1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên

70 1,8K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 402 KB

Nội dung

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách “mở cửa”, nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển. Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và của các Việt kiều ở xa tổ quốc. Việt Nam là nước có nền chính trị tương đối ổn định, đây là một lợi thế mà Việt Nam có được để thu hút các nhà đầu tư. Mở rộng quan hệ làm ăn với các nước bạn, mở rộng quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách “mở cửa”, nền kinh tế trong nướcngày càng phát triển Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài

và của các Việt kiều ở xa tổ quốc Việt Nam là nước có nền chính trị tương đối

ổn định, đây là một lợi thế mà Việt Nam có được để thu hút các nhà đầu tư Mởrộng quan hệ làm ăn với các nước bạn, mở rộng quan hệ về kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội Đặc biệt là trong quan hệ về kinh tế, Việt Nam luôn nỗ lực hếtmình để xứng ngang tầm với các quốc gia khác, tham gia vào một sân chơichung Chính vì vậy, Việt Nam đã lần lượt tham gia các tổ chức như: ASEAN,APEC, WTO và thực hiện các cuộc thỏa thuận song phương và đa phương

Mở rộng quan hệ làm ăn với nước ngoài làm xuất hiện nhiều ngành, nghềkinh doanh mới trong đó có hoạt động gia công xuất khẩu Đây là hoạt độngkinh doanh giữa doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, cá nhân ở trong nước.Bên đặt gia công (doanh nghiệp nước ngoài) sẽ cung cấp nguyên vật liệu chobên nhận gia công (tổ chức, cá nhân tại Việt Nam) để bên nhận gia công thựchiện gia công hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt gia công Sau đó bên đặt giacông sẽ thu thành phẩm còn bên nhận gia công sẽ nhận tiền thù lao từ hoạt độnggia công này Hợp đồng gia công là một loại giấy tờ rằng buộc mối quan hệ giữabên đặt gia công và bên nhận gia công thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần May Hưng Yên, tôi nhận thấyđây là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong đó hoạt động kinh doanh chủ yếu làgia công hàng may mặc xuất khẩu Chính vì vậy, tôi chọn đề tài chuyên đề thực

tập chuyên ngành là: “Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên”

Nội dung của báo cáo chuyên ngành này bao gồm:

Chương I: Cơ sở pháp lý về hợp đồng gia công

Trang 2

Chương II: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty

cổ phần May Hưng Yên

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên

Do thời gian nghiên cứu có hạn, trong bài viết này chắc chắn còn nhiềuthiếu sót Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đểbài viết này được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị HòaBình & thầy Nguyễn Anh Tú cùng các cô chú, anh chị tại Công ty cổ phần MayHưng Yên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi hoàn thành bài viết này

Trang 3

Chương I

Cơ sở pháp lý về hợp đồng gia công

1.1 Cơ sở lí luận về quan hệ gia công hàng hóa

Kể từ năm 1986, nhà nước ta thực hiện chủ trương “mở cửa” thị trường(chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường),quan hệ kinh tế được mở rộng, có sự buôn bán, giao lưu, phát triển ngoạithương Nhìn lại một chặng đường dài mà nước ta đã trải qua và nhận thấy rằng:việc mở cửa nền kinh tế là một quyết định sáng suốt Nó giúp cho nền kinh tếnước ta ngày càng phát triển, cải thiện đời sống của người dân, tạo công ăn việclàm cho người lao động, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến của cácnước bạn…Việc mở cửa nền kinh tế, làm xuất hiện nhiều công việc mới chonguồn lao động nước ta, nhờ có mở cửa mà chúng ta đã có những quan hệ thôngthương với nước ngoài Một trong những công việc thu hút được người lao độngnước ta, chủ yếu là lao động có tay nghề không cao lắm đó là gia công hàng hóa.Hoạt động gia công hàng hóa này có thể là Việt Nam gia công hàng hoá chonước ngoài hoặc nước ngoài gia công hàng hoá cho Việt Nam, nó phụ thuộc vào

sự phân công quốc tế Ở đâu có nguyên vật liệu rẻ, giá nhân công rẻ, ngoài racòn phụ thuộc vào công nghệ, trình độ chuyên môn, tính truyền thống thì ở đó

sẽ thực hiện gia công hàng hóa

2 Khái niệm gia công

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về gia công

Thứ nhất: Gia công hàng hóa là phương thức sản xuất trong đó người đặtgia công sẽ cung cấp toàn bộ hoặc một phần tư liệu sản xuất cũng như nguyênliệu và nhận về sản phẩm hoàn thiện Người nhận gia công sẽ sản xuất sản phẩmtheo mẫu sản phẩm đó cho người đặt gia công và nhận tiền gia công theo sốlượng sản phẩm làm ra

Trang 4

Thứ hai: Gia công hàng hóa là một phương thức sản xuất hàng hóa trong đóngười đặt gia công sẽ cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm và nhận lại sảnphẩm hoàn chỉnh Người nhận gia công tự tổ chức quá trình sản xuất ra sảnphẩm theo mẫu của khách hàng, giao toàn bộ cho người đặt gia công và nhậntiền gia công.

Thứ ba: Gia công hàng hóa là phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng vàmẫu của người đặt gia công Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất sảnphẩm theo mẫu và giao những sản phẩm đó cho người đặt gia công, đồng thờinhận tiền gia công

Thứ tư: Gia công là hình thức hợp tác sản xuất giữa các đơn vị kinh tế Bênnhận gia công nhận của bên đặt gia công những sản phẩm dở dang hoặc nguyênliệu, thiết bị, máy móc để sản xuất ra thành phẩm theo những tiêu chuẩn và địnhmức cụ thể và giao những thành phẩm đó cho bên gia công với những điều kiện

đã được thỏa thuận giữa hai bên

Trên đây là một số cách hiểu khác nhau về gia công, từ đó người ta đi đếnmột quan niệm chung về gia công như sau: Gia công là sự cải thiện đặc biệt cácthuộc tính của các đối tượng lao động (nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm)được tiến hành một cách sáng tạo, nhờ sức lao động và công nghệ máy móc đểtạo ra thành phẩm

Hoạt động gia công có một bên là bên đặt gia công và một bên là bên nhậngia công Bên đặt gia công giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, có khi làbán thành phẩm, công nghệ sản xuất cho bên nhận gia công Có những trườnghợp bên đặt gia công ủy thác cho bên nhận gia công mua nguyên vật liệu domình chỉ định tại nơi nào đó sau đó gia công sản phẩm theo yêu cầu và kỹ thuậtcủa mình Việc gia công không phải lúc nào cũng là gia công thành phẩm mà cókhi chỉ là gia công một chi tiết nào đó của bán thành phẩm Còn bên nhận giacông thì tiếp nhận hay mua nguyên phụ liệu, tổ chức gia công và nhận đượckhoản tiền từ bên đặt gia công gọi là phí gia công

Trang 5

Luật thương mại Việt Nam 2005 có những quy định tương đối cụ thể vềhoạt động gia công trong thương mại Theo điều 178 Luật thương mại 2005 quyđịnh: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhậngia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu vật liệu của bên đặt giacông để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêucầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”.

Hoạt động gia công trong thương mại bao gồm những nội dung sau:

- Phải bao gồm các nội dung gia công trên

- Phải thực hiện gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công

- Phải bằng nguyên vật liệu của bên đặt gia công

- Bên nhận sản phẩm gia công hàng hóa về phải để thực hiện kinh doanhthương mại

Theo quy định trong Luật thương mại thì phạm vi điều chỉnh của gia công

có sự thu hẹp bởi vì đối với hoạt động gia công chịu sự điều chỉnh của luật nàythì một điều kiện bắt buộc là bên đặt gia công phải có nguyên vật liệu và mẫugia công gửi cho bên nhận gia công Trong bộ Luật dân sự thì qui định này lạikhông phải là bắt buộc

Trang 6

3 Đặc điểm của hoạt động gia công

Ở phần trên, chúng ta đã được biết về một số quan điểm khác nhau về giacông Tuy những quan điểm đó được hiểu theo cách nào hay được diễn đạt khácnhau thế nào thì gia công vẫn có những đặc điểm không thể thiếu của nó đó là:

- Là hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động tiêu thụ hàng hóa, bên đặthàng là người cung cấp nguyên vật liệu đồng thời cũng chịu trách nhiệm tiêu thụsản phẩm

- Là hình thức kinh doanh sử dụng nhiều lao động bởi vì thông thường sảnphẩm gia công là những sản phẩm có công nghệ trung bình và bao gồm nhiềucông đoạn thủ công Chính đặc điểm này của hoạt động gia công đã giúp giảiquyết một phần không nhỏ lao động tại nước ta bởi lao động nước ta có trình độkhông cao

- Nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp còn bên nhận gia công chỉviệc sản xuất ra sản phẩm theo đúng mẫu và bằng chính nguyên vật liệu đượccung cấp từ bên đặt gia công Đây là một đặc điểm khá đặc trưng của hoạt độnggia công

- Trong một số trường hợp máy móc thiết bị cũng do bên đặt gia công cungcấp dưới hình thức thông qua hợp đồng mượn hoặc thuê máy móc thiết bị Hếtthời hạn gia công bên nhận gia công có trách nhiệm xuất trả lại cho bên đặt giacông Ngoài ra, tùy từng trường hợp bên đặt gia công có thể nhờ bên nhận giacông mua nguyên phụ liệu tại nước nhận gia công hoặc tại nơi gần bên nhận giacông, bởi ta biết rằng hoạt động gia công này có thể với doanh nghiệp trong nướchoặc nước ngoài Vì vậy, việc nhờ mua nguyên phụ liệu này sẽ giảm bớt chi phínếu nguyên phụ liệu đó vẫn đủ chất lượng để đưa vào sản xuất ra thành phẩm.Trên đây là một số đặc điểm có thể coi là đặc trưng của hoạt động gia cônghiện nay

4 Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa trong nền kinh tế thị trường

Từ ngày mở cửa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trungsang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh

Trang 7

mẽ, điều đó được thể hiện ở nhiều mặt như tốc độ tăng trưởng năm sau tăng hơnnăm trước, xuất hiện nhiều ngành nghề kinh doanh mới, đời sống người dânđược cải thiện, trình độ văn hóa ngày càng cao, người lao động được đào tạo bàibản hơn, có trình độ hơn để thích nghi với khoa học công nghệ tiên tiến trên thếgiới Cùng tham gia đóng góp vào nền kinh tế đó có hoạt động gia công hànghóa, đây là phương thức kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam nóiriêng và thương mại quốc tế nói chung Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động nàyxuất phát từ lợi ích thu được của cả hai bên nhận gia công và bên đặt gia công.Với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chứcthương mại quốc tế (WTO), đây là một cơ hội lớn cho cả các doanh nghiệptrong nước và ngoài nước Với những ưu đãi đặc biệt khi tham gia vào tổ chứcnày sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội cọ sát nhau trên thị trường quốc tế.Đối với hoạt động gia công hàng hóa cũng như những hoạt động kinh doanhkhác sẽ có nhiều thuận lợi, cơ hội nhưng cũng không ít những khó khăn Cácdoanh nghiệp phải biết tự đổi mới, tự làm mới mình để phù hợp với điều kiệnhiện nay.

Nền kinh tế của Việt Nam còn kém phát triển, cơ sở hạ tầng còn chưa đủ,máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất còn kém đồng bộ… thì gia công là mộttrong những hình thức hữu hiệu để giải quyết phần nào những yếu kém này.Theo điều 178 Luật thương mại 2005 viết: “Gia công trong thương mại làhoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộnguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạntrong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”Thông qua hoạt động gia công, bên đặt gia công tận dụng được lợi thế vềmáy móc, công nghệ, lao động từ bên nhận gia công, cùng với sự kết hợp nhữngdây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại Hoạt động gia công đã tạo ra những sảnphẩm trên thị trường sẽ có chất lượng hơn, đảm bảo cho khả năng cạnh tranhtrên thị trường và thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển Hoạt động gia công

Trang 8

đã thu được những lợi ích to lớn, khai thác được thế mạnh của cả bên nhận giacông và bên đặt gia công.

 Đối với bên đặt gia công

- Bên thuê gia công thu được lợi ích lớn nhất là giảm được chi phí sản xuất

do tận dụng được nguồn lao động và một phần nguyên phụ liệu với giá rẻ ởnước nhận gia công Bên đặt gia công không phải đầu tư xây dựng sửa chữakhấu hao nhà xưởng, máy móc, thiết bị… không phải lo khâu tuyển dụng laođộng, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân Chính lợi ích này quyếtđịnh xu hướng chuyển dần các ngành sản xuất đòi hỏi nhiều công nhân, nhiềucông đoạn tỷ mỷ từ các nước có nền kinh tế phát triển sang các nước mới pháttriển có nguồn lao động dồi dào Bằng phương thức thuê gia công mà nhà kinhdoanh ở các nước công nghiệp phát triển đã tiết kiệm đến mức tối đa chi phí đầuvào cho sản xuất đó là chi phí sức lao động so với tự sản xuất trong nước

- Trong quá trình gia công bên đặt gia công còn có thể tạo thêm thị trườngtiêu thụ ngay trong nước nhận gia công Những quy cách mẫu mã, kiểu dáng,chất lượng của hàng gia công có thể đáp ứng được thị hiếu của số đông ngườitiêu dùng tại nước nhận gia công

- Nhờ gia công bên đặt gia công có điều kiện thuận lợi trong việc tập trungnghiên cứu, phát triển và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

 Đối với bên nhận gia công

- Nhờ có gia công xuất khẩu mà bên nhận gia công đã khai thác được lợithế về nguồn nhân lực dồi dào trong nước, giải quyết được công ăn việc làm chomột bộ phận dư thừa trong xã hội, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đờisống cho người lao động

- Do không phải lo khâu tiêu thụ sản phẩm cũng như mua nguyên vật liệunên bên nhận gia công hoạt động sản xuất kinh doanh với độ an toàn cao, hạnchế mức thấp nhất rủi ro ở cả thị trường đầu vào và đầu ra

- Thông qua gia công xuất khẩu mà có thể kết hợp xuất khẩu được một sốvật tư, nguyên liệu sẵn có trong nước, phát triển thêm nguồn hàng, khai thác triệt

Trang 9

để nguồn nhân lực nhàn rỗi mang tính chất mùa vụ, trang bị và khai thác máymóc thiết bị tiên tiến hay quy trình công nghệ mới mà không mất thời giannghiên cứu thử nghiệm.

- Trong quan hệ gia công hợp tác bên nhận gia công cũng học hỏi đượcnhiều kinh nghiệm tiếp cận với thị trường trong nước cũng như thị trường nướcngoài, tạo thêm bước đệm cho sự phát triển sau này…

Như vậy, hoạt động gia công có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nógóp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho cảngười nhận gia công và người thuê gia công đạt được mục đích của mình

4.1 Chế độ pháp lý về hợp đồng gia công hàng hóa

4.2 Khái niệm về hợp đồng gia công hàng hóa

Gia công hàng hoá trước hết là một hoạt động gia công Nó được đề cậpđến cả ở Bộ luật dân sự và Luật thương mại Theo điều 178 Luật thương mại

2005 viết: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bênnhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặtgia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theoyêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”

Theo Luật thương mại 2005: Điều 179 viết “Hợp đồng gia công phải đượclập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”Theo Luật dân sự 2005: Điều 547 viết “Hợp đồng gia công là sự thỏa thuậngiữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩmtheo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trảtiền công”

Nội dung gia công trong thương mại gồm: Sản xuất, chế biến, chế tác, sửachữa, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu và bằng nguyênliệu của bên đặt gia công Tất cả các hàng hóa đều được gia công, trừ trườnghợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh Như vậy, gia công trong thương mạihiện nay có phạm vi như đối với gia công trong dân sự, và có thể hiểu hợp đồnggia công quy định trong Luật thương mại là một dạng của hợp đồng gia công

Trang 10

trong Bộ luật Dân sự Riêng đối với trường hợp gia công hàng hóa cho thươngnhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinhdoanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu cũng có thể được gia công, nếu được cơquan nhà nước có thẩm quyền cho phép (khoản 2 Điều 180 Luật thương mại).Bên nhận gia công là bên nhận thực hiện việc gia công hàng hóa để đượchưởng tiền thù lao Bên nhận gia công có thể là tổ chức, cá nhân, song khôngnhất thiết phải có đăng ký kinh doanh, nghĩa là có thể thương nhân hoặc khôngphải là thương nhân Bên đặt gia công là bên thuê gia công hàng hóa để kinhdoanh thương mại, cho nên chỉ có thể là thương nhân.

Việc gia công trong thương mại phải được xác lập bằng hợp đồng Hợpđồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trịtương đương giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công

 Đặc điểm của hợp đồng gia công

- Như một số khái niệm về gia công ở trên đã được nêu nên ta nhận thấy:đây là hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động tiêu thụ hàng hóa, bên đặt hàng

là người cung cấp nguyên vật liệu đồng thời cũng chịu trách nhiệm tiêu thụ sảnphẩm

- Đây là hoạt động kinh doanh sử dụng nhiều lao động bởi vì thông thườngsản phẩm gia công là những sản phẩm đòi hỏi trình độ công nghệ trung bình vàbao gồm nhiều công đoạn thủ công

- Bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu cho bên nhận gia công nên bênnhận gia công chỉ việc sản xuất ra sản phẩm theo đúng mẫu và bằng chínhnguyên vật liệu được cung cấp từ bên đặt gia công Đây là một đặc điểm khá đặctrưng của hoạt động gia công

- Với một số trường hợp bên đặt gia công cung cấp máy móc thiết bị chobên nhận gia công với hình thức thông qua hợp đồng mượn hoặc thuê máy mócthiết bị thì khi hết thời hạn gia công bên nhận gia công có trách nhiệm xuất trảlại cho bên đặt gia công

Trang 11

- Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác

có giá trị pháp lý tương đương và có thể bao gồm các điều khoản sau:

 Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp

 Tên, số lượng sản phẩm gia công

 Giá gia công

 Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán

 Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vànguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công;định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công

 Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho

để phục vụ gia công (nếu có)

 Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bịthuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồnggia công

 Địa điểm và thời gian giao hàng

 Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá

 Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

5 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công hàng hóa

5.1.1.1 Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

 Quyền của bên đặt gia công

- Khi việc gia công hàng hóa hoàn thành, bên đặt gia công có quyền nhậnlại toàn bộ sản phẩm gia công máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn; nguyênliệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác Bên đặt gia công có quyền nhận sản phẩm gia công theođúng phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận (Điều 550 Bộ luật Dân sự)

- Bên đặt gia công cũng có quyền được bán, tiêu hủy, tặng, biếu tại chỗ sảnphẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụliệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thỏa thuận và phù hợp với quy địnhcủa pháp luật Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, máy móc thiết bị thuê, mượn

Trang 12

theo hợp đồng, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu được

xử lý theo thỏa thuận của hợp đồng gia công và phải được Bộ Thương mại chấpthuận Đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu đượcphép tiêu thụ tại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu Đối với các phế liệu,phế phẩm được phép tiêu hủy tại Việt Nam thì phải được thực hiện dưới sự giámsát của cơ quan hải quan Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thìphải tái xuất cho bên đặt gia công Đối với việc tặng máy móc thiết bị, nguyênliệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm thì phải được Bộ Thương mại chấpthuận; bên đặt gia công phải có văn bản tặng; bên được tặng phải làm thủ tụcnhập khẩu theo quy định về xuất nhập khẩu; phải nộp thuế nhập khẩu (nếu có)

và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành (Điều 18 Nghị định 57/1998/NĐ-CPngày 31/7/1998)

- Bên đặt gia công được cử đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tạinơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm trachất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công Nếu bênđặt gia công là thương nhân nước ngoài thì được cử chuyên gia đến Việt Nam đểhướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏathuận trong hợp đồng gia công

- Bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vàyêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm hợp đồng Trongtrường hợp hàng hóa không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ýnhận sản phẩm, nhưng yêu cầu sửa chữa mà bên nhận gia công không thể sửachữa được trong thời hạn đã thỏa thuận, thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏhợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại Bên đặt gia công cũng có quyền đơnphương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồngkhông mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận kháchoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thờigian hợp lý Trong trường hợp này bên đặt gia công phải trả tiền công tương ứngvới công việc mà bên nhận gia công đã làm Nếu việc đơn phương chấm dứt

Trang 13

thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên nhận gia công thì bên đặt gia côngphải bồi thường (Điều 556 Bộ luật Dân sự).

 Nghĩa vụ của bên đặt gia công

- Bởi vì hợp đồng gia công hàng hóa là hợp đồng thực hiện công việc tạo rasản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, nên bên đặt gia công phải có nghĩa

vụ giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư cho bên nhận gia công theothỏa thuận tại hợp đồng gia công Đây là nghĩa vụ chủ yếu của bên đặt gia công.Các bên trong hợp đồng cũng có thể thỏa thuận khác về việc cung cấp nguyênliệu, vật tư dùng vào việc gia công như bên nhận gia công có thể tự mua mộtphần hoặc tất cả nguyên liệu gia công theo mẫu mã và địa chỉ do bên đặt giacông chỉ dẫn, hoặc bên nhận gia công có quyền mua nguyên vật liệu theo mẫu

mã do bên đặt gia công yêu cầu… Nếu không có thỏa thuận về vấn đề này thìnghĩa vụ cung cấp nguyên liệu, vật tư dùng vào việc gia công thuộc về bên đặtgia công Nếu hợp đồng có thỏa thuận bên nhận gia công thực hiện việc cungcấp nguyên vật liệu hoặc có nghĩa vụ mua nguyên vật liệu theo chỉ định của bênđặt gia công thì bên đặt gia công phải có nghĩa vụ giao tiền mua nguyên vật liệutheo chất lượng, số lượng và mức giá thỏa thuận Nếu các bên không có thỏathuận về địa điểm nhận nguyên liệu gia công thì bên đặt gia công phải giaonguyên liệu gia công tại nơi cư trú, trụ sở của bên nhận gia công (Điều 284 Bộluật dân sự) Trong các trường hợp như vậy thì chất lượng của nguyên liệu phụthuộc vào thỏa thuận của các bên Nếu bên đặt gia công cung cấp nguyên liệukhông đúng như thỏa thuận làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa, thì bênđặt gia công phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm tạo ra từnguyên vật liệu đó, mà bên nhận gia công không chịu trách nhiệm về chất lượngsản phẩm do mình tạo ra Các bên cũng có thể thỏa thuận khác về vấn đề nàynhư việc cung cấp nguyên vật liệu được thực hiện nhiều lần, nhiều chủng loạitrong nhiều thời gian khác nhau… nhưng phải đúng quy định về thời gian đãthỏa thuận

Trang 14

- Bên đặt gia công cũng phải cung cấp các giấy tờ cần thiết có liên quan đếnviệc gia công Đó có thể là giấy tờ có thể liên quan đến ngành, nghề hoạt độngkinh doanh của bên gia công hoặc các giấy tờ có liên quan đến việc bảo quảnnguyên liệu gia công, bảo quản sản phẩm gia công… (khoản 1 Điều 549 Bộ luậtDân sự).

