Về thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên (Trang 56 - 60)

- Đối với hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc thì đây là một hoạt động kinh doanh có liên quan đến xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh này chịu sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan hải quan và phải thực hiện các qui định của cơ quan hải quan là bắt buộc. Trong thời gian qua nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý vấn đề này, các văn bản như:

+ Luật Hải quan số 29/2001 – QH 10 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 + Nghị định số 101/2001/NĐ – CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.

+ Nghị định số 12/2006/NĐ – CP ngày 23/01/2006 Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

+ Công văn 2559/TCHQ – GSQL ngày 13/5/1999 Về việc giải quyết một số vướng mắc trong hàng gia công xuất khẩu.

+ Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 Về việc quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua hàng với nước ngoài.

+ Thông tư 20/2001/TT – BTM ngày 17/08/2001 Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 44/2001/NĐ – CP ngày 02/08/2001 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán

Như vậy. nhà nước ta đã ban hành được rất nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động về hải quan, trên đây chỉ là một trong số rất nhiều văn bản có liên quan đến hải quan. Doanh nghiệp khi thực hiện cần tìm hiểu rõ những văn bản này, tránh hiểu sai luật dẫn đến thực hiện sai. Khi cán bộ công nhân viên của cơ quan hải quan thực hiện không đúng những quy định của nhà nước quy định thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan cấp trên xem xét, buộc họ phải thực hiện đúng để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Thủ tục hải quan là một dạng của thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết công việc của dân và các tổ chức theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức và cơ quan có công việc cần giải quyết. Hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta còn nhiều yếu điểm. Đó là hệ thống thủ tục:

+ Đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho nhân dân, nhất là đối với những người ít hiểu biết quy định, công việc nhà nước.

+ Nặng nề, nhiều cửa, nhiều cấp trung gian không cần thiết, rườm rà, không rõ ràng.

+ Thiếu thống nhất, tuỳ tiện thay đổi và thiếu công khai

Hệ thống thủ tục hành chính đó gây phiền hà cho các nhân và tổ chức trong việc thực hiện quyền, tự do, lợi ích và công việc chung, gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác với nước ngoài, gây ra tệ cửa quyền, tạo ra tệ giấy tờ trong guồng máy hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho nạn tham nhũng phát triển, làm giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền.

Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính đang là yêu cầu bức xúc của nhân dân, của các tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính nhà nước

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của dân và tổ chức, coi

đó là yêu cầu bức xúc của nhà nước và nhân dân, khâu đột phá của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia. Mục tiêu và yêu cầu của cải cách một bước thủ tục hành chính là phải đạt được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc của dân và tổ chức, cụ thể là: Phải phát hiện và xoá bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức, xây dựng và thực hiện được các thủ tục giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai, vừa tạo thuận tiện cho công dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng ngăn chặn cửa quyền, sách nhiễu và tham nhũng trong công chức nhà nước đồng thời bảo đảm được trách nhiệm quản lý nhà nước, giữ vững kỷ cương, pháp luật.

Trong giai đoạn hiện nay các cơ quan và người có thẩm quyền cần phải xúc tiến các việc sau:

+ Tổ chức việc soát xét các thủ tục hành chính và các khoản phí, lệ phí đang áp dụng từ trung ương đến cơ sở; phân tích, đánh giá và phân loại (loại phải bãi bỏ, loại phải sửa đổi, loại cần được hợp pháp hoá, loại cần dược hợp nhất thành một văn bản, loại cần phải giữ nguyên). Thủ trưởng các đơn vị phải trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo triển khai công việc này.

+ Việc xử lý các thủ tục hành chính đã được phân loại phải được thực hiện đúng thẩm quyền đã quy định trong nghị quyết số 38/CP.

