I. Khái niệm liên kết
2. Liên kết hình thức.
a) Nhận xét.
Mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện ở:
- Sự lặp lại các từ: Tác phẩm(1) - tác phẩm (3)
- Sử dụng từ cùng trườngliên tưởng: tác phẩm (1) - nghệ sĩ(2)
GV: Như vậy ngoài liên kết nội dung còn dùng từ ngữ để liên kết. Đó là liên kết hình thức. Vậy có những biện pháp liên kết hình thức nào?
Hoạt động 2. Tổng kết
GV: Cách liên kết nội dung và hình thức trên, người ta gọi là liên kết. HS tìm ý, trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý của GV:.
- Thế nào là liên kết
- Thế nào là liên kết nội dung?
- Thế nào là liên kết hình thức?
Hoạt động 3. Luyện tập
HS làm bài tập 1 trong SGK theo sự hướng dẫn của GV.
HS đọc đoạnvăn - các nhóm thảo luận câu hỏi trong SGK.
- Chủ đề của đoạn văn.
- Nội dung các câu trong đoạn văn.
-Sử dụng từ thay thế : nghệ sĩ (2) - anh (3)
- Sử dụng quan hệ từ “nhưng” nối câu (1) với câu (2).
- Sử dụng cụm từ đồng nghĩa : “Cái đã có rồi (2)” -“ những vật liệu mượn ở thực tại”. b) ghi nhớ Các biện pháp liên kết về hình thức: - Phép lặp từ ngữ.
- Từ cùng trường liên tưởng. - Phép thế.
- Phép nối.
- Dùng từ đồng nghĩa…
II. Tổng kết
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu văn trong đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức (liên kết là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu và giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết ).
* Liên kết nội dung:
- Các đoạn văn phục vụ chủ đề của văn bản, các câu phục vụ chủ đề của đonạ văn. Đó là liên kết chủ đề. - Các đoạn văn và các câu văn phải đuợc sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Đó là liên kết nội dung.
* Liên kết hình thức: - Phép lặp từ ngữ
- Phép đồng nghĩa và liên tưởng. - Phép thế
- Phép nối(sử dụng những từ ngữ chỉ quan hệ).
III. Luyện tập
- Chủ đề: Khẳng định vị trí của con người Việt Nam và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra. - Nội dung các câu trong đoạn văn đều hướng vào chủ đề đó của đoạn: Câu 1: Cái mạnh của con người Việt Nam: Thông minh, nhạy bén với cái mới. Câu 2: Bản chất trời phú ấy (Cái mạnh ấy), thông minh và sáng tạo là yêu cầu hàng đầu. Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu. Câu 4: Thiếu hụt về kiến thức cơ
- Phân tích sự liên kết vềhình thức giữa các câu trong đoạn văn.
bản. Câu 5. Biện pháp khắc phục lỗ hổng ấy mơi thích ứng nền kinh tế mới.
- Các câu được liên kết bằng các phép liên kết:
- Bản chất trời phú ấy (chỉ sự thông minh, nhạy bén với cái mới) liên kết câu (2) với câu (1).
- Từ Nhưng nối câu (3) với câu (2). - Từ ấy là nối câu (4) với (3)
- Từ lỗ hổng được lặp lại ở (4) và câu (5).
- Từ thông minh ở câu (5) được lặp lại ở câu (1). Tiết…… Ngày soạn……… CON CÒ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và lời ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và đặc điểm về hình ảnh trẻ thơ, giọng điệu của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
B. CHUẨN BỊ
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn
bản.
GV yêu cầu HS nêu vài nét về tác giả Chế Lan Viên.
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả
Chế Lan Viên (1920 - 1989)
- Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Tên khai sinh : Phạm Ngọc Hoan. - Quê: Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định.
- Trước Cách mạng tháng 8 - 1945 là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
- Nhà thưo xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có đóng góp quan
HS nêu vài nét về xuất xứ của bài thơ. GV hướng dẫn HS đọc bài thơ. Chú ý đọc đúng nhịp điệu của từng câu, từng đoạn, chú ý những câu điệp lại tạo nhịp điệu gần như hát ru. Chú ý sự thay đổi giọng điệu trong các câu trong mỗi đoạn.
- Bài thơ viết theo thể thơ nào? Thể thơ này có ưu thế gì trong việc thể hiện cảm xúc?
- Bài thơ có ba đoạn. Các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn có vần, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn. Điều đó có giá trị gì?
HS trả lời.
- Bài thơ phát triển hình tượng con cò trong ca dao. Qua hình tượng con cò, tác giả muốn nói tới điều gì?
HS nêu đại ý của bài thơ
- Bài thơ gồm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình tường con cò được bổ sung biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ? HS thảo luận, trả lời.
trọng cho nền thơ ca dân tộc thế kỷ XX.
- Phong cách nghệ thuật rõ nét độc đáo: suy tưởng, triết lý, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Hình ảnh thơ phong phú đa dạng: kết hợp giữa thực và ảo, được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng nhiều bất người lý thú.
b) Tác phẩm
Được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường, Chim báo
bão, 1967.
2. Đọc
3. Thể thơ
Bài thơ được viết theo thể tự do, trong đó nhiều câu mang dáng dấp của thơ 8 chữ, thể hiện tình cảm âm điệu một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi.
- Cách cấu tạo các câu thơ dòng thơ gợi âm điệu, tạo âm hưởng của lời ru. Vì vậy, dù không sử dụng thơ lục bát trong câu thơ nhưng tác giả vẫn gợi được âm hưởng lời hát ru. Bài thơ của Chế lan Viên khong phải lời hát ru thực sự. Bởi giọng điệu của bài thơ còn là giọng suy ngẫm - có cả yếu tố triết lý. Nó làm bài thơ không cuốn ta vào âm điệu của lưoif ru êm ái đều đặn mà hướng tâm trí của người đọc vào sự suy ngẫm, phát hiện nhiều hơn.
4. Đại ý
Qua hình tượng con cò nhà thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi người.
5. Bố cục
Bài thơ đuợc tác giả chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1. Hình ảnh con cò qua lời ru hát ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. - Đoạn thơ 2. Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi và theo cùng con người trên mọi chặng đường của cuộc đời.
- Đoạn 3. Từ hình ảnh con cò suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa lời ru và
Hoạt động 2. Đọc, hiểu văn bản.
- Đọc từ đầu đến “Đồng Đăng”, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời ru nào? HS tìm hiểu, trả lời câu hỏi.
- Ở đây, tác giả chỉ lấy vài chữ trong câu ca dao nhằm gợi nhớ những gì?
- Hình ảnh con cò trong câu thơ khiến em cảm nhận được vẻ đẹp gì từ hình ảnh con cò trong ca dao?
- Những câu thơ tiếp lạ gợi cho em nhớ đến câu ca dao nào?
HS trả lời từng câu hỏi. Một em đọc phần Tiếng Việt, các em khác bổ sung.
- Hình ảnh con cò trong câu ca dao này có ý nghĩa biểu tượng khác những câu ca dao trước đó là gì?
long mẹ đối với cuộc sống mỗi con người.
- Bài thưo triển khai từ một biểu tượng trong ca dao. Bố cục 3 phần trên dẫn dắt theo sự phát triển hình tượng trọng tâm xuyên suốt bài thơ: Hình tượng con cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người từ bé đến trưởng thành và theo suốt cả cuộc đời.
II. Đọc - hiểu văn bản