Tranh chấp về điều khoản giao – nhận hàng (SHIPMENT/ DELIVERY)

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 30)

2 – Các loại tranh chấp thường gặp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

2.4 Tranh chấp về điều khoản giao – nhận hàng (SHIPMENT/ DELIVERY)

* Giao hàng

giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.

- Thời gian giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Trong buôn bán quốc tế, có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng:

Thứ nhất là thời hạn giao hàng có định kỳ. Thời hạn giao hàng này được xác định vào một ngày cố định: ví dụ ngày 31/12/1996 , hoặc một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng như không chậm quá ngày 31/12/1996, hoặc bằng một khoảng thời gian: quý 3/1996, hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của người mua: ví dụ tháng 1 hợp đồng được ký quy định thời hạn giao hàng từ tháng 2 đến tháng 7 tùy người mua chọn. Việc quy định thời hạn giao hàng có định kỳ là một quy định tương đối cụ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Cách quy định này vừa cho phép các bên có đủ thời gian để chuẩn bị cho việc thực hiện hợp đồng, vừa tránh hiểu nhẩm về thời điểm giao hàng giữa các bên nên phải được khuyến khích sử dụng.

Thứ hai là thời hạn giao hàng không định kỳ. Ðây là quy định chung chung, ít được dùng. Theo cách này các bên có thể có thỏa thuận sau: giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first available steamer), hoặc giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space available), hoặc giao hàng khi nhận được L/C (subject to the opening of L/C), hoặc giao hàng khi nào nhận được giấy phép xuất khẩu (Subject to export licence).

Thứ ba là thời hạn giao hàng ngay. Các hình thức giao hàng ngay là giao ngay (prompt), giao ngay lập tức (Immediately), giao càng sớm càng tốt (as soon as posible).

- Về địa điểm giao hàng, các phương pháp quy định địa điểm giao hàng trong buôn bán quốc tế các bên có thể lựa chọn là: "quy định rõ cảng (ga) giao hàng , cảng

(ga) đến và cảng (ga) thông qua, hoặc quy định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga)". - Về phương thức giao hàng, các bên có thể thỏa thuận việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ sau đó tiến hành giao nhận cuối cùng, hoặc chỉ tiến hành giao nhận cuối cùng. Trong đó, giao nhận sơ bộ gồm tiến hành như sau: bước đầu xem xét hàng hóa xác định sự phù hợp về số lượng, chất lượng hàng so với hợp đồng. Việc này thường được tiến hành ở ngay địa điểm sản xuất hàng hóa hoặc ở nơi gửi hàng. Trong giao nhận sơ bộ, nếu phát sinh bất cứ điều gì không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể yêu cầu khắc phục ngay trong giới hạn hợp lý. Sau đó, người mua mới nhận hàng. Giao nhận cuối cùng là việc xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Khi kí kết hợp đồng cũng như tiến hành giao nhận, các bên cần tiến hành quy định và kiểm tra việc giao nhận về số lượng và chất lượng. Giao nhận về số lượng là xác định số lượng thực tế hàng hóa được giao, bằng các phương pháp cân, đo, đong, đếm. Giao nhận về chất lượng là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất, kích thước, hình dáng... Việc tiến hành quy định và kiểm tra này có thể được tiến hành bằng phương pháp cảm quan hoặc phương pháp phân tích, có thể tiến hành kiểm tra trên toàn bộ hàng hóa hoặc chỉ kiểm tra một số tiêu biểu.

Sau khi tiến hành giao hàng đúng thời gian và địa điểm giao hàng, các bên có thể cần tiến hành việc thông báo giao hàng. Bên cạnh điều kiện cơ sở giao hàng đã quy định, hợp đồng các bên vẫn có thể quy định rõ thêm về lần thông báo giao hàng và những nội dung cần được thông báo. Thông thường trước khi giao hàng người bán thông báo là hàng sẵn sàng để giao hoặc ngày đem hàng ra cảng để giao. Người mua thông báo cho người bán những điều cần thiết để gửi hàng hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng. Sau khi giao hàng người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao, kết quả giao hàng. Nội dung thông báo do mục đích của thông báo quyết định.

Ngoài ra, các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể có một số quy định khác. Như dối với hàng hóa có khối lượng lớn, các bên có thể quy định: cho phép giao từng đợt - partial shipment allowed, hoặc giao một lần - total shipment. Nếu dọc đường cần thay đổi phương tiện vận chuyển, các bên cần thỏa thuận cho phép chuyển tải - transhipment allowed. Nếu hàng hóa có thể đến trước giấy tờ, thì quy định "vận đơn đến chậm được chấp nhận - Stale bill of lading acceptable” cần được áp dụng.

* Nhận hàng

Nhận hàng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người mua.

Nếu người mua chậm nhận hàng hoặc từ chối nhận hàng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động và quyền lợi của người bán. Đặc biệt nếu người mua từ chối nhận hàng khi hợp đồng mua bán theo điều kiện giao hàng thuộc nhóm D của Incoterms 2000 như điều kiện DESC, DEQ, DDU,DDP là những điều kiện giao hàng theo đó rủi ro về hàng hóa di chuyển từ người bán sang người mua khi hàng đến cảng nước người mua. Vì thế, người mua từ chối nhận hàng người bán có quyền khiếu nại đòi người mua phải thực hiện đúng. Trong trường hợp như vậy, nguy cơ xảy ra tranh chấp là rất lớn.

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w