Qua việc đánh giá về thực trạng hành vi nàydiễn ra ở các doanh nghiệp rút ra được những khuyết điểm, những thiếu sót của hệthống pháp luật hiện tại và rút ra được những khó khăn trong vi
Trang 1TÓM LƯỢC
Chương I khóa luận nghiên cứu một cách chi tiết về khái niệm, đặc điểm, cơ sởban hành, nguyên tắc xây dựng pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh.Những dấu hiệu nhận biết và các dạng của hành vi quảng cạnh tranh không lành mạnh.Bên cạnh đó, khóa luận còn chỉ ra sự tác động của hành vi quảng cạnh tranh khônglành tới cạnh tranh nói riêng và tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung Từ cácphân tích về hành vi quảng cạnh tranh không lành mạnh, khóa luận cũng nêu ra đượccác thiếu xót về pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
Đối với chương II khóa luận tập chung đánh giá về thực trạng pháp luật về hành
vi quảng cạnh tranh không lành mạnh Qua việc đánh giá về thực trạng hành vi nàydiễn ra ở các doanh nghiệp rút ra được những khuyết điểm, những thiếu sót của hệthống pháp luật hiện tại và rút ra được những khó khăn trong việc áp dụng và thi hànhcác quy định về hành vi quảng cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp.Sau khi đánh giá thực trạng hành vi quảng cạnh tranh không lành mạnh của cácdoanh nghiệp nói chung, khóa luận cũng đã nghiên cứu một cách chi tiết hành viquảng cáo cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh BắcNinh nói riêng qua vụ việc điển hình là so sánh trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệpvới sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác giữa công ty trác nhiệm hữu hạn Đại
An và công ty một thành viên Bảo Bảo; vụ việc thứ hai liên quan đến đưa ra thông tingây nhầm lẫn về sản phẩm cho người tiêu dùng giữa công ty cổ phần Công nghiệpViệt – Mỹ và công ty TNHH cơ khí-xây dựng và thương mại Tiên Tiến Từ đó trongchương III khóa luận đã đưa ra được các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật quảngcáo cạnh tranh không lành mạnh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,giúp đỡ dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từkhi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quantâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Kinh
tế - Luật, trường Đại học Thương mại đã cùng tri thức và tâm huyết của mình đểtruyền đạt vốn kiến thức vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tạitrường Và đặc biệt, trong thời gian thực hiện đề tài này, các thầy cô đã dành rất nhiềuthời gian để chỉ bảo và hướng dẫn cho em
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phùng Bích Ngọc đã tận tâm hướng dẫn em
và giúp em có thể hoàn thành đề tài này
Bên cạnh đó, tôi xin được gửi lời cám ơn tới cơ quan Sở Công thương tỉnh BắcNinh, Bắc Ninh đã cung cấp cho em những thông tin, kiến thức thực tế hết sức quý báu
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng Trong quá trình tìmhiểu và nghiên cứu để hoàn thành đề tài này em đã rất cố gắng, nhưng do kiến thức,kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để đề tài có thể hoàn thiện hơn Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô khoa Kinh tế - Luật và cô Phùng Bích Ngọcthật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình, chèolái những “con đò” tri thức tới bờ bến
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Xuân Thị Vân Anh
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài khóa luận 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 6
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản về quảng cáo, hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 8
1.1.1 Quảng cáo 8
1.1.2 Cạnh tranh 10
1.1.3 Hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 11
1.2 Cơ sở ban hành và hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 13
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 13
1.2.2 Hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh15 1.3 Nguyên tắc điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 16
1.3.1 Nguyên tắc sử dụng tập quán trong kinh doanh 16
1.3.2 Nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật cạnh tranh 17
1.3.3 Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng 17
1.3.4 Các nguyên tắc trong xử lý vi phạm pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 18
