d) Hạn chế hình sự hóa các quan hệ kinh tế đối ngoạ
2.1 Khuyến nghị về lựa chọn luật áp dụng
Chi nhánh có thể lựa chọn Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) là luật áp dụng cho hợp đồng khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đó
thuộc sự điều chỉnh của CISG như quy định tại Điều 1 Công ước này. Lựa chọn luật áp dụng luôn là một vấn đề quan trọng và khó khăn đối với các nhà đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng. Chi nhánh có sự lựa chọn giữa luật Việt Nam, luật quốc gia của đối tác, luật quốc gia của nước thứ ba, điều ước quốc tế như CISG hay tập quán thương mại quốc tế…
Việc Chi nhánh nên lưa chọn CISG làm nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế vì ba lý do sau:
- Thứ nhất, tránh được những khó khăn khi phải đàm phán lựa chọn luật quốc gia làm luật áp dụng cho hợp đồng. Trên thực tế, việc lựa chọn luật quốc gia thường gặp phải rất nhiều khó khăn.
Nếu như các nhà đàm phán nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn luật quốc gia của mình thì điều này lại không hoàn toàn đúng với các nhà đàm phán Việt Nam. Các nhà đàm phán Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng cần hiểu rằng việc dẫn chiếu đến luật Việt Nam đôi khi không phải là giải pháp tối ưu, vì pháp luật về hợp đồng nói chung và về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng của Việt Nam còn hàm chứa nhiều quy định chưa phù hợp với điều kiện quốc tế, với pháp luật, tập quán thương mại quốc tế và như vậy, chưa thể bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích của các bên trong hợp đồng quốc tế. Thêm nữa, Việc lựa chọn luật quốc gia của nước ngoài có thể đem lại những rủi ro pháp lý cho Chi nhánh do thiếu sự hiểu biết đầy đủ về luật đó.
- Thứ hai, đây là nguồn luật phổ biến nhất điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay. CISG đã được phê chuẩn bởi 66 quốc gia, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như Pháp, Mỹ, Italia, Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia, Trung Quốc... Các công ty, doanh nghiệp của
các nước này đã áp dụng và đã quen áp dụng CISG cho các hợp đồng mua bán hàng hoá ký với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, nếu Chi nhánh đề xuất việc áp dụng CISG thì sẽ dễ dàng được đối tác chấp nhận. Từ đó còn ngăn ngừa sự tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng do cách hiểu khác nhau.
- Thứ ba, có được sự an toàn về mặt pháp lý. Việc tìm hiểu các quy định của CISG cũng như qua việc phân tích các án lệ liên quan đến CISG trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cho thấy các quy định của CISG là phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế, thường được các doanh nghiệp và công ty lựa chọn áp dụng cũng như được các toà án, đặc biệt là các trọng tài quốc tế dẫn chiếu đến khi giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, với tư cách là một văn bản luật thực chất nhằm giải quyết các xung đột trong kinh doanh quốc tế, các quy định trong Công ước được coi là rất hợp lý, đã thống nhất được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, tạo được sự bình đẳng giữa người bán và người mua trong quan hệ hợp đồng, giúp các bên bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.