Chuyên đề tốt nghiệp.. luan van chuyen nganh luat tong hop. Pháp luật về tự vệ thương mại và thực tiễn áp dụng tại việt nam .Chuyên đề tốt nghiệp.. luan van chuyen nganh luat tong hop. Pháp luật về tự vệ thương mại và thực tiễn áp dụng tại việt nam .
Trang 1Mục Lục.
A PHẦN MỞ ĐẦU.
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Cơ cấu đề tài
B PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO.
1.1 Khái niệm và đặc điểm tự vệ thương mại.
1.2 Lịch sử hình thành các biện pháp tự vệ thương mại.
1.3 Vai trò của các biện pháp tự vệ thương mại.
1.4 Các biện pháp tự vệ thương mại
1.5 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
1.6 Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại.
1.7 Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại.
1.8 Thời hạn áp dụng và vấn đề tái áp dụng các biện pháp tự vệ thương
mại
1.9 Ngoại lệ không được áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại.
CHƯƠNG 2:PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.
2.1 Pháp luật Việt Nam về tự vệ thương mại.
2.2 Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại ở Việt Nam
2.3 Những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
2.4 Kiến nghị, đề xuất
C PHẦN KẾT LUẬN.
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU.
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trang 3Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự hợp tác phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.Sự ra đời và hoạt động của tổ chức thương mại quốc tế WTO
là một minh chứng rõ ràng và thiết thực nhất
Ra đời từ vòng đàm phán Uruguay, tổ chức WTO đã đi vào hoạt động vào ngày 1/1/1995.Đây được xem như là sân chơi chung cho các quốc gia thỏa thuận, đàm phán và hợp tác để thúc đẩy tự do hóa thương mại, tạo điều kiện phát triển một ngành thương mại không có những hàng rào ngăn cản sự hợp tác giữa các nước trênthế giới.Nó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp của các nước đưa hàng hóa của mình xâm nhập vào thị trường của các quốc gia khác một cách tự do, bình đẳng và không
có trở ngại nào
Chính vai trò quan trọng của tổ chức này mà nó đã thu hút rất nhiều các quốc gia tham gia vào diễn đàn hợp tác này, trong đó có Việt Nam.Tháng 12/2006 Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế wto, tạo điều kiện thuận lợi để nước tahội nhập vào nền kinh tế thế giới.Đây là một cột mốc quan trọng trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, bước vào thời kì đổi mới, đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chuyển mạnh từnền kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường với việc gia tăng hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau
Từ sự đổi mới trong cơ chế đó đã làm cho thị trường của chúng ta có sự đa dạng về các loại hàng hóa Một sản phẩm hàng hóa trên thị trường có nhiều loại xuất xứ khác nhâu đã đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.Tuy nhiên, một vấn đề thường có hai măt,bên cạnh cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế thì Việt Nam cũng phải đối đầu với những thách thức nhất định.Đó là việc sự gia tăng ồ ạt khối lượng hàng nhập khẩu từ các nước trên thế giới đã dẫn đến tình trạng mất sức hút của hàng nội địa Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều vụ việc yêu cầu liên quan đến vấn đề gia tăng nhập khẩu.Đứng trước những hậu quả tiềm ẩn đó, tổ chức thương mại quốc tế đã xây dựng một cơ chế bảo hộ cho nền kinh tế nội địa Biện
Trang 4pháp tự vệ thương mại được đặt ra như là một cơ chế bảo vệ cho nền sản xuất trong nước trước xu thế toàn cầu hóa.Mặc dù nó trái với nguyên tắc tự do hóa thương mại nhưng tự vệ thương mại được xem như chiếc “van an toàn” mà bất kì quốc gia nàocũng cần nó.
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch 1994 và hiệp định chung về các biện pháp tự vệ ra đời đã tạo ra một khuôn khổ chung cho việc áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế.Bên cạnh đó, hiệp định này cũng chủ trương khuyến khích các quốc gia ban hành cho riêng mình quy định riêng về vấn đề này trên cơ sở quy định của WTO Đứng trước xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã ban hành những văn bản quy phạm quy định cụ thể về vấn đề tự vệ đối với hàng nhập khẩu, tạo cơ sở vững chắc để nước ta tiến vào xu thế toàn cầu hóa hiện nay
Xuất phát từ thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong thời gian gần đây trên thế giới,đặc biệt là ở Việt Nam, bài viết của tôi mong muốn
nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp tự vệ thương mại, những bài học mà nước ta cần nhận thức được qua thực tiễn áp dụng biện pháp tự vệ thương mại cũng như đưa
ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại
trong thương mại quốc tế, tôi đã chọn đề tài “ Pháp luật về tự vệ thương mại và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”.
2 Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu những quy định của pháp luật về tự vệ thương mại của tổ chức thương mại thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng nhằm nhìn nhận một cách tổng thể, khái quát về những nội dung của tự vệ thương mại hiện nay
- Tìm hiểu thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong thực tiễn tại Việt Nam và thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề tự vệ thương mại
- Thông qua quá trình phân tích trên đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật tự vệ thương mại
Trang 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm:
- Nghiên cứu các hiệp định của WTO về vấn đề tự vệ thương mại
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về tự vệ thương mại
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật tự vệ thương mại thông qua phân tích các vụ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại và số liệu thống kê của cục quản lý cạnh tranh
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Về lý luận: Đề tài nghiên cứu quy định của các hiệp định của WTO và pháp
luật Việt Nam về tự vệ thương mại
- Về thực tiễn: Đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ thương
mại ở Việt Nam Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của pháp luật
tự vệ thương mại trong thực tiễn
4 Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài niên luận này, tôi kết hợp sử dụng rất nhiều phương pháp,
cụ thể bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các hiệp định của tổ chức thươngmại thế giới về tự vệ thương mại Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng trong việc phân tích số liệu vụ yêu cầu áp dụng tự vệ thương mại và các vụ áp dụng biện pháp
tự vệ thương mại trong thời gian gần đây của Việt Nam
Trang 6- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh những điểm khác biệt trong các hiệp định của WTO và đối chiếu với quy định của pháp luật ViệtNam.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng trong việc thu thập những số liệu thực tế liên quan đến đề tài
- Cuối cùng, đó là phương pháp tổng hợp nhằm tổng kết lại vấn đề liên quan đến quy định pháp luật về tự vệ thương mại
5 Cơ cấu đề tài.
Đề tài được cơ cấu thành 4 phần lớn như sau;
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
Phần nội dung được cơ cấu thành hai chương:
Chương 1: Khái quát chung về các biện pháp tự vệ thương mại theo quy định của WTO
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về tự vệ thương mại và thực tiễn áp dụng
- Phần kết luận
- Phần các chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo
B PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI THEO
QUY ĐỊNH CỦA WTO.
1.1 Khái niệm và đặc điểm của tự vệ thương mại.
Trang 71.1.1 Khái niệm tự vệ thương mại.
Để hiểu rõ hơn những nội dung cơ bản của pháp luật về tự vệ thương mại, trước hết chúng ta phải tìm hiểu, phân tích và làm rõ về khái niệm “ Tự vệ thương mại là gì?” Muốn làm rõ điều đó, cần phải nắm rõ nội dung các khái niệm về “ Tự
- Thứ hai, khái niệm “ Thương mại”.
Thương mại là một thuật ngữ được sự dụng rộng rài trong hoạt động kinh doanh Nghiên cứu khái niệm thương mại, chúng ta có thể tiếp cận nó trên hai phương diện
Theo nghĩa rộng, Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời hay cũng chính là hoạt động kinh doanh
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 thì khái niệm hoạt động kinh doanh được hiểu là “ Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dich vụ và đầu tư
Theo nghĩa hẹp, hoạt động thương mại được hiểu là “Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thươngmại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”
Tổng hợp các khái niệm trên, chúng ta có một khái niệm hoàn chỉnh về tự vệ
thương mại, đó là:“Tự vệ thương mại là hành động tự bảo vệ lấy mình của một nước trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ,bằng việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhằm làm hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa khi có sự gia tăng đáng kể của hàng nhập khẩu để bảo hộ cho nền sản
Trang 8xuất nội địa trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài.Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng cho hàng hóa, không áp dụng cho dịch vụ đầu tư hay sở hữu trí tuệ”
1.1.2 Đặc điểm của tự vệ thương mại.
Tự vệ thương mại là một công cụ bảo hộ không thể thiếu khi các nước gia nhập vào xu thế mở cửa thị trường.Mặc dù về bản chất, tự vệ thương mại đi ngược lại với muc tiêu tự do hóa thương mại, song đây là một công cụ không thể thiếu của các quốc gia Việc tổ chức thương mại thể giới WTO quy định về việc áp dụng tự
vệ thương mại giống như trao cho các quốc gia một “ cái phao cứu trợ” để các quốc gia có thể chủ động bảo vệ mình trước khỏi những biến động thất thường của thế giới Xem xét về tự vệ thương mại, chúng ta thấy tự vệ thương mại có những đặc điểm:
Thứ nhất, tự vệ thương mại là hành động của cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia.
Theo quy định của hiệp định GATT 1994 và hiệp định SA thì khi có phát hiện về sự gia tăng nhập khẩu và sự gia tăng đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thì dại diện doanh nghiệp đủ điều kiện có quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là chủ thể nộp đơn và chủ thể quyết định áp dụng là khác nhau Các doanh nghiệp đủ điều kiện nộp đơn cóquyền nộp đơn lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền của mình đề yêu cầu áp dụng, nhưng chủ thể ra quyết định là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực này Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng hay không ápdụng tự vệ thương mại là bộ công thương
Thứ hai, Tự vệ thương mại chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, không
áp dụng đối với dịch vụ.
