1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Hoàn thiện hệ thống pháp luật là yêu cầu mang tính tất yếu khách quan vì các lí do sau:
- Điều kiện kinh tế xã hội trong nước ta có nhiều điểm đặc biệt so với thế giới. Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nhanh từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự chuyển đổi đó không phải là trên cơ sở hoàn thiện cơ chế cũ mà là loại bỏ cơ chế cũ, xây dựng một cơ chế gần như mới hoàn toàn. Kéo theo đó là dấu ấn của cơ chế cũ vẫn còn, sự bất cập trong nhận thức về nội dung, yêu cầu đổi mới pháp luật cũng như nhận thức về những hạn chế trong kinh tế thị trường là điều không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, trong hoạt động ngoại thương, doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế, do đó các rào cản kinh tế đối với tư nhân còn lớn. Vì vậy, Khi xây dựng hệ thống pháp luật cần phải đảm bảo đáp ứng điều kiện kinh tế - xã hội, tạo sự đồng bộ.
- Tiếp đó là yêu cầu trong quá trình hội nhập của nước ta trước xu thế toàn cầu hóa. Quá trình này đã biến nước ta thành một bộ phận trong nền kinh tế thế giới, do đó hệ thống pháp luật của chúng ta cũng phải tương thích với hệ thống pháp luật quốc tế chung.
Trước những động lực khiến chúng ta phải thay đổi hệ thống pháp luật nói chung, các quy định của pháp luật quốc gia để phòng ngừa tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, Các cơ quan có thẩm quyền nên thực hiện các biện pháp sau để hoàn thiện hệ thống pháp luật: