1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn khoa kinh tế luật Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý. Thực tiễn áp dụng tại văn phòng luật sư Interla

49 2,6K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 538,5 KB

Nội dung

Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm gópphần vào việc hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lýtrong thương mại nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả quá trìn

Trang 1

TÓM LƯỢC

Ở Việt Nam, DVPL mới khởi động và phát triển từ những năm 90 của thế kỷ 20 trởlại đây So với bề dầy truyền thống nghề luật ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh,Pháp…thì kinh nghiệm hành nghề của giới luật gia Việt Nam là quá ít ỏi và chưa bài bản.Các tổ chức, cá nhân cũng chưa có thói quen sử dụng DVPL cho các hoạt động của mình.Tình trạng quan liêu, hách dịch, cửa quyền của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước

ở Việt Nam vẫn còn, với sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân nên rất cần có sựtrợ giúp của nhà cung cấp DVPL Pháp luật điều chỉnh HĐDVPL ở Việt Nam hiện naycòn chưa hoàn chỉnh và được quy định ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như: Bộluật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 Các đạo luật chuyên ngành và một sốvăn bản dưới luật, bước đầu đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động DVPL của các nhà cung cấpDVPL ký kết HĐDVPL với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng DVPL

Các văn bản pháp luật nêu trên quy định về hợp đồng, HĐDV và DVPL chứkhông quy định trực tiếp về HĐDVPL Điều đó dẫn đến một thực tế là trong một sốtrường hợp cùng một vấn đề nhưng lại được điều chỉnh bằng nhiều quy định của cácvăn bản khác nhau và những quy định đó lại chồng chéo, mâu thuẫn với nhau Ngượclại, có nhiều vấn đề lại không được quy phạm pháp luật nào điều chỉnh hoặc quy địnhkhông rõ ràng hoặc quá chung chung…gây khó khăn, lúng túng cho các chủ thểHĐDVPL, cho hoạt động QLNN và hoạt động giải quyết tranh chấp về HĐDVPL Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng cácHDDVPL vì vậy để làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về vấn đề giao kết và thựchiện hợp đồng dịch vụ pháp lý tại văn phòng luật sư Interla: Những mặt thuận lợi, tíchcực cũng như những khó khăn, hạn chế Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm gópphần vào việc hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lýtrong thương mại nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả quá trình giao kết và thựchiện hợp đồng dịch vụ pháp lý tại văn phòng luật sư Interla đối với các khách hàng.Vấn đề về giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý trong thương mại rất rộng lớn và cònnhiều vấn đề Với khoảng thời gian nghiên cứu không nhiều, em chưa thể đề cập được chitiết, mọi khía cạnh vấn đề nghiên cứu và không tránh khỏi những sai sót, em rất mongnhận được sự chỉ bảo cũng như ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô Đây là một đềtài có tính thời sự và thực tiễn cao Hoàn thành đề tài này sẽ là một đóng góp đáng kể vàoviệc hoàn thiện pháp luật HĐDVPL và phát triển TMDVPL ở Việt Nam

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại họcThương Mại, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ íchcho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, là hành trang vô cùng quý giá, là bước đầutiên cho em bước vào sự nghiệp sau này Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến TS TrầnThành Thọ, cảm ơn thầy đã tận tình quan tâm, giúp đỡ em trong thời gian qua, nhờ đó

em mới có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này Sau đó, em cũng xin gửi lờicảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại, Khoa Kinh tế - Luật, Bộ mônLuật Căn Bản Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành bàikhóa luận này

Trong thời gian thực tập tại văn phòng luật sư Interla, em đã nhận được sự giúp

đỡ và tạo điều kiện của trưởng văn phòng luật sư, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tìnhcủa các cô chú, anh chị của các phòng ban đã giúp em tìm hiểu thực tế về môi trườnglàm việc của văn phòng luật sư Interla Qua đó, em đã có được những kiến thức nhấtđịnh về pháp luật , đây sẽ là hành trang cho sự nghiệp của em sau này Vì vậy, em xinchân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, toàn thể các cô chú, anh chị trong thời gian thựctập vừa qua

Trong quá trình làm khóa luận vì trình độ của bản thân và thời gian thực tập cònhạn chế nên em kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy cô giáo đểkiến thức của em được hoàn thiện hơn và bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 2

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 4

6 Kết cấu khóa luận 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản của hợp đồng dịch vụ pháp lý 5

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng 5

1.1.2 Khái niệm hợp đồng dịch vụ pháp lý 6

1.1.3 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ pháp lý 9

1.1.4 Phân loại hợp đồng dịch vụ pháp lý 13

1.2 Cơ sở ban hành và nội dung điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý 13

1.2.1 Pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý 13

1.2.2 Một số nội dung cơ bản của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý 14

1.3 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh giao kết và thực hiện HĐDVPL 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ INTERLA 20

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý 20

2.2 Thực trạng các qui phạm pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý 21

Trang 4

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 21

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng luật sư Interla 22

2.2.3 Mô hình và cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành 22

2.2.4 Các qui phạm pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý tại văn phòng luật sư Interla 23

2.3 Quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý tại văn phòng luật sư Interla 24

2.3.1 Qúa trình giao kết HĐDVPL tại văn phòng luật sư Interla 24

2.3.2 Quá trình thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ pháp lý tại Văn phòng luật sư Interla 26

2.3.3 Tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý tại VPLS Interla, cách giải quyết và xử lý 27

2.4 Một số nhận xét và đánh giá về thực trạng giao kết và thực hiện HĐDVPL tại văn phòng luật sư Interla 27

2.4.1 Những thành tựu mà văn phòng luật sư Interla đã đạt được trong quá trình giao kết và thực hiện HĐDVPL 27

2.4.2 Những khó khăn trong quá trình giao kết và thực hiện HĐDVPL tại văn phòng luật sư Interla 28

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ INTERLA 31

3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện HĐDVPL 31

3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện HĐDVPL 33

3.2.1 Hoàn thiện các quy định về đối tượng hợp đồng dịch vụ pháp lý 33

3.2.2 Hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng dịch vụ pháp lý là bên cung ứng dịch vụ pháp lý, đặc biệt là nghĩa vụ cung cấp thông tin 33

