Trong đời sống xã hội, hợp đồng là một hình thức thiết lập quan hệ. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của hợp đồng đã chứng minh đó là một hình thức pháp lý thích hợp và hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hoá và tiền tệ. Khi nền kinh tế phát triển, xã hôi văn minh thì việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coi trọng và hoàn thiện.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, hợp đồng là một hình thức thiết lập quan hệ Sự xuất hiện, tồn tại
và phát triển của hợp đồng đã chứng minh đó là một hình thức pháp lý thích hợp và hiệu quảtrong việc đảm bảo sự vận động của hàng hoá và tiền tệ Khi nền kinh tế phát triển, xã hôi vănminh thì việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coitrọng và hoàn thiện
Ở nước ta, việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng đã được áp dụng từ lâu, song
nó chỉ được hoàn thiện hơn và phát triển mạnh khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới với nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước Để đáp ứng đòi hỏi kháchquan của nền kinh tế cần một hệ thống pháp luật thống nhất để điều chỉnh quan hệ hợp đồng và
để tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp luật khi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, WTO, ngày14/6/2005 Quốc hội khoá XI đã ban hành Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại có hiệu lực thihành kể từ ngày 1/01/2006 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng Việc ban hành Bộ luật Dân sự 2005
và Luật Thưoơg mại 2005 là cần thiết và quan trọng, đã tiến một bước dài trong việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng
Khi đến thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường, vấn đè ký kết vàthực hiện hợp đồng của Công ty đã thu hút sự quan tâm của em, trong đó hợp đồng mua bánhàng hoá chiếm tới 90% tổng số các loại hợp đồng tại Công ty Hợp đồng mua bán hàng hoá cóvai trò quan trọng đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh Đó là quan hệ trao đổi hợp pháp màtất cả các tổ chức sản xuất, kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển
của chúng Bởi vây, em đã chọn đề tài: "Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - Thực
tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường" để là ꗬ Á 恱Љ1ዸ¿11က111က
Trang 2橢 橢 偱 偱 222222222Љက
㨓 㨓 䪳 㨓 㨓 䪳 䪳 22ê2222222Ű222¤2222¤2222¤22222222¤2 2݈222݈2݈222݈222က222က222က2µ22222ፐ 2 䭴
2賬 22 賬 22 賬 82 က贤 ᇼ 2 鼠 ˤ2廄 222̤ǀ2က က 2 က "2က 22 က 22 က 22 က ௲ 2 က ͬ2 က Ƹ2က 2 ﹕ 22﹕
22 ﹕ 22 ﹕ 22 ﹕ 22 $﹕ 2Ӥɨɨ 2ကL 2ﹹ ѥ222222222က222 2222222222 က Ɗ2က 22 22 22ﹹ 2huyên đềnày sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến hợp đồng mua bán hànghoá trong nước
Bố cục của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành bachương:
Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hoá
Chương II: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại công ty cổ phầncông nghiệp dịch vụ Cao Cường
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoáChuyên đề được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, khoa học của Tiến sĩ NguyễnHợp Toàn cũng như sự giúp đỡ tận tình của các cô chú CB CNV công ty cổ phần công nghiệpdịch vụ Cao Cường Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó
Do năng lực chuyên môn còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sótnhất định về nội dung và hình thức, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô vàcác bạn có quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 3CHƯƠNG I CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1 Quan hệ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, WTO
1.1 Kinh tế thị trường và mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó các yếu tố "đầuvào" và "đầu ra" của sản xuất đều thông qua thị trường Kinh tế hàng hóa là một kiểu tố chứckinh tế- xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường Mục đíchcủa sản xuất trong kinh tế hàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sảnxuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức để thỏa mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầucủa xã hội Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau
về trình độ phát triển Vế cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất
Trong nền kinh tế thị trường nào thì các quy luật kinh tế của sản xuất và lưu thông hànghóa đều được phản ánh và tác động một cách khách quan thông qua cơ chế thị trường Cơ chếthị trường chính là một tổ chức kinh tế , trong đó người sản xuất và người tiêu dùng chịu sự tácđộng chi phối lẫn nhau qua thị trường Thị trường là nơi gặp gỡ của người mua và người bán,của người sản xuất và người tiêu dùng Trong nền kinh tế thị trường người sản xuất không chỉsản xuất cái gì mình có mà phải sản xuất cái gì thị trường cần Cơ chế thị trường hoạt động theocác quy luật của nền kinh tế hàng hóa Đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnhtranh Thông qua các hoạt động trao đổi mua bán, thị trường có vai trò to lớn đối với sự phát
Trang 4triển của nền kinh tế Nó điều tiết sản xuất, điều tiết tiêu dùng Chính "bàn tay vô hình" của thịtrường làm cho cơ cấu sản xuất, cơ cấu hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng về sốlượng và chất lượng Nó xác lập mối quan hệ giữa người bán và người mua trên nguyên tắc cùng
có lợi Thị trường cung cấp thông tin cần thiết cho nhà kinh doanh và tạo yếu tố cạnh tranh làmđộng lực cho sự phát triển sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm
Một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường là tự do trao đổi các sảnphẩm hàng hóa giữa người mua và người bán Người bán bao giờ cũng muốn bán với giá cao,còn người mua bao giờ cũng muốn mua với giá thấp, do đó mà cần có sự thống nhất ý chí, có sựthỏa thuận giữa người bán và người mua thể hiện qua hợp đồng Như vậy, hợp đồng về bản chất
là sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia ký kết theo nguyên tắc tự do, tựnguyện, bình đẳng không trái pháp luật
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của hệ thống các quan hệ hợp đồng, nếu thiếu hợpđồng thì nền kinh tế không thể vận hành được
1.2 Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp trước đây, hợp đồng kinh tế được coi làcông cụ cơ bản đế quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở để các bên kýkết hợp đồng kinh tế, do đó mà khi chỉ tiêu kế hoạch thay đổi, các bên cũng phải thay đổi hợpđồng cho phù hợp Vi phạm hợp đồng là vi phạm kế hoạch Trong điều kiện đó hợp đồng kinh tếchỉ là phương tiện để các đơn vị trao đổi sản phẩm cho nhau một cách hình thức, ghi nhận sựcấp phát vật tư của Nhà nước cho các đơn vị kinh tế và sự giao nộp sản phẩm của các đơn vịkinh tế cho Nhà nước mà thôi Hợp đồng kinh tế "mất đi giá trị đích thực của mình với tư cách làhình thức pháp lý chủ yếu của quan hệ kinh tế"
Trong nền kinh tế thị trường, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận của các chủ thể kinhdoanh theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng Nhà nước chỉ có thể sử dụng pháp luật đểtác động vào các quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia quan
hệ hợp đồng đó và lợi ích chung của toàn xã hội
Hợp đồng là công cụ, là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của chính các chủ thểkinh doanh, làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ có thể thực hiện được nếu người sản xuấtmua được nguyên vật liệu và ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của mình Đồng thời hợpđồng cũng cụ thể hóa, chi tiết hóa kế hoạch sản xuất mua bán, giá cả, thời gian giao hàng Nhưvậy nhu cầu sản xuất kinh doanh là do người kinh doanh quyết định và thỏa thuận với kháchhàng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và thu lợi nhuận
Trang 5Thông qua việc đàm phán ký kết hợp đồng, người sản xuất có thể nắm bắt được nhu cầuthị trường về sản phẩm của mình và kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch sản xuất kinh doanh cóphù hợp với nhu cầu thị trường hay qua quá trình ký kết hợp đồng các doanh nghiệp chủ độngcân nhắc tính toán chênh lệch giữa chi phí và hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh.
