Mặt khác, tuy không có những điều khoản cụ thể quy định trựctiếp về các nguyên tắc này nhưng trong một số điều của Công ước này có những từngữ liên quan đến các nguyên tắc đó ví dụ như “
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 – PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1 – Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1 1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.3 Các quy định về pháp luật đối với các nguyên tắc ký kết và nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1 4 Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại
2 – Các loại tranh chấp thường gặp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2 1 Tranh chấp do xung đột pháp luật
2 2 Tranh chấp về điều kiện về tên hàng (COMMODITY)
2 3 Tranh chấp về phẩm chất hàng hóa (QUALITY)
2.4 Tranh chấp về điều khoản giao – nhận hàng (SHIPMENT/ DELIVERY)
2 5 Tranh chấp về giá cả (PRICE)
2.6 Tranh chấp về vấn đề thanh toán (settlement payment)
2.7 Tranh chấp về điều kiện bao bì và ký mã hiệu
2.8 Tranh chấp về điều kiện bảo hành (Warranty)
2.9 Tranh chấp về điều khoản khiếu nại
2.10 Tranh chấp do các nguyên nhân khác
3- Các phương thức giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3 1 Thương lượng trực tiếp giữa các bên trong tranh chấp
3 2 Hòa giải giữa các bên trong tranh chấp
3 3 Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài thương mại
3 4 Giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án
CHƯƠNG 2 - THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
I Cơ chế giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đối với HĐ MBHH QT
Trang 22 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với HĐ MBHH QT
3 Trình tự giải quyết tranh chấp đối với HĐ MBHH QT
II Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp tranh chấp đối với hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1 Những vấn đề đã đạt được trong việc giải quyết tranh chấp đối với
1 - Một kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật
1.2 Tuyên truyền phổ biến pháp luật
1.3 Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng hình
sự kinh tế
1.4 Nghiên cứu nâng cao tính dân chủ trong hoạt động tố tụng
2 - Một số kiến nghị đối với việc thực hiện hoạt động phòng ngừa tranh chấp hiệu quả và giải quyết tranh chấp tại Chi nhánh
2 1 Khuyến nghị về lựa chọn luật áp dụng
2 2 Một số điều khoản nên đưa vào hợp đồng mua bán hàng hóa
3 3 Sử dụng tư vấn pháp lý trong quá trình soạn thảo và thực thi hợp đồng nhằm phòng ngừa tốt tranh chấp hoặc giảm đến mức tối đa các thiệt hại do tranh chấp
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong nền kinh tế hội nhập cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt Môitrường kinh tế sôi động đã mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đem lại nhiều tháchthức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Trong những năm hoạt động, các công ty Việt Nam luôn không ngừng pháttriển cải thiện công tác quản lý, củng cố quan hệ với các bạn hàng lâu năm và mởrộng thị trường Công ty đã có những nỗ lực đổi mới từ lĩnh vực chính là nhậpkhẩu ủy thác, hiện nay công ty đã trở thành nhà cung cấp các thiết bị máy mócthông qua đấu thầu trọn gói, chào hàng cạnh tranh Một biều hiện của sự phát triển
đó là lượng hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty Việt Nam cũng tăng lên nhanhchóng cả hợp đồng thương mại trong nước và hợp đồng thương mại quốc tế Đó là
lí do sau mà em chọn đề tài “Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành)” làm đề án môn học Đề án
bao gồm 3 phần:
Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương II: Thực trạng áp dụng pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếtại một số công ty Việt Nam
Chương III: Một số kiến nghị hoàn thiện hoạt động giao kết và thực hiện hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trong quá trình nghiên cứu, em xin cảm ơn sự giúp đỡ chỉ dẫn của thầy giáoTS.Nguyễn Hợp Toàn.; Đề án của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót, rất hi vọngnhận được sự đóng góp của thầy giáo
Trang 4CHƯƠNG 1 – PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1 – Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1 1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một trong những nội dung quan trọngcủa pháp luật thương mại quốc tế Hiện nay quan niệm về hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế nhìn chung chưa thực sự có sự thống nhất Các tài liệu và nghiên cứu cóliên quan vẫn còn đề cập hợp đồng này dưới những tên gọi khác nhau: Hợp đồngmua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, hợp đồng mua ban ngoại thương,hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa là công cụ pháp lý trong việc trao đổi hàng hóa.Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thoả thuận của các bên, trong đó người bán phảigiao hàng và nhận tiền và người mua có quyền nhận hàng và thanh toán Theo đó,hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế trước hết là một hợp đồng mua bán hàng hoá, và
nó mang đầy đủ đặc điểm của một hợp đồng mua bán hàng hoá Ngoài ra hợp đồngnày còn có thêm yếu tố quốc tế - là yếu tố nước ngoài vượt ra khỏi phạm vi một quốcgia nên nó còn phải thoả mãn một số yêu cầu do yếu tố này đòi hỏi
Điều 1 Công ước La Hay 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình
và Điều 1 Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) chỉ đưa ra mộtyếu tố nước ngoài của loại hợp đồng này, đó là các bên có trụ sở thương mại tại cácnước khác nhau Như vậy, hai công ước này không nhấn mạnh tới vấn đề quốc tịchcác bên khi xác định yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.Việc không sử dụng yếu tố này cũng xuất phát từ thực tiễn trong thương mại hiện đại
là rất khó xác định được quốc tịch của chủ thể kí kết hợp đồng do quy định khác
Trang 5nhau về quốc tịch của chủ ở các nước là khác nhau So với Công ước La Haye 1964,công ước Viên 1980 đã bỏ cách xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằngviệc các bên có địa điểm kinh doanh ở các nước khác nhau.
Công ước Liên minh Châu Mỹ về luật áp dụng với hợp đồng quốc tế năm 1994thông qua tại hội nghị liên minh châu Mỹ lần thứ 5 về tư pháp quốc tế xác định mộthợp đồng là hợp đồng quốc tế nếu các bên có nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở thươngmại của họ tại các nước thành viên khác nhau hoặc nếu hợp dồng có mối quan hệ vềmặt đối tượng tại một nước thành viên
Sự ra đời của những công ước trên cho thấy, các nước trên thế giới đã cónhững nỗ lực trong việc thống nhất hóa và hài hòa hóa pháp luật về hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế Đặc điểm chung trong việc định danh hợp đồng MBHHQT củacác công ước trên là lấy tiêu chí các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại tạicác nước khác nhau
Bên cạnh ghi nhận Điều ước quốc tế, pháp luật các nước cũng có các quy định
về hợp đồng MBHHQ Ví dụ: Luật Hợp đồng ngoại thương của Trung Quốc21/03/1985 – The foreign Economics Contract of The People’s Republic of China
1985 - (đã được thay thế bằng Luật Hợp đồng 1999) quy định bất kì hợp đồng nàođược xác lập giữa các tổ chức kinh tế Trung Quốc với Doanh nghiệp, tổ chức và cánhân nước ngoài được coi là hợp đồng ngoại thương Điều này cho thấy pháp luậtTrung Quốc lấy tiêu chí là quốc tịch để xem xét một hợp đồng có phải là hợp đồngngoại thương không
Pháp luật Việt Nam lại dùng việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài để xác địnhhợp đồng đó có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo đó, mua bán hànghóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
Trang 6xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu [3 - Điều 27.1] Xuất khẩu hàng hóa là việchàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằmtrên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của phápluật Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nướcngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoáđược đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Namđược coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làmthủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏiViệt Nam Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoàihoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vựchải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi ViệtNam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thống nhất ý chí của cácbên trong quan hệ mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài mà thông qua đó, thiếtlập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó.[18 -
tr 96]
1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vừa có những điểm chung của các hợpđồng thương mại, vừa có những đặc điểm riêng của nó
Thứ nhât, Về bản chất, hợp đồng này là sự thỏa thuận giữa các bên kí kết trênnguyên tắc sự thống nhất về ý chí, bình đẳng, minh bạch,các bên cùng có lợi Cácnguyên tắc trên là nguyên tắc căn bản của mọi hoạt động dân sự nói chung và hoạtđộng thương mại nói riêng
Trang 7Thứ hai, hợp đồng này là hợp đồng song vụ và có sự đền bù Các bên tham gia
kí kết hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau Căn cứ vào hợp đồng này, Bênxuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng và quyền sở hữu hàng cũng như các giấy tờ liênquan, và nhận thanh toán theo thỏa thuận; còn Bên nhập khẩu có quyền và nghĩa vụnhận hàng cũng như quyền sở hữu hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán theo thỏathuận
Thứ ba, chủ thể của loại hợp đồng này là các cá nhân, các pháp nhân kinhdoanh có trụ sở tại các nước khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (trong trường hợpthương nhân không có trụ sở) Các cá nhân, hoặc các pháp nhân kinh doanh này phảiđược thành lập theo đúng quy định của các quốc gia mà họ mang quốc tịch hoặc cótrụ sở chính Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như mua sắm chính phủ,Nhà nước cũng là một chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Thứ tư, đối tượng của hợp đồng này phải là loại hàng hóa không bị cấm muabán tại các quốc gia liên quan đến hợp đồng Vì theo công ước Viên 1980, Công ước
La hay 1964 và Công ước Liên minh Châu Mỹ về luật áp dụng với hợp đồng quốc tếnăm 1994 cũng như thông lệ quốc tế, hàng hóa đó thường được dịch chuyển qua biêngiới quốc gia hoặc trong giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng, chúng có thểđược hình thành ở các quốc gia khác nhau Khi qua biên giới hải quan, các hàng hóanày phải được tiến hành các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu theo quy định của phápluật các nước liên quan về quy chế quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu Tuy có cùngquy định như các công ước trên, nhưng pháp luật Việt Nam còn quy định cả hàng hóađược đưa vào một khu vực riêng biệt trên lãnh thổ Việt Nam, được coi là khu vực hảiquan riêng cũng là đối tượng của hợp đồng này Đồng thời, do tính có thể chuyểndịch của hàng hóa, thông thường pháp luật các nước và quốc tế ngầm hiểu hàng hóa
là đối tượng của hợp đồng này phải là các động sản
Trang 8Thứ năm, hợp đồng mua bán hàng hóa thường có hình thức là văn bản Điều
27 2 Luật Thương mại Việt Nam quy định “Mua bán hàng hoá quốc tế phải đượcthực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp
lý tương đương” Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới vàmột số điều ước về mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tếkhông nhất thiết phải có hình thức bằng văn bản
Thứ sáu, loại hợp đồng này có nội dung là quyền và nghĩa vụ của các bên liênquan trong hợp đồng Trong đó, hợp đồng này quy định chủ yếu về quyền và nghĩa
vụ của người bán và người mua liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa vàthanh toán tiền hàng
Thứ bảy, Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế có thể là đồngnội tệ của một quốc gia hoặc là đồng ngoại tệ đối với ít nhất một trong các bên liênquan với hợp đồng Việc thanh toán có thể được tiến hành bằng nhiều cách khác nhaunhưng phổ biến nhất là thanh toán qua hệ thống ngân hàng
Tiếp đó, nguồn luật để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng này cũng hếtsức đa dạng và phức tạp Nguồn luật có thể bao gồm luật quốc gia của nước có liênquan đến hợp đồng, luật quốc tế, cả các tập quán thương mại quốc tế
Do nguồn luật rất phức tạp, nên cơ quan giải quyết các tranh chấp phát sinh từhợp đồng cũng đa dạng thường chủ yếu là tòa án của các nước có liên quan hoặctrọng tài, trong một số trường hợp là cơ quan giải quyết khác như cơ quan giải quyếttranh chấp của WTO,
Những đặc điểm trên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khiến cho cáctranh chấp của loại hợp đồng này rất phong phú và đa dạng
Trang 91.3 Các quy định về pháp luật đối với các nguyên tắc ký kết và nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1 3 1 Nguyên tắc kí kết hợp đồng
Pháp luật quốc tế và các quốc gia đều yêu cầu các hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế phải được kí trên cơ sở các nguyên tắc tự do, tự nguyện, thiện chí, hợptác, trung thực và ngay thẳng, tuân theo pháp luật quốc gia và quốc tế
Nguyên tắc cơ bản của việc tự do giao kết hợp đồng trong mua bán hàng hoáquốc tế được ghi nhận bởi các quy định cho phép các bên loại trừ việc áp dụng Côngước Viên 1980 (CISG) hoặc làm giảm hoặc thay đổi hiệu lực của bất kì điều khoảnnào của Công ước Mặt khác, tuy không có những điều khoản cụ thể quy định trựctiếp về các nguyên tắc này nhưng trong một số điều của Công ước này có những từngữ liên quan đến các nguyên tắc đó ví dụ như “một đề nghị kí kết hợp đồng gửi chomột hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nêu
rõ ý chí của người chào hàng muốn rằng buộc mình trong trường hợp có chấp nhậnchào hàng…”(Điều 14)
Điều 389 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 và Điều 11 Luật thương mại 2005 quyđịnh việc giao kết hợp đồng dân sự nói chung cũng như việc giao kết hợp đồng muabán hàng hoá quốc tế nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng, khôngbên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép đe dọa, ngăn cản bên nào
Nguyên tắc này cho phép các bên được hoàn toàn tự do thoả thuận về quyền vànghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ pháp luật và loại bỏ tất cả các hợp đồng được
Trang 10kí kết trên cơ sở dùng bạo lực, do bị đe doạ, bị lừa đảo hoặc do sự nhầm lẫn
Bên cạnh đó, khi đàm phán kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, nếumột trong các bên chỉ hiểu biết về luật của nước mình mà không biết tới luật củanước khác thì có thể dẫn đến hậu quả hợp đồng không có giá trị pháp lý hoặc chứađầy các rủi ro được tính trước mà bên kia ngờ tới như hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu,hay hợp đồng sai về hình thức
Theo pháp luật Việt Nam, một hợp đồng có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiệnsau:
- Chủ thể phải hợp pháp, nghĩa là phải tuân thủ các điều kiện do pháp luật ViệtNam quy định Chủ thể phía Việt Nam của loại hợp đồng này phải có đăng kí kinhdoanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và đáp ứng một số điều kiện nhấtđịnh nữa mới có thể tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Quy định cụ thểnày về chủ thể vừa đảm bảo cho các bên có thông tin chính xác về đối tác của mình,vừa góp phần tạo niềm tin cho các đối tác nước ngoài khi làm ăn với doanh nghiệpViệt Nam Từ đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong con mắt các nhà kinhdoanh quốc tế
- Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếphải được kí kết bằng hình thức văn bản thì mới có hiệu lực Mọi sửa đổi, bổ sungtrong hợp đồng cũng phải được làm bằng văn bản Quy định đó của pháp luật ViệtNam chặt chẽ hơn so với quy định về vấn đề hình thức của loại hợp đồng này trongcông ước Viên 1980 (CISG) các chủ thể chịu sự điều chỉnh của công ước Viên có thể
kí hợp đồng dưới bất kì hình thức nào, kể cả lời khai của nhân chứng (Điều 11) Tuynhiên, Công ước cũng quy định trong trường hợp hợp đồng bằng văn bản có quy địnhyêu cầu bất kì thoả thuận về việc sửa đổi hợc huỷ bỏ nào cũng phải lập thành bằng
Trang 11văn bản, điều 29 quy định rằng hợp đồng đó không thể được sửa đổi hoặc chấm dứtbởi các thoả thuận bằng hình thức khác Theo đó, cách quy định của pháp luật ViệtNam tuy chặt chẽ nhưng là cần thiết để phòng ngừa tranh chấp và giải quyết tranhchấp có hiệu quả cao, nhất là nguy cơ xảy ra tranh chấp với loại hợp đồng này là rấtlớn Nếu Việt Nam là thành viên của CISG, Việt Nam có thể khiến cho hệ thốngpháp luật của mình tương thích với công ước này nếu áp dụng điều 96 của Công ướccho phép quốc gia thành viên không phải áp dụng điều 11 và loại trừ điều 29
- Đối tượng của hợp đồng phải là các hàng hóa mà pháp luật cho phép mua bánqua biên giới Một số hàng hóa có thể được pháp luật nước một nước cho phép tưnhân tự do mua bán qua biên giới nhưng pháp luật Việt Nam không cho phép nhưhoạt động xuất khẩu cổ vật quý của Việt Nam ra nước ngoài Theo CISG và Côngước liên hiệp quốc về sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế (UnitedNations Convention on the Use of Electronic Communnication in InternationalContracts) 2005, các hàng hoá được mua bán vì mục đích sử dụng cá nhân, gia đìnhhoặc hộ gia đình, hàng hóa để bán đấu giá, bán thi ành án hoặc để thực hiện các quyđịnh của pháp luật hoặc các cổ phiếu, cổ phần, chứng chỉ đầu tư, công cụ chuyểnnhượng, tiền, tàu thuỷ, tàu chạy đệm không khí, máy bay hoặc điện đều không là đốitượng của mua bán hàng hoá quốc tế chịu sự điều chỉnh của các công ước này
- Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp: Theo hợp đồng phải có đầy đủ cácđiều khoản chủ yếu theo quy định của pháp luật, gồm có: tên hàng, số lượng, quycách, phẩm chất, thời hạn và địa điểm giao hàng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng,phương thức thanh toán và chứng từ giao hàng Tuy chưa có các hợp đồng mẫu chodoanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương, nhưng quy định khung này của phápluật sẽ góp phần nhắc nhở và tránh thiếu sót cho doanh nghiệp trong quá trình kí kết
Trang 121 3 2 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Đây là những nguyên tắc có tính chất bắt buộc các bên phải tuân thủ trong quátrình thực hiện hợp đồng Luật pháp các nước đều quy định việc thực hiện hợp đồngdân sự nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng phải chấp hành 3nguyên tắc sau:
- Các bên phải thực hiện đúng về mặt đối tượng của hợp đồng, không đượcthay thế việc thực hiện đó bằng việc đưa một khoản tiền nhất định hoặc dưới mộthình thức khác mà không được sự đồng ý của tất cả các bên
- Nguyên tắc chấp hành đúng: tất cả các điều khoản đã cam kết phải được thựchiện, mọi quy định trong hợp đồng phải thực hiện đúng và đầy đủ
- Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi: các bên cónghĩa vụ hợp tác chặt chẽ, thường xuyên và theo dõi, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiệnđầy đủ và nghiêm chỉnh cam kết, cùng nhau khắc phục khó khăn trong quá trình thựchiện hợp đồng ngay cả khi có tranh chấp xảy ra
Nếu một trong hai bên không tuân thủ một trong ba nguyên tắc nói trên thì sẽ
bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm với bên kia theo đúng thỏathuận Nếu hành vi vi phạm của một bên gây thiệt hại cho bên kia thì dù có thỏathuận hay không thông thường pháp luật quốc tế và pháp luật các nước đều có cácquy định về bồi thường thiệt hại
Để thực hiện đúng hợp đồng các bên phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ củamình sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ của bên bán
Trang 13Thông thường các nghĩa vụ chung của người bán hàng là giao hàng, chuyểngiao các tài liệu liên quan đến hàng hoá và chuyển quyền sở hữu hàng hoá, theo thoảthuận
Trước tiên, bên bán phải giao hàng phù hợp với hợp đồng Hàng hoá được coi
là phù hợp với hợp đồng nếu không thuộc các trường hợp quy định tại điều 39 LuậtThương mại 2005 và Điều 35 2 của Công ước Viên 1980 (CISG) Theo các điềunày, trường hợp các bên không có thỏa thuận về hàng hoá được coi là phù hợp vớihợp đồng, thì hàng hóa được coi là không phù hợp khi hàng hoá đó thuộc một trongcác trường hợp sau:
- Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùngchủng loại;
- Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bánbiết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đãgiao cho bên mua;
- Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loạihàng hoá đó theo cách thức thích hợp, trong trường hợp không có cách thức bảo quảnthông thường
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về khuyết điểm của hàng hoá phát sinh sauthời điểm chuyển rủi ro nếu khuyết điểm đó do bên bán vi phạm hợp đồng
Luật Thương mại 2005 cũng đưa ra một điều khoản quy định việc khắc phụctrong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng để các
Trang 14bên trong hợp đồng có thể vận dụng
Trong trường hợp các bên trong hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng
mà không quy định thời điểm giao hàng cụ thể, bên bán giao hàng trước khi hếtthời hạn giao hàng và giao hàng thiếu hoặc giao hàng không phù hợp với hợpđồng thì bên bán vẫn có thể giao phần còn thiếu hoặc thay thế hàng cho phù hợpvới hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn cònlại Tuy nhiên, trong trường hợp bên bán thực hiện việc khắc phục mà gây bất lợihoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầubên bán khắc phục những bất lợi hoặc chịu chi phí đó
Luật Thương mại năm 2005 còn quy định hậu quả pháp lý của việc giao thừahàng, bỏ đi các quy định về giao thiếu hàng và giao hàng lẫn chủng loại
Trường hợp các bên không có thoả thuận hoặc thoả thuận không đầy đủ vềviệc giao hàng có liên quan đến người vận chuyển thì được giải quyết theo điều 36Luật Thương mại 2005
- Về nguyên tắc khi giao hàng cho người vận chuyển, bên bán có nghĩa vụ ghi
rõ ký mã hiệu trên hàng hóa Tuy nhiên trong trường hợp hàng hoá được giao chongười vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa,chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán có trách nhiệm thông báo chobên mua về việc đã giao hàng cũng như xác định rõ tên và cách thức nhận biết hànghóa được vận chuyển;
- Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hóa, bên bán
có trách nhiệm kí kết các hợp đồng cần thiết để chuyên chở được thực hiện tới đíchbằng các phương tiện chuyên chở thích hợp theo hoàn cảnh điều kiện thông thường
Trang 15đối với phương thức chuyên chở đó
- Trường hợp các bên không thoả thuận về việc bên bán có trách nhiệm muabảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nhưng bên mua có yêu cầu bên báncung cấp những thông tin cần thiết nhằm tạo điều kiện cho bên mua bảo hiểm chohàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ cung cấp
Trường hợp các bên không có thoả thuận về việc giao chứng từ thì bên bán cónghĩa vụ:
- Các bên không thoả thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đếnhàng hoá cho bên mua, bên bán có trách nhiệm giao chứng từ trong thời hạn và tạiđịa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng;
- Bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thoả thuận,bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạncòn lại Khi bên bán thực hiện khắc phục những thiếu sót của các chứng từ mà gâybất lợi hoặc phát sinh những chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyềnyêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó
*Tiếp đó, bên bán phải thực hiện đúng nghĩa vụ bảo hành của mình Theo LuậtThương mại 2005, trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịutrách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận Để đảmbảo lợi ích của bên mua, bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gianngắn nhất mà hoàn cảnh cho phép khi hàng hoá có sự hư hỏng, khiếm khuyết khôngnhư các bên thoả thuận Luật Thương mại không đưa ra các quy định về quyền yêucầu bảo hành, phương thức thực hiện nghĩa vụ bảo hành, bồi thường thiệt hại trongthời gian bảo hành , như vậy trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì cácquy định của Bộ luật Dân sự 2005 sẽ được áp dụng (từ Điều 446 đến Điều 448) Luật
Trang 16Việt Nam quy định tương đối cụ thể vấn đề này nhưng CISG không có quy định vềtrách nhiệm bảo hành đối với hàng hoá Sự khác biệt về này cho thấy ưu thế của phápluật quốc gia, vì luật quốc gia thường chỉ áp dụng trên phạm vi một lãnh thổ nênpháp luật quốc gia có thể quy định cụ thể chi tiết hơn nhều vấn đề so với các côngước
Thêm nữa, bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại khoản
1 Điều 46 Luật Thương mại 2005, bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liênquan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán Trường hợp bên bán thựchiện theo yêu cầu của bên mua về bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những sốliệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên bán không phải chịu trách nhiệm về cáckhiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán
đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua Quy định về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệcũng được CISG cũng như một số điều ước quốc tế khác quy định nhưng không được
cụ thể chi tiết như luật quốc gia [ 9 - Điều 41,42 ]
Đối với hàng hóa là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụdân sự, luật Thương mại 2005 quy định trách nhiệm của bên bán trong trường hợphàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó, bênbán phải thông báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và chỉ được bán hàng hóa làđối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khi được sự đồng ý củabên nhận bảo đảm về việc mua bán hàng hóa đó [3 - Điều 48] Theo quy định của Bộluật Dân sự 2005, các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bao gồm: cầm cố, thếchấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp
b) Quyền và nghĩa vụ của bên mua
Trang 17Tương ứng với quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua thường có nghĩa
vụ là phải thanh toán và nhận hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng
*Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận Trường hợp các bên có thoảthuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khigiao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điềukiện tiến hành việc kiểm tra
Trừ khi có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua phải kiểm trahàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợphợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thểđược hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến
Nếu bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hànghóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợpđồng
Đối với việc bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, bên mua cóquyền từ chối nhận hàng, và trách nhiệm của các bên được phân định như sau:
- Bên bán không chịu về bất cứ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thờiđiểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết những khuyết điểm đó;
- Trong thời hạn khiếu nại theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp vàothời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khuyết điểmđó), bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khuyết điểm nào của hàng hoá đã cótrước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả khuyết điểm đó được phát hiện sauthời điểm chuyển rủi ro;
*Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ hợp đồng
Trang 18mua bán hàng hóa Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theothỏa thuận Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoámất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừtrường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra
Điều 51 Luật Thương mại 2005 đã quy định quyền ngừng thanh toán tiền muahàng của bên mua (cho đến khi tình trạng được khắc phục) nhằm bảo vệ quyền lợihợp pháp của bên mua trong các trường hợp cụ thể sau:
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việcthanh toán;
- Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì
có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp vớihợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sựkhông phù hợp đó;
- Trường hợp tạm ngừng thanh toán vì hàng hóa là đối tượng tranh chấp hoặchàng hóa giao không đúng với hợp đồng mà bằng chứng do bên mua đưa ra khôngxác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịucác chế tài khác theo quy định của Luật này
Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên muaphải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:
- Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợpđồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
Trang 19- Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hànhđồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định nhưsau:
- Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặcgiao chứng từ liên quan đến hàng hoá;
- Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xonghàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận về việc bên mua có quyền kiểm tra hànghóa trước khi giao hàng
1 4 Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại
Các điều ước quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia đều có những quyđịnh về chế tài đối với vi phạm hợp đồng
Mô hình chung của các chế tài theo CISG là giống nhau trong cả hai trườnghợp người bán hoặc người mua vi phạm hợp đồng Nếu tất cả các điều kiện đượcthoả mãn (như một bên có lỗi, lỗi đó gây thiệt hại cho bên kia, ), bên bị thiệt hại cóthể buộc bên kia thực hiện hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại hoặc huỷ hợp đồng.CISG quy định các chế tài cho người mua đối với vi phạm hợp đồng của người bánđược quy định trong mối quan hệ với nghĩa vụ của người mua CISG cũng quy định
về vi phạm cơ bản Đối với vi phạm hợp đồng cơ bản, vi phạm này phải dẫn đến sựthiệt hại đối với bên kia đến mức làm cho bên đó mất đi những gì mà họ có quyềnmong đợi từ hợp đồng, trừ khi kết quả này không thể đoán trước được bởi bên viphạm hoặc bởi một người bình thường trong hoàn cảnh như vậy Người mua có thểyêu cầu việc giao hàng thay thế chỉ khi hàng hoá đã được giao không phù hợp vớihợp đồng và sự không phù hợp này dẫn đến một vi phạm cư bản của hợp đồng Sự
Trang 20tồn tại của vi phạm hợp đồng là một trong hai điều kiện mà người bị vi phạm có thểtuyên bố không thực hiện hợp đồng; điều kiện khác ở đây là, trong trường hợp ngườibán không giao hàng hoặc người mua không thanh toán hoặc không nhận hàng, bên
vi phạm không thực hiện hợp đồng trong một thời gian hợp lí được xác định bởi bên
* Buộc thực hiện đúng hợp đồng:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạmthực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện
và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh Buộc thực hiện đúng hợp đồng khôngphải áp dụng trong tất cả các trường hợp vi phạm hợp đồng mà chỉ được áp dụng
Trang 21trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng không đúng hợp đồng thì phải giao
đủ hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng
- Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá kém chất lượng thì phải loại trừkhuyết tật của hàng hoá hoặc giao hàng khác thay thế theo đúng hợp đồng Bên viphạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại khác để thay thế nếu khôngđược sự chấp thuận của bên bị vi phạm
Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợpđồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chếtài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
* Phạt vi phạm:
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiềnphạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợpmiễn trách nhiệm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối vớinhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trịphần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm [3 - Điều 266]
* Bồi thường thiệt hại
Khác với phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được
áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạmhợp đồng mua bán hàng hoá Bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hạixảy ra Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm: có hành vi vi
Trang 22phạm, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm vớithiệt hại xảy ra, hành vi vi phạm phải có lỗi
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất dohành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởngnếu không có hành vi vi phạm
* Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiệnnghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ các trường hợpmiễn trách nhiệm:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừngthực hiện hợp đồng
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bênkia biết về việc tạm ngừng, nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kiathì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải bồi thường thiệt hại
* Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợpđồng thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉhợp đồng
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Trang 23Bên đình chỉ thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên kiabiết về việc đình chỉ hợp đồng, nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bênkia thì bên đình chỉ thực hiện hợp đồng phải bồi thường thiệt hại
Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm mộtbên nhận được thông báo đình chỉ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụhợp đồng Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thựchiện nghĩa vụ đối ứng
Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
* Huỷ bỏ hợp đồng
Huỷ bỏ hình thức là hình thức chế tài theo đó một bên chấm dứt thực hiệnnghĩa vụ hợp đồng và làm cho hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.Huỷ bỏ hợp đồng có thể là huỷ bỏ một phần hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng Khihợp đồng bị huỷ bỏ một phần thì chỉ có phần nghĩa vụ bị huỷ bỏ là không có hiệulực, các phần khác trong hợp đồng vẫn có hiệu lực Khi hợp đồng bị huỷ bỏ toànphần thì hợp đồng được coi như là không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết Cácbên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừthoả thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranhchấp
* Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng
Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá là việc bên vi phạmnghĩa vụ theo hợp đồng không phải chịu các hình thức chế tài Các bên trong hợpđồng có quyền thoả thuận về giới hạn trách nhiệm và miễn trách nhiệm trong nhữngtrường hợp cụ thể Luật pháp quốc tế và các quốc gia thường quy định việc một bên
Trang 24không phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kì nghĩa vụ nào đó của họnếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do trở ngại goài sự kiểm soátcủa họ và người đó đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn thiệt hại xảy ra cũng như
đã thông báo cho các bên liên quan trong thời gian hợp lý, hoặc rơi vào các trườnghợp miễn trách nhiệm theo quy định của hợp đồng Theo quy định tại Điều 294 LuậtThương mại, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sauđây: Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; xảy ra trườnghợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; xảy ra sự kiện bất khả kháng; hành
vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; hành vi vi phạm của một bên
do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bênkhông thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
Không riêng gì pháp luật Việt Nam mà pháp luật quốc tế cũng như pháp luậtcác nước thường cũng rất chú ý đến việc quy định về các trường hợp được miễn trừtrách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong các trường hợp đã nêu trên
2 – Các loại tranh chấp thường gặp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2 1 Tranh chấp do xung đột pháp luật
Đến từ các quốc gia khác nhau, các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế chịu sự chi phối của các hệ thống luật khác nhau Do đó, nếu ngay từ khi kíkết các bên không đàm phán, thỏa thuận và ghi rõ vào trong hợp đồng một cách cụthể, chi tiết tất cả các quy tắc, quy định pháp luật nội dung để giải quyết bất cứ tranhchấp nào có thể phát sinh từ việc thực hiện các điều khoản của hợp đồngcó thể khiếncác bên bối rối trong thực hiện hợp đồng và dẫn tới thực hiện sai hợp đồng Mặtkhác, do khó có thể lường trước được mọi bất đồng có thể xảy ra, nếu tự bó hẹp cứngnhắc chỉ bằng các quy tắc trong hợp đồng thì sẽ có những khoảng trống không có căn
cứ giải quyết, đồng thời các bên lại không được phép thương lượng để điều chỉnh
Trang 25một cách linh hoạt Vì vậy, các bên có thể thỏa thuận những điều khoản chính, cầnthiết, sau đó chọn luật áp dụng chung cho việc giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từhợp đồng
Luật được chọn để áp dụng chung cho hợp đồng nên là luật dễ tiếp cận, dễnghiên cứu, có uy tín trong thương mại quốc tế và có hiệu lực tại thời điểm hợp đồngđược thực hiện Các bên có thể chọn một hệ thống luật nhất định (luật của bên muahay bên bán trong hợp đồng thương mại quốc tế, luật của nước thứ ba trung lập hayCông ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế cho dù các quốc gia của bên muahay bên bán chưa phải là thành viên của Công ước) Các bên có thể chọn các hệthống luật khác nhau để áp dụng cho những phần khác nhau của hợp đồng, các bêncũng có thể chọn các nguyên tắc được thừa nhận chung trong thương mại và tập quánthương mại quốc tế để áp dụng cho hợp đồng
Thực tiễn hoạt động thương mại đã cho thấy khi soạn thảo hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế, các chủ thể đôi khi còn nhiều thiếu sót liên quan đến việc chọn luật
áp dụng Chẳng hạn trong hợp đồng mà các bên thương lượng có điều khoản quyđịnh về việc áp dụng các điều kiện giao hàng quốc tế Incoterms Tuy nhiên, trong đólại không ghi rõ áp dụng theo phiên bản nào của Incoterms (phiên bản mới nhất làIncoterms 2000) Vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra sẽ không có căn cứ để giải quyết vìkhông biết áp dụng phiên bản nào của Incoterms để giải quyết các tranh chấp đó.Hoặc cũng có trường hợp các bên tham gia kí kết hợp đồng thỏa thuận áp dụng luậtquốc gia nhưng không nêu rõ áp dụng luật của nước nào (luật của nước bên mua hayluật của nước bên bán, hay luật của nước thứ ba có liên quan…) Khi có tranh chấpxảy ra sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết, cho việc lựa chọn nguồn luật áp dụng đểgiải quyết tranh chấp
Một ví dụ khác là các quy định khác nhau của các hệ thống luật khác nhau dẫn
Trang 26tới các tranh chấp liên quan tới cơ sở pháp lý của hợp đồng, tranh chấp về địa vị pháp
lí của các chủ thể, tranh chấp về nội dung hợp đồng, tranh chấp về hình thức hợpđồng…Trong đó, tranh chấp thường hay phát sinh nhất là về nội dung của hợp đồng
Nói chung, luật quốc gia, điều ước quốc tế về hợp đồng đều thống nhất tính cóhiệu lực của hợp đồng phải bao gồm các điều khoản chủ yếu, nếu thiếu một trong cácđiều khoản đó thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực dù cho các bên đã kí kết Nhưng,vấn đề điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm những điều khoản nào thì chưađược các nguồn luật thống nhất Luật pháp các nước thống luật Anh – Mỹ và Côngước Viên 1980 quy định điều khoản chủ yếu là tiền hàng, số lượng, quy cách, phẩmchất Luật các nước Châu Âu lục địa thì có thêm điều khoản giá cả [23 – tr 09] LuậtViệt Nam quy định thêm quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợpđồng, phạt vi phạm hợp đồng, và các nội dung khác [2 - Điều 402]
Vì vậy, trong hợp đồng MBHHQT có trường hợp hợp đồng được coi là đã kíkết theo luật của nước này, nhưng lại chưa được kí kết theo luật nước khác Trongtrường hợp mà các bên không có cách giải quyết thích hợp thì tranh chấp về nội dunghợp đồng xảy ra là điều khóa tránh khỏi
Hình thức của hợp đồng là vấn đề có thể làm phát sinh trước vì pháp luật cácnước không có quy định thống nhất Pháp luật Anh – Mỹ thì hình thức văn bản là bắtbuộc khi hành động có giá trị trên 500 bảng Anh (Luật Anh), hoặc trên 500 đô la Mỹ[23 - tr 9]
Trong tập quán thương mại quốc tế hầu hết các hợp đồng lập thành văn bản vàhợp đồng được thành lập khi 2 bên ký vào văn bản Nhưng công ước Viên 1980(CISG) lại chấp nhận mọi hình thức của hợp đồng “kể cả bằng lời khai của nhânchứng” (Điều 11) Đây là quy định rất đơn giản về hình thức của hợp đồng
Trang 27MBHHQT Trong khi đó, phần lớn luật pháp các nước cũng như luật pháp Việt Namchỉ cho phép hợp đồng loại này được thành lập thành văn bản Quy định khác nhautrong luật các nước và điều ước quốc tế về hình thức khiến cho nếu trong hợp đồngkhông có thỏa thuận cụ thể thì dễ dàng xảy ra tranh chấp.
Còn về thời điểm một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tề được hình thành,một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường phải qua các bước sau:
- Chào hàng hoặc đề nghị giao kết hợp đồng
- Chấp nhận chào hàng hoặc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
- Kí kết hợp đồng
Vì các quy định khác nhau của pháp luật các nước khác nhau, cũng như sựkhác nhau giữa pháp luật trong nước và quốc tế, nên thời điểm hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế được kí kết được các bên hiểu theo cách khác nhau: có bên hiểuhợp đồng được kí khi chấp nhận chào hàng được gửi đi nhưng có bên lại hiểu hợpđồng được kí khi chấp nhận chào hàng đến được với người bán Do sự hiểu khácnhau này, nên khi một bên cho rằng hợp đồng đã được kí kết thì bên còn lại của hợpđồng lại cho rằng chưa có hợp đồng Từ đó lí do đó có trường hợp đã có hợp đồngnhưng một bên do không biết đã không thực hiện hợp đồng
2 2 Tranh chấp về điều kiện về tên hàng (COMMODITY)
Nhằm mục đích các bên xác định được loại hàng cần mua bán, do đó tên hàng phải diễn tả thật chính xác Ðể làm việc đó người ta dùng các cách ghi sau:
- Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học (áp dụng cho các loại hóa chất, giống cây)
- Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra nó, nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất
Trang 28lượng sản phẩm Ví dụ: nước mắm Phú Quốc
- Ghi tên hàng kèm với qui cách chính của hàng đó
- Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất Hình thức này áp dụng với những sản phẩm nổi tiếng của những hãng có uy tín
- Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng Theo cách này người ta ghi thêm công dụng chủ yếu của sản phẩm, theo tập quán nếu hợp đồng ghi kèm theo công dụng thì người bán phải giao hàng đáp ứng được công dụng đó mặc dù giá cả hàng hóa cao hơn bình thường
Việc ghi tên hàng là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết trong hoạt động muabán nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng Việc ghi tên chínhxác các hàng hóa trong hợp đồng là cơ sở cho việc xuất hàng của bên bán cũng nhưviệc nhận hàng của bên mua, nhất là khi hai bên ở các quốc gia khác nhau Việc ghitên hàng không đúng hoặc không chi tiết, cụ thể sẽ dẫn đến sự thiệt hại cho các bên
và có thể là lí do dẫn đến tranh chấp giữa các bên Sự tranh chấp có thể là xuất phát
từ việc giải thích khác nhau về tên hàng hóa từ đó dẫn tới việc giao các hàng hóakhông đúng như người mua mong muốn Ví dụ cũng một loại hàng hóa là loại đĩaDVD A, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, loại đĩa DVD A cócác phiên bản đĩa DVD A1, A2, khác nhau tương thích với các dòng ổ đọc đĩa khácnhau với giá tiền bằng nhau Một nhà nhập khẩu cần phiên bản A1 để tương thích vớidòng ổ đĩa X phổ biến ở nước mình Nhưng do trong hợp đồng không quy định rõtrong hợp đồng, người xuất khẩu hiểu rằng người mua cần mua loại đĩa DVD A2 làloại hàng mà người bán đang bán chạy nhất và giao loại đĩa A2 cho người mua Nhưvậy, ở đây, sự mâu thuẫn trong cách hiểu của người bán và người mua do quy địnhtên sản phẩm không chi tiết trong hợp đồng đã xuất hiện Sự mâu thuẫn này hoàntoàn có thể dẫn tới một tranh chấp thương mại quốc tế như việc: "Người bán biết hay
Trang 29về ai? " Đây chỉ là một ví dụ cho hàng loạt các tranh chấp đã xảy ra thực tế do điềukiện về tên hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không được chínhxác hoặc thiếu thông tin
2 3 Tranh chấp về phẩm chất hàng hóa (QUALITY)
"Phẩm chất”là điều khoản nói lên mặt "chất”của hàng hóa mua bán như tínhnăng, tác dụng, công suất, hiệu suất của hàng hóa đó Xác định cụ thể phẩm chấtcủa sản phẩm, là cơ sở để xác định giá cả Do vậy, xác định điều kiện phẩm chất tốt,dẫn đến xác định giá cả tốt, đúng và mua được hàng hóa đúng yêu cầu của mình.Điều kiện phẩm chất là một trong lí do chính dẫn đến tranh chấp đối với hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế
Một trong những nguyên nhân gây ra tranh chấp về phẩm chất hàng hóa đốivới hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc bên bán giao hàng không đúng vớiquy định của hợp đồng do quá trình vận tải.Quá trình vận tải thiếu cẩn thận của ngườichuyên chở sẽ là nguyên nhân dẫn tới hàng hóa gặp phải các tổn thất sau:
- Làm hư hỏng hàng hóa:
Hàng hóa tại cảng đi đã được giao lên tàu với đầy đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu.Tuy nhiên, tại cảng đến, sau khi người nhập khẩu hàng nhận hàng lại đưa ra kết luậnhàng bị hỏng, không đảm bảo được tiêu chuẩn để có thể tiêu thụ được số lượng hànghóa đó Nguyên nhân có thể do chế độ bảo quản trong quá trình vận chuyển khôngđúng yêu cầu, tiêu chuẩn nên đã gây ra hỏng hóc hàng hóa Chẳng hạn như hàng hóatrong quá trình vận chuyển phải được để thẳng đứng, nhưng do không thực hiện đúngyêu cầu này nên hàng hóa bị hư hỏng
- Làm thất lạc hàng hóa:
Trang 30Người bán đã ký hợp đồng vận chuyển với người vận chuyển để chuyên chởmột khối lượng hàng hóa nhất định Nhưng khi người mua nhận hàng thì hàng hóa bịthiếu so với những thỏa thuận mà bên mua và bên bán đã kí kết Đôi khi, sự thiếu sótnày là rất nghiêm trọng vì hàng hóa là hàng hóa đồng bộ như một hệ thống máy cán
ép nhựa không được thiếu sót bất cứ bộ phận nào
Những sự cố này là điều mà các bên hoàn toàn không mong muốn nhưng hoàntoàn có thể là căn cứ gây ra tranh chấp giữa các bên Vận chuyển cũng là khâu gây ranhiều khiếu nại nhất trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Một lí do khác gây ra tranh chấp về phẩm chất hàng hóa trong hợp đồng này là
vì các bên lựa chọn việc xác định phẩm chất dựa vào hàng mẫu hoặc dựa vào nhãnhiệu, hay dựa vào xuất xứ nhưng lại không quy định rõ các tính chất hoặc tiêu chuẩnhàng hóa cần phải đáp ứng thì có thể dẫn tới việc nhà xuất khẩu giao nhầm hàng chokhách mà không đáp ứng được nhu cầu khách hàng Điều này có thể là do các bên ởcác quốc gia khác nhau, và hiện nay trên thế giới có nhiều hệ thống đo lường phẩmchất với các tiêu chuẩn khác nhau cũng như hệ thống đo lường phẩm chất của cácquốc gia là khác nhau Đây là trường hợp mà các sản phẩm của Việt Nam, tiêu biểu
là một số sản phẩm hàng thủy sản đông lạnh đã gặp phải Một sản phẩm hàng thủysản đông lạnh của Việt Nam khi bán vào thị trường Châu Âu và Nhật Bản đã bị trảlại do dư lượng kháng sinh trong sản phẩm là cao hơn tiêu chuẩn của các thị trườngkhó tính này, mặc dù khi các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu chính sản phẩm nàyvào các thị trường khác như Trung Đông, Thái, vẫn được chấp nhận
2.4 Tranh chấp về điều khoản giao – nhận hàng (SHIPMENT/ DELIVERY)
* Giao hàng
Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm
Trang 31giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng
- Thời gian giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giaohàng Trong buôn bán quốc tế, có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng:
Thứ nhất là thời hạn giao hàng có định kỳ Thời hạn giao hàng này được xácđịnh vào một ngày cố định: ví dụ ngày 31/12/1996 , hoặc một ngày được coi là ngàycuối cùng của thời hạn giao hàng như không chậm quá ngày 31/12/1996, hoặc bằngmột khoảng thời gian: quý 3/1996, hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tùytheo sự lựa chọn của người mua: ví dụ tháng 1 hợp đồng được ký quy định thời hạngiao hàng từ tháng 2 đến tháng 7 tùy người mua chọn Việc quy định thời hạn giaohàng có định kỳ là một quy định tương đối cụ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế Cách quy định này vừa cho phép các bên có đủ thời gian để chuẩn bị choviệc thực hiện hợp đồng, vừa tránh hiểu nhẩm về thời điểm giao hàng giữa các bênnên phải được khuyến khích sử dụng
Thứ hai là thời hạn giao hàng không định kỳ Ðây là quy định chung chung, ítđược dùng Theo cách này các bên có thể có thỏa thuận sau: giao hàng cho chuyếntàu đầu tiên (Shipment by first available steamer), hoặc giao hàng khi nào có khoangtàu (Subject to shipping space available), hoặc giao hàng khi nhận được L/C (subject
to the opening of L/C), hoặc giao hàng khi nào nhận được giấy phép xuất khẩu(Subject to export licence)
Thứ ba là thời hạn giao hàng ngay Các hình thức giao hàng ngay là giao ngay(prompt), giao ngay lập tức (Immediately), giao càng sớm càng tốt (as soon asposible)
- Về địa điểm giao hàng, các phương pháp quy định địa điểm giao hàng trongbuôn bán quốc tế các bên có thể lựa chọn là: "quy định rõ cảng (ga) giao hàng , cảng
Trang 32(ga) đến và cảng (ga) thông qua, hoặc quy định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga)"
- Về phương thức giao hàng, các bên có thể thỏa thuận việc giao nhận đượctiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ sau đó tiến hành giao nhận cuối cùng,hoặc chỉ tiến hành giao nhận cuối cùng Trong đó, giao nhận sơ bộ gồm tiến hànhnhư sau: bước đầu xem xét hàng hóa xác định sự phù hợp về số lượng, chất lượnghàng so với hợp đồng Việc này thường được tiến hành ở ngay địa điểm sản xuấthàng hóa hoặc ở nơi gửi hàng Trong giao nhận sơ bộ, nếu phát sinh bất cứ điều gìkhông phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể yêu cầu khắc phục ngay trong giớihạn hợp lý Sau đó, người mua mới nhận hàng Giao nhận cuối cùng là việc xác nhậnviệc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng Khi kí kết hợp đồng cũng như tiếnhành giao nhận, các bên cần tiến hành quy định và kiểm tra việc giao nhận về sốlượng và chất lượng Giao nhận về số lượng là xác định số lượng thực tế hàng hóađược giao, bằng các phương pháp cân, đo, đong, đếm Giao nhận về chất lượng làviệc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất, kích thước, hình dáng Việc tiến hành quy định và kiểm tra này có thể được tiến hành bằng phương phápcảm quan hoặc phương pháp phân tích, có thể tiến hành kiểm tra trên toàn bộ hànghóa hoặc chỉ kiểm tra một số tiêu biểu
Sau khi tiến hành giao hàng đúng thời gian và địa điểm giao hàng, các bên cóthể cần tiến hành việc thông báo giao hàng Bên cạnh điều kiện cơ sở giao hàng đãquy định, hợp đồng các bên vẫn có thể quy định rõ thêm về lần thông báo giao hàng
và những nội dung cần được thông báo Thông thường trước khi giao hàng người bánthông báo là hàng sẵn sàng để giao hoặc ngày đem hàng ra cảng để giao Người muathông báo cho người bán những điều cần thiết để gửi hàng hoặc về chi tiết của tàuđến nhận hàng Sau khi giao hàng người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao,kết quả giao hàng Nội dung thông báo do mục đích của thông báo quyết định
Trang 33Ngoài ra, các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể có một sốquy định khác Như dối với hàng hóa có khối lượng lớn, các bên có thể quy định: chophép giao từng đợt - partial shipment allowed, hoặc giao một lần - total shipment.Nếu dọc đường cần thay đổi phương tiện vận chuyển, các bên cần thỏa thuận chophép chuyển tải - transhipment allowed Nếu hàng hóa có thể đến trước giấy tờ, thìquy định "vận đơn đến chậm được chấp nhận - Stale bill of lading acceptable” cầnđược áp dụng.
* Nhận hàng
Nhận hàng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người mua
Nếu người mua chậm nhận hàng hoặc từ chối nhận hàng sẽ ảnh hưởng tới hoạtđộng và quyền lợi của người bán Đặc biệt nếu người mua từ chối nhận hàng khi hợpđồng mua bán theo điều kiện giao hàng thuộc nhóm D của Incoterms 2000 như điềukiện DESC, DEQ, DDU,DDP là những điều kiện giao hàng theo đó rủi ro về hànghóa di chuyển từ người bán sang người mua khi hàng đến cảng nước người mua Vìthế, người mua từ chối nhận hàng người bán có quyền khiếu nại đòi người mua phảithực hiện đúng Trong trường hợp như vậy, nguy cơ xảy ra tranh chấp là rất lớn
2 5 Tranh chấp về giá cả (PRICE)
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường quy định rõ ràng về giá cả gồmnội dung sau: Đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp quy định giá cả, giảmgiá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng
*Tiêu chuẩn tiền tệ của giá cả
Giá cả của 1 hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đó Nên khighi giá bao giờ các bên cũng phải xác định tiền tệ để biểu thị giá đó Ðồng tiền ghi
Trang 34giá có thể là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, cũng có thể củanước thứ ba Nếu không chọn chính xác hoặc không quy định tiêu chuẩn tiền tệ giá
cả cụ thể sẽ dẫn tới thiệt hại một bên hoặc cả hai bên do tính thanh khoản và tỷ giágiữa các đồng tiền là khác nhau Từ đó, tranh chấp hoàn toàn có thể xảy ra
* Xác định mức giá
Giá cả trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là giá quốc tế.Tuy nhiên cũng có khi, do sự thỏa thuận hai bên hoặc do sự chênh lệch về vị thế củahai bên, giá cả này không theo giá cả quốc tế Một ví dụ là trong mối quan hệ muabán hàng hóa giữa công ty mẹ và công ty con ở các nước khác nhau, công ty mẹ cóthể bằng vị thế của mình ép công ty con mua hàng của mình với giá đắt hơn giá thịtrường dù pháp luật quốc tế và quốc gia có thể cấm hành vi này Hành động này củacông ty mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của công ty con, cũng như các thànhviên của công ty con Sự mâu thuẫn về lợi ích này có thể là lí do đưa các bên đếnviệc phải tiến hành thương lượng, hòa giải hoặc thậm chí là đưa vụ việc ra trướctrọng tài hoặc tòa án để dung hòa lợi ích giữa các bên
* Phương pháp quy định giá
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường dùng các phương pháp sau: "1.Giá cố định (fixed) là giá được khẳng định lúc kí kết hợp đồng và không thay đổitrong quá trình thực hiện hợp đồng 2 Giá quy định sau là giá được xác định sau khi
ký hợp đồng hoặc bằng cách đàm phán, thỏa thuận trong một thời gian nào đó, hoặcbằng cách dựa vào giá thế giới ở một ngày nào đó trước hay trong khi giao hàng 3.Giá có thể xét lại (rivesable price) là giá đã được xác định trong lúc ký hợp đồng,nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường củahàng hóa đó có sự biến động với một mức nhất định 4 Giá di động (sliding scale
Trang 35price) là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cảquy định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳthực hiện hợp đồng Giá di động thường được vận dụng trong các giao dịch chonhững mặt hàng có thời hạn chế tạo lâu dài như thiết bị toàn bộ tàu biển, các thiết bịlớn trong công nghiệp Trong trường hợp này, khi kí kết hợp đồng người ta quy địnhmột giá ban đầu (basis price) và quy định cơ cấu của giá đó đồng thời quy địnhphương pháp tính toán giá di động sẽ vận dụng"
Phương pháp quy định giá cần phải được tính toán một cách cẩn thận để hạnchế đến mức tối đa các mâu thuẫn hay các hành động bất lợi của các bên trong loạihợp đồng này Các hành vi bất lợi của các bên có thể là việc bên bán tạm dừng hoặckết thúc giao hàng khi giá lên, hoặc người mua ngừng mua khi giá giảm mạnh đốivới phương pháp quy định giá cố định; hay việc người bán tăng giá quá mức so vớigiá dự tính lúc đầu với phương pháp quy định giá sau Các trường hợp liệt kê nàyluôn gây ra những mâu thuẫn lợi ích của các bên, dẫn đến tranh chấp
*Giảm giá (discount)
Hiện nay, trong thực tế mua bán hàng hóa nói chung và hàng hóa mua bánhàng hóa quốc tế nói riêng, các bên sử dụng rất nhiều loại giảm giá (khoảng 20 loạigiảm giá) Xét về nguyên nhân giảm giá, có các loại: giảm giá do mua với số lượnglớn, giảm giá thời vụ Nếu xét về cách tính toán các loại giảm giá, có các loại: giảmgiá đơn (thường được biểu thị bằng một mức % nhất định so với số hàng); giảm giálũy tiến là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng được mua bán trongmột đợt giao dịch nhất định; giảm giá tặng thưởng (bonus) là loại giảm giá mà ngườibán thưởng cho người mua thường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định (ví dụ: 6tháng, 1 năm) tổng số tiền mua hàng đạt tới một mức nhất định
Trang 36Tưởng chừng như việc giảm giá không phải là lí do dẫn đến tranh chấp, nhưngthực ra nó hoàn toàn có thể là nguyên nhân dẫn đến điều này Vì việc giảm giá sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến việc thanh toán, đặc biệt cách tính giảm giá có thể khiến cho giá
cả hàng hóa nhập khẩu giảm đáng kể, từ đó tạo ra lợi thế cho người nhập khẩu trênthị trường so với người nhập khẩu khác hoặc người sản xuất trong nước về cùng 1loại hàng hóa
* Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng
Trong việc xác định giá cả, người ta luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng cóliên quan đến giá cả đó Vì vậy, trong các hợp đồng mua bán, mức giá bao giờ cũngđược ghi bên cạnh một hoặc một số điều kiện cơ sở giao hàng nhất định
Ví dụ: Hợp đồng mua bán gạo có thể ghi giá: Unit price: USD 222/ MT FOB(Incoterms 2000) Saigon port, Hochiminh city, Viet Nam Total amount: 2 220 000USD
2.6 Tranh chấp về vấn đề thanh toán (settlement payment)
Mục này của hợp đồng quy định đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hìnhthức trả tiền, các chứng từ làm căn cứ để trả tiền
Đối với đồng tiền thanh toán (currency of payment), đồng tiền của nước xuấtkhẩu, của nước nhập khẩu hoặc của một nước thứ ba đều có thể được lựa chọn đểthanh toán Ðôi khi trong hợp đồng còn cho quyền người nhập khẩu được thanh toánbằng các ngoại tệ khác nhau tùy theo sự lựa chọn của mình Ðồng tiền dùng trongthanh toán hàng hóa được gọi là đồng tiền thanh toán Ðồng tiền thanh toán có thểtrùng hợp hoặc không trùng hợp với đồng tiền ghi giá Nếu không trùng hợp thì phảiquy định tỷ giá quy đổi
Trang 37Việc thanh toán phải quy định một thời hạn thanh toán (time of payment) Bênmua có thể trả ngay, trả trước hay trả sau Trong buôn bán quốc tế: "trả ngay”có tínhchất quy ước, là việc trả tiền được thực hiện trong thời gian hợp lý cho phép ngườimua xem xét chứng từ giao hàng Còn trả trước là việc người mua cung cấp tín dụngcho người bán dưới hình thức tiền hoặc ứng trước hiện vật (máy móc, nguyên vậtliệu v v ) Trả trước cũng còn có nghĩa là người mua đặt cọc hoặc cam kết thựchiện hợp đồng Trả sau là việc người bán cung cấp tín dụng cho người mua Bên mua
