Một số giải pháp đối công ty và một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm hoàn thiện quá trình đàm phán,ký kết và thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu của công ty CP May Việt Tiến
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trương Tiến Sỹ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề Đồng thời tôi cũng kính gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô khoa kinh tế trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp II TP Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tôi đã ứng dụng trong chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Kế Hoạch Điều Độ-Công ty may Việt Tiến, đặc biệt là anh Phạm Tuấn Kiên (Trưởng phòng), Anh Hanh, Anh Long (Phó phòng) và tất cả các anh chị ở Phòng Kế Hoạch Điều Độ đã rất tận tình giúp đỡ và truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm trong công việc.
Đề tài “MỘT SỐ … CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN” của tôi với hy vọng tìm hiểu tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ của quý công ty và có đưa ra một số ý kiến đóng góp Chuyên đề được thực hiện dưới cái chủ quan của cá nhân tôi và với kiến thức hạn hẹp chắc chắn sẽ có những thiếu sót Tôi rất mong quý thầy cô khoa kinh tế trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp II TP Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo công ty may Việt Tiến, các anh chị và tất cả các bạn chân tình đóng góp ý kiến, giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của một sinh viên thực tập và để tôi rút kinh nghiệm trong thực tế sau này.
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2004
Sinh viên thực tập
Trang 2NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
Trang 4
LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Khả năng cạnh tranh này được thể hiện chủ yếu qua việc tăng kim ngạch xuất khẩu, việc đàm phán, ký kết và thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước là rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và giành được vị trí vững chắc trên các thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
Trong tình hình mới, bản thân các DN cần phải có những cố gắng nhất định Cần phải đầu tư nâng cấp dây chuyền mới, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng để đảm bảo uy tín của thương hiệu dệt may Việt Nam Đầu tư nâng cao trình độ tay nghề của công nhân ngành dệt may, tăng cường đầu tư xúc tiến thương mại trong điều tra, khảo sát, nắm vững nhu cầu thị trường dệt may Tính toán cân đối hợp lý giữa giá bán và giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.
Là một cán bộ đã công tác nhiều năm trong ngành May ,bản thân tôi không khỏi bức xúc với những trăn trở của các công ty May trong bối cảnh có nhiều cơ hội mà không ít thách thức này Vì thế tôi cho rằng viết đề tài "Quá trình đàm phán ,ký kết,thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu tại Công ty May Việt Tiến "nhằm mang lại một cái nhìn tổng thể và tìm ra được những giải pháp tốt nhất để hoàn thiện quá trình đàm phán ,ký kết và thực hiện hợp đồng gia công xuất
Trang 52 Phạm vi nghiên cứu
Các loại hình hoạt động kinh doanh của Công ty Việt Tiến rất phong phú và đa dạng, đối tượng nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở quá trình đàm phán ,ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu, với những số liệu có hạn nên đề tài chỉ dùng các số liệu giới hạn trong thời gian của ba năm 2001, 2002 và 2003.
3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích phân tích của đề tài, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:
- Thống kê mô tả - So sánh
- Diễn giải
Nguồn dữ liệu được lấy chủ yếu từ Phòng kế hoạch – điều độ ,phòng kế toán của Công ty may Việt Tiến, bao gồm các số liệu kinh tế về hoạt động kinh doanh của Công ty và các thông tin đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu.
4.Bố cục đề tài này được xây dựng qua bốn chương bao gồm
Chương 1 : Một số khái niệm ,phân loại gia công hàng hoá và những lý luận cơ
bản về đàm phán
Chương 2 : Tổng quan về lịch sử hình thành công ty ,cơ cấu tổ chức và cơ sở vật
chất ,tình hình và kết quả hoạt động cùng với chiến lược phát triển của công ty.
Chương 3 : Quy trình tổ chức và thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu với các
nội dung : giao dịch ,nghiên cứu thị trường và tiếp xúc với khách hàng ,đàm phám và ký kết hợp đồng ;và tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu.
Trang 6Chương 4: Một số giải pháp đối công ty và một số kiến nghị đối với nhà nước
nhằm hoàn thiện quá trình đàm phán,ký kết và thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu của công ty.
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý thuyết về gia công quốc tế
1.1.1 Các khái niệm về gia công quốc tế
Hiện nay đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia công hàng hóa Để có thể đưa ra một khái niệm chung về “Gia công quốc tế” phù hợp với thực tế Việt Nam, chúng ta hãy điểm qua những định nghĩa sau:
Định nghĩa 1: Gia công hàng hóa là một phương thức sản xuất hàng hóa, trong đó, người đặt gia công sẽ cung cấp nguyên phụ liệu (NPL), có khi cung cấp luôn cả thiết bị máy móc (TBMM), bán thành phẩm (BTP) và nhận lại thành phẩm hoàn chỉnh Người nhận gia công tự tổ chức quá trình sản xuất, làm ra sản phẩm theo mẫu của khách đặt; giao toàn bộ cho người đặt gia
công và nhận tiền gia công (xem sơ đồ).
Trả tiền gia công
Trả sản phẩm hoàn chỉnh
Định nghĩa 2: Gia công hàng hóa là phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng và mẫu của người đặt gia công Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo mẫu và bán những sản phẩm làm ra cho người đặt gia
Trang 9công hoặc người nào đó mà người đặt gia công chỉ định theo giá cả hai bên
thỏa thuận (xem sơ đồ).
Trả tiền gia công
Bán sản phẩm hoàn chỉnh
Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra định nghĩa gia công hàng hóa xuất khẩu như sau:
“Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng hóa xuấtkhẩu; trong đó, người đặt gia công ở một nước cung cấp đơn hàng, hàngmẫu, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo định mứccho trước cho người nhận gia công, ở nước khác Người nhận gia công tổchức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách Toàn bộ sảnphẩm làm ra người nhận gia công sẽ xuất khẩu lại cho người đặt gia cônghoặc xuất khẩu sang nước khác theo chỉ định của người đặt gia công ”.
(xem sơ đồ).
Trả tiền gia công
Xuất trả sản phẩm hoàn chỉnh Bên đặt
gia công
Bên nhận
gia công Tổ chức quá trình sản xuất Đơn đặt hàng
theo mẫu
Bên đặt gia công
(ở một nước)
Bên nhận gia
Trang 101.1.2 Phân loại gia công hàng hóa
Có nhiều tiêu thức để phân loại:
a- Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất, có:
Hình thức nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian gia công, bên đặt gia công sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công Như vậy, quyền sở hữu về nguyên liệu thuộc về bên đặt gia công.
Hình thức mua đứt bán đoạn: Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất sẽ mua lại thành phẩm Trong trường hợp này, quyền sở hữu nguyên vật liệu thuộc về bên nhận gia công
Hình thức kết hợp: Trong đó, bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ.
b-Xét về mức độ cung cấp nguyên, phụ liệu, có:
Bên nhận gia công nhận toàn bộ nguyên phụ liệu, bán thành phẩm Trong trường hợp này bên đặt gia công cung cấp 100% nguyên phụ liệu Trong mỗi lô hàng đều có bảng định mức nguyên phụ liệu chi tiết cho từng loại sản phẩm mà hai bên đã thỏa thuận và được các cấp quản lý xét duyệt Người nhận gia công chỉ việc tổ chức sản xuất theo đúng mẫu của khách và giao lại sản phẩm cho khách đặt gia công hoặc giao lại cho người thứ ba theo sự chỉ định của khách.
Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên liệu chính theo định mức, còn nguyên phụ liệu thì cung cấp theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công.
Bên nhận gia công không nhận bất cứ nguyên phụ liệu nào mà cung cấp nguyên liệu theo yêu cầu của bên đặt gia công.
Trang 11Khái niệm: Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa bên đặt gia
công, ở các nước khác nhau, trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình gia công hàng hóa Thông thường có những quy định sau: Loại hàng gia công.
Nguyên phụ liệu, định mức
Thời gian, phương thức cung cấp, giao nhận nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị
Thời gian, phương thức giao nhận sản phẩm Phương thức thanh toán tiền gia công
Các quyền lợi và nghĩa vụ khác của các bên…
1.1.4 Quy trình ký kết ,thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu
Các bước tiến hành đàm phán, ký kết ,thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu được thể hiện theo quy trình sau.
Sơ đồ 1.1: Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường
Tiếp xúc và đàm phán với khách hàng
Soạn thảo và ký kết hợp đồng Tổ chức sản xuất
Giao hàng và thanh toán Xem xét năng lực sản xuất,máy móc thiết bị
Trang 121.2 Những lý luận cơ bản về đàm phán:1.2.1 Khái niệm:
Đàm phán là hành vi và quá trình, mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành
thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi đến một thỏa thuận thống nhất.
1.2.2 Đặc điểm
Đàm phán không đơn thuần là quá trình theo đuổi nhu cầu, lợi ích riêng lẻcủa một bên, mà là quá trình đôi bên thông quan việc không ngừng điều chỉnhnhu cầu của mình mà tiếp cận với nhau, cuối cùng đạt đến ý kiến thống nhất
Đàm phán không phải là sự lựa chọn đơn nhất giữa “hợp tác” hay “xung đột”,mà là sự thống nhất giữa hai mặt mâu thuẫn “hợp tác” và “xung đột”
Đàm phán không phải là thỏa mãn lợi ích của một bên một cách không hạnchế, mà là có giới hạn lợi ích nhất định Đánh giá một cuộc đàm phán thànhcông thay thất bại không phải là lấy việc thực hiện mục tiêu dự định của mộtbên nào đó làm tiêu chuẩn duy nhất, mà phải sử dụng một loạt các tiêu chuẩnđánh giá tổng hợp
Đàm phán là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật.
Trang 131.2.3 Các nguyên tắc cơ bản và những sai lầm thường mắc trong đàm phán1.2.3.1 Các nguyên tắc cơ bản cần nắm vững:
Đàm phán là một việc tự nguyện, theo nghĩa bất cứ bên nào cũng có thể thoái lui hay từ chối tham dự đàm phán vào bất cứ lúc nào.
Đàm phán chỉ có thể bắt đầu khi ít nhất có một bên muốn thay đổi thỏa thuận hiện tại và tin rằng có thể đạt được một thỏa thuận mới thỏa mãn cả đôi bên Chỉ xảy ra đàm phán khi các bên hiểu rằng: sự việc chỉ được quyết định khi
có sự thỏa thuận chung, còn nếu sự việc có thể quyết định đơn phương bởi một bên thì không cần xảy ra đàm phán.
Thời gian là một trong những yếu tố quyết định trong đàm phán Thời gian có ảnh hưởng to lớn đến tình hình đàm phán và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của đàm phán.
Một kết cục thành công của đàm phán không phải là giành thắng lợi bằng mọi giá mà là đạt được điều mà cả đôi bên mong muốn.
Phẩm chất, năng lực, kỹ năng, thái độ và tình cảm của những người ngồi trên bàn đàm phán có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình đàm phán.
Từ những nguyên tắc nêu trên, chúng ta có thể rút ra các kết luận sau: - Đàm phán không phải là “một trận võ mồm”
- Để đàm phán thành công đòi hỏi người đàm phán phải biết xác định đúng mục tiêu, giỏi thỏa hiệp, biết thuyết phục đối tác, tạo thế cạnh tranh công bằng, công khai, chính trực để cùng mở rộng lợi ích tổng thể.
- Không phải mọi tình huống đều có thể dùng đàm phán để giải quyết thành công.
1.2.3.2 Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán
Các nhà đàm phán, ngay cả những người lão luyện nhất, cũng khó tránh khỏi mắc sai lầm Và một khi đã mắc sai lầm thì ít có khả năng đạt được kết quả một
Trang 14cách mỹ mãn Chính vì vậy chúng ta cần nghiên cứu kinh nghiệm của những người đi trước để giảm thiểu những sai lầm đó.
Những sai lầm thường gặp: Từ những kinh nghiệm chúng ta luôn tránh những
sai lầm thường gặp trong đàm phán :
- Ngồi vào bàn đàm phán với một cái đầu đầy định kiến.
- Không xác định được người có quyền quyết định cuối cùng của phía đối tác - Không xác định được chính xác thế mạnh của mình là gì và không thể sử
dụng thế mạnh đó một cách hiệu quả.
- Ngồi vào bàn đàm phán chỉ với một phương án duy nhất mà không có phương án thay thế, nên thường rơi vào thế bị động.
- Không biết cách nâng cao vị thế của mình.
- Không kiểm soát được những yếu tố quan trọng như: thời gian, những vấn đề cần giải quyết… mà để đối tác kéo đi theo ý muốn của họ.
