Các phương thức giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 42)

nguyên nhân gây ra tranh chấp cho các bên kí kết hợp đồng. Đó có thể do sơ suất của người bán trong trường hợp ghi sai địa chỉ người nhận được ghi trong vận đơn, hoặc ghi thiếu các thông số kỹ thuật đảm bảo điều kiện cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển… Trường hợp đặc biệt khi nguyên nhân là do các điều kiện bất khả kháng vượt ngoài tầm kiểm soát của người bán hàng cũng như người vận chuyển hàng hóa, mà các bên không lường trước được và không thể khắc phục được, khi đó bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm. Đó là các nguyên nhân khách quan như tàu vận chuyển đi chệch đường để tránh bão, để cứu hộ người hay tài sản đang lâm nguy trên biển…đã gây nên tổn thất cho hàng hóa. Hay nguyên nhân nằm ngoài khả năng của hai bên như lệnh cấm xuất nhập khẩu hàng hóa khẩn cấp của Chính phủ.

3- Các phương thức giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế quốc tế

“Giải quyết các tranh chấp là việc điều chỉnh các bất đồng, các xung đột

dựa trên những căn cứ và bằng các phương thức khác nhau do các bên lựa chọn. Qua đó nhằm khắc phục các sơ suất trong khâu quản lý, trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời nhằm khôi phục mối quan hệ hợp tác giữa các bạn hàng, đảm bảo uy tín cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể hợp đồng. Thông thường các nhà kinh doanh và những người đại diện về pháp lý của họ khi đàm phán để soạn thảo và kí kết các hợp đồng thương mại quốc tế luôn đặc biệt chú ý đến việc lường trước các tranh chấp có thể xảy ra để đưa vào hợp đồng một hoặc những điều khoản về giải quyết tranh chấp. Chỉ cần một sự sơ suất nhỏ, không thận trọng trong quá trình đàm phán sẽ có thể gây tốn kém rất lớn khi giải quyết tranh chấp phát sinh sau

này. Ngoài việc lựa chọn luật nội dung để áp dụng chung cho hợp đồng và làm căn cứ để giải quyết tranh chấp, các bên hợp đồng còn phải thương lượng để đưa vào hợp đồng một điều khoản riêng về giải quyết tranh chấp với các nội dung bao gồm: phương thức giải quyết, thủ tục lựa chọn bên thứ ba tham gia và giúp đỡ giải quyết tranh chấp, các quy tắc tố tụng áp dụng cho quá trình giải quyết tranh chấp, giá trị của kết quả giải quyết tranh chấp và cơ chế bảo đảm thi hành kết quả giải quyết tranh chấp.”(2)(Trang 321, 322, Giáo trình thương mại quốc tế - Sđd)

Việc lựa chọn phương pháp thích hợp cần được cân nhắc dựa trên hàng loạt vấn đề như: mục tiêu cần đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên, chi phí, thời gian phải bỏ ra để giải quyết tranh chấp… Trong thực tiễn thương mại quốc tế có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp, bao gồm:

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w