Tranh chấp về vấn đề thanh toán (settlement payment)

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 36)

2 – Các loại tranh chấp thường gặp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

2.6 Tranh chấp về vấn đề thanh toán (settlement payment)

Mục này của hợp đồng quy định đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ làm căn cứ để trả tiền.

Đối với đồng tiền thanh toán (currency of payment), đồng tiền của nước xuất khẩu, của nước nhập khẩu hoặc của một nước thứ ba đều có thể được lựa chọn để thanh toán. Ðôi khi trong hợp đồng còn cho quyền người nhập khẩu được thanh toán bằng các ngoại tệ khác nhau tùy theo sự lựa chọn của mình. Ðồng tiền dùng trong thanh toán hàng hóa được gọi là đồng tiền thanh toán. Ðồng tiền thanh toán có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp với đồng tiền ghi giá. Nếu không trùng hợp thì phải quy định tỷ giá quy đổi.

Việc thanh toán phải quy định một thời hạn thanh toán (time of payment). Bên mua có thể trả ngay, trả trước hay trả sau. Trong buôn bán quốc tế: "trả ngay”có tính chất quy ước, là việc trả tiền được thực hiện trong thời gian hợp lý cho phép người mua xem xét chứng từ giao hàng. Còn trả trước là việc người mua cung cấp tín dụng cho người bán dưới hình thức tiền hoặc ứng trước hiện vật (máy móc, nguyên vật liệu. v. v.. ). Trả trước cũng còn có nghĩa là người mua đặt cọc hoặc cam kết thực hiện hợp đồng. Trả sau là việc người bán cung cấp tín dụng cho người mua. Bên mua có thể áp dụng kết hợp việc trả ngay, trả trước và trả sau trong một hợp đồng nếu được sự đồng ý của bên bán.

Khi các bên tiến hành thỏa thuận về thanh toán thì hình thức thanh toán là một vấn đề được các bên hết sức quan tâm. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau: thư tín dụng (L/C - Letter of Credict), phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean colecttion), chuyển tiền bằng điện (T/T - Telegraphic Transfer), chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (TTR - Telegraphic Transfer Reimbursement), Tiền mặt, cheque... Mỗi phương thức có những ưu nhược điểm khác nhau để các bên lựa chọn áp dụng

Để đảm bảo quyền lợi của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên có thể thêm vào quy định về bộ chứng từ thanh toán. Bộ chứng từ thanh toán có thể gồm: phương tiện thanh toán (thường gọi là hối phiếu) và các chứng từ gửi hàng (Shipping documents), cụ thể gồm: Hối phiếu thương mại; vận đơn đường biển sạch, đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu bán theo điều kiện cần có bảo hiểm của Inconterm như CIF hoặc CPT); hóa đơn thương mại; giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa; Giấy chứng nhận trọng lượng hoặc khối lượng; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;giấy chứng nhận đóng gói bao bì; giấy kiểm dịch động vật (nếu hàng bán phải kiểm dịch).

hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ làm căn cứ để trả tiền sẽ có thể là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong việc thanh toán, như việc bên bán không cung cấp được các chứng từ làm căn cứ để trả tiền có thể là lí do cho việc bên mua hoặc ngân hàng có trách nhiệm thanh toán trong thanh toán qua chứng từ từ chối thanh toán, hay việc bên mua không thanh toán đúng hạn, hoặc bên mua hoặc bên bán lựa chọn thanh toán với đồng tiền có lợi cho mình về tỉ giá. Điều này gây xung đột lợi ích giữa các bên, khiến cho sự tranh chấp là khó thể tránh khỏi.

Một trong những lí do dẫn tới tranh chấp liên quan tới thanh toán là người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán này thông qua hành vi vi phạm thời gian mở L/C không kịp thời trong phương thức tín dụng chứng từ, nhất là khi mở L/C có liên quan đến việc giao hàng của người bán. Ví dụ hợp đồng quy định “người mua phải mở L/C chậm nhất là trước 15 ngày trước ngày giao hàng”. Nếu người mua không kịp mở L/C sẽ ảnh hưởng tới việc giao hàng của người bán, người bán có thể bị thiệt hại như là chi phí kho bãi lưu giữ hàng hóa đó gia tăng. Và người mua cũng sẽ vi phạm nghĩa vụ thanh toán nếu từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu do người bán ký phát để đòi tiền lô hàng đã giao khiến cho tranh chấp có thể xảy ra

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w