- Để vuột khỏi tay quyền ra yêu cầu trước.
- Không tận dụng được ưu thế về thời gian và địa điểm trong đàm phán - Vội bỏ cuộc khi cuộc đàm phán có vẻ như đi vào chỗ bế tắc.
- Không chọn được thời điểm hợp lý để kết thúc cuộc đàm phán.
1.2.4 Kỹ năng của một nhà đàm phán:
(1) Có khả năng nhìn thế giới như người khác nhìn và hiểu hành vi của người khác từ quan điểm của họ.
(2) Có khả năng diễn đạt ý kiến để người cùng đàm phán hiểu được chính xác ý mình.
(3) Có khả năng chứng tỏ các thuận lợi của kiến nghị đưa ra, để thuyết phục đối tác trong đàm phán vui lòng thay đổi quan điểm của họ.
Trang 15(4) Có khả năng chịu đựng sự căng thẳng và đối mặt trong những hoàn cảnh rắc rối, các đòi hỏi không dự đoán được trong đàm phán.
(5) Nhạy cảm với nền văn hoá của người khác và biết điều chỉnh đề nghị của mình cho phù hợp với giới hạn và sức ép hiện tại.
Trang 16KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó, người đặt gia công ở một nước, cung cấp đơn hàng và mẫu mã, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm theo định mức đã được thỏa thuận cho người nhận gia công, ở nước khác Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu Giao lại toàn bộ sản phẩm cho người đặt gia công họăc giao sản phẩm cho người thứ ba theo yêu cầu của bên đặt gia công ,sau đó bên gia công sẽ thanh toán cho bên gia công tiền gia công.
Bên cạnh đó, quá trình đàm phán đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương Có nhiều kiểu đàm phán khác nhau, mỗi kiểu có những ưu, nhược điểm riêng Kỹ năng của người đàm phán quyết định sự thành bại của quá trình đàm phán Muốn đàm phán tốt cần không ngừng rèn luyện kỹ năng của mỗi người.
Để đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng gia công có hiệu quả, cần có đủ thông tin, giỏi nghiệp vụ và nắm vững những quy định của nhà nước đối với hoạt động gia công quốc tế.
Trang 17Chương 2
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
Trang 18Chương 2
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNCÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN:
- Tên công ty: CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN - Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT
EXPORT AND IMPORT COMPANY (VTEC).
- Loại hình doanh nghiệp: là doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tổng công ty Dệt May Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 214/CNN-TCLĐ ngày 24-3-1993 của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công
- Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Đình Trường - Địa điểm:
+ Khu A (trụ sở chính): Số 07 Lê Minh Xuân, P.7, Q Tân Bình, TP HCM + Khu B : Số 58 Thoại Ngọc Hầu, P Phú Thọ Hòa, Q Tân Phú, TP HCM + Khu C: Số 20 Cộng Hòa, P.12, Q Tân Bình, TP HCM.
2.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Trước năm 1975, công ty được thành lập chỉ là một xí nghiệp may nhỏ mang tên Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công ty Tên giao dịch lúc đó là “Pacific Enterprise” Xí nghiệp hoạt động với diện tích hơn 1.500 m2, số lao động chỉ trên dưới 100 người và 65 chiếc máy may gia đình thô sơ mang tính chất là một xí nghiệp với quy mô nhỏ, xí nghiệp chỉ may túi xách và đồ bảo hộ lao động.
Trang 19Ngày 20-11-1975, nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa thành xí nghiệp quốc doanh và sau đó 2 năm thì đổi tên thành XÍ NGHIỆP MAY VIỆT TIẾN.
Ngày 13-11-1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn làm cháy rụi hoàn toàn, nhưng được nhà nước, Đảng, Ban Ngành quan tâm giúp đỡ cùng với lòng nhiệt huyết nỗ lực gắn bó của ban lãnh đạo và sự gắn bó của tập thể công nhân, chỉ sau vài tháng thì xí nghiệp hoạt động trở lại Trong giai đoạn này, xí nghiệp chỉ sản xuất ra những sản phẩm đơn giản chưa sắc sảo lắm, vẫn may những mặt hàng quen thuộc, và không ổn định về số lượng hàng hóa được đặt vì tay nghề công nhân còn thấp, thiết bị máy móc lạc hậu Thị trường lúc đó chủ yếu là Đông Âu và Liên Xô cũ.
Nhờ vào quyết tâm và cố gắng nỗ lực, ngày 22-4-1990, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp Nhẹ chấp thuận đổi tên thành Công Ty May Việt Tiến (theo quyết định số 103/CCN/TCLĐ) gồm 3.325 thành viên.
Tháng 02-1991, Bộ Kinh Tế Đối Ngoại (theo quyết định số 102-01/GP) cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp và công ty có tên giao dịch quốc tế là VIETTIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT COMPANY.
Tháng 05/2004 ,Thủ Tướng chính phủ có ban hành quyết định số 86/2004/QĐ /TTg ngày 14/05/2004 phê duyệt đề án thí điểm tổ chức, hoạt động theo mô hình công ty mẹ -công ty con tại công ty may Việt Tiến ,doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Dệt - May Việt nam Theo đó ,từ ngày 23/10/2004 công ty May Việt Tiến đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình tổ chức công ty mẹ -công ty con nằm trong cơ cấu của Tổng công ty Dệt May Việt Nam.Trong đó công mẹ là công may Việt Tiến (được hình thành từ khối văn phòng,các xí nghiệp trực thuộc khu A và 3 hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa VTEC với Tungshing,MS và Clispal)thuộc doanh nghiệp nhà nước được trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và có vốn đầu
Trang 20tư ở các công ty khác với tên giao dịch quốc tế là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY (VTEC)có trụ sở chính tại số 07 Lê Minh Xuân,Tân Bình,T.P.Hồ Chí Minh.Riêng các công ty concó tư cách pháp nhân ,có tài sản ,tên gọi ,bộ máy quản lý riêng tực chịu trách nhiệm dân sự trong phạm vi số tài sản của doanh nghiệp,được tổ chức và hoạt động theo các quy định và pháp luật tương ứng với hình thức ,pháp lý của công ty con
Trong suốt thời gian qua, công ty không ngừng đứng vững và phát triển trên thị trường cạnh tranh trong và ngoài nước Chứng tỏ được mình qua những thành tựu đã đạt được Khẩu hiệu của công ty là: “Sản xuất đúng số lượng, đảm bảo đúng thời hạn giao hàng” Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đi kèm với chất lượng sản phẩm phải được bảo đảm an toàn, công ty đã thực hiện ISO 9002 với nội dung:
- Công ty May Việt Tiến phấn đấu hoàn thành công tác quản lý chất lượng vàtrách nhiệm xã hội, bao gồm các điều khoản làm việc, phúc lợi và lợi ích cộngđồng.
- Giảm tỷ lệ phải sửa chữa trên chuyền xuống còn dưới 7%.
- Từng bước hiện đại hoá thiết bị đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực quản lývà nội lực cạnh tranh.
- Từng bước hiện đại hóa thiết bị đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực quản lývà nội lực cạnh tranh.
- Phấn đấu đến tháng 6-2003 chuyển đổi thành công hệ thống quản lý chấtlượng và chất lượng xã hội”.
Công ty được cấp giấy chứng nhận ISO 9002 vào ngày 15-5-2000 do tổ chức BVQI – Vương Quốc Anh công nhận Ngoài ra, công ty còn thực hiện chương trình 5S về vệ sinh và an toàn sản phẩm.
Sẵn sàng
Trang 21- Sắp xếp
- Sàng lọc
- Sạch sẽ
- Săn sóc.
Hiện nay công ty đang thực hiện việc chuyển đổi làm ăn với hơn 60 khách hàng ở 20 nước như Châu Âu, Châu Á, Mỹ, Úc và Bắc Mỹ.
2.3.Quy mô hoạt động
Hiện nay công ty may Việt Tiến đang hoạt động trên tổng diện tích 62919m2 từ công ty cho đến các xí nghiệp trực thuộc, các cửa hàng đại lý được đặt xuyên suốt từ Bắc vào Nam, với tổng vốn kinh doanh của công ty bảo toàn đến ngày 31.12.2003 đã lên đến 250 tỷ đồng Việt Nam, hướng tới công ty sẽ mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của các nhà xưởng.
Bảng 2 1 : Hệ thống công ty liên doanh trong nước
(Nguồn: tư liệu công ty may Viet Tiến)
Bảng 2.2: Hệ thống công ty liên doanh nước ngoài
Trang 224 Công ty nút Việt Thuận 40
6 Công ty M&S_Vtec Shipping 45
(Nguồn: tư liệu công ty may Viet Tiến)
Bảng 2 3 : Hệ thống các xí nghiệp trực thuộc
(Nguồn: Phòng tổ chức – lao động )
Hiện nay công ty có 20 xí nghiệp trực thuộc, 10 công ty liên doanh trong nước, 7 công ty liên doanh nước ngoài, 10 cửa hàng thời trang cao cấp và hơn 203 đại lý tiêu thụ tại các tỉnh thành.
Tính đến ngày 28/01/2004 tổng số thiết bị công ty hiện có là 8253 chiếc/bộ Thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất cũng ngày càng hiện đại hơn, đa số được nhập về từ Nhật Bản Phát huy được khả năng của từng đơn vị, công ty ấn định
6 XN may Dương Long 7 Lê Minh Xuân, P7, Q.TB
8 XN Thêu Nhãn 7 Lê Minh Xuân, P7, Q.TB 9 XN may Việt Hải 7 Lê Minh Xuân, P7, Q.TB 10 XN Thêu Thành Việt 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, Q.TB 11 XN may SIG B 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB 12 XN may Đông Tiến 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB 13 XN may Long Tiến 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB 14 XN may Việt Tài 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB 15 XN may Tân Tiến 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB 16 XN may Việt Thịnh 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, QTB
19 XN may Thành Việt 20 Cộng Hòa, Q.TB
Trang 23cho các xí nghiệp may những mặt hàng truyền thống như xí nghiệp may 2 chuyên may áo sơmi, xí nghiệp Dương Long thì chuyên về quần tây, quần kaki và đặc biệt duy có chuyền đứng mới may những sản phẩm quần tây cao cấp xuất đi Nhật.
2.3 Bộ máy tổ chức và cơ sở vật chất2.3.1 Bộ máy tổ chức
2.3.1.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty:
Cơ cấu tổ chức ,quản lý của công ty thể hiện theo sơ đồ (2.1) sau :
Trang 24Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức, quản lý Công ty
Các công ty liên doanh Tổng giám đốc Hội đồng quản trị
Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc
Trang 252.3.1.2 Chöùc naíng, nhieôm vú cụa caùc phoøng ban:a Ban Giaùm Ñoâc
Ban Giaùm Ñoâc ñöùng ñaău cođng ty, toơ chöùc ñieău haønh mói hoát ñoông sạn xuaât kinh doanh cụa cođng ty vaø chòu traùch nhieôïm tröïc tieẫp tröôùc Nhaø nöôùc vaø cô quan chụ quạn Ban Giaùm Ñoâc ñöa chư thò xuoâng cho caùc phoøng ban Caùc phoøng ban thöïc hieôn vaø baùo caùo keât quạ veă cho Ban Giaùm Ñoâc.
Thaønh phaăn Ban Giaùm Ñoâc goăm 1 Toơng Giaùm Ñoâc vaø 2 Phoù Toơng Giaùm Ñoâc
Toơng Giaùm Ñoâc: laø ngöôøi ñái dieôn phaùp nhađn cụa cođng ty, chòu traùch nhieôm veă toaøn boô keât quạ sạn xuaât kinh doanh vaø thöïc hieôn ñaăy ñụ nghóa vú ñoâi vôùi Nhaø nöôùc Toơng Giaùm Ñoâc thöïc hieôn vieôc kyù keât hôïp ñoăng, saĩp xeâp, phađn boơ nhađn söï, giaùm saùt vaø söû dúng voân coù hieôu quạ, ñieău haønh hoát ñoông sạn xuaât kinh doanh, thöïc hieôn caùc chư tieđu keâ hoách cụa Nhaø nöôùc giao, phoâi hôïp vaø giaùm saùt chaịt cheõ caùc cođng ty lieđn doanh.
Phoù Toơng Giaùm Ñoâc Sạn Xuaât: chòu traùch nhieôm thöïc hieôn keâ hoách sạn xuaât, phađn cođng vaø ñoâc thuùc caùc xí nghieôp thöïc hieôn tieân ñoô keâ hoách sạn xuaât, ñieău phoâi vaôt tö, phađn boơ nhađn söï vaø giaùm saùt veă maịt lao ñoông tieăn löông, xađy döïng caùc quy ñònh veă cheâ ñoô khen thöôûng cụa caùn boô cođng nhađn vieđn trong cođng ty.