Thông qua hợp đồng kinh tế mà Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết các quan hệ kinh tế
xã hội, hướng các quan hệ phát triển trong trật tự pháp luật
Khi hợp đồng được ký kết đúng pháp luật thì đó là căn cứ pháp lý để bảo đảm quyền vàlợi ích hợp pháp của các bên tham gia ký kết và làm cơ sở để cơ quan tài phán giải quyết khi cótranh chấp
2 Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa
2.1 Pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam
2.1.2 Pháp luật về hợp đồng trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung
Sau khi hòa bình lập lại năm 1954, công cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc vớicác thành phần kinh tế còn nhỏ, phát triển chậm, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu lại chịu hậu quảchiến tranh Năm 1956, Nhà nước đã ban hành điều lệ tạm thời số 735/TTg về chế độ hợp đồngđăng ký kinh doanh (đăng trên công báo số 10 ngày 5/5/1956) Đây là một văn bản pháp luậthợp đồng có tên là "hợp đồng kinh doanh" điều chỉnh quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể camkết tự nguyện thực hiện kế hoạch của Nhà nước nhằm phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dântộc, củng cố hậu phương vững chắc làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội
Cơ chế kinh tế thay đổi, kéo ntheo sự thay đổi của pháp luật Ngày 4/1/1960 Thủ tướngChính phủ đã ban hành Nghị định 004/TTg về Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữacác xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước. Điều lệ này quy định một kiểu hợp đồng mới,hợp đồng được ký kết trên cơ sở kế hoạch Nhà nước và nhằm thực hiện kế hoạch Nhà nướcđồng thời thực hiện các nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế Như vậy, trong thời gian nàycác cơ quan Nhà nước, các xí nghiệp đã lập và thực hiện hợp đồng kinh tế không phải xuất phát
từ lợi ích riêng của cơ quan, xí nghiệp mình mà nhằm thực hiện kế hoạch Nhà nước, vì lợi íchcủa Nhà nước Đây là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng kinh tế theo Điều lệ tạm thời vềhợp đồng kinh tế Đặc trưng cơ bản của sự phát triển kinh tế theo kế hoạch tập trung cao
Trang 6Ngày 10/3/1975 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/ CP ban hành Điều lệ
về chế độ hợp đồng kinh tế Đây là bản điều lệ chính thức đầu tiên về chế độ hợp đồng của nước
ta và nó có hiệu lực thi hành đến năm 1989 Để thực hiện hai Nghị định trên Nhà nước đã banhành hàng loạt văn bản hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng kinh tế như: Quyết định số 113-TTgngày 11/9/1965 và chỉ thị 17-TTg ngày 20/01/1967 của Thủ tướng Chính phủ
Từ việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng kinh tế trong cơ chế kế hoạch hóa tập trungchúng ta thấy có nhận xét sau đây :
Một là, pháp luật hợp đồng khi đó là công cụ pháp lý của việc thực hiện kế hoạch Nhànước Do nhà nước được coi là pháp lệnh nên việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế là kỷluật của Nhà nước đối với các đơn vị kinh tế
Hai là, hợp đồng kinh tế là hình thức pháp lý của các quan hệ mang tính chất tổ chức- kếhoạch, còn yếu tố tài sản chỉ là thứ yếu Vì những nội dung chủ yếu mà các bên thỏa thuận tronghợp đồng kinh tế đều đã được xác định trong chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, ý chí của các bên chỉ là
cụ thể hóa ý chí của nhà nước
Ba là,chủ thể của hợp đồng kinh tế chỉ là các đơn vị tổ chức được giao chỉ tiêu kế hoạchcủa nhà nước
2.1.2 Pháp luật về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, WTO
Xuất phát từ quan điểm đòi hỏi phải mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của các đơn vịkinh tế, Đại hội toàn quốc lần th ꗬ Á恱 Љ6ዸ¿66က666က
Trang 7橢 橢 偱 偱 777777777Љက
㨓 㨓 䪳 㨓 㨓 䪳 䪳 77ê7777777Ű777¤7777¤7777¤77777777¤7 7݈777݈7݈777݈777က777က777က7µ77777ፐ 7 䭴
7賬 77 賬 77 賬 87 က贤 ᇼ 7 鼠 ˤ7廄 777̤ǀ7က က 7 က "7က 77 က 77 က 77 က ௲ 7 က ͬ7 က Ƹ7က 7 ﹕ 77﹕
77 ﹕ 77 ﹕ 77 ﹕ 77 $﹕ 7Ӥɨɨ 7ကL 7ﹹ ѥ777777777က777 7777777777 က Ɗ7က 77 77 77ﹹ 7ế mớicoi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng quan trọng, coi trọng việc sử dụngđúng đắn các quan hệ hàng hóa- tiền tệ, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệptrong việc tiếp cận với nhu cầu thị trường khai thác mọi tiềm năng để phát triển sản xuất kinhdoanh, nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch của doanh nghiệp Cơ chế quản lý kinh tế mới đòi hỏiphải rà soát lại tất cả các chính sách, chế độ, trong đó có pháp luật về hợp đồng kinh tế Vì vậyngày 25/9/1989 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và sau đó một loạtcác văn bản như Nghị định số 17/HĐBT , Quyết định số 18/HĐBT ngày 16/01/1990 và nhiềuvăn bản hướng dẫn khác Bộ luật Dân sự do Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 có nhiều điều
về hợp đồng dân sự; Luật Thương mại thông qua ngày 10/5/1997 cũng có những quy định vềhợp đồng trong một số hành vi thương mại , nhưng thực tế của các quan hệ hợp đồng trong kinhdoanh thương mại , Pháp lệnh hợp đồng kinh tế vẫn là căn cứ áp dụng chủ yếu Nội dung cụ thểtrong chế độ pháp lý về hợp đồng quy định trong các văn bản pháp luật nêu trên có nhiều điểmkhông thống nhất
Theo quy luật kinh tế khách quan khi cơ sở kinh tế thay đổi đối với thành tựu to lớn của
sự phát triển kinh tế của các thành phần kinh tế dẫn đến Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã được banhành từ năm 1989 đến nay lộ rõ nhiều bất cập Trong điều kiện đó việc hoàn thiện, đổi mới cácquy định của pháp luật về vấn đề hợp đồng là vấn đề được đặt ra hết sức cấp thiết, có ý nghĩaquan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy hơn nữa giao lưu kinh tế cũng như trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế Do thực tiễn pháp luật hợp đồng không thống nhất , các quy địnhcòn nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, chồng chéo, loại trừ nhau, tạo ra lỗhổng pháp lý khiến cho người áp dụng và các cơ quan tài phán gặp nhiều khó khăn, lúng túngkhi áp dụng văn bản pháp luật về hợp đồng Vì thế ngày 14/6/2005 Bộ luật Dân sự đã đượcQuốc hội khóa XI thông qua, trong đó có chế định về hợp đồng là nền tảng thống nhất và đồng
bộ để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng nói chung, bên cạnh các văn bản pháp luật riêng để điềuchỉnh các quan hệ hợp đồng trong các lĩnh vực cụ thể
Trong lĩnh vực hợp đồng thương mại thì luật hiện hành điều chỉnh đó là Bộ luật Dân sựnăm 2005, Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan Những quy địnhcủa Bộ luật Dân sự về hợp đồng dân sự có tính nguyên tắc, là nội dung cơ bản điều chỉnh các
Trang 8quan hệ hợp đồng nói chung Những văn bản luật chuyên ngành như: Luật Thương mại, LuậtKinh doanh bảo hiểm, Luật Du lịch, Luật Cạnh tranh…là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợpđồng trong lĩnh vực cụ thể Nguyên tắc áp dụng luật là ưu tiên áp dụng các quy định của luậtchuyên ngành trước, những vấn đề không được quy định trong luật chuyên ngành thì áp dụngtheo quy định của Bộ luật Dân sự Kể từ ngày 1/1/2006 khi Bộ luật Dân sự 2005 và LuậtThương mại 2005 có hiệu lực thì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 hết hiệu lực Việc banhành Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 cũng như chấm dứt vai trò của Pháp lệnhHợp đồng kinh tế năm 1989 là cần thiết bởi hiện nay xu thế toàn cầu hóa , hội nhập kinh tế quốc
tế và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi bật của nền kinh tế thế giới Từ đó đòi hỏi mỗiquốc gia hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước mình theo hướng đồng bộ và có sự tương thíchvới luật pháp quốc tế Chính đặc điểm này tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau càng cao giữacác quốc gia và khu vực Các định chế và tổ chức kinh tế- thương mại khu vực và quốc tế đãđược hình thành để phục vụ cho kinh tế quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung và để các nướccùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà không một quốcgia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ Trong xu thế đó đòi hỏi luật pháp Việt Nam cũng phảitheo kịp đời sống kinh tế đang diễn ra hết sức sôi động, linh hoạt Và một đặc điểm của luậtpháp trong giai đoạn hiện nay đó là phải nội luật hóa các điều ước quốc tế làm cho hệ thốngpháp luật trong nước cũng tương thích với luật quốc tế bảo đảm cho hội nhập quốc tế Đặc biệtkhi Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày7/11/2006 và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo yêu cầu của WTO cũng là một trong cácđiều kiện để nước ta có đầy đủ điều kiện để trở thành thành viên chính thức của tổ chức thươngmại toàn cầu này
2.2 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
2.2.1 Hợp đồng thương mại trong nền kinh tế thị trường
Cũng như những chủng loại hợp đồng khác, hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữacác bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý trong những quan hệ kinhdoanh cụ thể
- Trong hợp đồng, yếu tố cơ bản nhất là sự thể hiện ý chí, tức là sự ưng thuận giữa cácbên với nhau Nguyên tắc này là nguyên tắc thỏa thuận và được coi là tiến bộ của kỹ thuật pháp
lý hiện đại
Nguyên tắc thỏa thuận là hệ quả tất yếu của tự do hợp đồng, khi giao kết hợp đồng cácbên được tự do quyết định nội dung của hợp đồng, tự do xây dựng phạm vi nghĩa vụ của các
Trang 9bên Đương nhiên tự do hợp đồng ở tất cả các nước trên thế giới không phải là tự do tuyệt đối
mà là tự do trong khuôn khổ pháp luật Hợp đồng mua bán hàng hóa là giao dịch pháp lý hợppháp, do vậy sự ưng thuận ở đây là lẽ công bằng, hợp pháp Hợp đồng sẽ bị vô hiệu nếu là giaokết dưới tác động của sự lừa dối, cưỡng bức, đe dọa hay mua chuộc
Ý chí chỉ phát sinh nghĩa vụ khi người giao kết hợp đồng có đầy đủ năng lực hành vi đểthành lập hợp đồng Các bên giao kết hợp đồng thông qua người đại diện của mình (có thể làngười đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền) Người đại diện chỉ được giaokết hợp đồng trong phạm vi thẩm quyền của người đại diện Phạm vi thẩm quyền của người đạidiện được quy định bởi pháp luật, điều lệ doanh nghiệp hay văn bản ủy quyền Hợp đồng đượcgiao kết bởi người không có thẩm quyền đại diện thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đốivới cá nhân, tổ chức được đại diện
- Mọi hợp đồng đều phải có đối tượng xác thực Đối tượng của hợp đồng phải được xácđịnh rõ rệt, phải có thể thực hiện được và hợp pháp Nếu đối tượng của hợp đồng là bất hợppháp thì hợp đồng vô hiệu Đó là một nguyên tắc cơ bản của luật hợp đồng được thừa nhậnchung trên thế giới Sau khi hợp đồng được thành lập với đầy đủ các yếu tố thì hợp đồng có hiệulực ràng buộc, các bên bắt buộc phải thực hiện các cam kết trong hợp đồng, mọi sự vi phạm sẽdẫn đến tranh chấp pháp lý mà bên vi phạm sẽ phải gánh chịu Hợp đồng được thành lập hợppháp có hiệu lực ràng buộc đối với cơ quan tài phán được giao thẩm quyền giải quyết tranh chấpkinh tế, xử lý các vi phạm của hợp đồng bằng tòa án hay trọng tài phải căn cứ vào các điềukhoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng
2.2.2 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đềnhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền hay nghĩa vụ củacác bên đó Bộ luật Dân sự 2005 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự một cách khái quátnhư sau: "Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấmdứt các quyền và nghĩa vụ dân sự" (Điều 388)
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng cụ thể, mặt khác hợp đồng mua bánhàng hóa là hình thức pháp lý của hoạt động mua bán hàng hóa Với "mua bán hàng hóa là hành
vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa chongười mua và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏathuận của hai bên" (Khoản 8 điều 3 Luật Thương mại 2005)
Trang 10Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa muốn có hiệu lực được pháp luật bảo vệ thì phảituân theo những quy định của pháp luật về các điều khoản có hiệu lực của hợp đồng.
Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp Thường thì các bên giao kết phải
có đầy đủ năng lực hành vi
Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, tức là nó xuất phát từ ýchí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận của hợp đồng đó
Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội Đối tượng hợpđồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện Bên cạnh đó nội dung củahợp đồng cần cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi.Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là
có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
Thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp vớinhững quy định của pháp luật đối với loại hợp đồng mua bán hàng hóa
Quan điểm trên cho thấy trong điều kiện cơ chế kinh tế mới, Nhà nước có quan niệm mới
về hợp đồng mua bán hàng hóa, quan niệm chuyển từ thương nhân chỉ được làm những gì nhànước cho phép sang được làm những gì nhà nước không cấm, từ đó rút ra những đặc điểm củahợp đồng mua bá ꗬ Á恱 Љ10ዸ¿1010က101010က
Trang 11Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phépmua bán theo quy định của pháp luật Theo quy định hiện hành, đối với hàng hóa thuộc danhmục hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì thương nhân phải thực hiện đầy
đủ quy định hiện hành của pháp luật về kinh doanh các hàng hóa đó
Nội dung của hợp đồng chứa đựng những nội dung cơ bản của một hợp đồng mua bánhàng hóa là: tên hàng, số lượng, quy cách chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm
và thời hạn giao hàng Ngoài ra hợp đồng còn phải thêm những điều kiện để đảm bảo quyền lợicho các bên nếu có tranh chấp xảy ra như nơi giải quyết tranh chấp, phương thức giải quyếttranh chấp Do loại hợp đồng này có đặc điểm là các bên đều nhằm đến mục tiêu lợi nhuận nênđòi hỏi nội dung của hợp đồng phải đầy đủ, rõ ràng, tránh những hiểu lầm dẫn đến tranh chấp
Vì vậy các bên cần chú ý thận trọng soạn thảo nội dung của hợp đồng Chẳng hạn đối với điềukhoản tên hàng, cần kèm theo có mã số và mẫu hàng, đối với điều khoản về số lượng và trọnglượng cần chọn những đơn vị đo lường thống nhất, trường hợp không có đơn vị đo lường thốngnhất thì cần có điều khoản giải thích, đối với điều khoản về thanh toán cần quy định rõ ràngđồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán
Trang 12Về hình thức của hợp đồng Theo quy định tại Luật Thương mại 2005, hợp đồng thươngmại được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Như vậy,hình thức của hợp đồng là rất đa dạng, linh hoạt, tùy trường hợp cụ thể mà các bên thỏa thuận đểchọn hình thức nào cho phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết phù hợp với quyđịnh của pháp luật.
II CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa:
Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực kể từ ngày1/1/2006 (Bộ luật Dân sự 2005); Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005,
có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2006 (Luật Thương mại 2005); và các văn bản pháp luật có liên quan
1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là quá trình thương lượng giữa các bên theo nhữngnguyên tắc và trình tự nhất định để đạt được sự thỏa thuận, qua đó xác lập các quyền và nghĩa vụcủa các bên với nhau trong quan hệ mua bán hàng hóa
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải bảo đảm theo những nguyên tắc được quy địnhtại điều 389 Bộ luật Dân sự 2005 đó là:
-Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
-Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Cùng các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại được quy định từ Điều 10 đếnĐiều 15 của mục 2 chương 1 Luật Thương mại 2005 Đó là:
-Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại (Điều 10)
-Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại (Điều 11)
-Nguyên tắc áp dụng thói quen, tập quán trong hoạt động thương mại (Điều 12 và 13)-Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (Điều 14)
-Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
(Điều 15)Trong các nguyên tắc điều chỉnh chế độ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa sau đây xinđược làm rõ một số nguyên tắc quan trọng sau:
Trang 131.1 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội
Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng cho phép cá nhân, tổ chức được tự do quyết địnhtrong việc giao kết hợp đồng với ai, như thế nào, với nội dung, hình thức nào Hợp đồng phảixuất phát từ ý muốn chủ quan và lợi ích của các chủ thể Tuy nhiên, sự tự do thỏa thuận muốnđược pháp luật bảo vệ khi có sự vi phạm quyền và nghĩa vụ dẫn đến tranh chấp thì phải nằmtrong khuôn khổ của pháp luật, không trái pháp luật và đạo đức xã hội Vì lợi ích của mình, cácchủ thể phải hướng tới việc không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người khác cũng nhưlợi ích của toàn xã hội
1.2 Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Theo nguyên tắc này, các bên tự nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợp đồng phải bảođảm nội dung của các quan hệ đó, thể hiện được sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ trong hợpđồng, bảo đảm lợi ích cho các bên Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân, tổ chức dù thuộcthành phần kinh tế nào, do cấp nào quản lý khi ký kết hợp đồng đều bình đẳng về quyền vànghĩa vụ Khi hợp đồng đã được xác lập thì phải bảo đảm quyền và nghĩa vụ tương xứng giữacác chủ thể, có thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thì mới được hưởng quyền, nếu vi phạm phải bị
xử lý
Sự bình đẳng được đề cập ở đây là sự bình đẳng về mặt pháp lý, sự bình đẳng trước phápluật chứ không phải là sự bình đẳng về mặt kinh tế giữa các chủ thể Dựa trên cơ sở tự nguyệncùng nhau giao kết hợp đồng, nhưng nếu giữa các bên không có thiện chí, thiếu sự hợp tác chặtchẽ với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thì việc xác lập hợp đồng này cũng không mang lạilợi ích tối đa cho các bên trong quan hệ hợp đồng Thêm vào đó, trong giao kết hợp đồng cácbên phải thể hiện sự trung thực, ngay thẳng thì mới có thể trở thành đối tác lâu dài của nhautrong các quan hệ thương mại đặc biệt là trong quan hệ mua bán hàng hóa
1.3 Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.
Theo nguyên tắc này trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng cácđiều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lýtương đương văn bản (thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằngphương tiện điện tử)
2 Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo quy định của Luật Thương mại 2005 chủ thể của hợp đồng phải là thương nhân hoạtđộng thương mại, tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại
Trang 14Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mụch đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mụch đích sinh lợi khác.
