.4 Giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án.

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 55)

Giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án là một trong những phương thức giải quyết được quy định trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam.

Phương thức này có các đặc trưng pháp lý sau: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Việc xét xử của tòa án là xét xử công khai nhiều cấp. Do đó, chi phí khi tham gia các phiên tòa của các bên là rất lớn, đồng thời các bên khó giữ được các bí mật của riêng mình.

Tổ chức hệ thống tòa án ở các nước trên thế giới thường là hai cấp: tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm.

Thông thường, tòa án các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ không có tòa án riêng biệt để giải quyết tranh chấp thương mại và tranh chấp dân sự riêng biệt mà chỉ có tòa án có thểm quyền chung. Trong tòa án có thẩm quyền chung đó có thể có các tòa chuyên biệt trong lĩnh vực kinh doanh ví dụ như tòa thương mại và tòa hàng hải thuộc tòa án khu vực của Anh.

Ngược lại, các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa lại thường tách hai hệ thống tòa thương mại và tòa dân sự riêng biệt. Tòa chuyên trách về vấn đề thương mại có tên gọi là tòa kinh tế hoặc tòa thương mại. Tòa án này ở nhiều nước thường độc lập về tổ chức với hệ thống tòa án, thẩm phán thương mại được bổ nhiệm hoặc bầu theo một quy chế khác với thẩm phán thông thường. Ở pháp là một ví dụ, thẩm phán thương mại là một nghề danh dự không lương. Các hội thảm tham gia tại tòa kinh tế hoặc tòa thương mại phải là các thương gia hoặc chuyên gia kinh tế có uy tín, kinh nghiệm. Những người này được bổ nhiệm theo đề nghị của phòng Thương mại và công nghiệp.

MBHHQT là do sự thỏa thuận của các bên có tranh chấp. Khi lựa chọn Tòa án nước nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp, các bên cần chú ý đến thẩm quyền của Tòa án được lựa chọn, tính khách quan của Tòa án được lựa chọn đối với các chủ thể có tranh chấp, hiệu lực thi hành bản án ở các nước có liên quan đến vụ kiện, mức án phí…

Khi lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp, các bên phải lưu ý đến thời hiệu khởi kiện của vụ án. Điều 395 Luật thương mại Việt Nam 2005 quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Tóa án Việt Nam chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp đối với loại hợp đồng này là Tòa án nhân dân cấp tỉnh [4 - Điều 34 ].

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG MUABÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w