- Trường hợp bên đặt gia công là thương nhân nước ngoài đặt gia cônghàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh hoặc cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu thìbên đặt gia công phải có nghĩa vụ đưa ra khỏi Việt Nam toàn bộ sản phẩm giacông; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công

- Bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm về quyền sở hữu trí tuệ của hànghóa gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyểncho bên nhận gia công Ví dụ như bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm trongviệc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng

để gia công chuyển cho bên nhận gia công Nhãn hiệu hàng hóa là những dấuhiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinhdoanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợpcác yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

Trong hợp đồng gia công, các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc ghinhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm gia công Điều này tùy thuộc vào uy tín,giá trị của nhãn hiệu hàng hóa của bên gia công hay bên đặt gia công Trongthực tế, để đảm bảo uy tín của các bên trong hợp đồng, thường thấy hàng hóa giacông được ghi nhãn hiệu hàng hóa thì của bên nhận gia công Trường hợp nhãnhiệu hàng hóa đã được đăng ký tại Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận của cơquan có thẩm quyền của Việt Nam

- Bên đặt gia công phải trả đủ tiền thù lao theo thỏa thuận Trong trườnghợp các bên không có thỏa thuận về mức thù lao, thì bên đặt gia công phải ápdụng mức trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm giacông vào thời điểm trả tiền công để trả cho bên gia công Bên đặt gia côngkhông có quyền giảm thù lao, nếu hàng hóa không bảo đảm chất lượng mà

Trang 15

nguyên nhân là do nguyên vật liệu mình đã cung cấp hoặc do chỉ dẫn không hợp

lý của mình gây ra (Điều 557 Bộ luật Dân sự)

5.1.1.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

 Quyền của bên nhận gia công

- Bên nhận gia công là bên thực hiện công việc gia công hàng hóa để nhậnthù lao Do vậy họ được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu

để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêuchuẩn kỹ thuật và giá cả Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên nhận giacông cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu theo chất lượng, tiêuchuẩn kỹ thuật nhất định Trong trường hợp này, bên nhận gia công có quyềnnhận tiền để mua một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu đó theo giá cảthỏa thuận với bên đặt gia công

- Bên nhận gia công có quyền được nhận thù lao gia công từ bên đặt giacông Thù lao gia công là tổng số tiền được tính trên một đơn vị gia công nhânvới toàn bộ số lượng, khối lượng hàng hóa gia công Các bên có toàn quyền thỏathuận về khoản thù lao gia công Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia côngbằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công Trường hợp giacông hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thùlao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thìphải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.Nghĩa là bên nhận gia công chỉ được nhận thù lao gia công bằng sản phẩm giacông, máy móc, thiết bị dùng để gia công nếu những tài sản đó không thuộcdanh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm nhập khẩu Riêng đối với sản phẩmthuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện phải được sự chấp thuận của

cơ quan có thẩm quyền Khi nhận thù lao như vậy, bên nhận gia công được xemnhư là người nhập khẩu hàng hóa, máy móc, thiết bị, do đó phải nộp thuế nhậpkhẩu theo quy định của pháp luật hiện hành

- Bên nhận gia công cũng có quyền yêu cầu bên đặt gia công trả các chi phíhợp lý khác có liên quan đến việc gia công Đó có thể là các chi phí về nguyên

Trang 16

liệu, phụ liệu mà bên nhận gia công đã cung cấp theo thỏa thuận để làm tăng giátrị sản phẩm gia công.

- Trong trường hợp bên đặt gia công đưa ra chỉ dẫn không hợp lý đối vớingười nhận gia công như những thao tác gia công đi ngược với quy trình giacông… hoặc việc tuân theo chỉ dẫn do người đặt gia công đưa ra có thể là giảmchất lượng sản phẩm thì bên gia công có quyền từ chối chỉ dẫn không hợp lý đó và

có nghĩa vụ phải báo ngay cho bên đặt gia công biết Thực tế trong trường hợp này,bên nhận gia công phải chứng minh được chỉ dẫn của bên đặt gia công là khônghợp lý hoặc là nguyên nhân dẫn đến việc giảm chất lượng sản phẩm gia công

- Giống như bên đặt gia công, bên nhận gia công cũng có quyền đơnphương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồngkhông mang lại lợi ích cho mình, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thờigian hợp lý Trong trường hợp này, bên đặt gia công không phải trả tiền côngcho bên nhận gia công, nếu giữa họ không có thỏa thuận nào khác Nhưng đơnphương chấm dứt thực hiện hợp đồng của bên nhận gia công gây thiệt hại chobên đặt gia công thì phải bồi thường Khi có thỏa thuận với nhau về điều kiệnđơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc pháp luật có quy định thì cácbên phải tuân theo thỏa thuận hoặc quy định đó

Sau khi hợp đồng gia công chấm dứt do đã hoàn thành công việc hoặc đơnphương chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại chobên đặt gia công, nếu các bên không có thỏa thuận với nhau về việc xử kýnguyên vật liệu còn lại khi chấm dứt hợp đồng gia công như bên nhận gia côngmua lại nguyên vật liệu theo phương thức bù trừ tiền công… nếu nguyên vậtliệu thừa đó do bên đặt gia công cung cấp

Đối với hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, khi kết thúc hợpđồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký kết hợp đồng giacông phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với cơ quanhải quan Đối với hợp đồng gia công có thời hạn trên 1 năm thì hàng năm, bênnhận gia công phải thanh khoản hợp đồng với cơ quan hải quan Căn cứ để

Trang 17

thanh lý và thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tưnhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụliệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợpđồng gia công.

 Nghĩa vụ của bên nhận gia công

- Điều 551 Bộ luật Dân sự, khi được bên gia công cung cấp nguyên vật liệuthì bên nhận gia công phải có nghĩa vụ bảo quản nguyên vật liệu đó Nếunguyên vật liệu không bảo đảm tiêu chuẩn về chất lượng, thì bên nhận gia công

có quyền báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác Trongtrường hợp nguyên vật liệu đó, qua việc gia công tạo ra hàng hóa nguy hại cho

xã hội thì bên nhận gia công có quyền thông báo cho bên đặt gia công biết hoặc

từ chối thực hiện gia công Nếu bên gia công không báo cho bên đặt gia côngbiết về việc đó hoặc biết nhưng không từ chối thực hiện việc gia công, thì phảichịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra, dù là theo ý muốn của người đặt gia công.Nếu bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu mà trong thời hạn hợp đồng, bênnhận gia công đã bảo quản nguyên vật liệu theo đúng chỉ dẫn của bên đặt giacông mà vẫn bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng thì bên nhận gia công không phảichịu trách nhiệm về việc hư hỏng hoặc giảm chất lượng của số nguyên vật liệu

đó Trong trường hợp này có thể coi là bên đặt gia công đã cung cấp nguyên vậtliệu có chất lượng kém

Cho đến khi giao hàng hóa cho bên đặt gia công, người nào là chủ sở hữucủa nguyên vật liệu, thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc hàng hóađược tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.Điều này có nghĩa, nếu các bên không có thỏa thuận khác mà khi bên đặt giacông là người cung cấp nguyên vật liệu gia công thì sẽ phải chịu rủi ro đối vớinguyên vật liệu hoặc hàng hóa được tạo ra từ nguyên vật liệu mà họ cung cấp.Ngược lại, trong trường hợp bên nhận gia công đồng thời là bên cung cấpnguyên vật liệu gia công thì phải có nghĩa vụ bảo quản nguyên liệu, đồng thờiphải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc hàng hóa tạo ra từ nguyên vật liệu

Trang 18

đó Trong trường hợp này bên đặt gia công không phải chịu trách nhiệm về rủi

ro đó vì họ chỉ quan tâm đến hàng hóa hoàn thành theo đúng thời hạn, chấtlượng, số lượng như đã thỏa thuận mà thôi

- Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mà bên nhậngia công xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặcmượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy quyềncủa bên đặt gia công thì bên nhận gia công phải nộp thuế xuất khẩu theo quyđịnh Trong trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thì bênnhận gia công cũng có quyền được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết

bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợpđồng gia công

- Đối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hóa thuộc diện cấm kinhdoanh, cấm xuất khẩu, cẩm nhập khẩu, bên nhận gia công chỉ được ký hợp đồngsau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thưong mại Trong trường hợpnhư vậy, bên nhận gia công phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạtđộng gia công hàng hóa (Điều 11 Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998)

- Gia công là việc tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, kinhdoanh của bên đặt gia công, do đó trong nhiều trường hợp người nhận gia côngphải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.(Điều 551 Bộ luật Dân sự) trong suốt thời gian nhận gia công Do vậy, các bêntrong hợp đồng gia công hàng hóa cũng có thể thỏa thuận về vấn đề này hoặc cóthể giữ bí mật dài hơn thời gian gia công để bảo vệ quyền lợi của người gia công

6 Các hình thức gia công hàng hóa cho nước ngoài hiện nay

Hoạt động gia công hàng hóa là hoạt động có thể có yếu tố nước ngoài và

có thể không có yếu tố nước ngoài (với những hợp đồng gia công trong nước).Người ta có thể có nhiều tiêu chí để phân loại các hình thức gia công như: căn

cứ vào giá cả, căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu, căn cứ vào công đoạnsản xuất, căn cứ vào các bên tham gia hoạt động gia công

 Căn cứ vào giá cả gia công

Trang 19

Dựa vào giá cả của hàng hóa mà sản phẩm đó sẽ được bán ra thị trườngngười ta phân ra làm hai hình thức:

- Đối với loại hợp đồng thực chi, thực thanh: đây là loại hợp đồng mà bênnhận gia công sẽ thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế

mà mình bỏ ra cộng với tiền thù lao gia công của mình

- Đối với hợp đồng khoán: đây là loại hợp đồng mà bên đặt gia công và bênnhận gia công tự thỏa thuận với nhau để xác định một giá trị định mức cho mỗiđơn vị sản phẩm bao gồm cả phí định mức và tiền công định mức Trong trườnghợp này gần như bên đặt gia công giao toàn quyền cho bên nhận gia công sảnxuất sản phẩm và có xác định với nhau một mức giá nhất định, như vậy bênnhận gia công nếu tiết kiệm chi phí sẽ thu được lợi ích nhiều hơn cho mìnhnhưng họ vẫn phải đảm bảo chất lượng của lô hàng với bên đặt gia công

 Căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu để gia công:

- Giao nguyên vật liệu thu thành phẩm

Đây là hình thức mà được sử dụng chủ yếu ở nước ta, bên đặt gia côngcung cấp nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công, bên nhậngia công sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công và giao thànhphẩm đã hoàn thành cho bên đặt gia công

Trong trường hợp này bên nhận gia công không phải lo tìm nguyên vật liệucho đầu vào của sản phẩm và cũng không phải lo tìm thị trường tiêu thụ cho sảnphẩm nhưng hình thức này bên nhận gia công chỉ thu được tiền công mà tiềncông thì lại rẻ

- Bán nguyên liệu mua thành phẩm (mua đứt, bán đoạn)

Đây là hình thức mà bên đặt gia công bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhậngia công (thường đây là những nguyên vật liệu chính), bên nhận gia công tổchức sản xuất rồi giao thành phẩm cho bên đặt gia công và nhận tiền về

Với hình thức này bên nhận gia công sẽ mua nguyên vật liệu của bên đặtgia công rồi sản xuất sản phẩm, bên nhận gia công sau khi sản xuất sản phẩmxong sẽ không phải thanh lý, thanh khoản nguyên vật liệu với bên đặt gia công,

Trang 20

không những thế thành phẩm được bán ra bao giờ cũng cao hơn Chính vì vậy,hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn Các doanhnghiệp Việt Nam nên chuyển sang hình thức “mua đứt, bán đoạn” sẽ tốt hơn hẳncách bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu cho bên nhận gia công rồi thuthành phẩm.

 Căn cứ vào công đoạn sản xuất

- Gia công đảm nhận công đoạn:

Đây là hình thức mà bên đặt gia công cung cấp cho bên nhận gia công bánthành phẩm của mình và yêu cầu bên nhận gia công sẽ sản xuất, chế tạo tiếp mộtcông đoạn nào đó trong quá trình sản xuất thành thành phẩm Hình thức nàymang tính chuyên môn hóa cao bên đặt gia công khai thác triệt để lợi thế củabên nhận gia công về nguyên liệu, tiền công, trình độ tay nghề và máy móc thiết

bị cho gia công tốt phần công đoạn đó

Hình thức này hiện giờ chưa được thực hiện ở Việt Nam nhiều, trong thờigian tới khi Việt Nam có một đội ngũ tay nghề cao thì hình thức này sẽ được sửdụng rộng rãi hơn

- Gia công hoàn chỉnh một sản phẩm

Hình thức này được sử dụng khá phổ biến, bên nhận gia công nhận nguyênvật liệu của bên đặt gia công sau đó sản xuất sản phẩm từ đầu đến cuối mộtthành phẩm rồi chuyển giao thành phẩm cho bên đặt gia công

- Gia công chi tiết

Đối với hình thức này bên nhận gia công gia công một chi tiết sản phẩm màbên đặt gia công yêu cầu Bên đặt gia công sẽ giao nguyên vật liệu và các mẫuchi tiết sau đó nhận chi tiết đã hoàn thành từ bên nhận gia công Hình thức này

áp dụng với các sản phẩm công nghiệp phức tạp đòi hỏi chất lượng kỹ thuật caonhư: tầu thủy, máy bay, ô tô… các chi tiết đó có thể là ưu thế tuyệt đối của bênnhận gia công, nó gắn liền với các phát minh, sáng chế, cải tiến công nghệ …

 Căn cứ vào các bên tham gia hoạt động gia công

Trang 21

- Đối với trường hợp chỉ có 2 bên: bên nhận gia công và bên đặt gia công,chỉ là hai đơn vị kinh doanh, họ sẽ thiết lập với nhau một hợp đồng gia công, hợpđồng này sẽ rằng buộc cả hai bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Đối với trường hợp gia công nhiều bên: trong trường hợp này sản phẩmgia công của đơn vị trước là nguyên liệu của đơn vị sau, việc gia công này có thểphải trải qua nhiều nước hoặc nhiều tổ chức gia công trong một nước Theo hìnhthức này có thể vẫn có một bên là bên đặt gia công và có nhiều bên nhận giacông khác nhau, bên nhận gia công sẽ phải làm theo hướng dẫn của bên đặt giacông Hình thức này tận dụng được năng lực, sở trường, tay nghề của mỗi nước,mỗi đơn vị, giảm bớt được chi phí

Như vậy, mỗi hình thức khác nhau đều có những ưu điểm riêng của nó, tùytừng trường hợp mà bên đặt gia công nên xem xét để lựa chọn lấy một hình thứccho phù hợp

7 Hợp đồng gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài

7.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài.

Hoạt động gia công có thể là gia công cho người nước ngoài hoặc gia côngcho các doanh nghiệp trong nước, hoặc thuê nước ngoài gia công cho mình một,một số hoặc toàn bộ các công đoạn của gia công Điều này phụ thuộc vào sựphân công quốc tế, ở đâu có điều kiện thuận lợi hơn về nguyên liệu, nhân công,công nghệ…thì ở đó sẽ thực hiện gia công, nhưng trong chuyên đề thực tập nàytôi chỉ đề cập đến hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài Hoạt độnggia công cho nước ngoài là hoạt động phong phú, đa dạng và có nhiều hình thứcgia công khác nhau Dù gia công bằng hình thức nào đi chăng nữa thì bên đặtgia công và bên nhận gia công cũng phải ký kết với nhau một loại hợp đồng đó

là “hợp đồng gia công” Để hiểu rõ hơn về hợp đồng gia công hàng hóa chonước ngoài là thế nào ta tìm hiểu khái niệm sau:

 Hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài là sự thỏathuận bằng văn bản giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công (có quốc tịch

Trang 22

khác nhau và có trụ sở thương mại ở mỗi nước khác nhau) nhằm sản xuất, chếbiến sản phẩm mới hoặc bán thành phẩm mới theo mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật

mà bên đặt gia công qui định trên cơ sở nguyên vật liệu do bên đặt gia công giaotrước Sau đó bên nhận gia công sẽ được trả một khoản thù lao nhất định

 Đặc điểm của hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoàiTheo Bộ Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 đều đề cập đến hợp đồnggia công, như vậy hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoàicũng là một loại hợp đồng trong hoạt động thương mại Do đó nó mang nhữngđặc điểm của một hợp đồng trong hoạt động thương mại nói chung, ngoài ra nócũng có những đặc điểm của hoạt động dân sự Tóm lại hợp đồng gia công hànghóa cho thương nhân nước ngoài có những đặc điểm chính sau:

- Chủ thể tham gia hợp đồng là các doanh nghiệp nước ngoài và các tổchức, cá nhân được phép gia công theo qui định của pháp luật (có quốc tịch khácnhau và có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, là hoạt động gia công nênViệt Nam có thể gia công cho nước ngoài hoặc nước ngoài có thể gia công choViệt Nam)

- Tiền công thanh toán có thể là ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc là hiện vật(nguyên liệu hoặc sản phẩm gia công) tuỳ theo thỏa thuận giữa các bên (bênViệt Nam và bên nước ngoài)

- Bên đặt gia công cung cấp nguyên liệu cho bên nhận gia công thông quacon đường nhập khẩu vào Việt Nam, sau khi bên nhận gia công sản xuất sảnphẩm xong thì bên đặt gia công sẽ nhận lại sản phẩm theo yêu cầu bằng conđường xuất khẩu Do bên đặt gia công là người cung cấp nguyên vật liệu nên họ

là chủ sở hữu đối với toàn bộ nguyên vật liệu và sản phẩm sản xuất ra, bên nhậngia công chỉ nhận tiền thù lao và khi hợp đồng kết thúc bên đặt gia công và bênnhận gia công thực hiện việc thanh lý, thanh khoản hợp đồng dưới sự giám sát,kiểm tra của cơ quan hải quan và phải được làm bằng văn bản

Trang 23

1.2.4.2 Ký kết và thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài theo pháp luật hiện hành.

 Ký kết hợp đồng gia công

Đối với các hợp đồng gia công trong nước, luật áp dụng của hợp đồng làluật Việt Nam (Luật thương mại 2005 hoặc Bộ luật dân sự 2005) tuỳ theo cácyếu tố cấu thành của hợp đồng gia công hàng hoá đó Còn đối với hợp đồng giacông cho nước ngoài thì luật áp dụng của hợp đồng tuỳ thuộc vào thoả thuận củahai bên, có thể là luật Việt Nam (luật của bên nước nhận gia công) hoặc luật củanước ngoài (luật của nước đặt gia công) hoặc luật của nước thứ ba Như vậy,luật áp dụng trong trường hợp gia công cho nước ngoài có thể là luật của ViệtNam hoặc luật của nước khác Dù áp dụng luật của nước nào thì các bên cầnphải tìm hiểu rõ luật áp dụng đó

Ký kết hợp đồng gia công là hành vi rằng buộc các bên, mỗi bên phải thựchiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp đồng, để hợp đồng được thựchiện theo đúng yêu cầu thì các bên phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tự nguyện: các bên khi ký kết với nhau phải dựa trên cơ sở tự

do ý chí của mình Khi xác lập quan hệ hợp đồng mỗi bên có quyền bầy tỏ, thểhiện ý chí, yêu cầu, mục đích của mình khi tham gia ký kết hợp đồng này Cácbên có quyền tự do lựa chọn bạn hàng, thời gian ký kết hợp đồng cũng nhưnhững nội dung trong hợp đồng

- Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: khi tham gia ký kết hợp đồng các bênluôn mong muốn rằng sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho công ty mình Điều này

là nhu cầu tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào Do vậy, khi ký kết hợp đồng cácbên phải tôn trọng những yêu cầu của nhau và cùng thỏa thuận để dung hòanhững lợi ích đó

- Nguyên tắc không trái pháp luật: các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủnhững qui định chung mà luật pháp của mỗi nước qui định Khi ký kết hợp đồngcác bên cần tìm hiểu kỹ đối tác của mình để tránh những bất lợi xảy ra sau này

Trang 24

 Chủ thể của hợp đồng gia công

Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải là các thương nhân có quốc tịchkhác nhau và có trụ sở thương mại ở mỗi nước khác nhau Các bên phải có đầy

đủ năng lực pháp luật khi tham gia ký hợp đồng

 Hình thức của hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công trong thương mại phải được lập thành văn bản giữa bênđặt gia công và bên nhận gia công, nó mang tính bắt buộc và có tính pháp lý cao

 Nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng bao gồm nhiều điều khoản như:

+ Điều khoản về đối tượng của hợp đồng: trong hợp đồng qui định rõ côngviệc của mỗi bên, bên đặt gia công sẽ cung cấp nguyên vật liệu còn bên nhận giacông sẽ sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công

+ Điều khoản về mô tả hàng hóa: trong điều khoản này nêu rõ số lượng sảnphẩm, giá cả, hình thức giao hàng

Ví dụ:

Số lượng : khoảng 1 500 000 sản phẩm quần, áo

Giá CMP trung bình là 20USD/PC

Hình thức giao hàng: FOB Hải Phòng/Cái Lân/Hồ Chí Minh – Incoterms

2000 (FOB - Free On Board – Giao lên tàu)

CFR Nội Bài – Incoterms 2000 (CFR - Cost and Freight - Tiền hàng vàcước phí)

EXW – Incoterms 2000 (EXW - Giao hàng tại xưởng – EX Word)

DAF Hữu Nghị Quan, Tây Ninh – Incoterms 2000 (DAF - Delivered AtFrontier – Giao tại biên giới)

+ Điều khoản về các qui định về kỹ thuật và chất lượng: bên đặt gia công

có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên nhận gia công tài liệu kỹ thuật và các điềukiện khác như mẫu gốc, mẫu giấy, thông số…

+ Điều khoản về giao hàng:

Trang 25

Giao nguyên vật liệu: bên đặt gia công cung cấp cho bên nhận gia côngnguyên vật liệu Bên đặt gia công phải giao cho bên nhận gia công tất cả nguyênphụ liệu miễn phí đúng thời gian quy định, đồng thời phải hoàn thành nhữnggiấy tờ này của hợp đồng với cơ quan Hải quan Việt Nam Số lượng nguyên phụliệu còn lại được chuyển sang hợp đồng tiếp theo nếu hai bên còn tiếp tục kýhợp đồng tiếp, nếu không hai bên sẽ phải tiến hành thanh lý, thanh khoản hợpđồng Bên nhận gia công có thể mua giúp bên đặt gia công một số nguyên phụliệu mà tại nước nhận gia công có, chi phí sẽ do bên đặt gia công thanh toán.