Có thể phân chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa thành các loại sau:
2.1 Chủ thể là thương nhân
Để xác định một thỏa thuận có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa hay không thì việctrước tiên là phải xác định một bên trong quan hệ đồng đó có phải là thương nhân hay không,sau đó mới xem xét đến đối tượng của hợp đồng Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế đượcthành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
ký kinh doanh
Luật Thương mại 2005 cũng thừa nhận thương nhân thực tế bằng việc không đặt điềukiện đăng ký kinh doanh là một trong những điều kiện bắt buộc để được công nhận là thươngnhân Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của thương nhân nhưng đối với trường hợp chưa đăng kýkinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về mọi hoạt động của mình Quy địnhnày đã giải quyết những vấn đề đã đặt ra trong thực tế là người không đăng ký kinh doanhnhưng có hành vi kinh doanh thì có được coi là thương nhân không Nhưng quy định này lại cóphần không rõ ràng vì nó không giới hạn trách nhiệm của thương nhân trong phạm vi hoạt độngthương mại Vì vậy, một tổ chức, cá nhân trước khi đăng ký kinh doanh tiến hành các hành vikhông nhằm mụch đích sinh lợi có thể vẫn phải chịu trách nhiệm như thương nhân
2.1.1 Thương nhân là cá nhân.
Để được công nhận là thương nhân thì một cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ theo quy định của pháp luật và hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên nhưmột nghề nghiệp Cá nhân cũng có thể trở thành thương nhân ngay cả khi hoạt động thương mạimột cách độc lập thường xuyên như một nghề mà chưa đăng ký kinh doanh
Trong lĩnh vực hoạt động thương mại, do thương nhân phải chịu trách nhiệm đầy đủ vềhành vi thương mại của mình, vì vậy những người sau đây không được công nhận là thươngnhân:
- Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự,người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hính sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù;
Trang 15- Người đang trong thời gian bị tòa án cướp quyền hành nghề vì các tội buôn lậu, đầu cơ,buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng hóa, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dốikhách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2 Thương nhân là tổ chức
Trong ꗬ Á恱 Љ15ዸ¿1515က151515က
Trang 16- Được thành lập hợp pháp;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Song không phải tất cả các tổ chức được coi là pháp nhân đều có thể trở thành thươngnhân mà chỉ có những pháp nhân nào là tổ chức kinh tế được thành lập để hoạt động thương mạimới trở thành thương nhân Pháp nhân là tổ chức kinh tế bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Hợp tác xã
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Các tổ chức kinh tế khác có đủ các điều kiện theo quy định là pháp nhân
2.2 Chủ thể không phải là thương nhân
Nếu căn cứ vào mục đích sinh lợi, thì trong rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân khôngphải là thương nhân cũng được coi là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, khi họ giao kếthợp đồng với thương nhân Nghĩa là, một bên của hợp đồng là cá nhân, tổ chức hoạt độngthương mại độc lập và thường xuyên, còn bên kia là chủ thể không cần các điều kiện nói trên.Khác với bên là thương nhân, bên không phải là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đủ nănglực hành vi để tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định củapháp luật Đó có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách
Trang 17pháp nhân, cũng có thể là hộ gia đình, tổ hợp tác và không hoạt động thương mại độc lập thườngxuyên như một nghề.
3 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá là phương tiện để ghi nhận nội dung mà cácchủ thể đã cam kết thỏa thuận với nhau Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thì tùy thuộc vàotính chất của từng loại hợp đồng, tùy thuộc vào nội dung, tùy thuộc vào lòng tin lẫn nhau củacác bên giao kết mà họ có thể lựa chọn hình thức nào cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể
Điều 24 Luật Thương mai 2005 quy định "hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóađược thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với cácloại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập bằng văn bản thì phải tuântheo các quy định đó" Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005 cũng quy định "hình thức
có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thứckhác theo quy định của pháp luật"
Như vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật đã quy định buộc phải giao kết bằng hìnhthức văn bản thì các bên phải tuân theo quy định đó Còn lại thì các bên có thể lựa chọn mộttrong những hình thức sau đây để giao kết:
- Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thể: Là sự thỏa thuận bằng việc thực hiện một hành
vi nào đó;
- Hình thức miệng (bằng lời nói): Hình thức này được áp dụng trong trường hợp hợpđồng thỏa thuận thực hiện một công việc cụ thể hoặc giá trị của hợp đồng là không lớn, các bêntin tưởng lẫn nhau Cho nên các bên giao kết chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơbản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau;
- Hình thức bằng văn bản (viết): Các bên giao kết hợp đồng cam kết thỏa thuận về quyền
và nghĩa vụ hợp đồng bằng văn bản Trong văn bản đó, các bên phải ghi rõ nội dung cơ bản màcác bên đã cam kết với nhau và người đại diện của các bên phải ký tên vào văn bản Thông điệp
dữ liệu thông qua các phương tiện điện tử cũng được coi là hình thức văn bản Nếu xảy ra tranhchấp, hợp đồng được nký kết bằng hình thức văn bản là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của các bên có cơ sở chắc chắn hơn là bằng hình thức lời nói Đôi khi đối tượngcủa hợp đồng có giá trị lớn, phức tạp, dễ dẫn đến tranh chấp trong quan hệ giao kết thì các bên
có thể lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước, hoặc của Ủy bannhân dân cấp có thẩm quyền nếu nơi đó không có công chứng Hợp đồng được giao kết bằnghình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất Vì vậy mà có những quan hệ hợp đồng mà pháp luật
Trang 18không yêu cầu phải giao kết hợp đồng bằng hình thức này nhưng để có căn cứ chắc chắn, cácbên nên chọn hình thức văn bản để giao kết hợp đồng.
4 Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợpđồng thỏa thuận xác lập nên sau khi đã tự do bàn bạc, thương lượng Nội dung của hợp đồng xácđịnh rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, quyết định tính khả thi của hợp đồng cũng như hiệu lựcpháp lý của hợp đồng Các bên khi thỏa thuận về nội dung của hợp đồng phải bảo đảm là nhữngnội dung hợp pháp với các điều khoản rõ ràng, cụ thể, có tính hiện thực cao
Luật Thương mại 2005 đã không quy định về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa.Trên cơ sở xác lập mối quan hệ với Bộ luật Dân sự, khi xem xét vấn đề nội dung của hợp đồngmua bán hàng hóa chúng ta có thể dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự Theo đó, trong hợpđồng mua bán hàng hóa các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng
- Số lượng, chất lượng
- Giá, phương thức thanh toán
- Quyền, nghĩa vụ của các bên
4.1 Điều khoản chủ yếu
Các điều khoản chủ yếu nêu lên những quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên, làm cơ sởcho việc thực hiện mà nếu thiếu nó thì quan hệ hợp đồng chưa được coi là đã xác lập Có nhữngđiều khoản luôn được coi là điều khoản chủ yếu vì không có nó không thể nói là đã hình thànhhợp đồng Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá thì điều khoản về đối tượng luôn là điều khoảnchủ yếu Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa " Hàng hóa bao gồm: Tất cảcác loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai"(Điều 3 Khoản 2 Luật Thương mại 2005) Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng phải tuân theoquy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và Nghị định số 89/2006 NĐ-CP Điều khoản chủyếu cũng có thể là đối tượng, chất lượng, số lượng, giá cả, địa điểm khi các bên thấy cần phảithỏa thuận trong giao kết hợp đồng
Trang 194.2 Điều khoản thường lệ
Là điều khoản đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật Dù các điềukhoản này không được ghi vào hợp đồng nhưng các bên mặc nhiên thừa nhận và phải thực hiệnđúng như pháp luật quy định Ví dụ theo điều 35 Luật Thương mại 2005 về địa điểm giao hàngtrong hợp đồng mua bán hàng hóa, "các bên có thể tự thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thìđịa điểm giao hàng được xác định như sau: Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thìbên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó " Như vậy, để giảm bớt những công việc khôngcần thiết trong giao kết hợp đồng cũng như nếu có tranh chấp xảy ra mặc dù các bên không ghivào văn bản hợp đồng thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định mức độ thực hiệnquyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, từ đó xác định rõ trách nhiệm khi vi phạm hợpđồng
4.3 Điều khoản tùy nghi
Là những điều khoản được đưa vào hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên căn cứ vàokhả năng, nhu cầu của các bên để xác định thêm một số điều khoản khác Trong khuôn khổ phápluật, các bên có quyền lựa chọn và thỏa thuận về những hành vi cụ thể Điều đó nhằm làm chonội dung hợp đồng được rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiện cho việc thực hiện hợp đồng nhanh chóng,tránh sự hiểu lầm trong quan hệ hợp đồng Ví dụ thỏa thuận về giám định hàng hóa, kiểm dịch,hòa giải, trọng tài để giải quyết tranh chấp Từ vai trò này của điều khoản tùy nghi mà các bên
có quyền tự lựa chọn và tự nguyện thỏa thuận với nhau sao cho việc thực hiện nghĩa vụ tronghợp đồng mua bán hàng hóa thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia
5 Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được ký kết bằng phương thức trực tiếp hoặc phươngthức gián tiếp
Ký kết bằng phương thức trực tiếp: Người đại diện có thẩm quyền của các bên trực tiếpgặp nhau, cùng bàn bạc, thương lượng và thỏa thuận thống nhất về các nội dung của hợp đồng
và cùng ký tên vào văn bản hợp đồng Hợp đồng được xác lập và phát sinh hiệu lực pháp lý từthời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng
Ký kết bằng phương thức gián tiếp: Các bên không trực tiếp gặp nhau để bàn bạc thảoluận mà trao đổi qua các tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn đặt hàng, đơn chào hàng,thông điệp dữ liệu điện tử trong đó ghi rõ nội dung công việc cần giao dịch Trình tự ký kếthợp đồng theo phương thức này bao gồm hai giai đoạn : chào hàng và chấp nhận chào hàng
Trang 205.1 Chào hàng
Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong một thời hạn nhấtđịnh, được chuyển cho một người hay nhiều người đã xác định Ở giai đoạn này, một bên đưa ralời chào hàng, tùy theo nội dung có thể là lời chào bán hoặc chào mua hàng, đồng thời đưa ramột thời hạn để bên kia xem xét quyết định lập hợp đồng Luật Thương mại 2005 không quyđịnh hình thức bắt buộc của chào hàng nói chung song để chuyển tải được đầy đủ những nộidung cần thiết và tránh hiểu lầm thì hình thức văn bản là cần thiết Tuy nhiên, hình thức văn bảnkhông phải là điều kiện bắt buộc để chào hàng có hiệu lực
Bên chào hàng có trách nhiệm đối với lời chào hàng của mình trong thời hạn đã đưa ratrong lời chào hàng Nếu bên nhận được chào hàng có những đề nghị thay đổi nội dung chủ yếucủa chào hàng thì hành vi đó được coi là từ chối chào hàng và hình thành một chào hàng mới.Nếu bên được chào hàng chỉ thay đổi những nội dung không chủ yếu thì chào hàng được coi là