3.2.3 Hoàn thiện các quy định về chất lượng dịch vụ pháp lý 34

3.2.4 Hoàn thiện các qui định về thù lao dịch vụ pháp lý 34

3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 34

KẾT LUẬN 35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 PHỤ LỤC

Trang 5

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

WTO Tổ chức thương mại thế giới

GATS Hiệp định thương mại dịch vụ

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ ngày càng trở nên một yêu cầu tất yếu,cấp bách đối với Việt nam Trong bối cảnh đó, các tổ chức và cá nhân cần có sự trợgiúp pháp lý một cách thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý cho cácgiao dịch của mình Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triểncủa DVPL cho các tổ chức và cá nhân ở tầm quốc tế Các chủ thể tham gia nhiều giaodịch liên quan đến nhiều lĩnh vực được điều chỉnh bởi pháp luật trong nước và phápluật quốc tế Hình thức pháp lý của các giao dịch đó là hợp đồng Để các giao dịch củacác chủ thể diễn ra an toàn và hiệu quả thì cần phải có sự trợ giúp pháp lý từ phía cácnhà cung cấp DVPL Việc trợ giúp pháp lý của nhà cung cấp DVPL đối với bên sửdụng DVPL được thể hiện dưới hình thức HĐDVPL Để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của các chủ thể HĐDVPL, đặc biệt là của bên sử dụng DVPL và phòng ngừatranh chấp xảy ra, đòi hỏi pháp luật về HĐDVPL phải không ngừng hoàn thiện Đồngthời hệ thống pháp luật quốc gia về HĐDVPL phải phù hợp với các Điều ước quốc tế

mà Việt Nam đã ký kết

Do đó khi áp dụng các qui phạm pháp luật về DVPL vào thực tế cho thấy còn nhiềutồn tại Xuất phát từ thực tế nêu trên và từ thực tiễn trong các hoạt động DVPL mà emnhận thấy được trong quá trình thực tập văn phòng luật sư Interla Em cho rằng việc hoànthiện các văn bản qui phạm pháp luật về hợp đồng thương mại nói chung và HĐDVPLnói riêng là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển kinh tế của mộtđất nước đang hội nhập kinh tế với nền kinh tế thế giới như Việt Nam ta

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.

Ở Việt Nam, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, DVPL

đã được ghi nhận, cho phép thành lập và hoạt động (tuy chỉ đối với hoạt động của luậtsư) và chỉ được xác lập trở lại và phát triển khá mạnh mẽ từ hơn hai thập kỷ qua.Trong khoảng thời gian đó, đã có một số nghiên cứu về DVPL ở các khía cạnh khácnhau với phạm vi nghiên cứu khác nhau, như giáo trình, sách chuyên khảo, chuyên đề,nhưng chủ yếu tồn tại dưới hình thức những bài viết đăng trên tạp chí, đăng trên kỷyếu hội thảo và đề tài nghiên cứu của một số cá nhân, tổ chức về DVPL Hiện nay,chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về HĐDVPL Có thể sắp xếp

Trang 7

nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến HĐDVPL đã được thực hiện ở ViệtNam trong thời gian qua như sau:

1/ Nguyễn Như Chính (2011), Pháp luật về dịch vụ thương mại pháp lý – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học Trường Đại học Luật Hà Nội 2/ Chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Mơ - Khoa luật, Trường đại học Quốc gia Hà Nội (2011), “Những vấn đề pháp lý về hợp đồng dịch vụ - thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ” Ngoài việc tìm hiểu những vấn đề pháp

lý về hợp đồng dịch vụ, đề tài đi sâu vào việc phân tích những vụ việc thực tế về giảiquyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ

3/ Phan Chí Hiếu (2005), Hoàn thiện chế định hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu

Lập pháp số 4

4/ Hoàng Thị Vịnh (2014), Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, Luận văn tiến

sĩ luật học Học viên khoa học xã hội

5/ Bài viết “Dịch vụ pháp lý và nhu cầu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của TS Nguyễn Văn Tuân đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số Chuyên

đề Pháp luật về Doanh nghiệp

Tóm lại, các nhóm công trình trên đã nghiên cứu, đánh giá những vấn đề có liênquan đến HĐDVPL ở những khía cạnh khác nhau và là tài liệu tham khảo hữu ích choviệc nghiên cứu pháp luật HĐDVPL Tuy nhiên, do có những mục đích và nhiệm vụnghiên cứu khác nhau nên các tác giả chưa đề cập một cách toàn diện, sâu sắc và có hệthống các vấn đề lý luận về DVPL cũng như pháp luật về HĐDVPL, mà chưa đi sâuvào nghiên cứa các qui định về giao kết và thực HĐDVPL nên các thông tin vềHĐDVPL còn bị hạn chế Do đó có nhiều cách khác nhau trong việc áp dụng các quiđịnh của pháp luật về HĐDVPL vào thực tiễn cũng là điều tất yếu Nhằm hiểu và ápdụng các qui định của pháp luật về giao kết và thực hiện các HĐDVPL trong các hoạtđộng thương mại như thế nào? Thực trạng áp dụng các qui định của pháp luật về hợpđồng dịch vụ pháp lý của văn phòng luật sư Interla diễn ra như thế nào? Các đề xuấtgiải pháp hoàn thiện các qui định pháp luật về giao kết và thực HĐDVPL

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế từ ngày 05/01/2015 đến ngày 29/04/2015 về các hợpđồng dịch vụ pháp lý của văn phòng luật sư Interla cho thấy bên cạnh những kết quả đạt