Giao thành phẩm: sau khi sản xuất xong sản phẩm bên nhận gia công gửihàng cho bên đặt gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công và nhận tiền giacông

+ Điều khoản về thanh toán: trong điều khoản này cần qui định rõ nhữngvấn đề: đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và cácchứng từ thanh toán

Đồng tiền thanh toán: có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhậpkhẩu hay của bất cứ nước thứ ba nào Tuy nhiên trong một số trường hợp có thểthanh toán bằng hiện vật

Thời hạn thanh toán: hai bên có thể thỏa thuận trả ngay, trả trước, trả sauhoặc có thể kết hợp các hình thức đó với nhau

Phương thức thanh toán: các bên có thể áp dụng các phương thức nhưphương thức nhờ thu (D/P, D/A), phương thức tín dụng chứng từ, phương thứcchuyển tiền, phương thức chuyển tài khoản…

Các chứng từ thanh toán bao gồm: hóa đơn thương mại, giấy chứng nhậnphẩm chất…

+ Điều khoản kiểm tra hàng hóa: đại diện có trách nhiệm của bên đặt giacông sẽ đến kiểm tra hàng hóa trong quá trình sản xuất và trước khi giao hàng,bên nhận gia công có trách nhiệm giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh từ hợpđồng để tránh những trở ngại trong quá trình sản xuất và giao hàng

 Thủ tục ký kết hợp đồng gia công

Trang 26

 Thực hiện hợp đồng

Thực hiện hợp đồng là quá trình không thể thiếu để một hợp đồng đượchoàn tất, dù là hợp đồng gia công với nước ngoài hay hợp đồng gia công trongnước thì bên nhận gia công đều phải trải qua các bước sau

- Nhận nguyên phụ liệu

Bên nhận gia công thực hiện việc nhận một phần hoặc toàn bộ nguyên vậtliệu mà bên đặt gia công cung cấp cho mình, bên nhận gia công khi nhận nguyênvật liệu này phải có trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu và đưa những nguyênvật liệu này vào sản xuất sản phẩm theo những mẫu mã mà bên đặt gia công đãcung cấp Khi nhận nguyên vật liệu mà phát hiện thấy nguyên vật liệu mà bênđặt gia công cung cấp không đúng chất lượng, số lượng như đã nêu trong hợpđồng thì bên nhận gia công phải báo ngay cho bên đặt gia công biết và yêu cầubên nhận gia công xác nhận việc này đồng thời yêu cầu phải gửi đúng nguyênvật liệu đã ghi trong hợp đồng

- Tổ chức sản xuất

Sau khi đã nhận nguyên vật liệu từ bên đặt gia công, bên nhận gia công sẽlên kế hoạch để tổ chức sản xuất, cán bộ phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽtiến hành lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch này phải được sự thống nhất của cảhai bên Bên nhận gia công phải căn cứ vào thời gian giao nguyên vật liệu, thờigian giao thành phẩm để có kế hoạch phù hợp

Trang 27

Khi đã có kế hoạch rõ ràng, cán bộ của phòng sản xuất kinh doanh sẽthông báo với các phân xưởng sản xuất tiến hành thực hiện sản xuất Quá trìnhsản xuất sẽ được theo dõi, chỉ đạo sát sao của phòng kĩ thuật, phòng kiểm trachất lượng sản phẩm, quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm về tiến độ sảnxuất tại phân xưởng mình phụ trách Nếu tiến hành sản xuất có vấn đề gì thìquản đốc sẽ báo cáo cho trưởng phòng sản xuất để có phương hướng giải quyếtkịp thời Quá trình sản xuất được sự phối hợp của nhiều phòng ban, bộ phậnkhác nhau, mỗi bộ phận này có vai trò nhất định trong quá trình tạo ra sản phẩm.

- Giao thành phẩm

Sau khi đã sản xuất ra sản phẩm bên nhận gia công thực hiện việc chuyểnsản phẩm đã được hoàn thành cho bên đặt gia công Bên đặt gia công nhận sảnphẩm của mình theo những quy định trong hợp đồng và thực hiện việc thanhtoán tiền thù lao cho bên nhận gia công

 Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công

Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, cácbên phải tiến hành thanh lý, thanh khoản hợp đồng và làm các thủ tục hợp đồng với

cơ quan hải quan Hợp đồng sẽ được giải quyết theo sự thỏa thuận của hai bên

1.2.4.3 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có hành vi vi phạm sẽ phátsinh hậu quả pháp lý và họ phải chịu trách nhiệm, muốn kết luận một bên có viphạm hợp đồng hay không cần phải căn cứ vào các yếu tố:

- Có hành vi thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đã ký

- Bên vi phạm hợp đồng có lỗi

- Bên vi phạm phải gánh chịu thiệt hại có nguyên nhân trực tiếp là do hành

vi trái pháp luật của mình

Theo điều 292 Luật thương mại 2005 qui định, khi có vi phạm hợp đồngbên vi phạm có thể sẽ phải chịu một hoặc một số các chế tài được qui định trongluật như sau:

Trang 28

 Đối với trường hợp phạt vi phạm: là việc bên có quyền lợi bị vi phạmyêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếutrong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định Phạt vi phạm có thể dokhông thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng Theo điều 301Luật thương mại: mức phạt vi phạm hợp đồng không được quá 8% giá trị phầnnghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

 Đối với trường hợp buộc bồi thường thiệt hại: bồi thường thiệt hại làviệc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây racho bên bị vi phạm Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế,trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trựctiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm

 Đối với trường hợp tạm ngừng thực hiện hợp đồng và trường hợp đìnhchỉ thực hiện hợp đồng: trong những trường hợp này bên bị vi phạm yêu cầu bên

vi phạm tạm ngừng không thực hiện tiếp hợp đồng nữa, có thể sau đó sẽ tiếp tụcthực hiện hoặc không Nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạmngừng thực hiện hợp đồng hoặc là điều kiện để đình chỉ hợp đồng

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

Trang 29

 Đối với trường hợp hủy bỏ hợp đồng: huỷ bỏ hợp đồng bao gồm huỷ bỏtoàn bộ hợp đồng và huỷ bỏ một phần hợp đồng Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng làviệc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn

bộ hợp đồng Huỷ bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phầnnghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực Chế tàihuỷ bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

1.2.4.4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công

Xảy ra tranh chấp là điều không mong muốn của bất cứ doanh nghiệp nào.Tuy nhiên, với những vi phạm xảy ra mà hai bên không thể thỏa thuận với nhauđược thì phải đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Hiện nay ở nước ta có bốn hình thức để giải quyết tranh chấp:

- Thương lượng trực tiếp giữa hai bên

Thương lượng trực tiếp là việc các bên đương sự cùng nhau trao đổi, đấutranh, nhân nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp

Thương lượng trực tiếp có thể tiến hành bằng cách 2 bên gặp nhau đểthỏa thuận, thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kiatrả lời đơn khiếu nại

- Hòa giải

Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sựthông qua người thứ ba gọi là hòa giải viên Hòa giải viên đóng vai trò là ngườitrung gian, tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên

để hiểu kỹ nội dung tranh chấp, lý giải phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích củamình và lợi ích của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp tốt nhất giảiquyết tranh chấp một cách hợp lý, hợp tình

- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài khuôn khổ tòa án, theo

đó các bên lựa chọn đưa vụ tranh chấp cho người thứ ba trung lập giải quyết

Trang 30

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp mà có khi người ta còn gọi làtòa án tư pháp, không có thiết chế của Chính phủ, do các cá nhân tự nguyện lập ra Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi chính bản thân cácbên có liên quan tôn trọng và thừa nhận quyền phán quyết của nó.

Trọng tài đôi khi có thể hiểu đấy là quy trình, thể lệ giải quyết tranh chấp

- Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Việc giải quyết các tranh chấp trong dệt may còn được tiến hành bằngcách đi kiện ra tòa án, người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượngkhông thành công hoặc bỏ qua bước thương lượng, có thể đi kiện ra tòa để nhờtòa án xét xử tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình Từ đó có thể gọi đikiện là phương pháp giải quyết tranh chấp bằng xét xử tại tòa án

1.2.4.5 Luật áp dụng đối với hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài

Đối với các hợp đồng gia công hàng hoá trong nước thì luật áp dụng củahợp đồng bao gồm Luật thương mại 2005, Bộ Luật dân sự 2005, các thông tư,nghị định, công văn về xuất nhập khẩu hàng tại chỗ còn đối với hợp đồng giacông hàng hoá với thương nhân nước ngoài thì sao? Ngoài việc áp dụng Luậtthương mại 2005 và Bộ Luật dân sự 2005 thì chúng ta còn tìm thấy nhiều vănbản quy phạm pháp luật khác như:

+ Nghị định số 12/2006/NĐ – CP ngày 23/01/2006 Quy định chi tiết thihành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt độngđại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài

+ Công văn 2559/TCHQ – GSQL ngày 13/5/1999 Về việc giải quyết một sốvướng mắc trong hàng gia công xuất khẩu

+ Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 Về việc quy định chitiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lýmua hàng với nước ngoài

+ Thông tư 20/2001/TT – BTM ngày 17/08/2001 Thông tư hướng dẫn thựchiện Nghị định số 44/2001/NĐ – CP ngày 02/08/2001 của Chính phủ về sửa đổi,

Trang 31

bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán.