đã được chấp nhận, trừ trường hợp người chào hàng ngay lập tức từ chối những thay đổi đó
Chào hàng hết hiệu lực khi hết thời hạn chấp nhận quy định trong chào hàng đã hết hoặc
bị từ chối Chào hàng cũng có thể bị coi là bị từ chối nếu chào hàng này không được chấp nhậnmột cách vô điều kiện mà bị bên nhận được chào hàng đưa ra những yêu cầu mới Về mặt thực
tế, chào hàng đương nhiên bị coi là hết hiệu lực nếu bên chào hàng, vì một nguyên nhân nào đó
mà ngay khi chưa hết thời hạn chấp nhận chào hàng quy định, đã không tham gia kinh doanhnữa Đó có thể là trường hợp bên chào hàng bị giải thể, bị phá sản, bị thu hồi giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh
5.2 Chấp nhận chào hàng
Là thông báo của bên được chào hàng chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn
bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng Như vậy, chấp nhận chào hàng phải là chấp nhận vôđiều kiện Trường hợp bên được chào hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung một trong những nội dungchủ yếu của chào hàng thì hành vi đó được coi là từ chối chào hàng và hình thành một chào mới.Chào hàng chỉ được coi là được chấp nhận nếu người được chào hàng chấp nhận toàn bộ mọisửa đổi, bổ sung do người chào hàng đưa ra
Luật Thương mại không quy định hình thức chấp nhận chào hàng Vì vậy, chấp nhậnchào hàng có thể được thực hiện dưới mọi hình thức để người chào hàng hiểu là chào hàng đãđược chấp nhận một cách vô điều kiện Đó có thể là lời nói hoặc một hành vi cụ thể biểu thị sựđồng ý với toàn bộ chào hàng Im lặng hoặc không hành động không được coi là đồng ý vớichào hàng Tuy Luật Thương mại không quy định hình thức chấp nhận chào hàng, nhưng để
Trang 21tránh những hiểu lầm dẫn đến tranh chấp, chấp nhận chào hàng nên được thể hiện dưới hìnhthức văn bản Bên nhận được chào hàng trả lời cho bên chào hàng trong thời hạn quy định bằngmột thông báo chấp nhận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng Thời hạn chấp nhậnchào hàng được tính từ thời điểm chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng đến hếtthời hạn chấp nhận chào hàng được ghi trong chào hàng Trong trường hợp thời hạn chấp nhậnchào hàng không được xác định rõ trong chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàngđược luật quy định là ba mươi ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chàohàng Thời điểm chấp nhận là thời điểm bản thông báo chấp nhận được chuyển đi cho bên chàohàng Đây cũng là thời điểm bắt đầu trách nhiệm của bên chấp nhận chào hàng Trong trườnghợp bên được chào hàng chấp nhận chào hàng sau khi hết thời hạn chấp nhận chào hàng quyđịnh thì chấp nhận đó không có hiệu lực, trừ trường hợp bên chào hàng thông báo ngay cho bênđược chào hàng về việc mình chấp nhận dù quá hạn.
* Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là đã ký kết kể từ thời điểm các bên có mặt ký vàohợp đồng Trong trường hợp các bên không cùng có mặt để ký vào hợp đồng, hợp đồng được coi
là đã ký kết kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện
đã ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng Sau khi hợp đồng muabán hàng hóa được ký kết, chỉ bản hợp đồng này có giá trị bắt buộc đối với các bên hợp đồng,mọi thư từ giao dịch và đàm phán trước đó về hợp đồng đều hết hiệu lực, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác
* Những vấn đề khác trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
- Giao kết hợp đồng theo mẫu: Các bên có thể thỏa thuận giao kết hợp đồng theo mẫu làhợp đồng được một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý
- Phụ lục hợp đồng: Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục hợp đồng để quy định mộtcách cụ thể, chi tiết một số điều khoản của hợp đồng mà các bên phải làm rõ khi thực hiện hợpđồng để các bên không thể hiểu mập mờ, mâu thuẫn về các cam kết trong hợp đồng
- Giải thích hợp đồng: Phải dựa trên những quy định của pháp luật nhằm bảo đảm hợpđồng là ý chí chung và thể hiện lợi ích của tất cả các bên Nguyên tắc của việc giải thích hợpđồng được quy định riêng cho từng trường hợp: hợp đồng có điều khoản không rõ ràng, khi mộtđiều khoản của hợp đồng có thể hiểu theo nhiều nghĩa, hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theonhiều nghĩa khác nhau, khi có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu, hợp đồng thiếu một số điều
Trang 22khoản, ngôn từ sử dụng trong hợp đồng mâu thuẫn với ý chí chung và khi bên mạnh thế đưa vàohợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế (Điều 409 Bộ luật Dân sự 2005).
III.THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1 Nguyêh tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo Điều 412 Bộ luật Dân sự 2005, các bên phải tuân thủ một số nguyên tắc trong quátrình thực hiện hợp đồng đó là:
1.1 Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng
Điều đó có nghĩa là các bên phải thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, đúng sốlượng và chất lượng, đúng chủng loại, đúng thời hạn, đúng phương thức đã xây dựng trong hợpđồng hoặc do pháp luật đã quy định Nếu không thực hiện đúng, vi phạm nghĩa vụ đã được ghinhận trong nội dung của hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Mà cụ thể làthực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng
Các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được LuậtThương mại 2005 quy định chi tiết trên cơ sở kế thừa những quy định về mua bán hàng hóatrong Luật Thương mại 1997, tham khảo công ước Viên 1980 và các tập quán, thông lệ quốc tế
về mua bán hàng hóa để xây dựng được quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp vớiđiều kiện thực tế của Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy địnhtại Mục 2 Mhương 2 của Luật Thương mại 2005 như sau:
1.1.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bán
Bên bán phải giao hàng hóa phù hợp với quy định của hợp đồng về số lượng, chất lượng,cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng Điều 35 Luật Thương mạiquy định bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng.Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặckhông nhận nếu các bên không có thỏa thuận khác (Điều 38)
Nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa được quy định tại Điều 42 Luật Thươngmại 2005 Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng
từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua vào thời hạn, tại địa điểm và bằng hình thức đã thỏathuận
Một trong những nghĩa vụ của bên bán là phải kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khuyết điểm của hàng hóa mà bên mua hoặc đại diện
Trang 23của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hóa không thể phát hiện được trong quátrình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán biết hoặc không thể không biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua (Khoản 5 Điều 44 Luật Thương mại 2005).
Bên bán còn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa Theo đó bên bán phảibảo đảm: (1) quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bênthứ ba; (2) hàng hóa đó phải hợp pháp; (3) việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp
Ngoài ra, bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 46 LuậtThương mại 2005) Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu tráchnhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn bảo hành đã thỏa thuận và phải chịu cácchi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 49 Luật Thương mại 2005)
1.1.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua
Điều 50 và 55 Luật Thương mại 2005 quy định bên mua có nghĩa vụ:
- Thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận
- Tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đãthỏa thuận và theo quy định của pháp luật
- Thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quanđến hàng hóa; bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát,
hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hưhỏng do lỗi của bên bán gây ra
Ngoài ra, bên mua mất quyền sở hữu đối với hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ đối với hànghóa nếu bên mua không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hànghóa được giao sau khi bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên bánbiết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba (Điều 45 và 46 Khoản 1 Luật Thương mại 2005)
Bên mua cũng có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng trong các trường hợp: (1) Bênmua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán; (2) Bênmua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm nhừngthanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết; (3) Bên mua có bằng chứng về việcbên bán đã giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán chođến khi bên bán khắc phục được sự không phù hợp đó
Trang 241.2 Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau
Nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi giao kết hợp đồng cho đến khi thực hiện hợp đồngcác bên phải kịp thời thông báo cho nhau về tình trạng, đặc tính của đối tượng, bao gồm cả khókhăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng Nếu một bên vì lợi ích của mình mà chegiấu khuyết tật của vật là đối tượng của hợp đồng, gây ra thiệt hại cho bên đối tác thì phải bồithường thiệt hại Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên luôn thông tin cho nhau về tiến độthực hiện hợp đồng Đó chính là biểu hiện sự hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, luôn quantâm đến lợi ích của cả hai bên giao kết hợp đồng Có như vậy mới tạo ra lòng tin đối với nhau đểtrở thành đối tác lâu dài của nhau Muốn vậy, khi thực hiện hợp đồng không được ỷ lại, vin vàocác khó khăn khách quan mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồng đã giao kếthoặc chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà thờ ơ, không chú ý đến lợi ích của bên cùng giao kết hợpđồng Ngoài ra, nguyên tắc này còn đòi hỏi các bên phải tìm mọi biện pháp cần thiết để ngănchặn bớt thiệt hại có thể xảy ra cho nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng
1.3 Thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác
Về nguyên tắc này, khi các bên ký kết, thực hiện hợp đồng vì lợi ích của mình nhưng phảihướng tới lợi ích công cộng, lợi ích của toàn xã hội, lợi ích của nhà nước Có như vậy thì trật tựpháp luật nói chung mới được giữ vững, thực hiện được nghĩa vụ của công dân đối với nhànước Qua đó quyền, lợi ích hợp pháp của các bên được bảo vệ, không làm ảnh hưởng đến lợiích hợp pháp của người khác
2 Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Để ràng buộc và tăng cường trách nhiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng,các bên có thể thỏa thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ được pháp luậtquy định Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được điều 318 Bộ luật Dân sự quyđịnh bao gồm: Cầm cố tài sản, Thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.Trong hợp đồng mua bán hàng hoá các bên có thể thoả thuận để áp dụng các biện pháp để bảođảm thực hiện hợp đồng như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ và bảolãnh
2.1 Cầm cố tài sản
Là việc một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ (Điều 326 Bộ luật Dân sự 2005) Về hình thức, việc cầm cố tài sản phải được lập thành
Trang 25văn bản (có thể là văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính) Trong đó ghi rõ đối tượng, giátrị tài sản, thời hạn cầm cố và phương thức xử lý tài sản cầm cố.
