc mạng cấp 1: tổng đài điện thoại,
mạng đường trục cáp quang, viba số )
e Tư vấn kỹ thuật và tổ chức hội thảo triển lãm giới thiệu sản phẩm
cho các nhà sản xuất trong và ngoài nước về các vấn để liên quan
đến Bưu chính Viễn thông
e Tổ chức lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và sửa chữa bảo hành các phương tiện do Công ty cung cấp
e© Kinh doanh tài chính, bất động sản, cho thuê tài sản hoạt động và
các sản phẩm, thiết bị bưu chính, viễn thông, điện, điện tử, tin học; e_ Liên doanh - liên kết với các đơn vị kinh tế - kỹ thuật trong và ngoài
nước về lãnh vực Công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật Bưu chính Viễn thông
c) Thời hạn hoạt động:
Thời hạn hoạt động của công ty là vĩnh viễn kể từ ngày hoàn tất thủ
tục đăng ký kinh doanh; việc chấm dứt hoạt động được thực hiện theo
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông và theo quy định của pháp luật
3 Quyên hạn và nghĩa vụ của công ty:
a Quyền hạn của công ty:
~ Được chiếm hữu và chủ động quyết định việc sử dụng, nâng cấp, cải
tiến, mua, bán, thuê và cho thuê, thanh lý, chuyển nhượng, cho tặng,
Trang 39
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
vụ và chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty theo qui định của
pháp luật trên nguyện tắc bảo tồn vốn
- Được lựa chọn lĩnh vực, địa bàn và hình thức đầu tư kể cả liên
doanh, góp vấn và mua cổ phần của doanh nghiệp khác; tự do mở rộng quy mô và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trên địa bàn trong và ngoài nước theo khả năng của công ty
— Được tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác mà
Nhà nước không cấm
— Được chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ky kết, thực hiện
các hợp đồng kinh tế bảo đảm lợi ích của công ty
- Được lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn từ các nguồn
trong và ngoài nước, được phát hành trái phiếu và cổ phiếu theo quy
định của pháp luật
- Được tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức tổ chức bộ máy quản lý khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh
tranh, đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển
và hiệu quả kinh doanh của công ty
- Được tuyển dụng, thuê mướn và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh, lựa chọn các hình thức trả lương, phân phối thu nhập, quyết định
mức lương cho người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế
công ty
- Được từ chối và tố cáo mọi yêu câu cung cấp các nguồn lực không
được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức này, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích
- Được quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và
dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ chủ yếu do Nhà Nước quy định giá
- Được quyển bảo hộ về quyển sở hữu công nghiệp, bao gồm: các sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công
nghiệp, tên gọi, xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Được quyết định sử dụng và phân phối phần lợi nhuận còn lại cho
các cổ đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ với Nhà nước, được lập quỹ và
sử dụng quỹ theo quy định của Nhà nước và nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông
———————ỀễỀễ-——Ắ
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Oanh Trang 30
Trang 40
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thạc sỹ Lê Đình Thái
b Nghĩa vụ của công ty:
— Đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành
nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả kinh
doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do công ty cung cấp theo tiêu chuẩn đã
đăng ký, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế
— Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty và nhu cầu thị trường
-_ Chấp hành chế độ hạch toán, kế toán thống kê, lập sổ kế toán, ghỉ
chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ, chịu trách nhiệm về tính xác thực
các báo cáo tài chính của công ty, thực hiện day đủ các nghĩa vụ đăng
ký, kê khai, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành
—_ Bảo toàn và phát triển vốn đóng góp của cổ đông, bảo đảm quyền
lợi của cổ đông và người lao động, chấp hành các quy định về tuyển
dụng lao động, hợp đồng lao động, bảo đảm an toàn lao động và không
ngừng cải thuện điều kiện làm việc cho người lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý công ty bằng thỏa ước lao động tập thể
và các quy chế nội bộ khác
— Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, day đủ các thông tin về
doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh, khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả
mạo, thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin với cơ quan đăng ky
kinh doanh Công khai các thông tin và báo cáo tài chính hang nam, đánh giá đúng đắn và khách quan các hoạt động của công ty
—_ Chấp hành các quy định về bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, bảo vệ môi trường ; tuân thủ các quy định của pháp luật về
kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
— Thực hiện các khoản phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối kế
toán của công ty tại thời điểm thành lập
— Chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng trong phạm vi vốn