Phoù Toơng Giaùm Ñoâc Noôi Chính: chòu traùch nhieôm giaùm saùt caùc hoát ñoông cụa vaín phoøng cođng ty, ñieău haønh caùc hoát ñoông haønh chính, vaín thö, an toaøn lao ñoông, y teâ, bạo veô, phoøng chaùy chöõ chaùy vaø ñôøi soâng cụa cođng nhađn vieđn Beđn cánh ñoù, ođng coøn phại theo doõi caùc hôïp ñoăng xuaât nhaôp khaơu vaø caùc hoát ñoông phaùp lyù cụa cođng ty.
Giaùm Ñoâc Ñieău Haønh Phú Traùch Taøi Chính - Kinh Doanh: chòu traùch nhieôm tìm kieâm thò tröôøng, khai thaùc maịt haøng, kyù keât vaø thöïc hieôn caùc hôïp ñoăng kinh doanh thođng qua söï ñoăng yù cụa Toơng Giaùm Ñoâc Ngoaøi ra, ođng coøn giaùm saùt theo doõi caùc cöûa haøng, ñái lyù baùn lẹ sạn phaơm, caùc cođng ty lieđn doanh trong nöôùc vaø chi nhaùnh tái Haø Noôi, xađy döïng caùc keâ hoách hoát ñoông cho phuø hôïp vôùi tình hình kinh doanh vaø caùc hôïp ñoăng ñaõ kyù keât OĐđng coøn moôt nhieôm vú nöõa laø kieơm soaùt taøi chính keâ toaùn cụa cođng ty, ñaùnh giaù hoát ñoông kinh doanh cụa cođng ty theo töøng quyù, töøng naím.
Giaùm Ñoâc Ñieău Haønh Phú Traùch Kinh Doanh XNK: quạn lyù mạng kinh doanh XNK cụa cođng ty, theo doõi quaù trình kyù keât vaø thöïc hieôn hôïp ñoăng, theo doõi ñođn ñoâc tieân trình baùn haøng ra thò tröôøng noôi ñòa cuõng nhö xuaât khaơu.
Trang 26 Giám Đốc Điều Hành Phụ Trách Sản Xuất Khu B: chịu trách nhiệm với Tổng Giám Đốc về toàn bộ hoạt động sản xuất của khu B.
Giám Đốc Điều Hành Phụ Trách Sản Xuất Khu C: chịu trách nhiệm với Tổng Giám Đốc về toàn bộ hoạt động sản xuất của khu C.
b Khối Phòng Ban
Phòng tổ chức – lao động: có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, sắp xếp, bố trí lao động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng các quy chế về tuyển dụng, phân bổ tiền lương, tiền thưởng, thực hiện các chính sách đối với lao động, lập chiến lược dài hạn về quản lý cán bộ cũng như về hành chính.
Phòng kế toán: có chức năng quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty, cân đối các nguồn vốn, theo dõi và hạch toán kinh tế toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế, tính toán hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp Ngân sách, chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và quản lý tài chính.
Phòng kinh doanh: có chức năng đàm phán hợp đồng kinh doanh, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã được ký kết, thực hiện việc xuất khẩu ủy thác, đảm bảo việc đối ngoại và tìm thị trường ở nước ngoài, hoạch định các chiến lược Marketing và tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing, quản lý việc tiêu thụ nội địa, theo dõi hoạt động tiêu thụ của các cửa hàng và các đại lý.
Phòng thiết kế và truyền thông: gọi tắt là DCS, bộ phận chuyên phụ trách phát triển các sản phẩm thời trang dành cho thị trường trong nước và hướng tới thị trường nước ngoài.
Phòng kỹ thuật công nghệ và cơ điện: có trách nhiệm kiểm soát hệ thống kỹ thuật, thiết kế chuyền sản xuất, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật sản phẩm, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật của sản phẩm, giải quyết các thắc mắc về kỹ thuật của công ty, kết hợp với phòng kinh doanh đàm phán với khách hàng để nắm rõ yêu cầu về kỹ thuật và đề ra hướng giải quyết, may mẫu cho khách hàng duyệt và thống kê chương trình sản xuất, cân đối, kiểm tra nguyên phụ liệu, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân khi có sự thay đổi mẫu mã sản phẩm.
Phòng kế hoạch điều độ: có nhiệm vụ ký kết và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, lập định mức cho từng sản phẩm, duyệt hàng mẫu, thanh lý hợp đồng Dựa trên các hợp đồng của
Trang 27phòng kinh doanh, phòng này phân bổ cho các xí nghiệp sản xuất sao cho đảm bảo đúng tiến độ giao hàng.
Phòng cung tiêu: có nhiệm vụ cung cấp các nguyên phụ liệu, nhiên liệu cho từng xí nghiệp theo kế hoạch của phòng kế hoạch điều độ Giám sát việc sử dụng nguyên phụ liệu, điều hành hệ thống kho, kết hợp với phòng kinh doanh đưa sản phẩm đến các cửa hàng, đại lý tiêu thụ, trực tiếp điều hành trạm vận tải hơn 20 xe.
Phòng đảm bảo chất lượng(QA): Phòng này có nhiệm vụ tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống chất lượng ISO 9002 tổ chức đào tạo kỵ năng áp dụng đánh giá QMS và kỹ năng kiểm tra chất lượng sản phẩm Tổ chức mạng lưới kiểm soát quá trình sản xuất, kiểm tra toàn bộ nguyên phụ liệu nhập kho.
Phòng đoàn thể: xây dựng và tổ chức các hoạt động đoàn thể cho toàn công ty.
Phòng đời sống: chăm lo việc ăn ở cùng những sinh hoạt khác cho công nhân viên.
Phòng y tế: chăm lo sức khoẻ cho công nhân viên.
Phòng KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng sản xuất ra, kịp thời phát hiện và giải quyết các vướng mắc của sản phẩm để điều chỉnh sản xuất, đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm của công ty.
Bộ phận bảo vệ: có nhiệm vụ giám sát việc ra vào công ty, bảo đảm an ninh cho toàn công ty.
