.2 Hòa giải giữa các bên trong tranh chấp.

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 50)

Hòa giải các tranh chấp thương mại quốc tế là sự thương lượng đàm phán có sự tham gia của hòa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được một sự thỏa thuận.

Hòa giải có đặc trưng pháp lý sau:

- Trong quá trình hòa giải các bên tự thỏa thuận dưới sự có mặt và giúp đỡ định hướng của người trung gian. Việc tự thỏa thuận này sẽ đảm bảo nguyên tắc tự nguyện bình đẳng của các bên tham gia hợp động.

- Giống như phương pháp thương lượng, kết quả của hòa giải chỉ có giá trị khi các bên tự nguyên thi hành. Thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay tòa án. Hòa giải có hiệu lực cao nhất cũng chỉ như một điều khoản hợp đồng rằng buộc các bên. Vì thế, thông thường hòa giải kết hợp với các phương thức chọn lựa khác như: có thể kết hợp hòa giải với trọng tài, hoặc hòa giải với tố tụng tư pháp. Ví dụ Bộ luật tố tụng Dân sự Việt Nam 2005 quy định tại điều 160 về nghĩa vụ của Tòa án là phải tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa.

Sự kết hợp này đã nâng cao được hiệu lực thi hành của thỏa thuận giải quyết bằng hòa giải.

- Khác với thương lượng, trong hòa giải luôn tồn tại người thứ ba - người trung gian độc lập với cả hai bên và thường là có chuyên môn về vấn đề tranh chấp. Với con mắt của người ngoài cuộc, hòa giải viên sẽ giúp các bên tập trung vào vấn đề cốt lõi, trung hòa lợi ích của các bên.

Hòa giải giữa các bên tranh chấp nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các quan hệ kinh doanh trong thời gian dài vì lợi ích chung của cả hai bên. Bằng hòa giải, các vấn đề chính, cơ bản của nội dung tranh chấp được các bên tập trung sự chú ý và quan tâm, hạn chế tối đa sự hao phí thời gian và tiền của vào các vấn đề mang tính chất hình thức tố tụng. Đồng thời, các nhà kinh doanh có thể tăng cường sự tham gia trực tiếp và khả năng kiểm soát của đối với quá trình giải quyết cũng như đối với kết quả giải quyết tranh chấp.

Hòa giải phải dựa trên ý chí của các bên tranh chấp và chủ yếu theo nguyên tắc khách quan, công bằng, hợp lý, tôn trọng tập quán thương mại quốc tế, đồng thời bảo toàn bí mật những tài liệu, chứng cứ, ý kiến của các bên và của hòa giải viên trong quá trình hòa giải. Do tính chất tự nguyện của hòa giải, nên khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hòa giải sẽ đương nhiên chấm dứt và sẽ được chuyển sang giải quyết bằng phương thức khác.

Trên thế giới, phương thức trung gian hòa giải được áp dụng rộng rãi. Hiện nay, phương thức mới của hòa giải được coi là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thay thế (ADR). Cuốn sổ tay về trung tâm giải quyết tranh chấp của Anh (CEDR) xuất bản định nghĩa ADR như sau: “là một cuộc thương lượng, đàm phán không chính thức mang tính chất tự nguyện, riêng tư giữa các bên, được hỗ trợ bởi một nhà

hòa giải trung lập do các bên liên quan lựa chọ và hỗ trợ bởi các phương pháp đặc biệt, trong quá trình hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của các bên liên quan” [21 - tr. 57]. ADR được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Hoa kỳ, Anh, Canada, Úc, Hồng Kông, Trung Quốc..

Thủ tục của ADR là những cơ chế thương thuyết tự nguyện hoàn toàn trên cơ sở thỏa thuận pháp luật không có sự can thiệp của cơ quan nhà nước. ADR chấm dứt nếu các bên từ chối tham gia.

Hình thức phổ biến nhất của ADR là hòa giải trung gian phiên tòa mini, trọng tài không rằng buộc, ý kiến chuyên gia. Ngoài ra còn tồn tại một số hình thức khác như hội đồng giám đốc, thỏa hiệp có giám sát, phiên họp rút gọn của bồi thẩm đoàn, hoặc thuê thẩm phán tư (các thẩm phán đã về hưu). Giống như các biện pháp hòa giải khác, ADR có đặc điểm chung vốn có là thông qua đàm phán trực tiếp để đi đến thỏa hiệp. Ở bất cứ quá trình ADR nào, vai trò của người thức ba độc lập rất quan trọng, họ khiến các bên xích lại gần nhau, tìm ra điểm chung nhất.

ADR cũng khoog là một thiết ché tài phán nhưng để ADR phát huy tác dụng thì phải tuân thủ quá trình nhất định. Một số quá trình ADR nổi tiếng như quá trình Folberg – Taylo do các giáo sư Hoa Kỳ đặt ra gồm 7 bước, hay quá trình của trung tâm hòa giải Bắc Kinh, quy tắc hòa giải của Tòa án trọng tài quốc tế ICC, quy tắc hòa giải của trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID) theo công ước Washington 1965, Quy trình ADR của trung tâm nguồn lực công cộng (CDR) tại Hòa Kỳ.

Một số trung tâm trung gian hòa giải có uy tín lớn trên thế giới áp dụng ADR là : Trung tâm nguồn lực công cộng (CDR) tại Hòa Kỳ, Trung tâm giải quyết tranh chấp CEDR tại Anh, Trung tâm hòa giải Bắc Kinh (Trung Quốc),…

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w