Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 58)

1. Thực tiễn giao kết hợp đồng

1.3.Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa chứa các điều khoản hai bên sau đạt được sự thống nhất khi đã thương lượng. Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của công ty Việt Nam gồm các điều khoản chủ yếu sau: hàng hóa, chất lượng, số lượng, phương tiện chuyên chở, giá cả, tranh toán, bảo hiểm, kiểm tra hàng hóa, khiếu nại, giải quyết tranh chấp. Cụ thể gồm các điểu khoản sau:

của các bên tham gia.

Điều khoản về đối tượng hợp đồng: hàng hóa, mô tả hàng hóa. Tùy từng loại hàng hóa sẽ có các quy định riêng về pháp luật xuất nhập khẩu cũng như các quy định về hải quan. Hàng hóa được xuất nhập khẩu sẽ không được vi phạm pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nước sở tại của bên đối tác và các Điều ước quốc tế có liên quan đến quá trình vận chuyển, bốc dỡ, giao nhận, lưu kho… Hàng hóa trong hợp đồng của công ty thường là các phụ tùng, máy móc, thiết bị được sử dụng trong ngành hàng không.

- Điều khoản về chất lượng hàng hóa: đối với các hợp đồng thương mại quốc tế của Công ty chất lượng hàng hóa luôn được chú trọng đặc biệt. Các hàng hóa này được sử dụng trong ngành hàng không do vậy đảm bảo chất lượng hàng hóa là góp phần đảm bảo an toàn trong vận hành thiết bị.

- Điều khoản về số lượng hàng hóa: số lượng hàng hóa phụ thuộc vào loại hàng hóa Công ty trao đổi để xác định, có thể đơn vị được tính bằng chiếc, mét (m), lít …

- Điều khoản về giá cả: Giá cả luôn là một nội dung quan trọng trong hợp đồng. Giá cả hàng hóa được ghi rõ trong hợp đồng của Công ty với đối tác và thường là giá chưa tính thuế, các cán bộ của Công ty sẽ có trách nhiệm tìm hiểu rõ về chủ trương thuế của Nhà nước từ đó tính tổng giá trị thanh toán. Giá cả thường được ghi cả bằng số và bằng chữ trong hợp đồng.

- Điều khoản điều kiện giao nhận hàng, phương tiện vận chuyển. Các bên xác định rõ các nghĩa vụ của mình liên quan đến việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Tùy theo thỏa thuận của Công ty và bạn hàng thời gian địa điểm sẽ được ấn định để thuận lợi nhất cho các bên. Phương tiện vận chuyển sẽ được lựa chọn cho phù hợp với loại hàng hóa. Công ty hay sử dụng đường hàng không để chuyên chở hàng hóa.

toán thường sử dụng là thư tín dụng (L/C) do tính an toàn cao hoặc chuyển khoản đối với các bạn hàng lâu năm. Do các bạn hàng của Công ty chủ yếu là các công ty nước ngoài nên đồng tiền thanh toán chủ yếu là EURO với đối tác ở Châu Âu và đồng USD với các đối tác khác. Còn với hợp đồng với bên nước ngoài, các bên hay sử dụng tín dụng thư theo bộ UCP để đảm bảo việc thanh toán diễn ra đúng hợp đồng.1

Một phần của tài liệu Đề án Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật hiện hành (Trang 58)