Trang 8

được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong việc hoàn thiện về hợp đồng dịch

vụ pháp lý của văn phòng luật sư Interla Do vậy để vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồngdịch vụ pháp lý trở thành đòn bẩy đối với văn phòng luật sư Interla, thực sự phát huy vaitrò của mình thì cần phải có những biện pháp để hoàn thiện hơn việc giao kết và thực hiệnHĐDVPL của văn phòng luật sư hiện nay là cần thiết Trên cơ sở đó em lựa chọn đề tài: “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý Thực tiễn áp dụng tại vănphòng luật sư Interla” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu của khóa luận

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là: Các quan điểm, tư tưởng luậthọc về DVPL và HĐDVPL, các văn bản pháp luật thực định của Việt Nam vềHĐDVPL, cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế về DVPL, pháp luậtnước ngoài và pháp luật quốc tế về HĐDVPL, thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luậtHĐDVPL ở Việt Nam

4.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng dịch vụ pháp lý tại Việt

Nam

Thứ hai, phân tích thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý tại

Văn phòng luật sư Interla Từ đó, đánh giá những bất cập, hạn chế trong qui định củapháp luật, của công ty

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, khóa luận đưa ra

một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong giao kết và thực hiện hợp đồng dịch

vụ pháp lý tại Văn phòng luật sư Interla nói riêng, cũng như của Việt Nam nói chung

4.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài khóa luận

Do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu không nhiều nên khóa luận chỉtập trung nghiên cứu:

- Những quy định hiện hành của pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, nhưLTM 2005, BLDS 2005, và một số văn bản luật chuyên ngành khác

- Việc giao kết và thực hiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý tại Vănphòng luật sư Interla

Trang 9

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, khóa luận vận dụng phương pháp luận duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Đây là phương pháp luận khoahọc được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ khóa luận để đánh giá khách quan sự thểhiện của các qui định của pháp luật về HĐDVPL Khóa luận cũng được nghiên cứudựa trên đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển TMDV và hộinhập kinh tế của Đảng và Nhà nước ta

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học

cụ thể khác nhau như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháplịch sử cụ thể và phương pháp nghiên cứu trực tiếp qua khảo sát thực tế nhằm minhchứng cho những lập luận, cho những nhận xét đánh giá, kết luận khoa học của khóaluận và đặc biệt là phương pháp so sánh luật học và phương pháp lịch sử được sử dụngxuyên suốt khóa luận để phân tích, đối chiếu so sánh những quy định pháp luật vềHĐDVPL để thấy sự phát triển của pháp luật về HĐDVPL của nước ta cũng nhưnhững điểm tương đồng và khác biệt, những hạn chế, bất cập của pháp luật vềHĐDVPL của Việt nam so với các quy định của WTO và pháp luật quốc tế Để hoànthành mục đích nghiên cứu thì có sự kết hợp giữa các phương pháp trong từng phầncủa khoá luận Đối với mỗi mục thì có một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo để làm

rõ mục đích nghiên cứu

6 Kết cấu khóa luận

Ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kếtluận, nội dung khóa luận kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiệnhợp đồng dịch vụ pháp lý

Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện hợp đồngdịch vụ pháp lý tại văn phòng luật sư Interla

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợpđồng dịch vụ pháp lý

Trang 10

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ

GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

1.1 Một số khái niệm cơ bản của hợp đồng dịch vụ pháp lý.

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng

Hợp đồng là một khái niệm xuất hiện từ rất lâu và hiện tại có khá nhiều khái

niệm về hợp đồng Trên thực tế, sự tiếp cận khái niệm hợp đồng trong các hệ thống

pháp luật cũng khác nhau Quan niệm của các luật gia thuộc hệ thống Civil Law xemhợp đồng như một kết quả phức hợp của ý chí tự do cá nhân cùng nhiều nguyên tắc

pháp lý cơ bản của Luật Tư Theo Geoffrey Samuel: “Khái niệm hợp đồng trong hệ thống Civil law bị chi phối bởi ba nguyên tắc Thứ nhất, hợp đồng được xem là kết quả chung của sự gặp gỡ ý chí của các bên Thứ hai, đó là pháp luật do các bên lập ra

để ràng buộc chính các bên trong hợp đồng Vì sự ràng buộc của hợp đồng không chỉ

là hiệu lực pháp lý được dự liệu bởi các bên, mà đó còn là hiệu lực được đảm bảo bởi pháp luật, bởi tập quán hoặc bởi yêu cầu của nguyên tắc thiện chí, nhằm xác lập trách nhiệm thực thi hợp đồng phù hợp với bản chất của hợp đồng Nguyên tắc thứ ba là tự

do hợp đồng: các bên được tự do, trong phạm vi giới hạn của luật công và trật tự công cộng, để tạo ra loại hợp đồng mà họ muốn, thậm chí điều đó có thể là vô lý theo cách nhìn nhận của người khác 1

Khác với quan niệm của các nước theo hệ thống Civil Law, trong hệ thốngCommon Law (Thông luật), ban đầu người ta xem hợp đồng như là kết quả của cáccam kết đơn giản, thể hiện bằng những hành vi pháp lý cụ thể của mỗi bên Sau

này,“các thẩm phán theo chủ nghĩa thực dụng (pragmatic) ở Anh đã xem xét hợp đồng như là một nghĩa vụ được tạo ra bởi sự gặp gỡ ý chí giữa các bên” 2

Có thể nói, thuật ngữ ‘Hợp đồng’ là một phạm trù đa nghĩa và có thể được xem xét nhiều góc độ khác nhau Các luật gia Việt Nam thường hiểu khái niệm ‘hợp đồng’

theo hai nghĩa: nghĩa khách quan và nghĩa chủ quan Theo nghĩa khách quan, ‘hợp

đồng’ là một bộ phận của chế định nghĩa vụ trong Luật Dân sự, bao gồm các “qui phạm pháp luật được qui định cụ thể trong BLDS nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

1 Sammuel, Geoffrey, Law of Obligations and legal Remedies, 2nd ed., Cavendish,

London 2001 (Tr 278)

2 Sammuel, Geoffrey, Law of Obligations and legal Remedies, 2nd ed., Cavendish,

Trang 11

(chủ yếu là quan hệ tài sản) trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau” Theo nghĩa chủ quan, hợp đồng “là sự ghi nhận kết quả của việc cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể giao kết hợp đồng” hay “là kết quả của việc thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên, được thể hiện trong các điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ mỗi bên để có cơ sở cùng nhau thực hiện” 3

Ở Việt Nam, khái niệm hợp đồng không được định nghĩa cụ thể trong văn bản

pháp luật nào, BLDS 2005 định nghĩa về hợp đồng dân sự như sau: “Hợp đồng dân sự

là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.4

Xét về bản chất, hợp đồng được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên, là kết quảcủa quá trình thương thảo và thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát sinh, thay đổi,chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trừ những quyền và nghĩa vụ mà phápluật có qui định là không thể thay đổi hoặc chấm dứt bằng thỏa thuận của các bên Xét

về vị trí, vai trò của hợp đồng, theo nghĩa hẹp, thì hợp đồng là một loại giao dịch dân

sự, là một căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự

Như vậy: Hợp đồng là phương tiện pháp lý để các bên tạo lập quan hệ nghĩa vụ.

Có thể nói, định nghĩa trên đã hàm chứa tất cả dấu hiệu mang tính bản chất của hợp đồng và thể hiện rõ chức năng, vai trò của hợp đồng trong việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

1.1.2 Khái niệm hợp đồng dịch vụ pháp lý

Quan hệ cung ứng DVPL được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý

là HĐDVPL HĐDVPL có bản chất chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xáclập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ cung ứng DVPL.Theo nguyên tắc áp dụng luật chung và luật chuyên ngành trong trường hợp cùng điềuchỉnh quan hệ HĐDVPL thì các nguyên tắc và quy định đối với HĐDV trong BLDS

và LTM 2005 cũng được áp dụng cho HĐDVPL

BLDS 2005 định nghĩa: “HĐDV là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên làm dịch vụ thực hiện một công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên làm dịch vụ” (Điều 518) Điều 74 LTM 2005 không định nghĩa hợp

3 Đinh Văn Thanh, Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự, Luật học, số 4/1999,

(Tr.19)

Trang 12

đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại Nội dung các quy định về HĐDV trongLTM được xây dựng theo xu hướng cụ thể hóa các nguyên tắc và quy định về HĐDStrong BLDS.

LLS 2006 quy định “Luật sư thực hiện DVPL theo HĐDVPL, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức HĐDVPL phải được làm thành văn bản” (Điều 26) Như vậy, đối với hoạt động cung

ứng DVPL của luật sư, pháp luật đã có quy định chính thức về việc quan giữa luật sư

và khách hàng là quan hệ HĐDVPL và phải được thể hiện dưới hình thức văn bản Các luật chuyên ngành khác về DVPL, tuy không đưa ra định nghĩa về HĐDVPLnhưng căn cứ vào bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của các quan hệ cungứng DVPL cụ thể cũng như xem xét các quan hệ cung ứng này trong sự so sánh vớiquan hệ cung ứng DVPL của luật sư, có thể khẳng định quan hệ giữa bên cung ứngDVPL và bên sử dụng các loại hình DVPL khác là quan hệ HĐDVPL

Từ các quy định của BLDS, LTM và các luật chuyên ngành về DVPL, có thểkhẳng định HĐDVPL là một dạng của HĐDVTM HĐDVPL mang đầy đủ các dấuhiệu của HĐDVTM đó là: i) là sự thỏa thuận giữa hai bên (bên cung ứng DVPL vàbên sử dụng DVPL); ii) Nội dung HĐDVPL chứa đựng quyền và nghĩa vụ của cácbên Đa số HĐDVPL là loại hợp đồng song vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bênkia và ngược lại Có một số ít HĐDVPL là loại hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba(trường hợp thân nhân của bị can, bị cáo bị tạm giam mời luật sư bào chữa cho họ).Theo đó, bên cung ứng thực hiện cho bên sử dụng DVPL một hoặc nhiều công việc cóliên quan đến pháp luật thuộc lĩnh vực hành nghề đã đăng ký hoạt động cho bên sửdụng DVPL còn bên sử dụng DVPL có quyền sử dụng DVPL theo thỏa thuận và cónghĩa vụ thanh toán; iii) Mục đích của bên cung ứng DVPL là nhận thù lao còn mụcđích của bên sử dụng DVPL là nhằm thỏa mãn nhu cầu về DVPL; iv) HĐDVPL khôngbắt buộc phải được thể hiện dưới hình thức văn bản

HĐDVPL là loại HĐTMDV chứa đựng đặc điểm của một số loại HĐTMDVkhác Cụ thể là một số HĐDVPL có những điểm tương đồng với hợp đồng đại diệncho thương nhân, đó là bên đại diện được nhân danh và vì lợi ích của bên được đạidiện để tiến hành các công việc do bên được đại diện giao, mang lại quyền và nghĩa vụ

Trang 13

cho bên được đại diện Tuy nhiên, đại diện trong hoạt động DVPL là để thực hiện cáccông việc có liên quan đến pháp luật thuộc lĩnh vực hành nghề của bên cung ứngDVPL (chẳng hạn luật sư đại diện theo ủy quyền cho nguyên đơn để khởi kiện vàtham gia tố tụng trong vụ kiện đòi nợ), còn đại diện cho thương nhân trong hoạt độngthương mại là để thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực hoạt động của bên giao đạidiện (hợp đồng đại lý là một điển hình) Bên cạnh đó, hai loại hợp đồng này còn có sựkhác nhau ở yếu tố chủ thể Chủ thể HĐDVPL chỉ yêu cầu bên cung ứng DVPL là tổchức hành nghề chuyên nghiệp (đa số trong số đó là thương nhân), chủ thể hợp đồngđại diện cho thương nhân bắt buộc hai bên đều phải là thương nhân HĐDVPL cũng cónhiều điểm tương đồng với một số HĐDV khác (hợp đồng dịch vụ kiểm toán, hợpđồng dịch vụ giám định, hợp đồng bán đấu giá hàng hóa ), đó là bên cung ứng dịch

vụ thực hiện cho bên sử dụng dịch vụ một công việc thuộc lĩnh vực hành nghề đã đăng

ký hoạt động của mình và những dịch vụ này phải do những cá nhân có CCHN củabên cung ứng dịch vụ thực hiện Tuy nhiên, công việc thuộc lĩnh vực hành nghề củabên cung ứng dịch vụ trong những hợp đồng nêu trên không phải là DVPL và CCHNcủa cá nhân thực hiện công việc là đối tượng hợp đồng không phải là CCHN cung ứngDVPL Người thực hiện DVPL trong HĐDVPL là người có CCHN cung ứng một loạihình DVPL nhất định và để được cấp CCHN, người thực hiện DVPL phải đáp ứngnhiều điều kiện gắn với nghề luật, trong đó có một điều kiện đặc trưng về trình độchuyên môn phải có bằng đại học luật và phải có kỹ năng hành nghề luật qua yêu cầuphải tốt nghiệp lớp đào tạo nghề cung ứng DVPL (chẳng hạn lớp đào tạo nghề luật sư),

đã trải qua thời gian tập sự hành nghề cung ứng DVPL (để làm thử công việc cung ứngDVPL dưới sự hướng dẫn của các cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cungứng DVPL) và phải là thành viên của một tổ chức hành nghề cung ứng DVPL (khôngđược làm một nghề khác, thể hiện sự chuyên tâm vào việc hành nghề cung ứngDVPL) Người thực hiện dịch vụ trong các HĐDV nói trên cũng phải đáp ứng nhữngđiều kiện về chuyên môn và kỹ năng hành nghề nhưng không gắn với chuyên môn

“nghề luật” mà gắn với từng chuyên môn khác nhau (nghiệp vụ kiểm toán, nghiệp vụ

giám định các sản phẩm văn học, nghệ thuật, nghiệp vụ đấu giá hàng hóa, )

Từ những phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý

như sau: Hợp đồng dịch vụ pháp lý là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cung

Trang 14

ứng cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ pháp lý cho bên thuê dịch vụ để nhận thù lao, còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

1.1.3 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ pháp lý.

1.1.3.1 Bên cung ứng DVPL phải là các tổ chức hành nghề có đủ các điều kiện

theo qui định của pháp luật

Để có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ HĐDVPL với tư cách là bên cungứng DVPL, bên cung ứng DVPL phải là các tổ chức hành nghề tồn tại hợp pháp, cóthẩm quyền cung cấp DVPL và có quyền cung ứng loại hình DVPL đã đăng ký Cụthể, bên cung ứng DVPL phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) được tổ chức dưới hình thức các tổ chức hành nghề cung ứng DVPL hoặcngười cung ứng DVPL hành nghề với tư cách cá nhân (gọi chung là tổ chức cung ứngDVPL) b) đã đăng ký hoạt động cung ứng DVPL và được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cho phép hoặc cấp giấy phép hoạt động DVPL

c) cung ứng loại DVPL đúng lĩnh vực và đúng loại hình DVPL của tổ chức hànhnghề Ví dụ Tổ chức hành nghề luật sư chỉ được đăng ký hành nghề đối với một sốhoặc cả 4 lĩnh vực hành nghề luật sư quy định tại LLS 2006, không được đăng ký vàcung ứng các DVPL thuộc loại hình DVPL (lĩnh vực hành nghề) của công chứng viênhoặc của thừa phát lại và ngược lại Ngoài ra, tổ chức cung ứng DVPL không đượcđăng ký kinh doanh để hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ đối với bất kỳngành, nghề nào khác

1.1.3.2 Phương thức ký kết và hình thức tồn tại đặc biệt của hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Đa số các HĐDVPL được ký kết theo hai phương thức ký kết HĐDV truyềnthống đó là phương thức trực tiếp và phương thức gián tiếp và tồn tại dưới các hìnhthức do pháp luật quy định Tuy nhiên, có một số loại HĐDVPL, phương thức ký kết

và hình thức tồn tại rất đặc biệt nhưng vẫn thể hiện được đầy đủ sự thỏa thuận của cácbên Việc đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng được thể hiện bằng những cách thức

và dưới những hình thức rất đặc thù hay nói cách khác hoàn toàn không tồn tại mộtbản HĐDVPL độc lập, chứa đựng đầy đủ nội dung của một HĐDVPL và không đượcthể hiện dưới một hình thức truyền thống nhất định nào mà tồn tại dưới hình thức sựpha trộn các hình thức tồn tại của một HĐTMDV HĐDVPL loại này được giao kết vàphát sinh hiệu lực khi bên sử dụng DVPL có yêu cầu và bên cung ứng chấp nhận thực

Trang 15

hiện một hoặc nhiều công việc thuộc lĩnh vực hành nghề của mình cho bên yêu cầu.Quá trình thực hiện cũng đồng thời là quá trình các bên tiếp tục đưa ra những thỏathuận và đề nghị mới thuộc nội dung hợp đồng HĐDVPL của Công chứng viên vàThừa phát lại là những loại hợp đồng có phương thức ký kết và hình thức tồn tại điểnhình của trường hợp này.

1.1.3.3 Hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính đối nhân và tính rủi ro cao.

Thứ nhất: Hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính đối nhân

Tính đối nhân của HĐDVPL thể hiện ngay trong yếu tố hình thức tổ chức của các tổchức cung ứng DVPL Hiện nay, pháp luật qui định cho hầu hết tổ chức hành nghề cungứng các loại hình DVPL dưới hình thức Văn phòng hoặc công ty hợp danh Đối với hình

thức Văn phòng, các luật chuyên ngành qui định “hoạt động như một loại hình doanh nghiệp tư nhân” (Điều 33 LLS), mà DNTN là loại hình DN phải chịu trách nhiệm vô hạn

về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh trong kinh doanh Đối với hình thức công tyhợp danh, cũng đồng nghĩa với việc các thành viên của tổ chức hành nghề phải chịu tráchnhiệm liên đới và vô hạn về các nghĩa vụ tài sản của tổ chức hành nghề Ngoài ra, phápluật cũng cho phép các tổ chức hành nghề tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH để đượchưởng chế độ chịu TNHH trong kinh doanh nhưng các công ty luật TNHH đăng ký kinhdoanh DVPL ngoài việc tuân theo các quy định của LDN cho loại hình công ty TNHH thìcòn phải tuân thủ các qui định của các luật chuyên ngành về DVPL để nhà nước quản lý

và kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động hành nghề của nó

Tính đối nhân của DVPL còn được thể hiện bởi yếu tố người thực hiện DVPL.Nhà đầu tư thành lập các tổ chức hành nghề cung ứng DVPL đồng thời là người thựchiện DVPL (trách nhiệm cao hơn người lao động bình thường) Các công việc thuộclĩnh vực đã đăng ký hành nghề của tổ chức hành nghề phải do chính nhà đầu tư hoặcthành viên của tổ chức hành nghề thực hiện và họ không được giao lại công việc chongười khác thực hiện nếu không được sự đồng ý của khách hàng

Thứ hai: Hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính rủi ro cao

HĐDVPL hàm chứa yếu tố rủi ro cao hơn các loại HĐDV khác, bởi các nguyênnhân sau:

- Các bên chủ thể HĐDVPL sự bất cân xứng về kiến thức pháp luật HĐDVPL

Trang 16

Xuất phát từ đặc điểm của DVPL là gắn liền với pháp luật và bên cung ứng phải

là tổ chức hành nghề cung ứng DVPL, tất yếu dẫn đến việc có sự bất cân xứng về ýthức pháp luật giữa các bên đặc biệt là kiến thức pháp luật về HĐDVPL

Bên cung ứng DVPL thường có lợi thế “tuyệt đối” so với bên sử dụng DVPL,

bởi lẽ, từ bộ máy quản lý và đội ngũ người thực hiện DVPL đều là các chuyên giapháp lý, có trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề luật chuyên nghiệp, hoạt độngcung ứng DVPL là hoạt động nghề nghiệp nhằm mục đích sinh lời Bên sử dụngDVPL là tổ chức, cá nhân bất kỳ, có thể có hiểu biết pháp luật ở mức độ nhất địnhnhưng không thể so sánh với bên kia

- Do tính khó xác định của chất lượng DVPL

Xuất phát từ bản chất vô hình của sản phẩm DVPL dẫn đến tính khó xác địnhchất lượng của DVPL Điều này gây rất nhiều khó khăn, lúng túng cho các chủ thể hợpđồng, đặc biệt là cho bên sử dụng DVPL Bên sử dụng DVPL trong nhiều trường hợpthường là thiếu hiểu biết pháp luật nên mới cần đến sự giúp đỡ của bên kia, nhưng khithỏa thuận về điều khoản chất lượng thì chính bên sử dụng DVPL cũng không hiểu rõDVPL được yêu cầu cung ứng phải đạt chất lượng như thế nào để đáp ứng được mụcđích sử dụng và điều khoản chất lượng phải thỏa thuận như thế nào thì mới đạt được

sự rõ ràng, chính xác và hợp pháp Việc khó xác định chất lượng DVPL làm cho chủthể HĐDVPL không có cơ sở pháp lý để thỏa thuận chất lượng công việc Mặt khác, làmột trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm hợp đồng mà chủ yếu là từphía cung ứng DVPL nhưng bên sử dụng DVPL không có căn cứ pháp lý để bảo vệquyền lợi hợp pháp của mình

- Kết quả DVPL trong một số trường hợp bị phụ thuộc vào trình độ công nghệ của các phương tiện kỹ thuật có liên quan.

Quá trình cung ứng một số DVPL, bên cung cấp không chỉ cần sử dụng những trithức pháp lý và kỹ năng nghề nghiệp, mà còn cần phải dựa trên kết quả hoạt động củacác phương tiện kỹ thuật hoặc kết quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức chuyên môn

Do đó, chất lượng DVPL phụ thuộc phần lớn vào mức độ hiện đại của khoa học côngnghệ tương ứng (giả thiết kỹ thuật viên khách quan, công tâm và không có bất kỳ tácđộng nào đến kết quả) Ví dụ: Dịch vụ tranh tụng của luật sư tại các cơ quan tiến hành tốtụng hiện nay trong một số trường hợp phải dựa trên kết quả giám định của cơ quan

Trang 17

chức năng có thẩm quyền với việc sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại như: Giám địnhtâm thần tư pháp, giám định pháp y, giám định ADN,…

- Trong một số trường hợp chủ thể HĐDVPL không kiểm soát được kết quả công việc Gồm:

Trường hợp việc thực hiện bị phụ thuộc vào hoạt động của bên thứ ba

Đối với những loại hình DVPL khi thực hiện bị phụ thuộc vào hoạt động của bênthứ ba thì chủ thể HĐDVPL bị phụ thuộc vào bên thứ ba ngay từ giai đoạn bàn bạc,thương lượng để đi đến ký kết HĐDVPL Giai đoạn này, hai bên chủ thể đã phải chú ý

