Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng gia công và giải quyết các tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên (Trang 52 - 53)

chấp này tại công ty

Các bên khi giao kết hợp đồng luôn mong muốn mọi việc sẽ đều được thuận lợi, người đặt gia công mong muốn rằng mình sẽ nhận được hàng đúng hạn, đúng số lượng và chất lượng còn người nhận gia công mong muốn hoàn thành sản phẩm và nhận được tiền công. Như vậy, mục đích của mỗi bên là khác nhau nhưng trong quá trình thực hiện thì không phải mọi việc đều được thuận lợi nên dẫn đến việc vi phạm hợp đồng. Vi phạm hợp đồng là điều các bên đều không mong muốn xảy ra. Do vậy, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và quan hệ làm ăn giữa các bên mà có những cách giải quyết vấn đề vi phạm hợp đồng khác nhau. Trên thực tế thường xuất hiện ba loại vi phạm chính: vi phạm về số lượng, vi phạm về chất lượng, vi phạm về thời hạn giao hàng.

Vi phạm về số lượng có thể do bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công. Nếu bên đặt gia công không giao đủ nguyên phụ liệu cho bên nhận gia công thì bên nhận gia công sau khi đã kiểm tra có quyền yêu cầu bên đặt gia công cung cấp tiếp nguyên phụ liệu sao cho đúng số lượng như ghi trên hợp đồng. Còn nếu bên nhận gia công không giao đủ số lượng thành phẩm thì phải chịu trách nhiệm đối với bên đặt gia công.

 Đối với trường hợp vi phạm về chất lượng

Vi phạm về chất lượng cũng có thể do cả hai bên. Bên đặt gia công có thể giao nguyên phụ liệu không đúng chất lượng thì trong trường hợp này họ phải có nghĩa vụ giao đúng chất lượng hàng cho bên nhận gia công, bên nhận gia công không có trách nhiệm trong trường hợp này. Còn nếu bên nhận gia công không giao đúng thành phẩm về chất lượng, mẫu mã thì họ phải chịu trách nhiệm với hàng hóa do mình sản xuất ra.

 Đối với trường hợp vi phạm về thời hạn giao hàng

Bên đặt gia công sẽ cố gắng giao nguyên phụ liệu đúng thời hạn cho bên nhận gia công để bên nhận gia công sản xuất. Nếu bên nhận gia công đến thời hạn giao hàng mà chưa có hàng để giao thì có thể liên hệ với bên đặt gia công xin thêm thời hạn. Nếu việc xin gia hạn này không được mà ảnh hưởng đến lợi ích của bên đặt gia công thì bên nhận gia công phải có trách nhiệm bồi thường và chịu phạt.

Các công ty khi làm ăn với nhau luôn mong muốn thực hiện đúng hợp đồng và tạo một quan hệ làm ăn lâu dài với nhau. Chính vì vậy, đối với các vi phạm không nghiêm trọng thì họ tự thỏa thuận để giải quyết với nhau nếu không giải quyết được thì đưa tranh chấp này giải quyết bằng con đường trọng tài tại trung tâm Trọng tài quốc tế bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên (Trang 52 - 53)