HĐDVPL.
Trong xu thế quốc tế hoá hiện nay, mở cửa nền kinh tế là là một yêu cầu tất yếu để hội nhập vào nền kinh tế thế giới.Trong quá trình mở cửa, bên cạnh những yếu tố tích cực còn tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, những chính sách của Nhà nước phải luôn kịp thời, đúng hướng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đặt trong mối tương quan với thế giới, nhằm tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế trong những năm tới.. Bởi vậy, việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp củacác bên chủ thể được ghi nhận trong hợp đồng cung ứng dịch vụ là điều rất cần thiết.
Hiện nay, có hai văn bản chính điều chỉnh HĐDVPL đó là BLDS 2005 và LTM 2005. Pháp luật điều chỉnh HĐDVPL ghi nhận và bảo vệ quyền tự do giao kết hợp đồng của mọi chủ thể. Các chủ thể được toàn quyền thỏa thuận mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng sao cho không vi phạm các quy định của pháp luật và trái đạo đức xã hội. Chính vì vậy, HĐDVPL đã trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh, lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh việc kế thừa pháp luật trước đây, pháp luật điều chỉnh HĐ DVhiện nay đã có nhiều nội dung mới hoàn thiện hơn, cụ thể:
- BLDS 2005 và LTM 2005 đã phần nào chấm dứt tình trạng chồng chéo, bất hợp lý trong pháp luật điều chỉnh HĐDVPL.
- Các quy định điều chỉnh hoạt động DVPL hiện nay được tiếp cận theo hướng mở rộng hơn so với trước đây, phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế thị trường.
- Pháp luật điều chỉnh hợp đồng DVPL đã mở rộng quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.
Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện HĐDVPL trong pháp luật là một quá trình lâu dài. Dưới đây là những quan điểm để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này:
- Về nội dung của hợp đồng. Hiện nay, LTM 2005 không quy định các điều khoản bắt buộc đối với hợp đồng DVPL mà chỉ qui định đối với cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại, các bên được toàn quyền thỏa thuận về vấn đề này. Tuy nhiên, pháp luật nên quy định điều khoản đối tượng dịch vụ là điều khoản bắt buộc đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại. Quy định như vậy sẽ tạo ra cơ sở pháp lý chắc chắn cho quá trình thực hiện hợp đồng cũng như quá trình giải quyết tranh chấp. Nếu điều khoản này chỉ được thỏa thuận một cách sơ sài, không rõ ràng thì có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu hoặc tạo ra nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện.
- Về đề nghị giao kết hợp đồng. Hiện nay, BLDS 2005 chưa quy định cụ thể trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không ghi thời hạn trả lời đề nghị. Vì vậy, có thể sẽ tạo ra nhiều vấn đề bất hợp lý nếu sau một khoảng thời gian dài bên được đề nghị mới trả lời chấp nhận đề nghị mà lúc đó bên đề nghị đã không có ý định giao kết hợp đồng. Để giải quyết vấn đề này, BLDS cần quy định một thời hạn trả lời hợp lý. Như vậy, sẽ đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên trong việc giao kết hợp đồng nói chung cũng như HDDVPL nói riêng
- Vấn đề DVPL thông qua phương tiện điện tử. Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh các giao dịch điện tử. Tuy nhiên giao dịch thông qua phương tiện điện tử có đặc điểm là dễ bị rò rỉ thông tin cũng như khó kiểm soát được tính chính xác của thông tin được trao đổi. Chính vì vậy, pháp luật cần có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các bên trong việc bảo mật thông tin cũng như trong việc đảm bảo độ chính xác của thông tin.
Để tạo một môi trường pháp lý ổn định và đón đầu sự phát triển của nền kinh tế, Nhà nước ta đã và đang tiến hành nhiều cải cách và đổi mới về pháp luật. Hệ thống pháp luật đã dần được hoàn thiện nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững vàng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, được thực hiện theo hướng phù hợp với pháp luật quốc tế nhưng cũng đảm bảo những lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước là một yêu cầu bức thiết