để điều chỉnh những điều khoản của HĐDVPL phù hợp với quy định của pháp luật về

tổ chức và hoạt động của bên thứ ba Có như vậy thì thỏa thuận của chủ thể HĐDVPLmới hợp pháp và đảm bảo khả năng thực hiện có hiệu quả trên thực tế Trong quá trìnhthực hiện HĐDVPL, nhiều DVPL là những hoạt động phối hợp với hoạt động của bênthứ ba trong một hoạt động tổng thể nhất định vì thế kết quả công việc nằm ngoài sựkiểm soát của chủ thể hợp đồng và phụ thuộc có chất quyết định vào chất lượng hoạtđộng của bên thứ ba trong đó có các yếu tố chủ yếu như chất lượng của nền hànhchính nhà nước và nền tư pháp Bởi lẽ, kết quả công việc không chỉ là kết quả thựchiện của bên cung ứng mà còn là kết quả hoạt động của bên thứ ba Nói cách khác,hoạt động của nhà cung cấp trong một số trường hợp không cho kết quả độc lập màcho kết quả tổng hợp, gắn với kết quả hoạt động của bên thứ ba

Trường hợp công việc được thực hiện bởi nhiều người

Trong trường hợp công việc được thực hiện bởi nhiều người (nhiều luật sư bàochữa cho một bị can, bị cáo hoặc cùng bảo vệ quyền lợi cho một đương sự) thì kết quảcông việc phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức hànhnghề, sự tận tâm với công việc của mỗi luật sư trong số đó và như vậy kết quả tổnghợp của việc bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi của các luật sư sẽ không dự liệu trướcđược Việc dự liệu trước kết quả tổng hợp của DVPL càng khó khăn hơn khi nhữngngười thực hiện DVPL hành nghề tại các tổ chức hành nghề khác nhau Tương tự nhưvậy, cùng một DVPL nhưng nếu được thực hiện bởi người thực hiện khác nhau cũngsẽ cho kết quả rất khác nhau

Trang 18

Khả năng sử dụng DVPL của khách hàng

Trong trường hợp cùng một công việc được thực hiện bởi cùng một cá nhânnhưng người sử dụng DVPL khác nhau sẽ đạt hiệu quả khác nhau Bởi lẽ, khả năngtiếp nhận, thụ hưởng kết quả DVPL và sử dụng kết quả để giải quyết vấn đề của cáckhách hàng là khác nhau

Như vậy, trong những trường hợp nêu trên, các bên chủ thể luôn không kiểm soátđược chất lượng công việc là đối tượng HĐDVPL

1.1.3.4 Quá trình giao kết và thực hiện hầu hết các HĐDVPL bị phụ thuộc vào bên thứ ba

Do tính gắn liền với pháp luật nên quá trình giao kết và thực hiện một sốHĐDVPL gắn liền và do đó bị phụ thuộc vào hoạt động của cơ quan nhà nước, tổchức, cá nhân có thẩm quyền, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng (gọi tắt là bênthứ ba) Trong những trường hợp này, hoạt động của bên thứ ba là cơ sở để các bêntham gia quan hệ HĐDVPL thỏa thuận nội dung HĐDVPL, đồng thời cũng thông quahoạt động của bên thứ ba HĐDVPL mới có khả năng thực hiện được trên thực tế

1.1.4 Phân loại hợp đồng dịch vụ pháp lý

1.1.4.1 Căn cứ vào loại hình tổ chức hành nghề cung cấp DVPL

HĐDVPL có thể chia thành 5 loại: HĐDVPL của tổ chức hành nghề luật sư;HĐDVPL của tổ chức hành nghề công chứng; HĐDVPL của tổ chức hành nghề Thừaphát lại; HĐDVPL của Trung tâm tư vấn pháp luật và HĐDVPL của các tổ chức khác

1.1.4.2 Căn cứ vào nội dung của HĐDVPL

HĐDVPL có thể chia thành 8 loại: hợp đồng dịch vụ tranh tụng, hợp đồng dịch

vụ tư vấn pháp luật, hợp đồng dịch vụ công chứng, hợp đồng dịch vụ lập vi bằng, hợpđồng dịch vụ tống đạt giấy tờ của tòa án và cơ quan thi hành án, hợp đồng xác minhđiều kiện thi hành án, hợp đồng thi hành án và HĐDVPL khác

1.2 Cơ sở ban hành và nội dung điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp

đồng dịch vụ pháp lý.

1.2.1 Pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Trang 19

Theo Điều 518 BLDS thì Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo

đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch

vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ

Như vậy hoạt động dịch vụ pháp lý không chỉ chịu sự điều chỉnh của bộ LDS màcòn chịu sự điều chỉnh của LTM năm 2005 Tùy từng lĩnh vực cụ thể như giám định,

tư vấn, đấu thầu, xúc tiến thương mại chịu sự điều chỉnh của các qui định cụ thể khácnhau Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên có qui định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc cóqui định khác với quy định của LTM, BLDS thì áp dụng quy định của Điều ước quốc

tế Các bên trong giao dịch nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài,tập quán quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không tráivới các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

Như vậyHĐDVPL chịu sự điều chỉnh của LTM 2005, BLDS 2005, Điều ướcquốc tế và tập quán thương mại quốc tế có liên quan

1.2.2 Một số nội dung cơ bản của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý.

1.2.2.1 Vấn đề giao kết HĐDVPL.

Việc ký kết hợp đồng phải được xem xét trên các khía cạnh: nguyên tắc giao kết,căn cứ giao kết, chủ thể của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, nội dung và hình thứccủa hợp đồng, nội dung Cụ thể:

Nguyên tắc giao kết hợp đồng

Nguyên tắc giao kết hợp đồng đó là những tư tưởng chỉ đạo được quán triệt trongnhững quy phạm pháp luật về hợp đồng, có tính chất bắt buộc đối với các chủ thểtrong khi tiến hành ký kết hợp đồng Trong nền kinh tế thị trường, việc giao kết hợpđồng, về nguyên tắc không còn là kỷ luật của nhà nước, là nhiệm vụ của các tổ chức,

cơ quan và các đơn vị kinh tế nữa Đó là quyền tự do hợp đồng, một trong những nộidung quan trọng của quyền tự do kinh doanh

Theo điều 389, BLDS 2005, thì việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ các nguyêntắc: tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; Tựnguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

Căn cứ giao kết hợp đồng

Trang 20

Căn cứ để giao kết hợp đồng đó là: theo định hướng kế hoạch của nhà nước, cácchính sách chế độ, các chuẩn mực kinh tế kỹ thuật hiện hành; căn cứ theo nhu cầu thịtrường, đơn đặt hàng, đơn chào hàng của bạn hàng; căn cứ vào khả năng phát triển sảnxuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của đơn vị mình; căn cứ vào tính hợppháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng bảo đảm về tài sản của các bêncùng ký kết hợp đồng.