Xuất phát từ mục đích của tự vệ thương mại là bảo hộ cho nền kinh tế nội địa trước sự gia tăng nhanh chóng của hàng hóa nhập khẩu nên các biện pháp tự vệ thương mại chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu
Thứ ba, tự vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa không phân biệt nguồn gốc từ bất kì nước cụ thể nào.
Trang 9Nếu như một nước áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một mặt hàng thì phải nói rõ xuất xứ của mặt hàng đó và áp dụng cho đất nước đó thì biện pháp tự vệ thương mại không cần phải chứng minh hay xem xét hàng hóa nhập khẩu đó đến từ nước nào mà chỉ cần xem xét sự gia tăng của mặt hàng nhập khẩu đó
và thiệt hại mà nó đem lại Vì cùng một loại hàng hóa nhập khẩu thì nó có thể được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau.Chính vì vậy, khi áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, nước nhập khẩu sẽ áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu này mà khôngxem xét tới nước xuất khẩu
Thứ tư, việc áp dụng tự vệ thương mại không phải do hành vi vi phạm của nước xuất khẩu mà do nước nhập khẩu căn cứ vào những điều kiện cụ thể trong nước.
Tự vệ thương mạị là một biện pháp nhằm mục đích bảo hộ cho nghành sản xuất trong nước Chính vì vậy, nước áp dụng có thể áp dụng nó khi có những điều kiện đủ mà không phải xuất phát từ sự vi phạm của nước xuất khẩu Đây chính là một điểm khác giữa biện pháp tự vệ thương mại với các biện pháp phòng vệ thương mại khác
Thứ năm, biện pháp tự vệ thương mại là một hình thức trả tiền của chính phủ nước nhập khẩu cho nhà sản xuất nước xuất khẩu.
Xuất phát từ hình thức “ trả tiền” này nên các nước áp dụng cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng trước khi áp dụng một biện pháp tự vệ thương mại
1.2 Lịch sử hình thành các biện pháp tự vệ thương mại.
Xu thế mở cửa, hợp tác quốc tế đang từng ngày được mở rộng trên tất các lĩnh vực nhất là về kinh tế.Cùng với việc tự do hóa thương mại, nền kinh tế của các quốc gia đã có những bước tiến mạnh mẽ.Tuy nhiên, xu thế tự do hóa thương mại cũng đặt ra những thách thức, nhất là đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển
và đang phát triển.Các nước này luôn đứng trước nguy cơ thị trường nội địa rơi vào tay các nhà tư bản nước ngoài.Hàng hóa nước ngoài nhập khẩu một cách ồ ạt từ các nước khác nhau,mẫu mã, chất lượng tốt, giá cả hợp lý là nguy cơ dẫn đến hàng hóa
Trang 10nội địa không cạnh tranh nổi.Chính vì vậy mà các biện pháp tự vệ ra đời như là cứu cánh cho các nước bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Các biện pháp tự vệ thương mại xuất hiện lần đầu tiên trong đạo luật về tự do hóa chính sách thương mại của Hoa Kì năm 1934 và được sử dụng trong hiệp định thương mại giữa Hoa Kì và Mehico năm 1943
Năm 1943, Hoa Kì và 21quốc gia khác đã thỏa thuận đàm phán về văn kiện GATT trong đó có chứa đựng các điều khoản về hành động trong trường hợp khẩn cấp.Cụ thể, Gatt 1947 quy định như sau:”nếu do hậu quả của những diễn biến khôngthể lường trước được của tình huống và do kết quả cúa các cam kết theo hiệp định này, khi một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên kí kết đó với số lượng tăng mạnh và với điều kiện gây tổn hại hay đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng cho cácnhà sản xuất sản phẩm tương tự hay cạnh tranh trực tiếp trong nước thì bên kí kết cóthể dùng toàn bộ hay một phần các cam kết, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng về thuế quan, trong chừng mực liên quan đến sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết
để dự liệu và khắc phục tổn hại đó”
Nghiên cứu quy định về tự vệ thương mại trong gatt 1947 ta thấy được quy định về tự vệ thương mại chỉ được gói gọn trong một điều, không có sự hướng dẫn
cụ thể những thuật ngữ nên nó đã tạo ra rất nhiều bất cập
Xuất phát từ những hạn chế của quy định về tự vệ thương mại trong gatt