có thể áp dụng kết hợp việc trả ngay, trả trước và trả sau trong một hợp đồng nếuđược sự đồng ý của bên bán
Khi các bên tiến hành thỏa thuận về thanh toán thì hình thức thanh toán là mộtvấn đề được các bên hết sức quan tâm Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau:thư tín dụng (L/C - Letter of Credict), phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Cleancolecttion), chuyển tiền bằng điện (T/T - Telegraphic Transfer), chuyển tiền bằngđiện có bồi hoàn (TTR - Telegraphic Transfer Reimbursement), Tiền mặt, cheque Mỗi phương thức có những ưu nhược điểm khác nhau để các bên lựa chọn áp dụng
Để đảm bảo quyền lợi của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cácbên có thể thêm vào quy định về bộ chứng từ thanh toán Bộ chứng từ thanh toán cóthể gồm: phương tiện thanh toán (thường gọi là hối phiếu) và các chứng từ gửi hàng(Shipping documents), cụ thể gồm: Hối phiếu thương mại; vận đơn đường biển sạch,đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu bán theo điều kiện cần có bảo hiểm củaInconterm như CIF hoặc CPT); hóa đơn thương mại; giấy chứng nhận phẩm chấthàng hóa; Giấy chứng nhận trọng lượng hoặc khối lượng; giấy chứng nhận xuất xứhàng hóa;giấy chứng nhận đóng gói bao bì; giấy kiểm dịch động vật (nếu hàng bánphải kiểm dịch)
Việc quy định không cụ thể hoặc không quy định về đồng tiền thanh toán, thời
Trang 38hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ làm căn cứ để trả tiền sẽ có thể là nguyênnhân dẫn đến tranh chấp trong việc thanh toán, như việc bên bán không cung cấpđược các chứng từ làm căn cứ để trả tiền có thể là lí do cho việc bên mua hoặc ngânhàng có trách nhiệm thanh toán trong thanh toán qua chứng từ từ chối thanh toán, hayviệc bên mua không thanh toán đúng hạn, hoặc bên mua hoặc bên bán lựa chọn thanhtoán với đồng tiền có lợi cho mình về tỉ giá Điều này gây xung đột lợi ích giữa cácbên, khiến cho sự tranh chấp là khó thể tránh khỏi
Một trong những lí do dẫn tới tranh chấp liên quan tới thanh toán là người mua
vi phạm nghĩa vụ thanh toán này thông qua hành vi vi phạm thời gian mở L/C khôngkịp thời trong phương thức tín dụng chứng từ, nhất là khi mở L/C có liên quan đếnviệc giao hàng của người bán Ví dụ hợp đồng quy định “người mua phải mở L/Cchậm nhất là trước 15 ngày trước ngày giao hàng” Nếu người mua không kịp mở L/
C sẽ ảnh hưởng tới việc giao hàng của người bán, người bán có thể bị thiệt hại như làchi phí kho bãi lưu giữ hàng hóa đó gia tăng Và người mua cũng sẽ vi phạm nghĩa
vụ thanh toán nếu từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu do người bán
ký phát để đòi tiền lô hàng đã giao khiến cho tranh chấp có thể xảy ra
2.7 Tranh chấp về điều kiện bao bì và ký mã hiệu
* Bao bì (PACKING)
Do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng giữa các thương nhân cótrụ sở hoặc quốc tịch khác nhau nên thường hợp đồng quy định chi tiết về vấn đề baobì
Trong điều khoản này các bên giao dịch thường thỏa thuận với nhau về yêucầu chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì, giá cả bao bì Phương pháp quyđịnh chất lượng bao bì gồm: "Quy định chung là chất lượng bao bì phù hợp với một
Trang 39phương tiện vận tải nào đó Ví dụ: Bao bì phù hợp với vận chuyển đường sắt; hoặcvới vận chuyển đường biển; hoặc với vận chuyển đường hàng không Phương phápnày có nhược điểm là có thể dẫn đến tranh chấp vì hai bên không hiểu giống nhau vìtuy một loại bao bì phù hợp với loại vận chuyển nhưng chưa chắc đã đáp ứng đượcviệc bảo vệ hàng hóa tránh khỏi hư hỏng Một cách khác là quy định cụ thể về yêucầu vật liệu làm bao bì yêu cầu về hình thức của bao bì: Hộp (case), bao (bales),thùng (drums), cuộn (rolls), bao tải (gunng bags) , yêu cầu về kích thước bao bì,yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo của mỗi lớp đó, yêu cầu về đai nẹp baobì
Thông thường, trong mua bán hàng hóa quốc tế, với các loại bao bì có giá trịlớn, bên bán sẽ cung cấp luôn bao bì cho bên mua và bên mua sẽ phải trả lại cho bênbán Đôi khi, khi nhận được hàng do không có gì đảm bảo bên mua có thể trì hoãnhoặc không trả lại loại bao bì có giá trị lớn này Do đó, người bán sẽ rất vất vả khimuốn đòi lại được bao bì đã cung cấp cho người mua Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp như khi bao bì khan hiếm hoặc thị trường thuộc về bên bán để giảm chiphí, bên mua gởi bao bì đến cho bên bán để đóng gói Giá cả bao bì có thể được tínhvào giá hàng (Packing charges), hoặc bao bì tính riêng, hoặc tính theo lượng chi thực
tế hoặc tính theo phần trăm so với giá hàng
* Ký mã hiệu (MARKING)
Ký mã hiện là những ký hiệu bằng chữ hoặc hình vẽ dùng để hướng dẫn trong
giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa Mã ký hiệu thường phải đáp ứng các điềukiện sau: được viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe, phải dễ đọc, dễ thấy,
có kích thước lớn hoặc bằng một độ dài nhất định, không làm ảnh hưởng đến phẩmchất hàng hóa, phải dùng màu đen hoặc màu tím với hàng hóa thông thường, màu đỏvới hàng hóa nguy hiểm, màu cam với hàng hóa độc hại,bề mặt viết ký mã hiệu phải
Trang 40bào nhẵn, phải được viết theo thứ tự nhất định, ký hiệu mã hiệu phải được kẻ ít nhấttrên hai mặt giáp nhau
So với các loại tranh chấp trên, sự tranh chấp về bao bì và kí mã hiệu của hànghóa trong buôn bán hàng hóa quốc tế ít xảy ra hơn, nhưng luôn cần phải đề phòngnhững tranh chấp này xảy ra và có phương hướng để giải quyết các tranh chấp này
2.8 Tranh chấp về điều kiện bảo hành (Warranty)
Điều khoản bảo hành cũng là một điều khoản được nhà nhập khẩu cân nhắc kĩlưỡng khi lựa chọn một nhà xuất khẩu trong môi trường cạnh tranh tự do như hiệnnay Trong điều khoản này, hợp đồng cần phải thể hiện rõ ràng được hai yếu tố: thờigian bảo hành và nội dung bảo hành Nội dung bảo hành là việc người bán hàng camkết trong thời hạn bảo hành hàng hóa sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm
kỹ thuật, phù hợp với quy định của hợp đồng, với điều kiện người mua phải nghiêmchỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo dưỡng Nếu trong giaiđoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hóa, thì người bán phải sửachữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế
Đã có những trường hợp người nhập khẩu nhập hàng về rồi sử dụng hoặc bán
ra và hàng hỏng hóc Nhưng do không lưu ý đến điều kiện bảo hành của bên bán,người nhập khẩu không được bảo hành Hay việc bảo hành của người xuất khẩukhông thỏa mãn yêu cầu người nhập khẩu Từ đó, sự tranh chấp về lợi ích của cácbên rất dễ xảy ra
2.9 Tranh chấp về điều khoản khiếu nại
Trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể xảy ra các trường hợp khiếu nạisau:
- Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua: Thông