Các sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty chủ yếu là hàng xuất khẩu với các chủng loại sản phẩm như: Áo Jacket các loại, quần các loại, sơ mi các loại, quần áo dệt kim (quần bơi, bộ thể thao, T-shirt) và các sản phẩm khác (áo váy, váy, Jilê…).
Sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty chủ yếu là hàng gia công hàng xuất khẩu với tổng doanh thu chiếm khoảng 98%. Thành phẩm chủ yếu thực hiện theo hợp đồng qua khách hàng thứ ba nên việc sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào mẫu mã và kiểu dáng của khách hàng và do khách hàng cung cấp. Số lượng tiêu thụ phụ thuộc vào đơn hàng ký với khách hàng và chất lượng được qui định trong tài liệu kỹ thuật, kiểu dáng do khách hàng cung cấp mẫu hoặc thêo mẫu chào hàng của công ty cho khách.
Hàng may mặc là hàng thời trang mang tính mùa vụ rõ rệt. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào đặc điểm và tập quán của dân cư tại nơi tiêu thụ.
Với đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là hàng xuất khẩu, doanh số xuất khẩu hàng năm không ngừng tăng trưởng và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu của toàn công ty.
Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ và các thị trường khác như: Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Âu, Trung Mỹ, Nam Mỹ…
Các sản phẩm của công ty có doanh thu xuất khẩu tăng thêm 1 188 203 USD. Chủ yếu là trong năm 2005 do công ty đã tiếp tục tiếp xúc và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ, xuất khẩu đạt 5 597 000 sản phẩm với doanh số đạt 19 747 tỉ đồng đồng thời trong năm công ty vẫn giữ tương đối xuất khẩu sang các thị trường cũ và duy trì xuất khẩu các mặt hàng có thể có thế mạnh của công ty (Jacket, quần các loại) và chuyển đổi dần từ hàng gia công sang mua nguyên liệu sản xuất. Trong năm công ty đã chuyển đổi cơ cấu mặt hàng và xuất khẩu thêm mặt hàng mới và tiêu thụ tại các thị trường (như hàng dệt kim).
Sản phẩm tiêu thụ xuất khẩu của công ty chiếm khoảng 98% doanh thu trong năm, chủ yếu dưới hai hình thức:
- Sản xuất hàng xuất khẩu (mua nguyên liệu, bán thành phẩm)
Tình hình tiêu thụ sản phẩm nội địa của công ty hằng năm chỉ chiếm khoảng 2% tổng doanh thu của công ty và chủ yếu là bán nguyên liệu thừa và sản phẩm tồn kho từ hàng xuất khẩu, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu dư thừa. Qua các năm công ty hầu như ít chú ý đến việc tổ chức kinh doanh tại thị trường này nên mạng lưới bán hàng tại các địa phương hầu như không có, mặt hàng tiêu thụ chưa đa dạng về chủng loại và mẫu mã tạo sự ổn định để kinh doanh ở thị trường này. Hiện nay, việc cắt bỏ hạn ngạch hàng dệt may sang Hoa Kỳ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia sản xuất loại mặt hàng này song nó cũng có không ít những khó khăn. Ta biết rằng, ngành dệt may thu hút khoảng 2 triệu lao động của Việt Nam, nó đã giúp giải quyết được một phần không nhỏ những lao động có trình độ chuyên môn không cao này. Với tiến trình lần lượt gia nhập các tổ chức như: ASEAN, APEC, WTO thì Việt Nam đang mở rộng thị trường của mình đi khắp nơi. Thuận lợi mà nó mang lại là điều đáng mừng song khó khăn cũng không phải là ít. Chúng ta phải đối mặt với việc mất đi hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa. Toàn bộ thuế nhập khẩu hiện nay, đối với sản phẩm may mặc là 50%, sản phẩm sợi là 20% và sản phẩm vải là 40% sẽ phải giảm xuống mức thấp khoảng từ 10 – 15% là mức cung của các thành viên WTO. Như vậy, chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt được những thời cơ. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Tận dụng được cơ hội sữ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn.