phòng luật sư Interla.
2.4.2.1. Trong việc áp dụng các qui phạm pháp luật.
Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về thương mại ở Việt Nam, cho thấy tuy pháp luật Việt Nam đã có nhiều sửa đổi để tương thích hơn đối với các quy định của tổ chức thương mại thế giới. Song pháp luật về thương mại dịch vụ của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm tồn tại như: khuôn khổ pháp luật về thương mại dịch vụ chưa được phát triển đầy đủ và đồng bộ. Môi trường chính sách dịch vụ ở Việt Nam là một hệ thống khá phức tạp với nhiều loại luật, các văn bản dưới luật.. Điều này gây khó khăn lớn cho các việc thực hiện, nhất là khi liên quan đến thương nhân nước ngoài. Việc phân định trách nhiệm thiếu rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực dịch vụ cũng tạo nên tính thiếu nhất quán của môi trường pháp lý. Có một số điều khoản của các văn bản mới về vấn đề này mâu thuẫn với một số văn bản đang có hiệu lực. Chi phí giao dịch cao do thủ tục cấp phép phiền hà, tình trạng thiếu minh bạch, khó tiên liệu do hay thường xuyên bị thay đổi của pháp luật là những thực tế khá phổ biến hiện nay trong lĩnh vực dịch vụ. Đây cũng chính là những nguyên nhân làm tăng mức độ rủi ro, giảm quy mô kinh doanh và đầu tư vào lĩnh vực sử dụng dịch vụ và đương nhiên trở thành những cản trở đối với việc phát triển nó... Mặt khác, Chính phủ chưa thực sự chú trọng sử dụng pháp luật để điều tiết, kiểm soát khu vực dịch vụ nhằm: tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả, minh bạch, giảm chi phí giao dịch, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; bảo đảm sự phổ cập các dịch vụ thiết yếu phục vụ xã hội, dân sinh như điện, nước sinh hoạt, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế, duy trì nguồn thu ngân sách, thực hiện các mục tiêu chính sách quốc gia. Chẳng hạn, hiện tại, pháp luật chuyên ngành duy trì chế độ cấp giấp phép phức tạp, chồng chéo nhau. Pháp luật cũng chưa thực sự chú trọng bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, nhất là trong những
trường hợp người tiêu dùng phải ký HĐDVmà họ không thể biết được một cách chắc chắn về chất lượng của dịch vụ....
2.4.2.2. Trong việc triển khai giao kết và thực hiện HĐDVPL.
Văn phòng luật sư Interla là một loại hình doanh nghiệp tư nhân, do mới được thành lập từ năm 2009 trong quá trìnhhoạt động, Interla đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, đạt các chỉ tiêu kinh tế đặt ra hàng năm. Tuy nhiên, công ty vẫn còn một số tồn tại như sau:
- Điều kiện vật chất và con người của công ty là những yếu tố hàng đầu tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho hoạt động của công ty còn ít nhiều hạn chế nên việc thực hiện giao kết các HĐDVPL trong văn phòng tại một số giai đoạn còn gặp khó khăn
- Lực lượng cán bộ tư vấn giỏi có trình độ còn hạn chế, cơ cấu nhân viên của văn phòng là các nhân viên trẻ, trình độ không đồng đều, còn thiếu kinh nghiệm nên việc thực hiện hợp đồng còn chậm, chưa linh hoạt, do đó cần đòi hỏi các đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Quản lý người lao động không chặt chẽ. Do đặc điểm kinh doanh của văn phòng là tư vấn pháp lý, dại điện tố tụng cho khách hàng nên các cán bộ nhân viên của công ty thường phải đi nhiều. Chính đặc điểm kinh doanh này dẫn đến nhiều người trong văn phòng có thể làm việc khác ngoài công việc của văn phòng giao...
Như vậy có thể nói, tuy là một văn phòng luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, xong nhìn chung vẫn còn nhiều tồn tại. Với điều kiện hội nhập như hiện nay, văn phòng luật sư Interla cần không ngừng khắc phục những tồn tại trên, có như vậy các đối tác và khách hàng trong và ngoài nước mới biết đến sản phẩm dịch vụ của văn phòng mình.