Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ cơ bản mà pháp luật quy địnhvề hợp đồng và đặc biệt là hợp đồng thương mại, các bên sẽ quyđịnh cụ thể về quyền và nghĩa vụ như: thời gian thực hiện hợp đồn
Trang 1TÓM LƯỢC
Chương 1: Khóa luận nghiên cứu một cách chi tiết những lý
luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng muabán hàng hóa, đồng thời, làm rõ được các vấn đề có liên quan Baogồm: một số khái niệm cơ bản liên quan đến giao kết hợp đồng muabán hàng hóa; cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn
đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương 2: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật điều
chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Qua đó, rút rađược những bất cập của pháp luật hiện hành, những khó khăn màCông ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc còn tồn tại trong giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa
Chương 3: Qua việc nghiên cứu lý luận pháp luật về vấn đề
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công
ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc, đưa ra một số kiến nghị của bảnthân nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hoàn thiện phápluật, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa
i
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cũng như giúpsinh viên nắm bắt được kiến thức thực tế Trường Đại học Thươngmại, khoa Kinh tế - Luật đã tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thựctập tại các bộ phận pháp chế trong hệ thống bộ máy quản lý Nhànước về thương mại (bao gồm các cơ quan lập pháp, cơ quan hànhpháp, cơ quan tư pháp từ Trung ương đến địa phương); các tổ chứctrọng tài thương mại và các doanh nghiệp tham gia hoạt động tronglĩnh vực thương mại Thông qua quá trình đó, sinh viên được củng cốkiến thức đã học khi ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời vận dụngnhững kiến thức có được một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tế,tạo hành trang hữu ích cho sinh viên sau khi tốt nghiệp
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giám đốc Công
ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc - cô Nguyễn Thị Tám cùng tập thể cácanh chị nhân viên trong Công ty đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tạiđây và có một thời gian thực tập hiệu quả
Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáoThS.Trịnh Thị Sâm đã chỉ dạy, hướng dẫn tôi tận tình trong quá trìnhthực tập tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc và trong quá trìnhhoàn thành Khóa luận tốt nghiệp
Với thời lượng và kiến thức có hạn, chắc chắn Khóa luận khôngthể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp quý báu của quý thầy cô
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực tập
Lê Thị Hạnh
ii
Trang 3iii
Trang 4MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận 1
2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 3
3.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 4
4.Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
4.1.Đối tượng: 4
4.2.Mục tiêu: 4
4.3.Phạm vi: 5
5.Phương pháp nghiên cứu 5
6.Kết cấu khóa luận 5
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 6
1.Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa .6 2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 7
2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 7 2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 8
2.2.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 8
2.2.2 Về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 9
2.2.3 Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 11
2.2.4 Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 11
2.2.5 Chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 13
2.2.5 Địa điểm giao kết hợp đồng 14
2.2.6 Thời gian giao kết hợp đồng 14
2.2.6 Hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 14
2.2.7 Nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 15
3 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa .17 3.1 Nguyên tắc tự do kinh doanh 17
3.2 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật 18
iv
Trang 53.3 Nguyên tắc tôn trọng quyền sở hữu 18
3.4 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội 19
3.5.Nguyên tắc tự nguyện 19
3.6.Nguyên tắc cùng có lợi 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH TUẤN TÁM VĨNH PHÚC 21
1.Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 21
1.1.Tổng quan tình hình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 21
1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 21
1.2.1.Nhân tố kinh tế 21
1.2.2.Nhân tố con người 22
1.2.3.Nhân tố kỹ thuật 22
1.2.4.Các nhân tố khác 22
2.Phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 23
3.Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc 28
3.1.Khái quát về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc 28
3.2.Kết quả đạt được trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 29
3.3.Những hạn chế, rủi ro Công ty gặp phải trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 31
3.4.Phân tích, đánh giá và so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra đầu năm 2014 33
3.5.Kế hoạch và phương hướng phát triển năm 2015 34
4.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 34
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA GẮN VỚI CÔNG TY TNHH TUẤN TÁM VĨNH PHÚC 37
1 Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 37
2 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 39
v
Trang 62.1 Về phía nhà nước 39
2.2 Về phía Công ty 41
3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
vi
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Trong hành trình gần bảy mươi năm kể từ khi nước Việt Namdân chủ cộng hòa ra đời (ngày 02 tháng 09 năm 1945) thì đã có hơn
ba mươi năm trải qua chiến tranh vệ quốc vô cùng khốc liệt Ngàynay, cả thế giới biết đến Việt Nam như một bằng chứng về sự thànhcông trong chuyển đổi kinh tế từ một nước có nền kinh tế lạc hậu trởthành một nước có nền kinh tế thị trường với minh chứng: Việt Nam
đã có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia, có quan hệ kinh tế vớitrên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó, khoảng 80 quốc gia vàvùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Nền kinh tế Việt Namngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu hơn, đặcbiệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.Việc mở cửa thị trường (khi gia nhập WTO) đồng nghĩa với Việt Namđược tiếp cận thị trường hàng hóa của tất cả các nước thành viên,một thị trường hàng hóa vô cùng rộng lớn, hứa hẹn gặt hái đượcnhiều thành công Việc trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra một cáchmạnh mẽ và được không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước thànhviên, các quốc gia trên thế giới thực hiện chủ yếu thông qua hìnhthức hợp đồng
Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro của nền kinh
tế thị trường cũng như của các nước, các bên chủ thể trong nền kinh
tế chỉ có thể đạt được khi các giao dịch được giao kết với những điềukhoản chặt chẽ, đầy đủ, chính xác, phù hợp với quy định của phápluật và lợi ích của các bên Lúc này, hơn bao giờ hết hợp đồng được
sử dụng một cách phổ biến trong các hoạt động giao dịch thươngmại của các thương nhân Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trongviệc xây dựng hành lang pháp lý đặc biệt cho việc mua, bán, cungcấp dịch vụ, việc giao thương giữa các thương nhân với nhau đượcthuận lợi và bền vững
Hơn thế nữa, đối với doanh nghiệp, hợp đồng còn là cơ sở pháp
lý để các doanh nghiệp xác định quyền và nghĩa vụ của mình Trongmột chừng mực nào đó, hợp đồng cho phép các doanh nghiệp tạo ramột luật lệ riêng, thông qua các điều khoản của thỏa thuận mà cácbên đã giao kết để điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối
Trang 9tác Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ cơ bản mà pháp luật quy định
về hợp đồng và đặc biệt là hợp đồng thương mại, các bên sẽ quyđịnh cụ thể về quyền và nghĩa vụ như: thời gian thực hiện hợp đồng(hợp đồng được thực hiện trong bao lâu), hiệu lực của hợp đồng (hợpđồng có hiệu lực và kết thúc hiệu lực khi nào), tiến trình thanh toán,phương thức thanh toán, trách nhiệm của các bên khi không thựchiện cam kết của mình, Tính chặt chẽ của hợp đồng quyết định tới
sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và cao hơn, nó quyết địnhđến sự phát triển của một nền kinh tế
Nắm bắt được nhu cầu tất yếu của nền kinh tế, Việt Nam đã cónhững quy định về hợp đồng được thể hiện trong nhiều văn bản quyphạm pháp luật như: BLDS, LTM, Luật sở hữu trí tuệ, Luật kinh doanhbảo hiểm, giúp cho Việt Nam, các doanh nghiệp của Việt Nam, cácchủ thể trong nền kinh tế tham gia vào các quan hệ kinh tế một cáchthuận lợi, có trật tự,
Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung với mục đích bắt kịp với thựctiễn xã hội, ở cái nhìn tổng quát pháp luật về hợp đồng Việt Namđược xem khá tiến bộ, quán triệt, thể chế hóa được các chủ trương,chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, cụ thể hóacác quyền về kinh tế, dân sự của công dân được ghi nhận trong Hiếnpháp và đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Các quyđịnh về giao kết, thực hiện hợp đồng đã thể hiện quan điểm tăngcường quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên được toànquyền quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức hợpđồng, nội dung hợp đồng hay trách nhiệm của các bên khi có viphạm hợp đồng
Song cũng chính được quy định rải rác trong nhiều văn bản quyphạm pháp luật khác nhau mà quy định của pháp luật về hợp đồngcòn thiếu tính thống nhất, không đồng bộ, mâu thuẫn và chồng chéolên nhau
Quy định của pháp luật về hợp đồng chưa được quy định trongmột văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, duy nhất Các quy định củapháp luật về hợp đồng hiện nay vẫn còn cứng nhắc và tồn tại nhiều
lỗ hổng Những quy định bất hợp lý trong pháp luật về hợp đồng kinh
tế, hợp đồng thương mại đã đóng khung các hoạt động kinh doanhvốn dĩ hết sức mềm dẻo, linh hoạt, năng động và nhiều sáng tạo
Trang 10Những thiếu sót, bất cập, yếu kém của pháp luật về hợp đồng
đã gây ra không ít những khó khăn cho các chủ thể khi tham gia giaokết, thực hiện hợp đồng với những lỗi đáng ra không nên có Nhữnglỗi chung mà các chủ thể thường mắc khi tham gia ký kết, thực hiệnhợp đồng thường xoay quanh vấn đề về hình thức của hợp đồng, ủyquyền trong việc ký kết hợp đồng hay về thời hiệu khởi kiện tranhchấp Điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần phải tiến hành mộtcuộc cải cách pháp luật hợp đồng cho thực sự phù hợp với bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế đang trên đà phát triển sâu rộng, đa dạng
về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Thực tiễn áp dụng tại Công
ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc” để làm rõ hơn về điều này
2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Với tầm quan trọng không hề nhỏ đối với khả năng tồn tại, pháttriển của các doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế, đã cókhông ít các công trình khoa học, các bài viết, bài báo, dành mốiquan tâm đặc biệt nghiên cứu các vấn đề về hợp đồng (trong đó cóvấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa) Các góc độ khác nhau, các cấp
độ khác nhau của các công trình nghiên cứu, các bài viết, bài báocho thấy một cái nhìn toàn diện hơn về hợp đồng trên nhiều khíacạnh Từ tổng thể cho đến chi tiết, có thể nhắc tới một số công trình,bài viết, bài báo như:
- Luận văn hợp đồng mua bán hàng hóa từ lý thuyết đến thựctiễn áp dụng tại Công ty TNHH IPC, tác giả Phạm Thị Lan Phương,bảo vệ thành công 2012 Luận văn nghiên cứu quá trình phát triểncủa hợp đồng cũng như các quy định hiện hành của pháp luật ViệtNam về hợp đồng mua bán hàng hóa
- Khóa luận Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vựcthương mại tại Việt Nam, tác giả Trần Tuấn Anh, bảo vệ thành công
Trang 11năm 2013 Khóa luận nghiên cứu bản chất pháp lý của hợp đồng,hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và lịch sử hình thành, pháttriển của các chế định về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tạiViệt Nam.
- Luận văn Ký kết hợp đồng kinh tế, tác giả Phạm Mai Phương,bảo vệ thành công năm 2014 Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơbản về chế độ pháp lý của hợp đồng kinh tế, thực trạng ký kết hợpđồng kinh tế và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
về ký kết hợp đồng kinh tế
- Bài viết Pháp luật về hợp đồng kinh tế của tác giả Lê Thị BíchNgọc, đăng trên trang voer.edu.vn ngày 10 tháng 07 năm 2014 Bàiviết tập trung nghiên cứu về các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tếtrong nền kinh tế thị trường
- Bài viết Bàn về khái niệm và các điều kiện của đề nghị giaokết hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2005 của Ts.Ngô Huy Cường, giảngviên khoa Luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đăng trên Tạp chídân chủ và pháp luật số tháng 1 năm 2010
Có rất nhiều bài viết, bài báo, công trình khoa học, nghiêncứu các vấn đề liên quan đến hợp đồng Tuy nhiên lại chưa có bàiviết, bài báo, công trình khoa học, nào nghiên cứu vấn đề giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt nghiên cứu tại một doanhnghiệp cụ thể - Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc Do đó, tôi đãchọn đề tài: “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc” để tiếptục kế thừa và phát triển, nghiên cứu sâu hơn pháp luật hợp đồng vềmảng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Trang 123.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
• Trình bày những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn
đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
• Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa
• Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa
• Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa
Đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng muabán hàng hóa Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám VĩnhPhúc”
4.Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm hai đối tượng chính:
- Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồngthương mại, điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
- Thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc
4.2.Mục tiêu:
Khóa luận được xây dựng với mục tiêu làm cho người đọc thấy
rõ được các vấn đề pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóađược quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật và thựctiễn áp dụng các quy phạm pháp luật đó thông qua nghiên cứu, phântích thực tiễn áp dụng tại một doanh nghiệp cụ thể Trên cơ sở phântích lý thuyết kết hợp phân tích thực tiễn áp dụng tại một doanhnghiệp cụ thể tìm ra mặt tích cực, mặt hạn chế, các lỗ hổng, sai, sótcủa hệ thống pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa Từ đó đưa ra một số biện pháp, kiếnnghị nhằm xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh nhất về giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa, góp phần thúc đẩy nền kinh tế ViệtNam phát triển mạnh mẽ trong điều kiện hội nhập hiện nay
Từ mục đích nghiên cứu trên, khóa luận đặt ra các mục tiêu cụthể:
- Tìm hiểu, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến giaokết hợp đồng mua bán hàng hóa
Trang 13- Nêu ra thực trạng hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hànghóa ở Việt Nam và đánh giá thực trạng pháp luật về vấn đề này.
- Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm xây dựng, hoànthiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Không gian: Khóa luận sẽ đi sâu vào nghiên cứu các vấn đềpháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, điển hình tại Công
ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc
Nguồn tư liệu: Khóa luận không giới hạn về nguồn tư liệu Nguồn
tư liệu có thể là các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình khoahọc, các bài báo, bài viết, sách, tạp chí hay các website, có liên quanđến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
5.Phương pháp nghiên cứu
Để có cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu, khóa luận sửdụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu với nhau như: phươngpháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp hayphương pháp điều tra số liệu Trong đó:
- Phương pháp điều tra số liệu: Dựa trên nguồn thông tin sơcấp, thứ cấp thu thập được từ các nghiên cứu trước đây và từ nguồnthông tin có được qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tuấn TámVĩnh Phúc để xây dưng cơ sở luận cứ và làm minh chứng chứng minhcác lập luận đưa ra trong bài là có căn cứ
- Phương pháp phân tích: Phân chia đề tài nghiên cứu thành cácphần lý luận, thực trạng, đánh giá giúp cho việc phân tích được dễdàng và có một cái nhìn khách quan
- Phương pháp so sánh: So sánh các quy phạm pháp luật liênquan đến đề tài nghiên cứu Đồng thời, so sánh kết quả Công tyTNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc đạt được trong lĩnh vực giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa với mục tiêu ban đầu mà Công ty đã đề ra
Trang 14- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các quan điểm, các côngtrình nghiên cứu, các bài viết, bài báo, các văn bản quy phạm phápluật liên quan đến đề tài nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan nhất.
Qua việc nghiên cứu sẽ tạo được tính mới và tính cấp thiết chokhóa luận
6.Kết cấu khóa luận
Kết cấu khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh điềuchỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về giaokết hợp đồng mua bán hàng hóa gắn với Công ty TNHH Tuấn TámVĩnh Phúc
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT VỀ VẤN
ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
• Khái niệm hàng hóa:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 LTM 2005 quy định, hàng hóa baogồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai
và những vật gắn liền với đất đai
• Khái niệm mua bán hàng hóa:
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán
có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán,
Trang 15nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (căn cứ theokhoản 8 Điều 3 LTM 2005).
• Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng,
nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán LTM không đưa ra định nghĩa vềhợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựavào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự để xácđịnh bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo Điều 428 BLDS 2005, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏathuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản chobên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trảtiền cho bên bán
• Khái niệm giao kết hợp đồng:
Giao kết hợp đồng có thể hiểu là quá trình bày tỏ, thống nhất ýchí giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự nhấtđịnh, được pháp luật thừa nhận nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ dân
sự1
• Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng:
Căn cứ theo Điều 390 BLDS 2005, đề nghị giao kết hợp đồng làviệc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đềnghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể
• Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
Căn cứ theo Điều 396 BLDS 2005, chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị vềviệc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị
2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Với đặc trưng của nền kinh tế thị trường, mua - bán là phươngthức chủ yếu của quá trình lưu thông từ khâu sản xuất đến khâu tiêudùng Người trao đổi hàng hóa có quyền tự do lựa chọn trên thị
ý chí giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự nhất định, được pháp luật thừa nhận nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự.
Trang 16trường ở ba mặt: tự do lựa chọn nội dung trao đổi, mua bán; tự dolựa chọn đối tác và tự do lựa chọn giá cả theo phương hướng thuậnmua vừa bán Hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện thườngxuyên, liên tục và rộng khắp trên cơ sở một kết cấu hạ tầng cần thiết
để hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra được thuận lợi, an toàn vớimột hệ thống thị trường ngày càng phát triển đa dạng, mạnh mẽ:Các đối tác hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều theo đuổi lợiích của mình; lợi ích cá nhân trở thành động lực trực tiếp cho sự pháttriển kinh tế và tự do cạnh tranh là thuộc tính của nền kinh tế thịtrường, đồng thời là động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế - xã hôi.Trong nền kinh tế hiện nay, hầu hết những giao dịch nhằm thực hiệncông việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu đều liênquan đến việc thiết lập quan hệ hợp đồng – một thoả thuận ràngbuộc về mặt pháp lý thì có thể khẳng định rằng, những điều kiện rađời của nền sản xuất hàng hoá cũng chính là những điều kiện ra đờicủa hợp đồng
Thêm vào đó, ở nước ta, kể từ khi Đảng và Nhà nước thực hiệncông cuộc đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường vớinhiều thành phần sở hữu phát triển bình đẳng có sự quản lý của Nhànước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong việc xây dựng và thựchiện kế hoạch của mình, các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phầnkinh tế đều phải dựa vào các quan hệ hợp đồng Để thực hiện chứcnăng của mình, Nhà nước luôn chú ý đến việc điều chỉnh vấn đềpháp lý các hoạt động kinh tế của các đơn vị kinh tế, trong đó việcđiều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa là một nội dunghết sức quan trọng
Trước sự vận hành của nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thịtrường thì việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là cần thiết và hợp lý
Vì thế, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vềhợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng nhằmmục đưa hoạt động mua bán hàng hóa đi đúng hướng; các chủ thểtrong quan hệ mua bán được tự do nhưng trong khuôn khổ phápluật, thúc đẩy kinh tế; đồng thời tạo điều kiện để Nhà nước dễ dạngquản lý hoạt động mua bán hàng hóa của các chủ thể trong nền kinhtế
Trang 17Cơ sở ban hành các pháp luật hợp đồng nói chung và hợp đồngmua bán hàng hóa nói riêng cũng chính là cơ sở ban hành pháp luậtđiều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
2.2.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được tráipháp luật, đạo đức xã hội
BLDS quy định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồngnhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu vậtchất cũng như nhu cầu tinh thần Dựa trên nguyên tắc này, mọi cánhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể đều có thểtham gia giao kết bất kỳ một giao dịch, hợp đồng nào, nếu muốn.Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật côngnhận và bảo vệ khi ý chí của các bên giao kết hợp đồng phù hợp với
ý chí của nhà nước Hay nói cách khác, sự tự do ý chí giao kết hợpđồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định –giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật
tự công cộng Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽtrở thành phương tiện để kể giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy
cơ đối với lợi ích chung của xã hội Chính vì vậy, trong xã hội ta – xãhội xã hội chủ nghĩa, lợi ích chung của toàn xã hội (lợi ích cộng đồng)
và đạo đức xã hội không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào đượclợi dụng ý chí tự do để biến những hợp đồng thành phương tiện bóclột
Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủ thể phải chú ýtới quyền, lợi ích của người khác và của toàn xã hội Tự do của mỗichủ thể không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Lợi ích củacộng đồng, của toàn xã hội được quy định bởi pháp luật và đạo đức
xã hội trở thành giới hạn cho sự tự do ý chí của các chủ thể khi thamgia giao kết hợp đồng nói riêng, và trong mọi hành vi của chủ thể nóichung
Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực
và ngay thẳng
Trang 18Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giaokết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chícủa mình, đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sựnói chung và quan hệ mua bán hàng hóa nói riêng
Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan
hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau, không ai được viện lý do khácbiệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính haytôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự Hơnnữa, ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp đồng muabán hàng hóa chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trênmọi phương diện Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận nhữnghợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết khi thiếu sự bình đẳng và
ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể Tuy nhiên trên thực
tế, việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tựnguyện của các bên là một công việc hoàn toàn không đơn giản
Như đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủquan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể Chính vìvậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mua bánhàng hóa đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợpđồng mua bán hàng hóa đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện Nói cáchkhác, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ được coi là tựnguyện khi hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa phản ánh mộtcách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bênchủ thể tham gia hợp đồng
Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồngmua bán hàng hóa được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe doạđều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí,trung thực, ngay thẳng khi giao kết và do đó bị vô hiệu
2.2.2 Về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, do đóđiều kiện bắt buộc phải có để thiết lập nên một hợp đồng mua bánhàng hóa đó là điều kiện chủ thể
Căn cứ theo các quy định của LTM 2005, hợp đồng mua bánhàng hóa có thể được giao kết giữa các bên: Thương nhân với thươngnhân hay thương nhân với cá nhân không phải là thương nhân Như
Trang 19vậy, một bên chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộcphải là thương nhân, bên còn lại có thể là thương nhân hoặc không làthương nhân.
1.Chủ thể là thương nhân
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 LTM 2005, thương nhân baogồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt độngthương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinhdoanh Trong đó, các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp baogồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công tyTNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần.Sau khi đăng ký kinh doanh, các tổ chức kinh tế trở thành thươngnhân và có quyền tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóanhằm đáp ứng nhu cầu lợi ích, nhu cầu kinh doanh Khi giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa, mỗi bên phải cử ra một đại diện hợp phápcủa mình để tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Có thể chia thương nhân thành hai nhóm là thương nhân có tưcách pháp nhân và thương nhân không có tư cách pháp nhân Trongđó:
Thương nhân có tư cách pháp nhân bao gồm:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: người đại diện theo phápluật của công ty TNHH hai thành viên trở lên là Chủ tịch Hội đồngthành viên hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) theo quy định cụ thể tạiĐiều lệ công ty
Công ty TNHH một thành viên: Người đại diện theo pháp luậtcủa công ty TNHH một thành viên là Chủ tịch Hội đồng thành viên,Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) theo quy định tạiĐiều lệ công ty
Công ty cổ phần: Người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hộiđồng quản trị hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) theo quy định tại Điều
lệ công ty
Công ty hợp danh: Người đại diện theo pháp luật của công tyhợp danh là các thành viên hợp danh theo quy định tại Điều lệ côngty
Thương nhân không có tư cách pháp nhân bao gồm:
Doanh nghiệp tư nhân: Người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân Trong trường
Trang 20hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người khác làm giám đốc thìgiám đốc là đại diện cho doanh nghiệp theo hợp đồng trách nhiệmgiữa chủ doanh nghiệp với người được thuê làm giám đốc và theoquy định của pháp luật.
Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thườngxuyên và có đăng ký kinh doanh: Người đại diện theo pháp luật làngười đứng tên trong Giấy đăng ký kinh doanh
Như vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là ngườiđứng đầu pháp nhân theo điều lệ của pháp nhân hay quyết định của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (căn cứ theo khoản 4 Điều 141BLDS 2005) Căn cứ để xác định người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp có thể là Điều lệ công ty, Giấy chứng nhận đầu tư hoặcGiấy đăng ký kinh doanh Căn cứ để xác định đại diện theo pháp luậtcủa cá nhân là Giấy đăng ký kinh doanh
Thương nhân có thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán hànghóa thông qua người đại diện theo pháp luật, đồng thời cũng có thểtham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thông qua người đạidiện theo ủy quyền
Căn cứ theo các quy định của BLDS 2005, nếu người đại diệntheo pháp luật không tham gia giao kết hợp đồng được có thể uỷquyền cho người khác thay mình giao kết hợp đồng Người này đượcxác định hay còn được gọi là người đại diện theo ủy quyền
Căn cứ theo Điều 143 BLDS 2005 quy định: “1 Cá nhân, ngườiđại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho ngườikhác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự 2.Người từ đủ mười lăm tuổiđến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền,trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ
đủ mười tám tuổi trở lên xác lập.”
Có hai hình thức ủy quyền:
- Ủy quyền thương xuyên: Là loại hình ủy quyền diễn ra trongmột thời gian dài nhằm ký kết nhiều giao dịch, nhiều hợp đồng Việc
ủy quyền thường xuyên có thể được ghi nhận trong Điều lệ, quy chếhoặc quy định do thương nhân ban hành
- Ủy quyền vụ việc: Là loại hình ủy quyền diễn ra trong mộtthời gian ngắn nhằm ký kết một hoặc một số hợp đồng cụ thể
Trang 21Người được uỷ quyền chỉ được phép hoạt động trong phạm viđược uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người khác.