Ngoài ra, chủ thể của hợp HĐDV có thể là chi nhánh của thương nhân nướcngoài Theo khoản 3, điều 19, LTM 2005 thì chi nhánh của thương nhân nước ngoài cóquyền giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động quy định tronggiấy phép thành lập chi nhánh và theo quy định của pháp luật

Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của HĐDV là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luậtcấm, không trái với đạo đức xã hội Theo điều 75, LTM 2005, thương nhân có quyềncung ứng các dịch vụ sau: cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụngtrên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sửdụng trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam và sửdụng trên lãnh thổ nước ngoài; cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt nam

sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài

Hình thức của hợp đồng

Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằnghành vi cụ thể

Trang 21

- Đối với các loại hợp HDVĐ mà pháp luật quy định phải được lập thành vănbản thì phải tuân theo các quy định đó

Trang 22

Nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng dịch vụ đó là những thỏa thuận của các bên Các bên cóthể thỏa thuận về các nội dung chủ yếu (theo điều 402 Bộ Luật dân sự 2005) như:+ Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc khôngđược làm

+ Số lượng, chất lượng

+ Giá, phương thức thanh toán

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên

1.2.2.2 Vấn đề thực hiện HĐDVPL

Nguyên tắc thực hiện

Những thỏa thuận HĐDVPL có hiệu lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên Các bênphải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận theo đúng hợp đồng Để đảm bảo việc thực hiệnhợp đồng thì pháp luật quy định những nguyên tắc bắt buộc các chủ thể phải tuân theotrong quá trình thực hiện hợp đồng Đó là:

- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, thời hạn, phương thức và các thỏathuận khác do các bên chủ thể thỏa thuận

- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho cácbên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau

- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền vàlợi ích hợp pháp của người khác

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên

Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:

Bên cung ứng dịch vụ sau khi giao kết hợp đồng phải có nghĩa vụ cung ứng cácdịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ phù hợp những thỏa

Trang 23

thuận như thực hiện công việc đúng số lượng, chất lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏathuận khác Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếu không có sựđồng ý của bên thuê dịch vụ Sau khi hoàn thành công việc, bên cung ứng dịch vụ phảibảo quản và giao lại cho khách hàng những tài liệu và phương tiện được giao để thựchiện dịch vụ Nếu những thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm

để hoàn thành công việc thì phải thông báo ngay cho bên thuê dịch vụ Trong thỏa thuận

có yêu cầu cần giữ bí mật về thông tin mà mình biết thì trong quá trình cung ứng dịch

vụ phải giữ bí mật theo đúng thỏa thuận Trường hợp mất mát, hư hỏng tài liệu, phươngtiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin thì phải bồi thường thiệt hại 5

Để thực hiện tốt công việc của mình, bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầukhách hàng cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện có liên quan Hoặc được thay đổiđiều kiện dịch vụ vì lợi ích của khách hàng mà không nhất thiết phải chờ ý kiến củakhách hàng, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho khách hàng, nhưng phải báo ngaycho khách hàng 6

Theo điều 82, LTM 2005 quy định về thời hạn hoàn thành dịch vụ Cụ thể: bêncung ứng dịch vụ phải hoàn thành đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.Trường hợp không có thỏa thuân về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch

vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả cácđiều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợpđồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gianhoàn thành dịch vụ Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi kháchhàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cungứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điềukiện đó được đáp ứng

Sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ vẫn chưa hoànthành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục cung ứngdịch vụ theo nội dung đã thỏa thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu có

Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ (khách hàng):

5 Điều 78, LTM 2005 & Điều 522 , BLDS 2005 về: “Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ”

Trang 24

Khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền cung ứng dịch vụ như đãthỏa thuận trong hợp đồng Nếu có yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết choviệc thực hiện thì phải cung cấp kịp thời Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cungứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng

có nghĩa vụ điều phối hoạt động của bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đếncông việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào và phải trả tiền dịch vụ cho bên cungứng dịch vụ theo như thỏa thuận trong hợp đồng 7

Theo tinh thần điều 86, LTM 2005 và khoản 3, điều 524, BLDS 2005 thì trườnghợp không có thỏa thuận về giá dịch vụ, không có thỏa thuận về phương pháp tính giádịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ đượcxác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thứccung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điềukiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ

Khách hàng phải trả tiền dịch vụ tại thời điểm hoàn thành dịch vụ, nếu không cóthỏa thuận khác Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuậnhoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì khách hàng có quyền giảmtiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại 8

1.3 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh giao kết và thực hiện HĐDVPL

Việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các bên nhằm thoả mãn những nhu cầu vềvật chất, văn hoá tinh thần của mỗi bên và phải hướng tới lợi ích chung của toàn xãhội Ngoài ra các bên còn phải thể hiện việc chấp hành pháp luật, thể hiện tinh thần tôntrọng truyền thống đạo đức xã hội của trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự.Khi giao kết và thực hiện HĐDVPL, các bên có liên quan phải tuân theo nhữngnguyên tắc cơ bản khi giao kết hợp đồng dân sự và những nguyên tắc cơ bản tronghoạt động thương mại

- BLDS 2005 quy định việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau: 9

Thứ nhất, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã

hội: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của hợp đồng Theo nguyên tắcnày thì các bên đủ tư cách chủ thể có quyền tự do quyết định việc giao kết hợp đồng

7 Điều 520, BLDS 2005 về: “Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ”

8 Điều 521, BLDS 2005 về: “Quyền của bên thuê dịch vụ”

Ngày đăng: 15/05/2015, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w