+ Thông tư 18/1998/TT – BTM ngày 28/08/1998 Hướng dẫn thực hiệnnghị định 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ

+ Thông tư 03/1998/TT – TCHQ ngày 29/08/1998 Hướng dẫn thi hànhchương III nghị định 57/1998/NĐ _ CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ + Công văn 3427/TCHQ – GSQL ngày 02/10/1998 thực hiện nghị định57/1998/NĐ – CP

+ Thông tư 74/2001/TT – BTC ngày 21/09/2001 Thông tư bổ sung, sửađổi Thông tư số 18/2001/TT – BTC ngày 22/03/2001 của Bộ tài chính hướngdẫn việc không thu, hoàn lại khoản thu chênh lệch giá đối với vật tư, nguyênliệu nhập khẩu dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu

Trên đây là một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hợp đồnggia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài Do vậy, các doanh nghiệp khitham gia kinh doanh cần tìm hiểu kỹ những văn bản quy phạm pháp luật này đểtranh những rủi ro xẩy ra đối với doanh nghiệp của mình

Trang 32

Chương II Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công

tại Công ty cổ phần May Hưng Yên.

2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần May Hưng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May Hưng Yên

Ngày 19/5/1966 Công ty cổ phần May Hưng Yên, tiền thân là xí nghiệpMay Hưng Yên được thành lập theo quyết định của Bộ Ngoại thương Việt Nam,dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và Chính phủ nhằm giải quyết lao động chođịa phương và góp phần vào công cuộc cải tạo kinh tế của đất nước

Từ năm 1966 đến năm 1975

Đây là giai đoạn cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đang diễn ra

ác liệt Xí nghiệp May Hưng Yên vừa tuyển dụng lao động vừa sản xuất vớitrang thiết bị trong thời kỳ này chủ yếu là các thiết bị may của các nước xã hội chủnghĩa, các sản phẩm thường có kết cấu đơn giản ít thay đổi, chủ yếu là gia cônghàng bảo hộ lao động xuất đi các nước xã hội chủ nghĩa: Tiệp Khắc, Ba Lan,…

Từ năm 1976 đến năm 1990

Sau khi đất nước thống nhất, xí nghiệp May Hưng Yên được chuyển về

Số 83 đường Trưng Trắc, phường Minh Khai, Thị xã Hưng Yên, Tỉnh HưngYên, với 32 phân xưởng may, 1 phân xưởng cắt, 1 phân xưởng hoàn thành Sảnphẩm của công ty đã được chuyển từ hàng bảo hộ lao động sang sản xuất cácloại quần áo, áo sơ mi, váy các loại xuất sang Liên Xô và các nước xã hội chủnghĩa theo các hiệp định kinh tế của Nhà nước

Từ năm 1991 đến năm 1994

Tình hình chính trị thay đổi, một loạt các nước chủ nghĩa tan rã, trong đó

có Liên Xô, Tiệp Khắc là thị trường chính của xí nghiệp Do vậy, xí nghiệp mấtluôn bạn hàng này phải tìm bạn hàng mới, sản xuất sản phẩm mới

Trang 33

Ngày 29/4/1994 căn cứ quyết định 440/QĐ – TCLĐ của Bộ trưởng bộ côngnghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp), đổi tên xí nghiệp May Hưng Yên thànhCông ty May Hưng Yên với nhiệm vụ chuyên sản xuất mặt hàng may mặc trong

và ngoài nước Để thực hiện nhiệm vụ công ty đã đầu tư 10 tỷ đồng để trang bịthêm may móc, thiết bị như máy 2 kim, máy vắt sổ, máy bổ sợi, đặc biệt trang bịthêm một dàn máy giác vi tính

Từ năm 1994 đến nay

Công ty tiếp tục đầu tư thêm nhiều thiết bị hiện đại, mở rộng thị trườngxuất khẩu Đồng thời, công ty chú trọng đến công việc đào tạo tay nghề chocông nhân, hàng năm công ty đều tổ chức thi thợ giỏi, tạo điều kiện cho cán bộcông nhân viên có năng lực đi học ở các trường trung cấp, đại học, để nâng caotrình độ quản lý, tay nghề cho cán bộ công nhân viên

Ngày 1/1/2005 theo Quyết định số 94/2004/QĐ – BCN ngày 17/9/2004 của

Bộ trưởng Bộ công nghiệp, chuyển công ty May Hưng Yên thành công ty cổphần May Hưng Yên Theo đó, phương án cổ phần hóa công ty May Hưng Yêngồm những đặc điểm chính sau:

Cơ cấu vốn điều lệ: 13.5 tỷ VNĐ

Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 51%, người đại diện là ông Nguyễn XuânDương (Tổng giám đốc), ông Tạ Minh Tân (phó Tổng giám đốc), bà PhạmNguyên Hạnh (phó Tổng giám đốc)

Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty: 49%

Trị giá một cổ phần: 100 000 VNĐ

Cổ phiếu bán ưu đãi cho người lao động trong công ty là: 66 150 cổ phiếuvới giá trị ưu đãi là: 1 984 500 000 VNĐ

Về địa vị pháp lý, công ty cổ phần May Hưng Yên có:

Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam

Tên gọi bằng tiếng việt: Công ty cổ phần May Hưng Yên

Tên giao dịch : HUNG YEN GARMENT JOINT STOCK COMPANYTên viết tắt : HUGACO

Trang 34

Trụ sở chính của công ty đặt tại Số 83, đường Trưng Trắc, phường MinhKhai, Thị xã Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên

Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn

và có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp

Chức năng chính của công ty bao gồm:

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêudùng trong nước và xuất khẩu

Thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ, trực tiếp gia công sản phẩmmay mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách

Thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao Thực hiện việc chăm lo và khôngngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nângcao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viêntrong công ty

Trang 35

Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh

trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Hệ thống quản lí của công ty cổ phần May Hưng Yên được tổ chức phù hợp

với loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh gồm nhiều phòng ban và xí nghiệp may

(Cấu trúc hệ thống quản lý của công ty cổ phần May Hưng Yên ) Hội đồng quản trị là bộ phận đứng đầu công ty, quyết định các vấn đề lớn

của công ty như: chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất sản phẩm,

chia lãi cổ tức hàng năm, bầu hay bãi nhiệm Tổng giám đốc

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc

Ngày đăng: 09/04/2013, 15:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nghị định số 63/2001/NĐ – CP ngày 14/9/2001 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế Khác
5. Quyết định 69/2004/QĐ – BTC ngày 24/8/2004. V/v Ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài Khác
6. Nghị định 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 Về việc qui định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua hàng với nước ngoài Khác
7. Nghị định số 12/2006/NĐ – CP ngày 23/01/2006 Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.II. Sách và giáo trình Khác
1. Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Đại học kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội 2005 Khác
2. Thạc sĩ luật học: Đặng Văn ĐượcHướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mại – Nhà xuất bản lao động & xã hội. Hà Nội 2006 Khác
3. Trần Anh Minh – Lê Xuân Thọ - Tìm hiểu Luật kinh tế Nhà xuất bản từ điển Bách khoa. Hà Nội 2001 Khác
4. Giáo trình Luật thương mại Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội - Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội 2001 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w