Bộ phận kế hoạch đầu tư -xây dựng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các công ty liên doanh, xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, máy móc và xây dựng mới trong công ty.
Văn phòng công ty: tổ chức việc quản lý hành chánh, văn thư, tổ chức đội bảo vệ của công ty, giám định sức khoẻ cho công tác tuyển dụng, tổ chứ bếp ăn tập thể cho cán bộ công nhân viên.
Hệ thống kho: là nơi lưu trữ và quản lý vải, nguyên phụ liệu của toàn công ty.
2.3.2 CƠ SỞ VẬT CHẤT
Hiện nay, Công ty May Việt Tiến đang hoạt động trên diện tích khá rộng, 62.919m2 Từ công ty cho đến các xí nghiệp trực thuộc, các cửa hàng, đại lý
Trang 28được đặt xuyên suốt từ Bắc vào Nam Công ty hướng tới sẽ mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của các nhà xưởng.
Tổng số lao động hiện nay là 8.776 người, trong đó, lao động trực tiếp chiếm 93%, phần lớn là những công nhân lành nghề, hăng say với công việc, nhiều năm gắn bó với công ty trong thời gian dài Vì vậy mà năng suất, chất lượng luôn ổn định, đồng thời tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao Lao động gián tiếp chỉ chiếm 6% trong tổng số, hầu hết đã tốt nghiệp ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp.
Các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất cũng ngày càng hiện đại hơn với việc nhập từ Nhật Bản máy cắt vòng, máy mổ túi điện tử thể hiện sự tinh xảo và nhạy bén trong thao tác sử dụng các loại trang thiết bị.
Bảng 2.1: Số lượng máy móc, thiết bị của Công ty qua ba năm 2001, 2002 và2003
Loại máyNăm 2001Năm 2002Năm 2003
TỔNG CỘNG6.6196.8848.082
(Nguồn: Tư liệu công ty may việt Tiến )
Trang 29Phát huy được khả năng của từng đơn vị, công ty tổ chức và sắp xếp cho các xí nghiệp may những mặt hàng truyền thống theo mỗi đơn vị như Xí Nghiệp May 2 chuyên may áo sơ mi, Xí Nghiệp Dương Long thì chuyên về quần tây, và đặc biệt là việc bố trí sản xuất theo chuyền đứng thì mới may đạt chất lượng những sản phẩm quần tây cao cấp xuất khẩu sang Nhật Bản.
2.3.2.1 Các đơn vị thành viên trực thuộc công ty:
Bảng 2.2: Các xí nghiệp và đơn vị trực thuộc công ty
TỔNG CỘNG15.0065.658 6.754.000
Trang 30(Nguồn: Tư liệu công ty may Việt tiến )
2.3.2.2 Đại lý, chi nhánh:
Hệ thống chi nhánh công ty đặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến tre, Đồng Nai, Nha Trang, Đà Nẵng nhằm
Trang 312.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
2.4.1 Tình hình xuất khẩu của công ty trong ba năm 2001, 2002, 2003:
Bảng 2.3: Kim ngạch hàng gia công xuất khẩu qua ba năm 2001, 2002 và 2003
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
Nhìn chung, hoạt động gia công xuất khẩu của công ty trong thời gian này tương đối ổn định, tăng khá đều qua các năm Điều này thể hiện sự làm ăn có hiệu quả của công ty Năm 1999, giá trị xuất khẩu bị giảm sút (trong khi sản lượng lại tăng) là do giá cả hàng hoá trong năm này giảm Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, lạm phát ở các nước bị khủng hoảng tăng Điều này khuyến khích các nhà cung cấp tham gia vào thị trường, kết quả là cung tăng và giá giảm Từ năm 2000 trở đi, các nước Châu Á có sự phục hồi kinh tế và ổn định tiền tệ, kim ngạch xuất khẩu của công ty phục hồi và tăng đáng kể Cụ thể là năm 2000, kim ngạch xuất khẩu là 11,186,743 USD, đến năm 2001 thì kim ngạch xuất khẩu là 14,529,362 USD (tăng 3,342,619 USD, tương đương tăng 29.88% so với cùng kỳ năm trước) Sang năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhưng không tăng hơn so với sự tăng của năm trước vì yếu tố khách quan của năm trước, vì yếu tố khách quan về thị trường (tăng 2,128,673 USD, tương đương 14.58%) Đến năm 2003, tốc độ tăng vượt hẳn, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (tăng 5,352,579 USD hay tăng 32.15% mức chênh
Trang 32lệch so với năm 2002) Từ năm 2002 đến năm 2003, cũng trong vòng một năm, nhưng năm 2003, công ty đạt mức hạn ngạch vượt khá cao, thể hiện sự làm ăn có hiệu quả của công ty ngày một phát triển hơn.
2.4.2 Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng:
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng của công ty năm 2001, 2002 và 2003
Trang 33Căn cứ vào bảng chỉ tiêu trên ta thấy, hầu như các mặt hàng xuất khẩu tăng dần mỗi năm, tuy là tăngkhông đều giữa các mặt hàng Cụ thể ta xét từng mặt hàng như sau:
- Áo sơ mi: mặt hàng chủ lực của công ty với bề dày kinh nghiệm, trong năm
2001, giá trị sản phẩm đạt 3,832,847 USD, chiếm tỷ trọng khá cao (26.5%) Sang năm 2002 sản phẩm áo sơ mi vẫn chiếm 27.9% tỷ trọng toàn công ty với giá trị sản lượng là 4,595,823 USD, tăng 726,976 USD, tức tăng 19% so với năm 2001 đến năm 2003, sản phẩm vẫn giữ được tư thế và tầm quan trọng của mình (với tỷ trọng 28.42%, luôn đứng đầu trong giá trị xuất khẩu, trong năm này, áo sơ mi đã tăng một bước nhảy vọt 1,693,269 USD Có được kết quả khả quan như vậy là nhờ vào sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới sau khi nước ta ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ.