Ngoài ra, chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể
là thương nhân Việt Nam hay có thể là thương nhân nước ngoài
2.Chủ thể không phải là thương nhân
Căn cứ vào mục đích sinh lợi, trong rất nhiều trường hợp, tổchức, cá nhân không phải là thương nhân cũng được coi là chủ thểgiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa khi họ giao kết hợp đồng muabán hàng hóa với thương nhân
Khác với bên là chủ thể là thương nhân, bên chủ thể không phải
là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Đó có thể là cá nhân, cơquan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách phápnhân hay cũng có thể là hộ gia đình, tổ hợp tác, không hoạt độngthương mại một cách độc lập, thường xuyên và liên tục
2.2.3 Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là quá trình màtrong đó các bên chủ thể bảy tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ýkiến để đi đến thoả thuận trong việc cùng nhau làm xác lập nhữngquyền và nghĩa vụ đối với nhau Thực chất, đó là quá trình mà haibên “mặc cả” với nhau về những điều khoản trong nội dung của hợpđồng mua bán hàng hóa Quá trình này diễn ra thông qua hai giaiđoạn:
Thứ nhất: Bên đề nghị đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng muabán hàng hóa
Thứ hai: Bên được đề nghị chấp nhận lời đề nghị giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa và đi đến giao kết hợp đồng
2.2.4 Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Như đã biết, đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa làviệc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đềnghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể trongquan hệ mua bán hàng hóa
Thực chất, đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là việcmột bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ
Trang 22cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợpđồng mua bán hàng hóa
Việc đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể đượcthực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như:
Thứ nhất: Người đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
có thể gặp trực tiếp người được đề nghị trao đổi, thỏa thuận và trựctiếp đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Thứ hai: Người đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cóthể gửi lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tới ngườiđược đề nghị thông qua các phương tiện điện tử như qua mạnginternet, fax hay bằng việc chuyển, gửi công văn, giấy tờ qua đườngbưu điện,
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cóhiệu lực:
Căn cứ theo Điều 391 BLDS 2005, thời điểm đề nghị giao kếthợp đồng có hiệu lực được xác định là thời điểm đề nghị giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa có hiệu lực do bên đề nghị ấn định Nếu bên
đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể
từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó
Các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợpđồng được xác định như sau:
Thứ nhất: Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đềnghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị làpháp nhân
Thứ hai: Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thứccủa bên được đề nghị
Thứ ba: Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợpđồng thông qua các phương thức khác
Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hànghóa:
Căn cứ theo Điều 392 BLDS 2005, bên đề nghị giao kết hợpđồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong cáctrường hợp sau đây:
Trang 23Thứ nhất: Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việcthay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhậnđược đề nghị.
Thứ hai: Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trongtrường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại
đề nghị khi điều kiện đó phát sinh
Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đóđược coi là đề nghị mới
Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
Căn cứ theo Điều 393 BLDS 2005, trong trường hợp bên đề nghịgiao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõquyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị vàthông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thôngbáo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng
Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
Căn cứ theo Điều 394 Bộ luật dân sự 2005, đề nghị giao kết hợpđồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận
Thứ hai: Hết thời hạn trả lời chấp nhận
Thứ ba: Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị cóhiệu lực
Thứ tư: Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực
Thứ năm: Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được
đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời
Sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa dobên được đề nghị đề xuất:
Căn cứ theo Điều 395 BLDS 2005, khi bên được đề nghị đã chấpnhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đềnghị thì coi như người này đã đưa ra một lời đề nghị giao kết mới
2.2.5 Chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực chất làviệc bên được đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhận lời
đề nghị và đồng ý tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Trang 24với bên đã đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóađó.
Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hànghóa:
Căn cứ theo Điều 397 BLDS 2005, khi bên đề nghị có ấn địnhthời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thựchiện trong thời hạn đó, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhậnđược trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là
đề nghị mới của bên chậm trả lời
Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đếnchậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý
do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn
có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý vớichấp nhận đó của bên được đề nghị
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợpqua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghịphải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp
có thoả thuận về thời hạn trả lời
Rút lại thông báo trả lời chấp nhận:
Căn cứ theo Điều 400 BLDS 2005, bên được đề nghị giao kếthợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếuthông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhậnđược trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
2.2.5 Địa điểm giao kết hợp đồng
Căn cứ theo Điều 403 Bộ luật dân sự 2005, địa điểm giao kếthợp đồng dân sự do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thìđịa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ
sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng
2.2.6 Thời gian giao kết hợp đồng
Giao kết hợp đồng là một vấn đề quan trọng trong pháp luật hợpđồng bởi nó giúp ta xác định được khi nào hợp đồng được xác lập Làmột hợp đồng cụ thể trong số các hợp đồng cơ bản của hợp đồngthương mại, do đó, hợp đồng mua bán hàng hóa cũng tuân theonhững quy định của BLDS 2005 về vấn đề thời điểm giao kết hợpđồng
