Khi nghiên cứu các doanh nghiệp cạnh tranh với công ty thường là các doanh nghiệp lớn có đầu tư chuyên môn hóa cao trong sản xuất các sản phẩm. Cụ thể là:
- Sản phẩm sơ mi có công ty may 10, may Thăng Long… - Sản phẩm quần có công ty may Thăng Long, may 19/5…
- Sản phẩm hàng dệt kim có công ty dệt may Hà Nội, dệt kim Đông Xuân… - Sản phẩm áo Jacket có công ty may 2 Hải Phòng, may Đáp Cầu…
Nhìn chung các đối thủ của công ty đầu là những doanh nghiệp mạnh, có chất lượng tương đương. Tuy nhiên trong những năm qua công ty luôn thu hút được khách hàng cùng hợp tác kinh doanh thông qua các mặt mạnh của mình đó là: có chính sách khách hàng hợp lý, luôn tạo quan hệ mật thiết với các khách hàng, cân đối được năng lực sản xuất với dành năng lực sản xuất cho khách hàng, luôn đáp ứng được mọi yêu cầu về giao hàng cho khách hàng khi họ yêu cầu, sản phẩm luôn giữ vững và ổn định chất lượng. Chính nhờ những điểm mạnh này mà công ty có một thị trường tiêu thụ lâu đời là EU, Mỹ, Nhật Bản và các thị trường khác như: Hàn Quốc, Đài Loan, ĐÔng Âu, Trung Mỹ, Nam Mỹ… Công ty đã kết hợp nhiều hình thức xuác tiến bán hàng:
- Qua Internet/Web
- Qua các hội chợ thời trang và thương mại quốc tế - Qua tiếp xúc trực tiếp khách hàng
- Qua môi giới
Công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là hàng xuất khẩu. Trong khi đó, thị trường nội địa là thị trường lớn, song các năm qua công ty còn bỏ ngỏ
chưa có biện pháp xúc tiến bán hàng, chiến lược kinh doanh cho từng mặt hàng tiêu thụ cụ thể và tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Thời gian tới công ty phải có những bước đi cụ thể nhằm mở rộng thị trường nội địa. Phải tạo ra được sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh, phải xây dựng thương hiệu, tổ chức hệ thống phân phối, cửa hàng đại lý, bán buôn bán lẻ.