Tài sản cầm cố có thể bị khấu trừ phần nghĩa vụ chưa thực hiện, được giao cho bên nhậncầm cố cầm trước một tài sản của bên cầm cố để bảo đảm cho quyền lợi của mình Các bêntrong quan hệ cầm cố có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác, nhưng phải thỏa mãn cácyêu cầu về năng lực chủ thể
Khi người có nghĩa vụ giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho người có quyền, từ thờiđiểm đó họ bị hạn chế một số quyền năng đối với tài sản của mình Phải báo cho bên nhận cầm
cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, đồng thời thanh toán cho bên nhận cầm cốnhững chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố Nhưng chỉ được bán tài sản cầm cố,thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu được bên nhận đồng ý, hoặc có thể nhận lại tàisản khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt
Trong thời gian văn bản cầm cố có hiệu lực, người nhận cầm cố tài sản có nghĩa vụ bảođảm nguyên giá trị của tài sản cầm cố, không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho ngườikhác cũng như không đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác hoặc không đượckhai thác công dụng tài sản cầm cố, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu bên cầm cốkhông đồng ý
2.2 Thế chấp tài sản
Là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ đối với bên kia (bên nhận thế chấp) Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, khôngchuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp trừ trường hợp các bên có thỏa thuận giao chongười thứ ba giữ tài sản thế chấp (Điều 342 Bộ luật Dân sự 2005 )
Tài sản thế chấp có thể là toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ đó cũngthuộc tài sản thế chấp Nếu chỉ thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụthuộc tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
Hình thức thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riênghoặc ghi trong hợp đồng chính Trong trường hợp có quy định thì văn bản thế chấp phải đượcchứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyềnhoặc việc thế chấp phải được đăng ký nếu tài sản thế chấp có đăng ký quyền sở hữu
Trong thời hạn văn bản thế chấp có hiệu lực, bên thế chấp tài sản phải có nghĩa vụ bảoquản, giữ gìn tài sản thế chấp hoặc phải có nghĩa vụ giữ nguyên giá trị của tài sản thế chấp cũngnhư không được chuyển dịch quyền sở hữu hoặc tự động giao tài sản thế chấp cho người khác
Trang 26Đồng thời phải thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sảnthế chấp nếu có Nếu bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấpphải hoàn trả lại cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp.
2.3 Đặt cọc
Là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật cógiá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng Khitiến hành đặt cọc phải được lập thành văn bản ghi rõ đối tượng, giá trị bằng tiền hoặc bằng tàisản đặt cọc, thời hạn đặt cọc (Điều 358 Bộ luật Dân sự 2005)
Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại chobên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền Nếu bên đặt cọc không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng thì hoặc tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọchoặc tài sản đặt cọc bị khấu trừ một khoản tiền tương đương để thực hiện nghĩa vụ đó, trừtrường hợp có thỏa thuận khác
2.4 Ký cược
Là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khíquý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản ký cược) trong thời hạn để bảo đảm việc trả lại tàisản thuê (Điều 359 Bộ luật Dân sự 2005) Khi bên đi thuê đã trả lại tài sản thì họ được nhận lạitài sản ký cược, sau khi trừ tiền thuê Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê, thì bên cho thuê cóquyền đòi lại tài sản thuê, nếu tài sản thuê không còn thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê
2.6 Bảo lãnh
Là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽthực hiện nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉphải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình(Điều 361 Bộ luật Dân sự 2005)
Trang 27Hình thức bảo lãnh bằng văn bản, có thể lập thành văn bản riêng, nếu trong trường hợppháp luật quy định thì phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủyban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc là ghi vào hợp đồng chính.
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảolãnh
Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi, tiền nợ gốc, tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hạitrừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình
để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ Đối với một nghĩa vụ có thể có nhiều người cùng bảo lãnh thì phải liênđới thực hiện nghĩa vụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định bảo lãnh theocác phần độc lập hoặc bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người liên đới phảithực hiện toàn bộ nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự được Bộ luật Dân sự 2005 quy địnhrất đầy đủ và chi tiết, bởi vậy trong Luật Thương mại 2005 không quy định lại nữa Khi các bêncần chọn biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa thì có thể áp dụng cácbiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 đã đượctrình bày ở trên
3 Chế độ sửa đổi, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa
3.1 Sửa đổi hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng đã được giao kết và có hiệu lực pháp lý nhưng do điều kiện, hoàn cảnh cụ thểcủa mỗi bên mà các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác Khi tiến hành sửa đổi hợp đồng mua bán hàng hóa các bên phải giải quyết hậu quảcủa việc sửa đổi đó Nó có thể là:
- Chi phí đã bỏ ra để thực hiện một phần công việc trước khi sửa đổi mà bên thực hiệnkhông thu hồi được;
- Chi phí để chuẩn bị cho việc thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng, mặc dù đã tận dụng,thanh lý nhưng chưa đủ bù đắp giá trị ban đầu của nó;
- Tiền bồi thường thiệt hại đã phải trả do sửa đổi hợp đồng
Hình thức ghi nhận việc sửa đổi phải phù hợp với hình thức hợp đồng đã giao kết Theokhoản 2 điều 423 Bộ luật Dân sự 2005:" Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản,được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân
Trang 28theo hình thức đó" Đối với các hợp đồng khác thì việc sửa đổi hợp đồng được ghi nhận bằnghình thức nào là do các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau.
Trang 293.2 Chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa
3.2.1 Chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa
Xuất phát từ lợi ích của mình mà các bên tham gia giao kết hợp đồng, xác lập quyền vànghĩa vụ trong hợp đồng Hợp đồng đã có hiệu lực nhưng khi tiến hành thực hiện nghĩa vụ thìcác bên mới nhận thức được rằng họ cần phải chấm dứt hợp đồng vì việc tiếp tục thực hiện hợpđồng không mang lại lợi ích hợp lý cho một bên hoặc cả hai bên như họ kỳ vọng khi giao kếthợp đồng Chính vì thế, trong điều 424 Bộ luật Dân sự 2005 đã nêu ra các trường hợp chấm dứthợp đồng như sau:
- Hợp đồng chấm dứt khi hợp đồng đã hoàn thành: Toàn bộ nội dung của hợp đồng đượccác bên thực hiện, thông qua đó các bên tham gia hợp đồng đáp ứng được quyền của mình thìhợp đồng được coi là hoàn thành và không có lý do để hợp đồng tồn tại nữa;
- Hợp đồng được chấm dứt theo thỏa thuận của các bên: Trong trường hợp bên nghĩa vụ gặp khó khăn không có khả năng để thực hiện hợp đồng hoặc nếu hợp đồng đó được thực hiện
sẽ gây ra tổn thất về vật chất cho một hoặc cả hai, thì các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
- Hợp đồng chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt, vì việc thực hiện hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;
- Hợp đồng chấm dứt khi bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
- Hợp đồng chấm dứt khi hợp đồng không thể thực hện được do đối tượng của hợp đồngkhông còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định
3.2.2 Hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa
Một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồithường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng mà việc vi phạm đó là điều kiện hủy bỏ mà cácbên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
Hủy hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng Hủy bỏtoàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối vớitoàn bộ hợp đồng Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc hủy bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợpđồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực Việc hủy bỏ hợp đồng được áp dụngtrong các trường hợp sau: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy
bỏ hợp đồng; một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là
Trang 30sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạtđược mụch đích của việc giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp có thỏa thuận về giao hàng từng phần, nếu một bên không thực hiệnnghĩa vụ của mình trong việc giao hàng và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lầngiao hàng đó thì bên kia có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng đó Trườnghợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng là cơ sở để bên kia kết luậnrằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng sau đó thì bên bị vi phạm có quyềntuyên bố hủy bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng sau đó, với điều kiện là bên đó phải thựchiện quyền này trong thời gian hợp lý Trường hợp một bên đã tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đốivới một lần giao hàng thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đối với những lần giaohàng đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫnđến việc hàng hóa đã giao không được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vàothời điểm giao kết hợp đồng
Trừ trường hợp nêu trên, sau khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thờiđiểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng,trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng về giải quyết tranh chấp Cácbên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu cácbên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợpkhông thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền Bên bị
vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định
3.2.3 Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc một bên không tiếp tục thực hiện những nghĩa vụphát sinh theo hợp đồng khi có những điều kiện nhất định theo thỏa thuận hoặc theo quy địnhcủa pháp luật Đơn phương chấm dứt hợp đồng là đình chỉ thực hiện hợp đồng (điều 310 LuậtThương mại 2005) Về thực chất hai cách gọi này tuy khác nhau nhưng có nội dung giống nhau.Một bên trong hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên đãthỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứtthực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau: Xảy ra hành vi vi phạm màcác bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợpđồng, trừ trường hợp miễm trách
Bên đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kiabiết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng Trong trường hợp không thông báo
Trang 31ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồngphải bồi thường thiệt hại.
Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhậnđược thông báo đình chỉ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận trong hợpđồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng về giải quyết tranh chấp.Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếucác bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợpkhông thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền Bên bị
vi phạm có quyền đòi bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Thương mại 2005
4 Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa
vô hiệu
4.1 Quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu
Theo Điều 410 và 411 Bộ luật Dân sự 2005 quy định những trường hợp hợp đồng trongkinh doanh vô hiệu khi vi phạm một trong những điều kiện sau:
- Những người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự (là khả năng của cánhân mà bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự);
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không tráiđạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
- Phải tuân theo hình thức giao dịch nếu luật có quy định;
- Giao dịch dân sự do giả tạo Đó là khi các bên giao dịch một cách giả tạo nhằm che giấumột giao dich khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừtrường hợp việc giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của pháp luật Đồng thời hợp đồng ấycũng vô hiệu, nếu việc giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba;
- Giao dich dân sự do bị nhầm lẫn Tình hình này xảy ra do một bên có lỗi vô ý làm chobên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyềnyêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa;
- Giao dich dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được Thực tế này phátsinh ngay từ khi ký kết hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan(thiên tai, hỏa hoạn…)
Trang 32- Khi hợp đồng chính vô hiệu thì sẽ có hệ quả là chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợpcác bên trong hợp đồng có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính Quy địnhnày không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
4.2 Xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu
Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệunhư sau: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của các bên kể từ thời điểm xác lập Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lạitình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vậtthì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thutheo quy định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường
Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng
có đối tượng không thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giaokết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biếthợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được
IV TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNGMUA BÁN HÀNG HÓA
1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1 Khái niệm
Theo khoản 1 Điều 302 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Bên có nghĩa vụ mà không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên cóquyền"
Khi hợp đồng đã giao kết thì các nghĩa vụ được xác lập, các bên phải thực hiện đầy đủcác nghĩa vụ đó Nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm do viphạm hợp đồng Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự Hành vi viphạm nghĩa vụ bao gồm: không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà họ
đã cam kết trong hợp đồng Điều đó tất yếu dẫn đến kết quả là bên vi phạm phải gánh chịunhững hậu quả bất lợi mà pháp luật quy định phù hợp, tương xứng với những hành vi vi phạmđó
Trang 33Như vậy có thể hiểu trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là một chế tài đối với bên
vi phạm, bảo đảm đền bù thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm, đồngthời giữ vững, ổn định các quan hệ pháp luật, góp phần phòng ngừa và giáo dục chung
1.2 Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng nên nó có những đặc điểm chung sau: được áp dụng chỉ khi có vi phạm phápluật và chỉ đối với chủ thể có hành vi đó; là biện pháp cưỡng chế của nhà nước đối với hành vi
vi phạm và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng; bao giờ cũng là hệ quả bất lợi cho bên
có hành vi vi phạm pháp luật
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa còn có đặc điểm riêng sau:trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa luôn liên quan đến tài sản Vì lợiích của mình mà các bên tự nguyện quyết định tham gia vào quan hệ hợp đồng cho nên việc viphạm nghĩa vụ của một bên sẽ tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia, vì vậy bên viphạm phải bù đắp những lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm
1.3 Nguyên tắc của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
- Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịutrách nhiệm pháp lý đối với bên có quyền;
- Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ do sự kiện bấtkhả kháng thì không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật cóquy định khác;
- Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được nghĩa vụ khôngthực hiện là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền
2 Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo Điều 292 Luật Thương mại 2005 có các loại chế tài trong thương mại sau:
Trang 342.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng ( Đ iều 297 Luật Thương mại 2005)
Trong quá trình thực hiện hợp đồng bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ như đãthỏa thuận trong hợp đồng thì bên có quyền được quyền yêu cầu họ phải thực hiện (ví dụ : giaohàng đúng đối tượng, số lượng ghi trong hợp đồng), nếu không phải thanh toán theo đúng giátrị thị trường của hàng hóa đó Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ mà gây thiệt hạicho bên có quyền thì phải bồi thường cả thiệt hại sau khi đã thanh toán giá trị của hàng hóa chobên có quyền
2.2 Phạt vi phạm ( Đ iều 300 Luật Thương mại 2005).
Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồngnếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm trong những phạm visau đây:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng (như phải thi hành khẩn cấp theo quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền);
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điêm giao kết hợp đồng (Điều 294 LuậtThương mại 2005)
Phạt vi phạm là chế tài được áp dụng phổ biến đối với tất cả các trường hợp có hành vi viphạm hợp đồng, bất kỳ là vi phạm ở điều khoản nào Việc áp dụng chế tài này không cần tínhđến là hành vi vi phạm đã gây thiệt hại hay chưa
Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, nhưng tổng mức phạt không quá 8% giá trịphần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám địnhcấp chứng thư giám định có kết quả sai
Tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định về thực hiện hợp đồng có thoả thuậnphạt vi phạm như sau: "Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên
vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm"
Như vậy quy định về chế tài phạt vi phạm giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại
2005 có sự khác biệt nhau về mức phạt vi phạm Mức phạt theo Luật Thương mại 2005 các bênthoả thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Trong khi Bộ luậtDân sự 2005 lại không đưa ra mức tối đa cho mức phạt vi phạm này
Trang 352.3 Bồi thường thiệt hại Đ điều 302 Luật Thương mại 2005)
Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạmphải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởngnếu không có hành vi vi phạm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong quan hệ hợp đồng trên cơ sở các điềukiện sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế xảy ra;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (Điều 303 LuậtThương mại 2005)
Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh tổn thất cũng như có nghĩa vụ hạn chế tổn thấtxảy ra (Điều 304 Luật Thương mại 2005)
Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định về bồi thường thiệt hại tại Điều 307: "Trách nhiệmbồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất , trách nhiệm bồithường bù đắp tổn thất về tinh thần"
Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cảchế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, nếu không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên
bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại có quyđịnh khác (Điều 307 Luật Thương mại 2005)
Tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại vàphạt vi phạm như sau: "Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộptiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừaphải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồithường toàn bộ thiệt hại; Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hạithì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm"
Giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 có sự khác biệt khi quy định về mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm Khi Bộ luật Dân sự 2005 quy định
"trong trường hợp các bên không có thoả thuận bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉphải nộp tiền phạt vi phạm", thì Luật Thương mại 2005 lại quy định: "Trong trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại"
Trang 36Như vậy, theo Bộ luật Dân sự 2005 thì quyền đòi tiền phạt vi phạm là quyền đương nhiên của bên bị vi phạm, còn theo Luật Thương mại 2005 thì quyền đòi bồi thường thiệt hại mới là quyền đương nhiên của bên bị vi phạm Nếu bên bị vi phạm muốn áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm
và bồi thường thiệt hại thì "phải thoả thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng" (theo Luật Thương mại 2005); "phải thoả thuận về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng" (theo Bộ Luật Dân sự 2005)
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 308 Luật Thương mại 2005)
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực; bên bị vi phạm cóquyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 309 Luật Thương mại 2005)
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 310 Luật Thương mại 2005)
Khi hợp đồng đã bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhậnđược thông báo đình chỉ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Bên đã thựchiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng Bên bị viphạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
2.6 Hủy bỏ hợp đồng
Hủy hợp đồng bao gồm hủy bỏ một phần hợp đồng và hủy bỏ toàn bộ hợp đồng (nhưphần chế độ sửa đổi, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa đã đề cập ở phần trước)
Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Trừ các trường hợp miễm trách nhiệm do luật quy định và do hai bên thỏa thuận
Trang 37Như vậy, theo quy định của Luật Thương mại 2005 giữa các trách nhiệm pháp lý do viphạm hợp đồng có mối quan hệ với nhau Đặc biệt một bên không bị mất quyền đòi bồi thườngthiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác Chếtài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng đồng thời khi các bên cóthỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị viphạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
V GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Trong kinh doanh, nhìn chung các nhà kinh doanh luôn cố gắng để tránh hoặc hạn chếviệc vi phạm các cam kết trong hợp đồng Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau các tranh chấpgiữa các bên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là điều khó tránhkhỏi Khi tranh chấp xảy ra thì vấn đề đặt ra cho các bên là làm thế nào để giải quyết các tranhchấp ấy Giải quyết tranh chấp là việc điều chỉnh các bất đồng, các xung đột dựa trên những căn
cứ và bằng những phương thức khác nhau do các bên lựa chọn Về mặt pháp lý, các phươngthức đó phải được pháp luật thừa nhận Theo điều 317 Luật Thương mại 2005 thì các hình thứcgiải quyết tranh chấp trong thương mại bao gồm: (1) thương lượng giữa các bên; (2) hòa giảigiữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gianhòa giải; (3) giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án
1 Thương lượng giữa các bên
Trong đại đa số trường hợp khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyện và nhanhchóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng, tìm cách tháo gỡ bất đồng với mục đích chung làgìn giữ mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài giữa họ
Giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng giữa các bên rất được ưa chuộng tạimột số nước, nhất là các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam Có lẽ, đó là xuất phát từ quanniệm "dĩ hòa vi quý" đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người châu Á
Thương lượng có thể được tiến hành độc lập hoặc tiến hành cùng với quá trình tố tụng tạiTòa án hoặc Trọng tài
Đối với thương lượng độc lập: Nghĩa vụ của các bên phải tiến hành thương lượng đượcquy định trong điều khoản về giải quyết tranh chấp, do đó cũng phải được thực hiện nghiêmchỉnh như mọi điều khoản khác của hợp đồng
Trang 38Kết quả thương lượng được coi như một thỏa thuận mới về vấn đề tranh chấp, các bênphải thi hành tự nguyện thỏa thuận đó theo quy định của pháp luật áp dụng về nghĩa vụ thựchiện hợp đồng;
Nếu thương lượng được tiến hành trong khuôn khổ tố tụng Trọng tài hay tố tụng tư pháp,thì theo yêu cầu của các bên, trọng tài viên, thẩm phán có thể ra văn bản công nhận kết quảthương lượng Văn bản này có giá trị như một quyết định của Trọng tài hay Tòa án
2 Hòa giải giữa các bên
Theo từ điển luật học Anh- Mỹ của Black - "Hòa giải là một quá trình giải quyết tranhchấp mang tính chất riêng tư, trong đó hòa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bêntranh chấp đạt được một sự thỏa thuận"
Một số mục tiêu cơ bản cần đạt được qua hòa giải:
Thứ nhất: Bằng hòa giải để giải quyết tranh chấp một cách thân thiện nhằm tiếp tục giữgìn và phát triển các quan hệ kinh doanh trong thời gian dài và vì lợi ích chung của cả hai bên
Thứ hai: Bằng hòa giải có thể tập chung sự chú ý và quan tâm của các bên vào các vấn đềchính, cơ bản của nội dung tranh chấp, hạn chế tối đa sự hao phí thời gian và tiền của vào cácvấn đề mang tính chất hình thức tố tụng; tăng cường sự tham gia trực tiếp và khả năng quan sátcủa các nhà kinh doanh đối với quá trình giải quyết cũng như đối với kết quả giải quyết tranhchấp
Một điều quan trọng mà các nhà kinh doanh rất quan tâm là khả năng của họ kiểm soátđược việc sử dụng các tài liệu, chứng cứ có liên quan để giải quyết tranh chấp nhưng vẫn trongphạm vi bảo vệ bí mật kinh doanh- một yếu tố nhạy cảm đối với họ Điều này sẽ không thựchiện được khi tiến hành tố tụng tại Tòa án theo nguyên tắc công khai, tranh tụng và theo các quytắc về thu thập chứng cứ trong tố tụng tư pháp
Một số nguyên tắc hòa giải tranh chấp trong kinh doanh, thương mại:
- Hòa giải phải được dựa trên tự do ý chí của các bên tranh chấp về phương pháp, quytrình, lựa chọn hòa giải viên, tự do trong thỏa thuận, đề xuất giải pháp hay thỏa thuận chấp nhận
ý kiến giải quyết do hòa giải viên đưa ra cũng như khi quyết định chấm dứt hòa giải để chuyểnsang sử dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp khác;
- Hòa giải chủ yếu theo nguyên tắc "khách quan, công bằng, hợp lý";
- Hòa giải sẽ lập tức chấm dứt nếu hai bên không đạt được thỏa thuận hoặc nếu một tronghai bên không muốn tiếp tục hòa giải
Trang 39* Hiệu lực của kết quả hòa giải: Tính chất tự nguyện của hòa giải dẫn đến những hạn chế
về hiệu lực của thỏa thuận hòa giải và hiệu lực của thỏa thuận giải quyết bằng hòa giải Thỏa thuận hòa giải không có tính chất bắt buộc như thỏa thuận Trọng tài, do đó, trên thực tế không
có Tòa án nước nào lại ra lệnh đình chỉ vụ kiện vì lý do một bên không thực hiện thỏa thuận hòa giải
Thỏa thuận giải quyết bằng hòa giải không bắt buộc thi hành như phán quyết của Tòa ánhay của Trọng tài Hiệu lực cao nhất của thỏa thuận giải quyết bằng hòa giải chỉ giống như mộtđiều khoản hợp đồng ràng buộc các bên
Để phát huy các ưu điểm hòa giải và tăng cường các cơ hội lựa chọn sử dụng hòa giảiđồng thời nâng cao hiệu lực của hòa giải thì có thể sử dụng kết hợp hòa giải với các phươngpháp giải quyết tranh chấp khác như: Kết hợp thương lượng và hòa giải với Trọng tài hay hòagiải kết hợp với tố tụng tư pháp
3 Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài
Theo từ điển luật học Black "Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tựnguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ
ra một quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp"
Như vậy có thể hiểu Trọng tài là phương pháp giải quyết tranh chấp bằng cách giao vấn
đề tranh chấp cho người thứ ba là các trọng tài viên để họ xét xử và ra quyết định cuối cùngtrong trường hợp các bên không dàn xếp được với nhau mà lại không muốn đưa vụ tranh chấp raxét xử tại tòa án
Văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài ởViệt Nam là Pháp lệnh Trọng tài thương mại được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày25/2/2003 và Nghị định số 25/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Trọng tàithương mại 2003
Theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 thì "Trọng tài thương mại là phương thức giảiquyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiếnhành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định" (Điều 2 Khoản 1)
Cũng theo Pháp lệnh này " Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành
vi thương mại của các cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịchvụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn;
kỹ thuật; lixăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò khai thác; vận chuyển hàng
Trang 40hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vithương mại khác theo quy định của pháp luật" (Điều 2 Khoản 3).
Đặc điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài:
- Phải có sự thỏa thuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra xét xử bằng Trọng tài Thỏathuận đó có thể là một điều khoản Trọng tài trong hợp đồng hay một thỏa thuận Trọng tài riêngbiệt được lập sau khi tranh chấp phát sinh Toàn bộ quy trình Trọng tài được coi như sự thể hiện
ý chí của các bên dựa trên quyền tự chủ của họ Một khi thỏa thuận Trọng tài có hiệu lực thìkhông một bên nào có quyền rút lui ý kiến, nếu một bên nào khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải
từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận Trọng tài vô hiệu Điều khoản trọng tài được coi là độclập với các điều khoản khác trong hợp đồng chính nên ngay cả khi hợp đồng chính đã hết hiệulực thì cũng không làm điều khoản trọng tài vô hiệu một cách tương ứng (Điều11);
- Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài sẽ ra một quyết định (phán quyết) sau khi cânnhắc mọi chứng cứ và lập luận của các bên
Các bên tranh chấp thỏa thuận giao cho Trọng tài quyền và nghĩa vụ phải ra phán quyết
có giá trị bắt buộc đối với các bên Để ra được phán quyết, quyết định Trọng tài phải tuân theotrình tự, thủ tục tố tụng nhất định do các bên lựa chọn bao gồm những quy định cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài;
- Thỏa thuận Trọng tài;
- Khởi kiện;
- Thành lập Hội đồng Trọng tài;
- Chuẩn bị giải quyết tranh chấp;
- Phiên họp giải quyết tranh chấp;
- Quyết định Trọng tài;
- Hủy quyết định Trọng tài;
- Thi hành quyết định Trọng tài
Nếu quy trình tố tụng không được tuân thủ, một hoặc các bên không có được cơ hội côngbằng để trình bày trường hợp của mình trước Hội đồng Trọng tài thì quyết định của Trọng tài cóthể sẽ không được công nhận và cho thi hành Dưới góc độ này Trọng tài gần với Tòa án nhưng
so với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì tố tụng Trọng tài có một số ưu điểmlà: Đỡ tốn kém thời gian, bảo toàn được bí mật kinh doanh (Trọng tài xét xử kín), tính phù hợp
về chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh của các quyết định Trọng tài (do các Trọng tài viên