Trang 25Căn cứ theo Điều 404 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Hợp đồngdân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lờichấp nhận giao kết; hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kếtkhi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu
có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết; thời điểm giaokết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nộidung của hợp đồng và thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản làthời điểm bên sau cùng ký vào văn bản
2.2.6 Hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Tự do thỏa thuận là một trong những nguyên tắc quan trọngtrong giao kết hợp đồng Điều này có nghĩa, các bên được tự do lựachọn hình thức phù hợp khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Tuynhiên, tự do lựa chọn trong khuôn khổ pháp luật cho phép
Về nguyên tắc, hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóaphải phù hợp với hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa LTM 2005không quy định hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa,song có thể dựa vào quy định của LTM 2005 về hình thức hợp đồngmua bán hàng hóa để xác định hình thức giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 LTM 2005 quy định, hình thức củahợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng vănbản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Do đó, giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa có thể được xác lập dưới ba hình thức: lời nói, vănbản hoặc hành vi
Đối với giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập bằnghình thức lời nói (hay còn gọi là hình thức miệng), các bên tham giagiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ cần thỏa thuận miệng vớinhau về nội dung cơ bản của hợp đồng Giao kết hợp đồng dưới hìnhthức này rất thuận tiện, nhanh chóng và thường áp dụng cho nhữngtrường hợp mà các bên tham gia giao kết hợp đồng mua bán hànghóa đã quen biết và có sự tin tưởng lẫn nhau hoặc đối với những hợpđồng mua bán hàng hóa ngay sau khi giao kết sẽ thực hiện và chấmdứt ngay Hình thức này có giá trị pháp lý không dễ xảy ra tranhchấp khi thực hiện hợp đồng
Trang 26Đối với giao kết hợp đồng được xác lập bằng hình thức văn bản,các bên khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ ghinhận nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa bằng một vănbản chứa đựng đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng và có chữ
ký xác nhận của các bên Hình thức này tạo ra chứng cứ pháp lýchắc chắn hơn so với hình thức miệng Thông thường theo hình thứcnày, hợp đồng được lập thành nhiều bản mỗi bên giữ một bản làmbằng chứng chứng minh quyền của mỗi bên Căn cứ vào văn bản hợpđồng mua bán hàng hóa, các bên dễ dàng xác định được quyền vànghĩ vụ Đặc biệt, các bên còn dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu củamình đối với bên kia Hình thức này thường được áp dụng trong cácquan hệ mua bán hàng hóa mà việc thực hiện hợp đồng không cùnglúc với việc giao kết, các giao dịch mua bán hàng hóa quan trọng, cógiá trị lớn hay các hợp đồng mua bán hàng hóa có độ nhạy cảm cao
Ngoài hai hình thức nói trên, hợp đồng mua bán hàng hóa còn
có thể được giao kết bằng một hình thức khác đó là hình thức hành
vi Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được giao kết miễn cáchành vi đó chứa đựng những thông tin mà các bên trong quan hệmua bán hàng hóa đó hiểu và thực hiện trên thực tế Giống với hìnhthức miệng, hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết bằng hìnhthức hành vi có giá trị pháp lý không cao, dễ xảy ra tranh chấp
2.2.7 Nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chính là nộidung hợp đồng mua bán hàng hóa Do đó, các quy định pháp luật
về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa cũng chính là các quyđịnh pháp luật về nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản do các bênthỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Do đó, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể hiểu là tổnghợp các điều khoản do các bên thỏa thuận, các điều khoản đó xácđịnh những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồngmua bán hàng hóa
Căn cứ theo Điều 402 BLDS 2005 quy định nội dung của hợpđồng: “Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận vềnhững nội dung sau đây:
Trang 271 Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phảilàm hoặc không được làm.
2 Số lượng, chất lượng
3 Giá, phương thức thanh toán
4 Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
5 Quyền, nghĩa vụ của các bên
Các điều khoản trong nội dung của hợp đồng mua bán hànghóa có thể chia ra thành ba loại:
Loại thứ nhất: Điều khoản cơ bản
Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu và là nhữngđiều khoản không thể thiếu của hợp đồng mua bán hàng hóa Nếukhông thỏa thuận được các điều khoản này thì hợp đồng mua bánhàng hóa không thể giao kết được Điều khoản cơ bản có thể do tínhchất của từng hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định Tùytheo từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng,giá cả, địa điểm Có những điều khoản đương nhiên là điều khoản
cơ bản, vì không thoả thuận tới nó sẽ không thể hình thành hợpđồng Bên cạnh đó cũng có những điều khoản vốn dĩ không phải làđiều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thoả thuận đượcđiều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng
là điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giao kết
Loại thứ hai: Điều khoản thông thường
Trang 28Điều khoản thông thường là những điều khoản được pháp luậtquy định trước Nếu khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cácbên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên
đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật đã quyđịnh Khác với điều khoản cơ bản, các điều khoản thông thườngkhông làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng Để giảm bớtnhững công việc không cần thiết trong giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa, các bên có thể không cần thoả thuận và không cần ghivào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật đã quy địnhnhưng các bên vẫn phải thực hiện những điều khoản đó Vì vậy, nếu
có tranh chấp về những nội dung này thì quy định của pháp luật sẽ
là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợpđồng1
Loại thứ ba: Điều khoản tùy nghi
Ngoài những điều khoản phải thoả thuận vì tính chất của hợpđồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định trước, khi giaokết hợp đồng mua bán hàng hóa các bên còn có thể thoả thuận đểxác định thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung củahợp đồng mua bán hàng háo được cụ thể hoặc tạo điều kiện thuậnlợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng Các điều khoảnnày được gọi là điều khoản tùy nghi2
Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham giagiao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thoả thuận với nhau để xác địnhquyền và nghĩa vụ dân sự của các bên Thông qua điều khoản tùynghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cáchthức nhất định để thực hiện hợp đồng, sao cho thuận lợi mà vẫn bảođảm được quyền yêu cầu của bên kia3 Dựa vào tính chất các điềukhoản tùy nghi có thể chia ra làm hai loại là điều khoản tùy nghingoài pháp luật và điều khoản tùy nghi khác pháp luật4
Như vậy, tùy từng hợp đồng cụ thể, một điều khoản trong nộidung của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là điều khoản cơ bản,
có thể là điều khoản thông thường hay cũng có thể là điều khoản tùynghi
3 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Trang 293.1 Nguyên tắc tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh tồn tại như một nhu cầu tất yếu của sựphát triển kinh tế, xã hội Quyền tự do kinh doanh là một phần hợpthành đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống các quyền tự do của con người Giá trị của quyền tự dokinh doanh được thể hiện ở chỗ, mọi chủ thể trong nền kinh tế đềuđược tự do hoạt động kinh doanh của mình theo khuôn khổ của phápluật
Dưới góc độ chủ thể, quyền tự do kinh doanh là khả năng hànhđộng có ý thức của các chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất,kinh doanh, trong quá trình tồn tại và phát triển Quyền tự do kinhdoanh bao gồm các khả năng mà cá nhân, pháp nhân có thể xử sựnhư: Tự do đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn môhình tổ chức kinh doanh, tự do lựa chọn đối tác để thiết lập quan hệkinh doanh, tự do cạnh tranh, tự do lựa chọn giải quyết phương thứctranh chấp trong kinh doanh,
Dưới góc độ là một chế định pháp luật, quyền tự do kinh doanh
là một chế định pháp luật bao gồm hệ thống các quy định pháp luật
và những bảo đảm pháp lý do Nhà nước ban hành nhằm tạo điềukiện cho các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh doanh
Như vậy, quyền tự do kinh doanh một mặt bao gồm nhữngquyền mà các chủ thể kinh doanh được hưởng, mặt khác là tráchnhiệm của Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình Việcgiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong các hoạt độngkinh doanh Do đó được hưởng các quyền cũng như chịu trách nhiệmquản lý của Nhà nước theo nguyên tắc tự do kinh doanh
3.2 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật hay còn gọi là nguyêntắc bính đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng nói chung và quan hệ hợpđồng mua bán hàng hóa nói riêng hoàn toàn bình đẳng với nhau vềquyền và nghía vụ Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũngtương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia vàngược lại Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồngmua bán hàng hóa, các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của
Trang 30mình và đều có quyền chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu củabên kia Không bên nào có quyền ép buộc bên nào Quan hệ hợpđồng mua bán hàng hóa chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chívới nhau về các điều khoản hợp đồng mua bán hàng hóa.
3.3 Nguyên tắc tôn trọng quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm ba quyền đó là: Quyền chiếm hữu,quyền sử dụng và quyền định đoạt (căn cứ theo quy định tại Điều
164 BLDS 2005 về quyền sở hữu) Các quyền này mang tính chấttuyệt đối và không bị hạn chế về thời gian Trong đó:
Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu được quyền thực hiện các hành
vi theo ý chí của mình để nắm giữ quản lý tài sản nhưng không đượctrái pháp luật, đạo đức xã hội Việc chiếm hữu không bị hạn chế, giánđoạn về thời gian trừ khi chủ sở hữu chuyển giao cho người khác hay
bị pháp luật có quy định khác
Quyền sử dụng: Là quyền chủ sở hữu khai thác công dụnghưởng hoa lợi, lợi tức tài sản theo ý chí của mình nhưng không gâythiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp phápcủa người khác
Quyền đinh đoạt: Là quyền quan trọng nhất của chủ sở hữu vàchỉ có chủ sở hữu mới được hưởng quyền này Chủ sở hữu được thựchiện quyền định đoạt thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu chongười khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó Chủ sở hữu có thể tự mìnhtặng cho, cho vay hay thực hiện các hoạt động mua bán đối với tàisản mà mình sở hữu
Quyền sở hữu thể hiện ở chỗ chủ sở hữu có thể tự mình thựchiện các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt
Như vậy, theo nguyên tắc này các chủ thể của hợp đồng muabán hàng hóa chỉ có thể thực hiện giao kết hợp đồng mua bán hànghóa khi bên bán có quyền định đoạt đối với hàng hóa đem ra traođổi, mua bán Hay nói cách khác, bên bán có quyền sở hữu đối vớihàng hóa đó Bên cạnh đó, để tránh rủi ro trong quá trình giao kếtcũng như thực hiện hợp đồng, bên chủ thể còn lại (bên mua) cũngcần xác minh chính xác được rằng bên bán có quyền sở hữu hợppháp, có quyền định đoạt và đem ra trao đổi, mua bán đối với hànghóa đó
Trang 313.4 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa các bên tham gia
ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa có quyền tự do thoả thuận cácđiều khoản của hợp đồng Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa tôntrọng ý chí của các bên Tuy nhiên ý chí của các bên chỉ được tôntrọng nếu ý chí đó phù hợp với pháp luật Điều đó có nghĩa là cácbên có quyền thoả thuận nhưng mọi thoả thuận trong hợp đồngkhông được vi phạm điều cấm của pháp luật, phải phù hợp với cácquy định của pháp luật
Quyền tự do giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện
3.5.Nguyên tắc tự nguyện
Nguyên tắc này được quy định nhằm đảm bảo trong việc giaokết hợp đồng không bị ai cưỡng ép, thể hiện bản chất của quan hệmua bán hàng hóa dựa trên sự bình đẳng Các cá nhân, tổ chức, cácchủ thể trong nền kinh tế có quyền tự do cam kết, thỏa thuận nhằmxác lập quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa, đượcpháp luật bảo đảm nếu cam kết, thỏa thuận đó không trái với quyđịnh của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội Các bên hoàn
Trang 32toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đedọa hay ngăn cản bên nào
Theo nguyên tắc này, một hợp đồng mua bán hàng hóa đượchình thành phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữacác chủ thể (tự do ý chí) và không do sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổchức, cá nhân nào Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của cácbên trong quá trình giao kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực củahợp đồng mua bán hàng hóa
3.6.Nguyên tắc cùng có lợi
Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợpđồng kinh tế đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình Do đó, khi thamgia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên cùng nhau thoảthuận những điều khoản hợp đồng theo hướng có lợi nhất cho cácbên, không bên nào được lừa dối hay chèn ép bên nào