- Quần tây và kaki: Một trong những mặt hàng truyền thống và chủ lực của
Việt Tiến Sản phẩm quần tây được áp dụng từ dây chuyền công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm từ chuyến cử người của công ty sang học hỏi ở nước bạn Từ lúc ra đời, công ty đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong và ngoài nước với kỹ thuật may quần sắc sảo, tinh tế, thể hiện được đặc trưng sản phẩm của Việt Tiến Doanh thu của mặt hàng này trong năm 2001 là 3,495,692 USD, chiếm tỷ trọng 23.87% tổng kim ngạch xuất khẩu Năm 2002, mặt hàng này đạt 4,239,421 USD, tương đương tỷ trọng 25.4% chỉ tiêu các mặt hàng Trong năm, mặt hàng này chủ yếu xuất sang các nước EU và một số ít đi Mỹ, sản phẩm tăng 743,729 USD, tăng 21.3%, hơn hẳn so với mặt hàng áo sơ mi, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn Năm kế tiếp, đơn đặt hàng Châu Âu và Nhật nhượng bộ cho lượng hàng vào thị trường Mỹ nên sản lượng vẫn tiếp tục tăng và tăng hơn so với cùng kỳ
Trang 34năm 2002 (đạt 5,996,937 USD, chiếm 27.26% tỷ trọng, tăng 1,757,516 USD, tương đương tăng 41.5%).
- Về áo len: xét về số lượng đặt hợp đồng thì thấp, nhưng giá trị mà nó mang
về cho công ty thì đáng kể Năm 2001, giá trị sản phẩm là 2,503,822 USD, chiếm tỷ trọng 17.28% tổng kim ngạch Là một mặt hàng thuộc thế mạnh, năm 2002, giá trị sản lượng là 2,715,339 USD, tăng 211,517 USD, tỷ trọng giảm còn 16.31% nhưng về giá trị vẫn tăng và tiếp tục tăng đến năm 2003 đạt 3,585,866 USD, tăng 870,527 USD, tương đương tăng 32.1% Mặt hàng áo len chủ yếu xuất sang các nước Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ Do công ty tập trung vào các mặt hàng chủ lực nên một số hợp đồng phải hủy bỏ hoặc ủy thác, nên doanh thu tăng nhưng không cao.
- Áo Jacket: Với kinh nghiệm sẵn có cộng với uy tín trên thương trường, công
ty luôn có những đơn đặt hàng lớn về mặt hàng áo jacket xuất sang thị trường Châu Âu Đó là lý do vì sao mà mặt hàng này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tăng là 2,653,791 USD (chủ yếu là jacket nam), năm 2002 và năm 2003, sản phẩm jacket gia công lẫn xuất khẩu trực tiếp đều tăng Cụ thể, năm 2002 doanh số xuất khẩu tăng tuyệt đối là 344,740 USD, tương đương tăng 13% so với cùng kỳ năm 2001 (giá trị sản phẩm năm 2002 là 2,998,536 USD, tăng 584,720 USD), về tỷ trọng so với các mặt hàng khác tuy có giảm nhưng vẫn không ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của nó.
- Veston : dù mới được đưa vào sản xuất trong những năm gần đây, nhưng
doanh số tương đối ổn định Giá trị của mặt hàng veston trong năm 2001 là 881,170 USD, tỷ trọng là 6.08% trong tổng kim ngạch Năm 2002, doanh số nhích lên được 981,352 USD, tăng hơn năm trước 100,182 USD, vượt 11.4%.
Trang 35mức tăng của năm 2002 với 284,524 USD Với số lượng đạt được như vậy, thể hiện sự đang lớn dần của hàng này trong tổng số doanh thu của công ty - Đầm nữ: Chủ yếu xuất sang các nước EU và Mỹ biến động thấy rõ Năm
2002, chỉ đạt 707,824 USD, giảm 18.991 USD, tức giảm 2.61% so với năm 2001, nhưng đến năm 2003, doanh thu tăng 835,945 USD, tăng 128,121 USD, nhưng về mặt tỷ trọng mặt hàng vẫn giảm.
Ngoài ra, còn có các mặt hàng khác như áo thun, pyjama, khăn choàng, đồ lót, v.v… cũng xuất khẩu và gia công xuất khẩu sang nhiều nước, nhưng vẫn xuất khẩu với số lượng nhỏ và doanh thu vẫn thấp, nhưng nó thể hiện sự đa dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm của côn ty, và chỉ đạt 435,220 USD trong năm 2001 và năm 2002 đạt 445,640 USD Các mặt hàng này chiếm tỷ lệ trung bình 2% đến 3% tỷ trọng hàng xuất khẩu và chỉ đạt 479,392 USD trong năm 2003, tăng 10,420 USD so với cùng kỳ năm trước.
2.4.3 Tình hình xuất khẩu theo thị trường:
Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu theo thị trường trong ba năm 2001, 2002 và 2003
Trang 36Tuyệt đối (USD) Tương đối (%) Tuyệt đối
(Nguồn: Tư liệu công ty may Việt Tiến)
Thị trường Nhật Bản: Đối với sản phẩm may mặc thì Nhật Bản là thị trường
không cần hạn ngạch, tính cạnh tranh cao, đòi hỏi về chất lượng nhưng cũng có nhu cầu lớn: lượng hàng xuất khẩu của công ty vào đây bình quân trên 1 triệu sản phẩm mỗi năm, và nhiều sản phẩm rất đa dạng như: áo sơ mi, quần tây, jacket Với lượng tiêu thụ lớn, từ nhiều năm qua, Nhật Bản được xem là thị trường chủ lực của Việt Tiến Thực vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật chiếm rất cao Năm 2001, riêng hàng xuất đi Nhật đã chiếm 40.62% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt được 6,762,975 USD, tăng hơn so với năm 2001 là 1,195,420 USD, tương đương tăng 21.47% Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những biến động kinh tế tại Nhật cũng như bị cạnh tranh bởi các nước trong khu vực, cộng thêm việc tập trung năng lực vào thị trường mới là Mỹ, nên lượng hàng xuất vào Nhật trong năm 2003 có xu hướng giảm, mà cụ thể là năm 2003, giá trị sản lượng vào thị trường này chỉ đạt 4,085,615 USD, làm cho tỷ trọng trong năm cũng giảm còn 18.57% tỷ trọng các thị trường.
Là thị trường đòi hỏi về chất lượng hàng hóa rất cao, phi hạn ngạch nên cạnh tranh ở thị trường này rất khốc liệt và tại đây các sản phẩm của Việt Nam nói
Trang 37trong khu vực Tuy nhiên, do mối quan hệ tốt đẹp giữa chính phủ hai nước, nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam từ Nhật chiếm đến 40% Do đó, thông qua các nhà đầu tư, ta có thể tìm được những khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Hiện nay, công ty đang cố gắng khôi phục lại thị trường quen thuộc này, vì đây được coi là một thị trường không thể thiếu đối với công ty.
Thị trường EU: Bao gồm 25 nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu.
Nền kinh tế EU có lợi thế phát triển hoàn toàn khác so với Việt Nam (về khí hậu, văn hóa…), nên việc hợp tác với Việt Nam sẽ bổ sung cho nhau về lợi thế EU là nhà tài trợ lớn thứ hai về vốn ODA cho Việt Nam sau Nhật Bản Chính phủ của các nước EU quan tâm đến sự phát triển thương mại và đầu tư với Việt Nam, cụ thể cho Việt Nam quy chế GSP nhiều ngành hàng Đây là thuận lợi để những mặt hàng mang lợi thế của Việt Nam như may mặc, giày dép… đã qua gia công vào thị trường này.
Sản phẩm của công ty được xuất vào thị trường này chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu Là một thị trường có hạn ngạch, lại không yêu cầu cao, các sản phẩm xuất sang thị trường EU chủ yếu là các loại áo sơ mi, jacket, đầm… có chất lượng cao Trong các nước EU, Đức là nước mà Việt Tiến xuất sang nhiều nhất, kế đến là Bỉ, Hà Lan… Theo bảng trên cho thấy, tuy hàng xuất sang EU chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng vẫn không ổn định Nếu như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu vào EU là 4,284,277 USD chiếm 29.49% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2002, doanh số là 5,863,731 USD, chiếm tỷ trọng 35.22% (tăng 1,579,454 USD so với năm 2001, tăng 36.89%) Nhưng đến năm 2003, thì kim ngạch giảm xuống đột ngột, chỉ còn 3,935,492 USD với tỷ trọng là 17.89% trong tỷ trọng hàng xuất khẩu So với năm 2002 thì sự chênh lệch tuyệt đối đã giảm 1,928,239 USD, tức giảm
Trang 3832.88% tỷ trọng so với cùng kỳ năm trước Một dấu hiệu không tốt bởi đây là một trong những thị trường chính của Việt Tiến, nguyên nhân chủ yếu do Công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty Trung Quốc, làm giảm doanh thu của công ty và vì yếu tố về năng lực sản xuất không đáp ứng đủ, công ty đành phải hủy một số đơn hàng của EU để tập trung vào thị trường mới là Mỹ.
Nhưng hiện nay công ty đang cố gắng giữ vững thị trường truyền thống của mình để giành lại nhiều đơn đặt hàng hơn trong mức hạn ngạch được phân bổ.
Thị trường Mỹ: Mỹ được xem là thị trường lớn nhất thế giới bởi Mỹ có sức
tiêu thụ lớn và khả năng thanh toán cao Sản phẩm của Công ty xuất sang Mỹ tăng đều nhưng cũng biến động Trong những năm từ trước năm 2001 thì có thể nói lượng hàng xuất khẩu sang thị truờng Mỹ coi như không đáng kể, như trong năm 2001, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 57,851 USD, nhưng sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký vào tháng 7-2000 và có hiệu lực từ 10-12-2001 giúp cho hàngViệt Nam vào Mỹ được chịu mức thuế quan thấp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát huy được khả năng của mình, năm 2002, con số vượt lên 691,39 USD, chiếm tỷ trọng 4.155% kim ngạch xuất khẩu toàn công ty, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2001 là 633,478 USD, tương đương tăng 195.02% Nếu sự kiện ngày 11-9 không xảy ra thì chắc chắn kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong năm 2001 đã không chỉ là con số trên Nhưng sau khi tình hình thị trường đã ổn định trở lại thì việc hợp tác song phương vẫn tiếp tục phát triển, sang năm 2003, doanh số thu được khi xuất sang Mỹ là 9,497,416 USD, chiếm tỷ trọng 43.15% tổng doanh số xuất khẩu, tăng 8,806,087 USD.
Trang 39 Thị trường ASEAN: Nền kinh tế cũng như điều kiện vị trí của các nước
ASEAN gần giống như Việt Nam và cũng là những bạn hàng thường xuyên với công ty, nhưng lượng hàng xuất vào đây tương đối thấp và không ổn định, thường thì thị trường Malaysia và Thái Lan nhập khẩu hàng từ công ty Việt Tiến nhiều hơn các thị trường khác trong khối Năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường này là 2,525,569 USD, chiếm 17.38% tỷ trọng Sang năm 2002 giảm xuống chỉ còn 1,828,853 USD, giảm đi 696.716 SD, tương đương mất 27.59% ty trọng so với cùng kỳ năm 2001 Năm 2003 tiếp tục giảm xuống còn 1,382,397 USD giá trị kim ngạch, chỉ chiếm 6.28% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tức giảm 446,456 USD, giảm 24.41% tỷ trọng năm 2002.
Ngoài các thị trường lớn như các thị trường trên, công ty còn xuất hàng sang các nuớc như Đài Loan, Úc, Hồng Kông… tuy nhiên tỷ trọng ít và có sự thay đổi nhiều về doanh số Năm 2001 là 2,094,119 USD, chiếm 14.41% tỷ trọng Năm 2002 đạt 1,501,047 USD, giảm 593,072 USD, tương đương thấp hơn năm trước là 28.31% Sang đến năm 2003, giá trị lại tăng thêm 1,598,574 USD, đạt được 3,099,621 USD, chiếm 14.09% tỷ trọng hàng xuất khẩu.
Nhìn chung, công ty may Việt Tiến xuất khẩu hàng gia công và gia công hàng trực tiếp cho nhiều thị trường trên thế giới Mỗi thị trường đều có sự thuận lợi và khó khăn khác nhau, nhưng sự phấn đấu tạo uy tín với khách hàng cũng như thực hiện việc làm ăn tốt đẹp sẽ giúp công ty ngày càng mở rộng hợp tác với nhiều thị trường hơn trên thế giới.
2.5 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NĂM 2001, 2002 và 2003
Trang 40Tình hình những năm 2001, 2002, 2003 có nhiều biến động lớn trên thế giới Dù gặp nhiều khó khăn trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều đơn vị kinh doanh ngành may mặc đã được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh, nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty cũng gặt hái được nhiều thành công và đang trên đà phát triển Sau đây là một số kết quả cụ thể:
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm 2001, 2002 và 2003 của
Công ty may Việt Tiến