1947, năm 1994 cùng với sự ra đời của tổ chức thương mại quốc tế wto, một hệ thống các quy tắc thương mại đa biên đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện Các quy định về tự vệ thương mại trong gatt 1994 và hiệp định về các biện pháp tự
vệ thương mại đã dung hòa quyền và lợi ích của các bên nhập khẩu và xuất
khẩu.Chính vì vậy, nó tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hóa thương mại được thực hiện một cách đúng nghĩa.Gatt 1994 và hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại
là sự kế thừa và phát triển các quy định của gatt 1947.Cụ thể, quy định về tự vệ
Trang 11thương mại giữa điều XIX gatt 1947 và điều XIX gatt 1994 và hiệp định về các biệnpháp tự vệ thương mai có sự khác biệt nhau như sau:
nhiều nước nhập khẩu sử dụng để
phân biệt đối xử với các quốc gia
khác nhau, tạo môi trường cạnh tranh
không lành mạnh
-Thứ hai, điều XIX gatt 1947 giao
toàn quyền sử dụng biện pháp tự vệ
thương mại cho các nước nhập
khẩu.Các nước xuất khẩu bị áp dụng
biện pháp tự vệ không có quyền gì
trong vấn đề này
- Thứ ba, việc không quy định giới
hạn thời gian áp dụng các biện pháp
tự vệ thương mại dẫn đến thực trạng
áp dụng một cách không có giới hạn,
duy trì trong thời gian dài, thậm chí là
đến khi có quy định mới trong gatt 1994
GATT 1994 và hiệp định về các biện
pháp tự vệ thương mại
- Thứ nhất, điều XIX gatt 1994 và hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại đã có sự giải thích cụ thể các thuật ngữ, nên có sự thống nhất trong việc áp dụng
-Thứ hai, đã có sự dung hòa giữa quyền và nghĩa vụ của các bên.Cụ thể,khi bên nhập khẩu chuẩn bị áp dụng một biện pháp tự vệ nào thì phải thông báo trước bằng văn bản cho bênxuất khẩu
-Thứ ba, Theo hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại thì thời gian ápdụng tối đa là 8 năm
- Cuối cùng là tại gatt 1994 đã có quyđịnh cụ thể về thủ tục điều tra, áp dụng cũng như vấn đề tái áp dụng và
Trang 12các trường hợp ngoại lệ mà gatt 1947
chưa hề đề cập tới
1.3 Vai trò của các biện pháp tự vệ thương mại.
- Thứ nhất, các biện pháp tự vệ thương mại có vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhập khẩu, bảo vệ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước khi có sự gia tăng hàng nhập khẩu đe dọa hoặc gây đe dọa cho nền sản xấu trong nước
Một trong những nguyên tắc quan trọng khi các nước tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế là nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ
quốc.Theo đó, khi các bên tham gia vào tự do hóa thương mại đồng nghĩa với việc các bên phải dành mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền cho các sản phẩm, nhà sản xuất có nguồn gốc từ một nước bất kì giồng như nước đó giành cho sản phẩm, nhàsản xuất trong nước.Với xu hướng mở cửa thị trường, một quốc gia không chỉ trao đổi hàng hóavới một hay một và quốc gia khác nhau mà là quan hệ trao đổi với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.Tự do hóa thương mại đồng nghĩa với việc hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu một cách tự do, không có rào cản.Nó tạo điều kiện cho các nhà sản xuất mở rộng thị trường cho mình cũng như tạo điềukiện cho người tiêu dùng được tự do lựa chọn những mầu hàng hóa thích hợp.Tuynhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, cùng với sự tự do trao đổi thì các quốc gia còn phải đối mặt với nguy cơ hàng nhập khẩu thống lĩnh thị trường trong
nước.Chính vì vậy, Wto đã đưa ra cơ chế tự vệ thương mại như là một biện pháp khẩn cấp giúp các nước nhập khẩu bảo vệ nhà sản xuất trong nước khi hàng nhập khâut gia tăng một cách ồ ạt đe dọa hoặc gây thiệt hại cho nghành sản xuất trong nước
Trang 13- Thứ hai, các biện pháp tự vệ thương mại còn tạo điều kiện thúc đẩy các quốcgia thay đổi cơ cấu tổ chức cũng như tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh đối với hàng nhập khẩu.
Khi tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế, vấn đề được quan tâm là năng lực cạnh tranh của các quốc gia.Chúng ta thấy rằng, mỗi quốc gia có những điều kiện phát triển, xuất phát điểm khác nhau.Chính vì vậy, đối với các nước kém phát triển và đang phát triển thì tham gia tự do hóa thương mại đồng nghĩa với việc họ đã tự cài cho mình một quả bom hẹn giờ không biết khi nào thì nổ.Lúc này, các biện pháp tự vệ giúp họ bảo vệ mình trước những tác hại đang đe dọa cho nền sản xuất trong nước.Cùng với việc áp dụng các biện pháp đó, họ có thể tìm được lý do khiến cho hàng nội địa của mình kém thu hút hơn so với các sản phẩm nhập khẩu, từ đó thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh.Vai trò này đã được khẳng định trong lời nói đầu của hiệp định các biện pháp tự vệ thương mại,
cụ thể “ Các thành viên thừa nhận tầm quan trọng của việc điều chỉnh cơ cấu và
sự cần thiết phải tăng cường chứ không phải là hạn chế cạnh tranh trên thị trường quốc tế
- Thứ ba, các biện pháp tự vệ thương mại còn có vai trò thúc đẩy và tăng cường hệ thống thương mại quốc tế phát triển
Hệ thống thương mại quốc tế được hình thành và phát triển trên cơ sở sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau Chính vì lẽ đó mà thương mại quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cả hệ thống thương mại quốc tế.Một quốc gia bị khủng hoảng kinh tế sẽ kéo theo sự bất ổn định của cả hệ thống Vì vậy, cácbiện pháp bảo hộ cho thương mại quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thúcđẩy và tăng cường hệ thống thương mại quốc tế phát triển
Mặc dù các biện pháp tự vệ thương mại có vai trò hết sức quan trọng, song chúng ta phải thừa nhận rằng việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại cũng
Trang 14đem lại nhiều tác động tiêu cực Việc áp dụng tự vệ thương mại có thể làm giảm
cơ hội của các nghành sản xuất sử dụng hàng hóa nhập khẩu đầu vào cho sản xuấtvới giá thấp hoặc chất lượng tốt hơn, làm cho người tiêu dùng khó khăn trong việcthay đổi lựa chọn sản phẩm của mình Tự vệ thương mại được xem là công cụ bảo
hộ phải trả tiền Vì vậy, việc sử dụng các biện pháp này đồng nghĩa với việc chínhphủ nước áp dụng phải chấp nhận bỏ ra những khoản tiền lớn để bù đắp cho các nhà xuất khẩu Mặt khác, nếu như áp dụng không đúng thì nước áp dụng có thể phải gánh chịu biện pháp trả đũa từ phía nước xuất khẩu Chính vì vậy, bên cạnh thừa nhận vai trò mà các biện pháp tự vệ thương mại mang lại, chúng ta phải nhậnthức được những tác đông không mong muốn mà các biện pháp tự vệ thương mại mang lại, từ đó có những cân nhắc kĩ lưỡng trong vệc áp dụng nó
1.4 Các biện pháp tự vệ thương mại.
Trước thời kì hội nhập quốc tế, các quốc gia thường bảo hộ cho nền sản xuất trong nước bằng việc đóng cửa, không cho phép xuất nhập khẩu hay đặt ra mức thuế nhập khẩu cao thì hiện nay, với xu thế hợp tác quốc tế, tự do hóa thương mại thì hàng rào thuế quan được các quốc gia thỏa thuận dần dần dỡ bỏ Tuy nhiên, wto đã tạo cho các quốc gia một chiếc van an toàn để bảo vệ cho nền sản xuất nội địa Mặc dù các biện pháp tự vệ thương mại đi ngược với nguyên tắc tự do hóa thương mại nhưng chúng ta phải thừa nhận nó là quan trọng và cần thiết đối với các nước Theo quy định của gatt 1994 và hiệp định về các biện pháp tự vệ
thương mại thì wto cho phép các quốc gia sử dụng biện pháp thuế quan và biện pháp phi thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước.Vậy biện pháp thuế quan
và biện pháp phi thuế quan là gì? Tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của các biện pháp này đối với nền sản xuất trong nước là như thế nào?
- Thuế quan hay còn gọi là thuế xuất khẩu, nhập khẩu là khoản thuế nhất định
mà các nước quy định đánh vào đối tượng hàng hóa nhất định khi lưu thông trong
Trang 15thị trường quốc tế.Về bản chất, đây là một loại thuế gián thu.Nghiên cứu biện pháp thuế quan bảo hộ cho nền sản xuất nội địa cũng chính là nghiên cứu về thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu là một khoản thuế gián thu đánh vào hàng nhập khẩu của nước ngoaì khi hàng hóa đó đưa vào thị trường nội địa của một nước khác.Thuế nhập khẩu cao đồng nghĩa với việc bảo hộ cao, dẫn đến việc hàng hóa của nước ngoài khó đi vào thị trường nội địa.Ngược lại, nếu mức thuế nhập khẩu thấp thì việc bảo hộ sẽ thấp dần đến hàng hóa được tự do luân chuyển giữa các nước.Như vậy, thuế quan ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực bảo hộ của nền sản xuất trong nước nên biện pháp này được áp dụng phổ biến nhất.Sở dĩ như vậy là vì những nguyên nhân sau:
- Biện pháp thuế quan thể hiện rõ mục đích của việc áp dụng các biện pháp tự
vệ thương mại.Đó là việc thuế quan có tác động điều tiết lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa.Cụ thể, khi thuế nhập khẩu được duy trì với một mức cao thì khối lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm và ngược lại.Tuy nhiên, chúng ta không thể hiểu nó theo khía cạnh triệt tiêu, hạn chế vấn đề tự do hóa thương mại.Một biện pháp tự vệ thương mại chỉ đước áp dụng khi đủ điều kiện nhất định
và chie duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.Mặt khác, sự gia tăng thuế nhập khẩu không đồng nghĩa với việc không có một nhá sản xuất nước ngoài nào đưa hàng hóa vào thị trường nước đó.Bởi lẽ,có những nhà sản xuất từ các nước tư bản phát triển họ có thể chấp nhận được mức thếu suất đó
- Biện pháp phi thuế quan được biết đến với biện pháp chủ yếu là áp dụng hạnngạch nhập khẩu.Hạn ngạch nhập khẩu là việc hạn chế khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào nội địa.Hạn ngạch được sử dụng để ngăn cản không cho hàng hóa nhập khẩu một cách ồ ạt vào thị trường nội địa gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước
Trang 16Hiện nay, biện pháp hạn ngạch không được sử dụng một cách phổ biến như biện pháp thuế quan.Các quốc gia thường sử dụng biện pháp này khi mà biện pháp thuế quan được sử dụng nhưng không hiệu quả.Gatt 1994 và hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại quy định rất chặt chẽ vấn đề áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.Cụ thể, điều 5 hiệp định các biện pháp tự vệ thương mại quy định:” Nếu một biện pháp hạn chế định lượng được sử dụng thì biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện minh rõ ràng rằng cần có một mứckhác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng”.
Như vậy, wto chỉ cho phép thành viên sử dụng biện pháp hạn ngạch tương đối.Có nghĩa là một nước nhập khẩu chỉ được hạn chế khối lượng nhập khẩu trong một khối lượng cụ thể mà không thể hạn ngạch một cách tuyệt đối.Bên cạnh
đó, bên áp dụng hạn ngạch sẽ phải công bố tổng khối lượng và tổng giá trị các sảnphẩm được phép nhập khẩu trong thời kì sắp tới cũng như mọi thay đổi liên quan
1.5 Các nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại.
- Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong giới hạn nhất định
Theo quy định tại điều 5 gatt 1994, “một thành viên sẽ chỉ áp dụng biện pháp
tự vệ trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và
để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh.”
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước khác nhau
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất, xuyên xuốt trong các hiệp định đa phương toàn cầu.Theo đó, các biện pháp tự vệ thương mại được áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu đang có sự gia tăng đột biến đe dọa hoặc gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp nội
Trang 17địa.Khác với việc áp thuế chống bản phá giá thì phải chỉ đích danh quốc gia có sản phẩm, các biện pháp tự vệ không quan tâm đến vấn đề đó mà chỉ quan tâm đến loại sản phẩm nhập khẩu đang gia tăng.
- Nguyên tắc chỉ áp dụng biện pháp tự vệ sau khi cơ quan có thẩm quyền của thành viên đó tiến hành điều tra theo thủ tục được xây dựng và công bố phù hợp với điều 10 của hiệp định gatt 1994
Nguyên tắc này được quy định cụ thể trong hiệp định các biện pháp tự vệ thương mại Nguyên tắc này bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi cho các bên trong việc điều tra áp dụng tự vệ thương mại Việc điều tra sẽ giúp cơ quan điều tra kết luận được có hay không những căn cứ mà nhà nhập khẩu đưa ra, cần thiết hay không áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại Bên cạnh đó, việc công bố kết quả điều tra giúp các bên có thể tiếp cận được những thông tin cần thiết, từ đó có những kiến nghị nếu thấy không đồng tình với kết quả mà cơ quan điều tra cung cấp
- Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại trong một mức độ và thời gian nhất định
Theo quy định của hiệp định các biện pháp tự vệ thương mại, một thành viên chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong khoảng thời gian tối thiểu là 4 năm và tối đa là 8 năm.Trong khoảng thời gian áp dụng, bên áp dụng từng bước nới lỏng biện pháp Nếu trong thời hạn áp dụng 3 năm, thành viên áp dụng sẽ rà soát thực tế và nếu thích hợp có thể loại bỏ hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa
- Nguyên tắc ưu tiên cho các nước đang phát triển
Đây là một nguyên tắc được đề cập rất nhiều trong các hiệp định về thương mại của wto.Gatt 1994 cũng có quy định về vấn đề này.Đây được xem là một ngoại lệ trong việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại nhằm tạo một cơ chế
Trang 18bảo hộ tốt hơn cho các nước đang phát triển, tạo cơ hội cho các quốc gia này rút ngắn được khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước trên thế giới.
1.6 Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại.
Điều 2 hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại quy định:”Một thành viên
có thể áp dụng biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi thành viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập khẩuvào lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hoặc tuyệt đối so với sản phẩm nội địa và theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho nghành công nghiệp nội địa sản xuất sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp” Như vậy, một thành viên chỉ được áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại sau khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đầy đủ các điều kiện sau:
- Thứ nhất, có sự gia tăng đột biến khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa
- Thứ hai,hàng hóa nhập khẩu gia tăng đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự hoặc sản phảm cạnh tranh trực tiếp
Tổn hại nghiêm trọng được hiểu là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp nội địa
Đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng là tổn hại nghiêm trọng rõ ràng sẽ xảy ra Việc xác định nguy cơ tổn hại nghiêm trọng phải dựa trên cơ sở thực tế chứ
không phải là phỏng doán, viện dẫn
Ngành sản xuất nội địa là toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm trực tiếp cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ của một thành viên hoặctập hợp các nhà sản xuất mà đầu ra của sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh
Trang 19tranh của họ chiếm phần lớn trong tống số sản xuất nội địa của loại sản phẩm này.( điều 4 hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại).
Để xác định được liệu sự gia tăng hàng nhập khẩu đó có gây ra thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hay không, cơ qun chức năng
sẽ tiến hành diều tra và đáng giá các khía cạnh sau:
- Tốc độ và só lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm có liên quan một cách tương đối hoặ tuyệt đối
- Thị phần trong nước của phần gia tăng nhập khẩu
- Sự thay đổi mức bán hàng, sản xuất, năng suất, công suất sử dụng, lợi nhuận, lỗ và việc làm
- Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến
và thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa
Chỉ khi xác định được mối quan hệ nhân quả này, cơ quan có thẩm quyền mớitiến hành điều tra việc hàng nhập khẩu gai tăng có gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước
Khi có những yếu tố khác không phải là sự gia tăng hàng nhập khẩu, xuất hiệncùng lúc, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành công ngiệp sản xuất trong nước thì những tồn tại này sẽ không được coi là sự gia tăng hàng nhâp khẩu
1.7 Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại.
Mỗi nước thành viên đều có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
để bảo hộ cho nền sản xuất trong nước.Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp này, tất cả các nước thành viên phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của wto về điều kiện cũng như trình tự, thủ tục áp dụng nó.Một biện pháp được áp dụng khi khôngtuân thủ trình tự,thủ tục theo các hiệp định cuả wto thì nó không có giá trị
Trang 20Gatt 1994 và hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại không quy định một cách cụ thể, chi tiết các bước để tiến hành áp dụng các biện pháp tự vệ
Nhưng căn cứ vào hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại cũng như thực tiễn áp dụng, thì trình tự, thủ tục để tiến hành áp dụng các biện pháp tự vệ được tiến hành như sau:
- Đầu tiên, nước nhập khẩu sẽ làm đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại gửi cho cơ quan có thẩm quyền của nước đó
Khi một nước thành viên có khối lượng hàng nhập khẩu gia tăng một cách tương đối hoặc tuyệt đối gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại cho nhà sản xuất nội địa thì họ sẽ gửi đơn yêu cầu áp dụng cho cơ qun có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục cần thiết
Đơn yêu cầu phải trình bày cụ thể về khối lượng hàng nhập khẩu gia tăng, tổn hại hoặc sự đe dọa gây tổn hại cho nền sản xuất trong nước như thế nào, biện pháp được lựa chọn áp dụng…Những thông tin bí mật sẽ được cơ quan có thẩm quyền bảo quản tuyệt mật, không được tiết lộ nếu không được sự cho phép của bên cung cấp thông tin
- Khởi xướng và tiến hành điều tra
Đây là một thủ tục bắt buộc.Theo quy định tại điều 3 hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại thì” một thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ chỉ sau khi cơ quan có thẩm quyền của thành viên đó tiến hành điều tra theo thủ tục được xây dựng và công bố phù hợp với điều 10 gatt 1994 Việc điều tra sẽ bao gồm thông báo công khai cho tất cả các bên liên quan, thẩm vấn công khai hoặc các biện pháp thích hợp khác để nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các bên có liên quan có thể đưa chứng cứ, quan điểm của họ, bao gồm cả cơ hội được phản biện
lý lẽ của bên kia và đưa ra quan điểm của mình nhằm xem xét việc áp dụng biện pháp này có phù hợp với lợi ích chung không” Như vậy, theo quy định của wto,
Trang 21khi tiến hành điều tra, nước nhập khẩu phải thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan biết.Quy định mới này của gatt 1994 và hiệp định về các biện pháp tự
vệ thương mại đã đảm bảo quyền lợi cho nước xuất khẩu và các bên liên quan.Việc điều tra bao gồm xác định các thông tin sau:
• Xác định có hay không sự gia tăng đột biến của hàng nhập khẩu
• Xác định tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng cho nền sản xuất nội địa
• Nguyên nhân chính gây ra tổn hại này là do sự gia tăng hàng nhập khẩuhay một nguyên nhân khác
- Công bố kết quả điều tra
Điều 12 hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại quy định :” Một thànhviên sẽ thông báo ngay lập tức cho ủy ban về các biện pháp tự vệ về:
• Việc tiến hành điều tra liên quan tới tổn hại nghiêm trọng hay đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng và các nguyên nhân
• Kết luận về tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng do sự gia tăng nhập khẩu
• Quyết định áp dụng hoặc mở rộng biện pháp tự vệ
- Áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp tự vệ, nước nhập khẩu có thể tiến hành áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại Việc áp dụng phải dựa trên nguyêntắc áp dụng trong giới hạn và mức độ cần thiết để ngăn cản hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng
Bên áp dụng có thể sử dụng các biện pháp như điều chỉnh sự nhân nhượng về thuế quan bằng cách tăng mức thuế nhập khẩu hoặc sử dụng biện pháp hạn ngạch
Khi tiến hành áp dụng tự vệ thương mại, nước được phép áp dụng phải “trả giá” cho những thiệt hại mà biện pháp này có thể gây ra cho các nhà sản xuất
Trang 22nước ngoài.Cụ thể, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường thương mại chocác nước có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ theo các điều kiện nhất định.
1.8 Thời hạn áp dụng và vấn đề tái áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại.
- Về thời hạn áp dụng.
Nếu như gatt 1947 không quy định thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại thì gatt 1994 và hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại đã quy định một cách nghiêm ngặt thời hạn áp dụng nó
Theo quy định tại điều 7 hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại thì
“Một thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong thời hạn cần thiết để ngăn chặn hay hắc phục tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh.Thời hạn này không được vượt quá 4 năm, trừ trường hợp được phép gia hạn.Toàn bộ thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời,thời gian bắt đầu áp dụng và bất kì sự gia hạn nào không được vượt quá 8 năm”
- Tái áp dụng biện pháp tự vệ thương mại.
Khoản 5, 6 điều 7 hiệp định về các biện pháp tự vệ thương mại quy định
“Không một biện pháp tự vệ nào được áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sảnphẩm đã bị áp dụng một biện pháp này sau khi hiệp định wto có hiệu lực trong thời hạn bằng thời hạn mà biện pháp đó đã được áp dụng trước đây, với điều kiệnthời hạn không áp dụng phải ít nhất là 2 năm.Ngoài quy định trên, một biện pháp
có thể được áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sản phẩm trong thời hạn 180 ngày hoặc ít hơn nếu:
• It nhất 1 năm sau khi biện pháp này đã được áp dụng đối với việc nhập khẩu của sản phẩm đó
• Biện pháp này chưa được áp dụng hơn hai lần cho cùng một sản phẩm trong vòng 5 năm ngày trước ngày áp dụng biện pháp này
Trang 23Như vậy, quá quá trình nghiên cứu các hiệp định về tự vệ thương mại của
tổ chức thương mại thế giới ta thấy được các biện pháp này có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ cho nghành sản xuất của nước nhập khẩu Mặc dù nó trái với nguyên tắc tự do hóa thương mại song tự vệ thương mại vẫn đóng vai trò là
“chiếc van an toàn” bảo vệ cho các nước nhập khẩu
Tổ chức thương mại thế giới đã có những quy định chung cho việc áp dụng
tự vệ thương mại Song, các quy định của wto tạo một kênh cho các nước tự do quy định những vấn đề phù hợp với hoàn cảnh của nước mình.Từ những kinh nghiệm của thế giới, Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện hơn những vấn đề về tự
vệ trong nhập khẩu hàng hóa
CHƯƠNG 2.
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG.
2.1 Pháp luật Việt Nam về tự vệ thương mại.
2.1.1 Môi trường pháp lý về các biện pháp tự vệ thương mại ở Việt Nam.
Việt Nam đã và đang trở thành hành viên của tổ chức thương mại khu vực
và quốc tế, trong đó đặc biệt là ngày 11/1/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO.Những bước tiến đó đã giúp nước ta thâm nhập và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, tranh thủ các điều kiện thuậnlợi để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Tuy nhiên, khi tham gia vào xu thế mở cửa thị trường, nước ta phải chấp nhận đối mặt với những tháchthức nhất định Với việc tham gia thực hiện cam kết của wto về vấn đề dần xóa bỏcác biện pháp tự vệ thương mại, tạo điều kiện thực hiện tự do hóa thương mại,