Đối với các công ty hiện nay thì con người đang là yếu tố được công ty chú trọng. Không phải thế mà tự nhiên lại có những cuộc chạy đua tìm chất xám. Các công ty ra đời sau luôn trả lương cao hơn các công ty ra đời trước và có những đãi ngộ đối với những người mới này. Do vậy, muốn giữ chân những người có tài cho công ty của mình thì công ty phải có những đãi ngộ hợp lý với công sức mà họ đã bỏ ra.
- Là một công ty gia công hàng xuất khẩu. Do vậy, phòng xuất nhập khẩu luôn phải làm việc hết mình. Công ty cần đào tạo cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu, tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, pháp luật. Hiện nay, chưa có một nơi nào đào tạo mang tính chuyên nghiệp về hoạt động xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, để hoàn thành tốt công việc này thì mọi người phải cố gắng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước đồng thời phải tự trau dồi kiến thức về xuất nhập khẩu cho mình. Kiến thức trình bầy về vấn đề này không nêu rõ mà nó được nói đến ở nhiều môn học, nên người tham gia công việc này phải biết tổng kết và đúc rút ra thành kinh nghiệm của chính mình để làm việc
- Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia các khóa học về kinh tế thị trường, marketing. Đây là những môn học rất hữu ích cho công việc xuất nhập khẩu, các cán bộ công nhân viên của công ty nên thu xếp công việc hợp lý để tham gia các khoá học này.
- Khuyến khích cán bộ trong công ty tham gia các khóa học dài hạn để nâng cao trình độ. Học các lớp ngắn hạn về nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc tế do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy để mở rộng quan hệ được học hỏi lẫn nhau.
3.2.4 Việc áp dụng luật tại Công ty cổ phần May Hưng Yên
Công ty cổ phần May Hưng Yên là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động gia công xuất khẩu là chính, công ty thực hiện việc gia công hàng hoá với các thương nhân nước ngoài. Để xác lập quan hệ làm ăn cả hai bên phải ký kết với nhau một hợp đồng là “hợp đồng gia công”. Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Cùng với sự pháp triển của xã hội, hệ thống pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt trong năm vừa qua Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước được thể hiện
mình, được cọ sát với các doanh nghiệp trên thế giới để từ đó tìm được hướng đi cho mình và giúp mình có kinh nghiệm hơn khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Năm 2005 chúng ta đón nhận hai sự thay đổi lớn đối với các doanh nghiệp, đó là việc ban hành ra hai văn bản luật mới là Luật thương mại 2005 và Bộ Luật dân sự 2005 thay thế cho Luật thương mại 1997 và Bộ Luật dân sự 1995. Khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đã đòi hỏi nhà nước ta phải có những thay đổi về pháp luật cho phù hợp với sự thay đổi này. Lý do thì có nhiều để nói đến sự thay đổi luật mới này nhưng chúng ta có thể thấy một số lý do chính sau:
Luật mới ra giải quyết sự mâu thuẫn chồng chéo của nhiều văn bản quy phạm pháp luật
Khắc phục những bất cập của Luật thương mại 1997
Tạo cơ sở pháp lý kinh tế thị trường
Hội nhập kinh tế quốc tế
Luật thương mại 2005 đã phần nào giúp cho các doanh nghiệp giải quyết được những khúc mắc của mình khi tham gia hoạt động kinh doanh.
Công ty cổ phần May Hưng Yên đã biết cập nhật thông tin để áp dụng mới này đồng thời tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật khác như:
+ Nghị định số 12/2006/NĐ – CP ngày 23/01/2006 Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
+ Công văn 2559/TCHQ – GSQL ngày 13/5/1999 Về việc giải quyết một số vướng mắc trong hàng gia công xuất khẩu.
+ Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 Về việc quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua hàng với nước ngoài.
+ Thông tư 20/2001/TT – BTM ngày 17/08/2001 Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 44/2001/NĐ – CP ngày 02/08/2001 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán.
Mặc dù công ty đã biết chú trọng đến vấn đề pháp luật khi tham gia ký kết các hợp đồng gia công nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập khi tham gia ký kết hợp đồng như:
Chưa tìm hiểu rõ về đối tác của mình do việc cạnh tranh tìm đối tác hiện nay là rất lớn bởi số công ty thành lập tham gia thị trường về hàng dệt may là rất nhiều, để đảm bảo công ty luôn có việc làm nên không tránh khỏi việc không tìm hiểu rõ về đối tác của mình, nguồn thông tin để tìm hiểu còn nhiều hạn chế.
Các điều khoản trong hợp đồng không được quy định rõ ràng nên khi có tranh chấp xảy ra thường bị thiệt hại
KẾT LUẬN
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu của thời đại. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với những tài nguyên sẵn có cả rừng và biển, chúng ta tự hào vì có được nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên nhiên đã ban tặng. Khi mở rộng quan hệ làm ăn buôn bán với nước ngoài, chúng ta cần chịu khó học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn, biết ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để làm giàu đất nước mình, để Việt Nam xứng danh với các cường quốc năm châu. Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, đóng góp vào nền kinh tế chung này phải kể đến đóng góp của ngành dệt may, hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta. Ngoài việc tự sản xuất các mặt hàng may mặc thì ở nước ta còn phát triển loại hình gia công hàng hóa. Chúng ta sản xuất theo mẫu mã của bên đặt gia công và nhận tiền thù lao từ hoạt động gia công hàng hóa này. Trong nội dung của bài viết trên tôi đã trình bày một số vấn đề có liên quan khi tham gia quan hệ ký kết và thực hiện hợp đồng gia công hàng hóa giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, cá nhân của Việt Nam. Với đề tài nghiên cứu về: “Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên”, rất mong sẽ giúp người đọc được hiểu rõ hơn về quan hệ hợp đồng gia công hàng hóa này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để bài viết này được hoàn thành tốt nhất song chắc chắn trong bài viết này còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn để bài viết này được hoàn chỉnh hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Hòa Bình và thầy Nguyễn Anh Tú cùng các cô chú, anh chị tại Công ty cổ phần May Hưng Yên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi để tôi hoàn thành bài viết này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản pháp luật
1. Luật thương mại 2005
2. Luật dân sự 2005
3. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989
4. Nghị định số 63/2001/NĐ – CP ngày 14/9/2001 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế
5. Quyết định 69/2004/QĐ – BTC ngày 24/8/2004. V/v Ban hành quy
định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài.
6. Nghị định 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 Về việc qui định chi
tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua hàng với nước ngoài
7. Nghị định số 12/2006/NĐ – CP ngày 23/01/2006 Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
II. Sách và giáo trình
1. Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Đại học kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội 2005
2. Thạc sĩ luật học: Đặng Văn Được
Hướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mại – Nhà xuất bản lao động & xã hội. Hà Nội 2006
3. Trần Anh Minh – Lê Xuân Thọ - Tìm hiểu Luật kinh tế
Nhà xuất bản từ điển Bách khoa. Hà Nội 2001
4. Giáo trình Luật thương mại Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà
Môc lôc
1.1 Cơ sở lí luận về quan hệ gia công hàng hóa...3
Khái niệm gia công---3
Đặc điểm của hoạt động gia công---6
Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.---6
1.2 Chế độ pháp lý về hợp đồng gia công hàng hóa ...9
Khái niệm về hợp đồng gia công hàng hóa---9
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công hàng hóa---11
Các hình thức gia công hàng hóa cho nước ngoài hiện nay---18
Hợp đồng gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài---21
2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần May Hưng...32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May Hưng Yên. 32 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty---34
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty---35
2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty---39
2.2 Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại công ty cổ phần May Hưng Yên...40
2.2.1 Ký kết hợp đồng gia công---40
2.2.2 Thực hiện hợp đồng gia công.---47
2.2.3 Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công---51
2.2.4 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng gia công và giải quyết các tranh chấp này tại công ty---52
2.3 Đánh giá chung về thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên...53
2.3.1 Những kết quả đạt được---53
2.3.2 Những hạn chế---55
3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước...56
3.1.1 Về thủ tục hải quan---56
3.1.3 Các chính sách khác---61
3.2 Đối với doanh nghiệp...62
3.2.1 Công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường.---62
3.2.2 Công tác đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng---63