+ Tinh giảm thủ tục hành chính, loại bỏ những khâu xin phép, xét duyệt không cần thiết, giảm phiền hà, tạo thuận tiện cho nhân dân và các nhà kinh doanh đồng thời bảo đảm sự quản lý theo pháp luật của các cơ quan hành chính, góp phần tích cực ngăn chặn và bài trừ tệ cửa quyền, sách nhiễu và các hành vi vi phạm pháp luật

Ví dụ: Nhà nước ta ban hành Nghị định 57/1998/NĐ – CP ngày 31/7/1998 Về việc qui định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia

công và đại lý mua hàng với nước ngoài. Sau đó có hàng loạt các văn bản liên quan đến việc thực hiện văn bản nay như:

• Thông tư 18/1998/TT – BTM ngày 28/08/1998 Hướng dẫn thực hiện nghị

định 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ.

• Thông tư 03/1998/TT – TCHQ ngày 29/08/1998 Hướng dẫn thi hành chương III nghị định 57/1998/NĐ _ CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ

• Công văn 3427/TCHQ – GSQL ngày 02/10/1998 thực hiện nghị định

57/1998/NĐ – CP, …

+ Lập lại trật tự trong việc ban hành thủ tục hành chính và lệ phí, không được tuỳ tiện đặt thêm các thủ tục. Thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính tập trung vào Chính phủ và các Bộ, ngoài ra chính quyền cấp tỉnh được ban hành một số loại thủ tục hành chính mang tính đặc thù của địa phương theo uỷ nhiệm của Chính phủ.

Muốn cải cách thủ tục hành chính cần:

+ Xây dựng quy chế công vụ và quy chế phối hợp giữa các cơ quan, công chức có trách nhiệm giải quyết công việc của dân để thực hiện nguyên tắc “một cửa”, nghĩa là khi người dân có đủ điều kiện pháp luật quy định và đầy đủ hồ sơ, giấy tờ thì việc tiếp nhận và giải quyết chỉ qua một cơ quan, một công chức có trách nhiệm chính

+ Mở rộng thông tin công việc nhà nước đến dân, bảo đảm quyền được thông tin của dân, chú trọng thông tin về thủ tục hành chính theo nguyên tắc thông tin rộng rãi, công khai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng một cơ chế tiếp nhận ý dân, đặc biệt là các đối tượng chính phải chấp hành thủ tục hành chính.

- Đối với các cơ quan hải quan cần:

+ Tập trung xây dựng và kiện toàn một đội ngũ cán bộ công nhân viên hải quan vừa nắm vững nghiệp vụ, ngoại ngữ, pháp luật, tận tụy với công việc.

+ Cần có những thay đổi về vị trí làm việc cho phù hợp và tạo sự thuận lợi khi làm việc như sắp xếp lại các bộ phận đăng ký thủ tục đảm bảo tiếp nhận hồ

sơ, đăng ký tờ khai… phải tạo ra một môi trường làm việc có tính chuyên nghiệp cao.

+ Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin, nó mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Do vậy, các cán bộ công nhân viên hải quan cần cập nhật những công nghệ mới này để giúp cho công việc được thuận lợi hơn, tránh cồng kềnh về việc lưu trữ các giấy tờ.

- Trong các hoạt động của hải quan thì có một nghiệp vụ của hải quan là kiểm hóa hàng để xác định xem lô hàng đó có đúng tên, đúng số lượng, trọng lượng, xuất xứ của các loại nguyên vật liệu hay thành phẩm xuất đi hay nhập hàng về hay không. Đây là một công việc đóng vai trò quan trọng và cần sự trung thực của những cán bộ kiểm hóa hàng, công việc này cũng đòi hỏi nhiều thời gian nên các cơ quan hải quan cần có sự cải tiến cho phù hợp để thực hiện công việc được thuận lợi.

- Ta biết rằng, một hợp đồng khi kết thúc thì các bên phải thực hiện thanh lý, thanh khoản hợp đồng và việc thực hiện này phải có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan thì mới được chấp nhận. Do vậy, cần có sự sắp xếp, thỏa thuận sao cho hợp lý để việc thực hiện thanh lý, thanh khoản hợp đồng được dễ dàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên (Trang 56 - 60)