1.4 Các dạng và dấu hiệu xác định hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
18
Trang 41.5 Chế tài xử phạt đối với hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 24
1.5.1 Các hình thức xử phạt 24
1.5.2 Thẩm quyền xử phạt 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ QUẢNG CÁO CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 27
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 27
2.1.1 Tổng quan tình hình về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 27
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 28
2.2 Thực trạng pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 31
2.2.1 So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác 31
2.2.2 Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng 32
2.2.3 Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng 33
2.3 Thực trạng pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh 35
2.3.1 Tổng quan về Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh 35
2.3.2 Thực trạng pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh tại địa bản tỉnh Bắc Ninh 36
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 40
2.4.1 Các kết quả đạt được 40
2.4.2 Những khó khăn 40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 43
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 43
3.1.1 Vai trò của pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 43
3.1.2 Tình hình về pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 44
3.1.3 Môi trường kinh doanh 44
3.2.Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về các hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 45
3.2.1 Giải pháp về phía nhà nước 45
Trang 53.2.2 Giải pháp về phía doanh nghiệp 48 3.3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 48 3.3.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài khóa luận
Sau hơn 10 năm đi vào cuộc sống, thực tế cho thấy Luật Cạnh tranh 2004 vẫnchưa thực sự thể hiện vai trò là trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thịtrường Số liệu khảo sát năm 2013 của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương)cho thấy, trong số 500 doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 1,6% doanh nghiệp "hiểurất rõ" Luật Cạnh tranh, trong khi đó có tới 92,8% doanh nghiệp (DN) "chưa hiểu rõ"
về luật này Bên cạnh đó, Luật Cạnh tranh cũng bộc lộ nhiều điểm còn bất cập và khókhăn khi đưa vào thực tế áp dụng Trong đó có hoạt động quảng cáo, đóng vai trò làmột phần vô cùng quan trọng đối với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp.Minh chứng là hoạt động quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh đang ngày có xuhướng gia tăng Số vụ việc bị điều tra liên quan đến hành vi quảng cáo cạnh tranhkhông lành mạnh tăng từ 20 vụ (năm 2010) lên tới 33 vụ (năm 2011) và 37 vụ (năm2012), đứng đầu danh sách trong số các vụ việc điều tra về hành vi quảng cáo cạnhtranh không lành mạnh
Nguyên nhân phần lớn là do các DN mặc dù nắm rõ luật pháp nhưng vẫn cố tình
vi phạm nhằm đạt được mục tiêu marketing của mình Nghịch lý nữa là một khi các
DN lớn bị kiện hoặc điều tra về các vi phạm về cạnh tranh, các hệ thống thông tin đạichúng thường được lôi vào cuộc Cùng với việc rầm rộ đưa tin, thương hiệu và thôngtin về sản phẩm/ dịch vụ của DN bị kiện xuất hiện khắp mọi nơi Người tiêu dùng tăngmức độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp bị kiện Lợi ích cho việcmarketing dưới hình thức này thường áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp có hành
vi quảng cáo so sánh hoặc bắt chước Trong khi đó, chi phí phạt hành chính theo Điều
35, Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh từ15.000.000 đến 50.000.000 và phạt bổ sung như tịch thu lợi nhuận từ việc hành vi viphạm, cải chính công khai chưa đủ tính răn đe và thấp hơn rất nhiều so với chi phímarketing DN có thể tiết kiệm được
Hơn nữa, năng lực quản lý của Cục Quản lý cạnh tranh hiện vẫn còn yếu và thấp,cho nên số lượng các vụ việc do Cục khởi xướng còn hạn chế Thậm chí, sự nhận biết
về các quy định của Luật Cạnh tranh đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng còn
Trang 7hạn chế do đó những vụ vi phạm nhỏ, xuất hiện trên các kênh phát sóng địa phương sẽ
bị bỏ ngỏ, thiếu sự quản lý
Ngày nay, khi công nghệ truyền thông phát triển ngày càng mạnh thì hoạt độngquảng cáo đã thực sự trở thành một phương thức tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùngtiện ích, hiệu quả và phổ biến nhất cho doanh nghiệp Có thể nói đó là một công cụgiúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vì nhờ có quảng cáo mà doanhnghiệp không những giới thiệu được sản phẩm của mình đến công chúng mà còn giúpquảng bá hình ảnh, ưu thế của doanh nghiệp mình so với những doanh nghiệp khác,khiến người tiêu dung nhớ và có thiện cảm với sản phẩm của công ty mình Trên đó lànhững mặt tích cực của hoạt động quảng cáo đúng nghĩa Nhưng trong tình hình kinh
tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp không còn bị hạn chế nhiều về sản xuất và cungứng sản phẩm nên các ngành hàng, mặt hàng ngày càng đa dạng và phong phú đượcđưa ra thị trường bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau Khi đó, một số doanh nghiệp đã
sử dụng các biện pháp quảng cáo thiếu đạo đức như phương pháp quảng cáo khuếchđại nhưng ưu điểm mà sản phẩm hay đoanh nghiệp mình chưa đạt được, quảng cáogây ra những nhầm lẫn khiến thông tin bị nhiễu loạn, lòng tin của khách hàng bị mất đivào hoạt động quảng cáo Một ví dụ điển hình là gần đây vào ngày 18 tháng 8 năm
2014 về một quảng cáo thực phẩm chức năng giảm béo của công ty TNHH đầu tưthương mại, xuất nhập khẩu Bảo Khang có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh đãquảng cáo những sản phẩm này có thông tin gây hiểu là thuốc chữa bệnh Vì vậy,quảng cáo này là một hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh Đây có thể xem
là một vấn nạn về đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo Vấn nạn này đang
xuất hiện ngày càng phổ biến khiến cho vấn đề “đạo đức trong quảng cáo” trở thành
vấn đề thực sự “nóng bỏng” Trước những vấn đề đặt ra như vậy, em quyết định lựa
chọn vấn đề “Pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh Thực trạng tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh”
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Đối với các công trình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật
về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh nói riêng, từ trước đến nay đã đượcđào sâu khá kỹ Như chúng ta đã biết, hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnhđược hình thành từ khá sớm trong lịch sử thương mại, và dần trở thành nội dung quan
Trang 8trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Trong lĩnh vực cạnh tranh đã có một
số công trình nghiên cứu như:
- Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương (2010), Báo cáo nghiên cứu chuyên
đề: Thực tiễn thực hiện các quy định liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, Hà Nội là một nghiên cứu vấn đề liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh của
các doanh nghiệp Báo cảo trình bày về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnhcủa quốc tế nói chung và của Việt Nam nói riêng Báo cáo cũng làm rõ được cơ chếthực thi các quy định về cạnh tranh không lành mạnh: cơ quan quản lý và các chế tài
xử đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam Báo cáo về nộidung, quy định, quy chế chống cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luậtcạnh tranh năm 2004 sau 5 năm thực thi Cụ thể về các quy định về Quảng cáo nhằmhạn chế cạnh tranh không lành mạnh, bán hàng đa cấp bất chính, gièm pha doanhnghiệp khác và gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quy đinh vềkhuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn vàmột số quy định khác Nhưng báo cáo chưa đào sâu vào tính hiệu quả của các quy địnhvấn đề trong cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là hành vi quảng cáo cạnh tranhkhông lành mạnh Và báo cáo được viết sau 5 năm thực thi Luật cạnh tranh 2004 nêntính mới và tính cập nhật không còn nữa do thực tiễn thi hành liên quan đến vấn đềtrên đã có nhiều thay đổi
- Bộ Công Thương (2010) Nghiên cứu Thực tiễn điều tra, xét xử vụ việc cạnh
tranh, Hà Nội Nghiên cứu đã đưa ra được thực trạng công tác điều tra, xét xử các vụ
việc cạnh tranh trong đó bao gồm cả thực trạng công tác điều tra, xét xử liên quan đến
vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực trạng công tác xử lý, xét xử vụ việc cạnh tranhkhông lành mạnh Bên cạnh đó nghiên cứu này còn đưa ra được những khó khăn trongquá trình điều tra, xét xử vụ việc cạnh tranh Và nêu ra được phương hướng nhằmnâng cao công tác điều tra và xét xử vụ việc cạnh tranh Các phương hướng đó nhằmgiải quyết các khó khăn đã đặt ra ở trong nghiên cứu để giúp cơ quan cạnh tranh sẽ cóđược nền tảng và động lực để nâng cao vai trò và vị thế của mình trong sự phát triểnkinh tế của quốc gia Nhưng các khó khăn đó mới chỉ đào sâu vào vấn đề về quy địnhcủa pháp luật về công tác điều tra xét xử các vụ việc cạnh tranh nhằm sửa đổi Luậtcạnh tranh sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam chứ chưa nhìn ra được
Trang 9các khó khăn trong vấn đề điều tra do hạn chế về nguồn lực, do hạn chế trong công táctuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các doanh nghiệp Nhiều vấn đề khó khăn trongthực tế mà nghiên cứu này chưa khai thác được để hoàn thiện hơn nữa cách thức điềutra xét xử các vụ việc cạnh tranh Bên cạnh đó, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độđưa ra những số liệu về thực trạng thi hành pháp luật, thực tiễn điều tra xét xử của haivấn đề chính là cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh chứ chưa phân các vụviệc theo các hành vi cụ thể Và chưa phân tích được những vấn đề đã giải quyết được
và các vấn đề còn tồn tại cần xử lý
- Báo cáo: Chính phủ Báo cáo tóm tắt rà soát các quy định của pháp luật cạnh
tranh Việt Nam (2011) Báo cáo này đã làm rõ được một số hành vi hạn chế cạnh tranh
nhưng vẫn còn ở mức nông nghĩa là chỉ nêu ra một số vấn đề phát sinh trong quá trìnhthực thi Luật cạnh tranh trong đó bao gồm hành vi cạnh tranh không lành mạnh Việcđào sâu về hành vi cạnh tranh không lành mạnh là chưa có, hơn nữa hành vi quảng cáocạnh tranh không lành mạnh lại đang là một vấn đề cần được đưa ra rà soát, nghiêncứu lại tính phù hợp với tình hình hiện tại khi các doanh nghiệp lợi dụng cách thức mô
tả hành vi để tránh được sự vi phạm pháp luật mà vẫn đạt được mục tiêu cạnh tranhkhông lành mạnh, ví dụ là quảng cáo có điểm tương đồng với các sản phẩm đượcngười tiêu dùng yêu thích, gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng Như vậy việc rà soátquy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và hành vi quảng cáo cạnhtranh không lành mạnh nói riêng cần được thực hiện một cách nhanh chóng đề giảiquyết các vấn đề đang đặt ra là các doanh nghiệp “chưa hiểu pháp luật”
- Chính phủ (2009) Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh
tranh, bài nghiên cứu trong việc khái quát nhiều thông tin cụ thể và bao quát liên quan
đến cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam và một số nước trên thế giới
và những kinh nghiệm được rút ra từ các chế định cạnh tranh Tuy nhiên, việc đề cập đếnrất nhiều Luật cạnh tranh của các nước cũng có những hạn chế khi nội dung chưa thực sựtập trung phân tích sâu vào một số nước để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam Những vấn
đề được đề cập có tính hệ thống của bài nghiên cứu cần được triển khai nghiên cứu sâuhơn Bài nghiên cứu cần đi sâu vào phân tích hơn nữa các chế định cạnh tranh không lànhmạnh của Việt Nam, nêu lên những tồn tại và yếu kém của nguồn lực hiện có đặc biệt làkinh nghiệm rút ra từ các vụ việc do VCA thụ lý và xét xử
Trang 10- Lê Anh Tuấn, Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Luận
án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, đề cập đến pháp luật chốngcạnh tranh không lành mạnh nói chung, Luân án tập trung vào các biện pháp nhằm chốnghành vi cạnh tranh không lành mạnh và hướng hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh khônglành mạnh theo Luật Cạnh tranh 2004, nhưng chưa đi sâu vào phân tích, nhận dạng hành
vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh mà mới chỉ đưa ra những thông tin chung vềđặc điểm hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh mà thôi
- Báo điện tử, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, báo điện tử Luật Minh Khuê, số ra ngày 27/11/2014, đề cập đến vấn đề
hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng mới chỉ đưa ra cách hiểu thế nào là hành vicạnh tranh không lành mạnh mà chưa phân tích, làm rõ được từng hành vi cụ thể vềcác hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đó có hành vi quảng cáo cạnh tranhkhông lành mạnh
- Tiểu luận, sinh viên Đại học Kinh tế - Luật, Một tình huống về cạnh tranh
không lành mạnh trong quảng cáo về sản phẩm mì ăn liền ở Việt Nam, đưa ra một số
vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh về quảng cáo nhưng chưa đisâu, đề cập đến từng hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh cụ thể theo phápluật cạnh tranh Việt Nam hiện tại
Các nghiên cứu nói trên đã tập trung vào hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở góc
độ khá sâu nhưng vấn đề về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh mới chỉ được
đề cập tới là một phần của hành vi cạnh tranh không lành mạnh Bởi hiện nay, quảng cáođưa thông tin rất mạnh đến người tiêu dùng và người tiêu dùng Việt Nam hiện nay rất tintưởng vào Quảng cáo Để xử lý những vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnhnói chung và Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh nói riêng một cách thuận lợi choDoanh nghiệp chúng ta cần làm rõ hơn những quy định về vấn đề này trong pháp luậtcạnh tranh hiện hành, tìm ra những bất cập, nguyên nhân và đưa ra được các kiến nghịnhằm nâng cao hơn nữa khả năng kiểm soát hành vi quảng cáo cạnh tranh không lànhmạnh nhằm hạn chế cạnh tranh Vì vậy, khóa luận sẽ nghiên cứu một cách cụ thể về hành
vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh và liên hệ với thực tiễn thi hành vấn đề này tại
Sở Công Thương Bắc Ninh, Bắc Ninh, tình trạng lạm dụng quảng cáo cạnh tranh khônglành mạnh ở Việt Nam và nhận thức xã hội về Luật cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm
Trang 11dụng quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh để rút ra bài học kinh nghiệm Khóa luận sẽtìm hiểu một cách chi tiết về thực trạng quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh nhằm đưa
ra các kiến nghị để kiểm soát tốt hơn hành vi cạnh tranh không lành mạnh với mongmuốn đem lại một môi trường cạnh tranh lành mạnh và một nền kinh tế vĩ mô phát triển
ổn định hơn Em mong muốn sẽ góp một phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cậptrong các quy định của pháp luật cạnh tranh về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
Và từ việc nghiên cứu vụ kiện quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh nhằm tìm ra nhữngbất cập trong giải quyết vụ việc cụ thể tại Việt Nam
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
- Phân tích khái niệm, đặc trưng và các dạng hành vi quảng cáo cạnh tranh
không lành mạnh
- Nghiên cứu về tình trạng quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh ở Sở Công
Thương tỉnh Bắc Ninh và nhận thức xã hội về Luật cạnh tranh và hành vi quảng cáocạnh tranh không lành mạnh để rút ra bài học kinh nghiệm
- Đưa ra vụ việc cụ thể về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh tại địa
bàn và ngoài địa bàn
- Đánh giá thực trạng kiểm soát hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
của Sở Đưa ra các kiển nghị nhằm kiểm soát hành vi quảng cáo cạnh tranh không lànhmạnh của doanh nghiệp
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Thứ nhất, Các dạng hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh theo pháp
luật cạnh tranh Việt Nam bao gồm quảng cáo so sánh trực tiếp sản phẩm, dịch vụ củadoanh nghiệp với sản phẩm, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; bắt chước mộtsản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; đưa thông tin gian dốihoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về các thông tin của sản phẩm
Thứ hai, các vụ việc điển hình nhằm rút ra những yếu điểm của pháp luật quảng
cáo cạnh tranh không lành mạnh và biện pháp khắc phục
4.2 Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lý luận của nền luật học nước ta,
khóa luận đặt mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận về hành vi quảng cáo cạnh tranh
Trang 12không lành mạnh Từ những vấn đề lý luận đó nêu ra được các điểm thiếu xót củapháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh hiện hành
Thứ hai, đề cập về thực trạng pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
trong việc các hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh Và từ một số điển hìnhtrong thực tế đã có hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh để từ đó đưa ranhững định hướng, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này
4.3.Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Về thời gian: Khóa luận sẽ nghiên cứu pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh không
lành mạnh của doanh nghiệp kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành cho đến nay
Về không gian: Khóa luận tập trung làm rõ hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành
mạnh ở Việt Nam nói chung và địa bản tỉnh nói riêng Khóa luận nêu ra giới hạn phạm vinghiên cứu các quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành và các vấn đề lý luận và thựctiễn về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh của Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau:
Thông qua việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ
các nguồn thứ cấp như Báo cáo thường niên của Cục quản lý cạnh tranh, tổng kết hoạt động trong 5 năm của Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương Từ việc phân
tích, thống kê các dữ liệu số liệu sẵn có nhằm đưa ra các kết luận về thực trạng thựchiện hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp trên thịtrường Khóa luận đã sử dụng phương pháp thống kê thường để rút ra được thực trạngthi hành áp dụng các quy định pháp luật trong lĩnh vực này Bên cạnh đó, khóa luậncòn sử dụng các nguồn bài báo cáo, nghiên cứu, sách báo để tạo nền tảng cơ sở choviệc nghiên cứu về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh của các doanhnghiệp Qua việc nghiên cứu, tác giả sẽ tạo được tính mới và tính cấp thiết cho khóaluận
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luậntốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề pháp lý về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnhChương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
Trang 13Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hoạt động quảngcáo cạnh tranh không lành mạnh
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1.1.Một số khái niệm cơ bản về quảng cáo, hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
1.1.1 Quảng cáo
Quảng cáo là một hình thức giới thiệu sản phẩm có lịch sử từ rất lâu đời “Theo các tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người Ai Cập cổ Ông đã dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thebes vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên Vài thế kỷ sau đó, ở Hy lạp, hình thức thông báo này trở nên rất phổ biến khi các thông tin dành cho công chúng vẽ lên các tấm bẳng gỗ trưng bày ở
quảng trường thành phố” (Wikipedia,2015)
Đã có rất nhiều khái niệm về quảng cáo được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu giảithích hoạt động này cho nhiều đối tượng đặc biệt là các doanh nghiệp Theo quan điểm
một số nước trên thế giới như Hiệp hội Hoa Kỳ (AMA) đưa ra khái niệm quảng cáo
“Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin trong đó nói rõ ý đồ của quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ của quảng cáo trên cơ sở thu phí quảng cáo không trực tiếp nhằm công kích người tiêu dùng” Khái niệm này được đưa ra dựa trên sự
phát triển thực tại của nền kinh tế và hoạt động quảng cáo tại nơi đó
Theo pháp luật của Nga, điều 2: “Quảng cáo là phổ biến các thông tin về thể nhân hoặc pháp nhân, các thể loại hàng hóa, ý tưởng hoặc các dự án (thông tin quảng cáo) dưới mọi hình thức với sựu hỗ trợ của bất kỳ phương tiện truyền thông nào, dành cho một nhóm người không xác định và có mục đích tạo lãi suất hoặc tăng lãi suất của các pháp nhân và thể nhân, hàng hóa, ý tưởng và các dự án, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc bán các loại hàng hóa, ý tưởng và dự án” (Nguồn: Viện nghiên cứu lập pháp)
Theo pháp luật Uzebekistan, điều 4: “Quảng cáo là một thông tin đặc biệt về các pháp nhân hoặc thể nhân hoặc các sản phẩm phân phối cho mục đích trực tiếp hoặc
gián tiếp nhận được lợi nhuận (thu nhập)” (Nguồn: Viện nghiên cứu lập pháp)
Trang 14Theo pháp luật Hồng Kông, chương 2: “Quảng cáo hay tài liệu quảng cáo là bất
kì một tài liệu nào được bai gồm trong một dịch vụ, chương trình truyền hình được thiết kế nhằm tăng doanh thu bán hàng của một sản phẩm hay dịch vụ đặc thù, hay thúc đẩy lợi ích của bất kì tổ chức, cơ sở thương mại hay cá nhân nào; dù bằng ngôn
từ, hiệu ứng âm thanh (bao gồm nhạc), và/ hoặc minh họa trực quan dù ở thể loại khác, cũng như những tham khảo khuyến mãi bao gồm trong một chương trình cho
một dịch vụ hay sản phẩm nào” (Nguồn: Viện nghiên cứu lập pháp)
Ở Việt Nam đưa ra khái niệm về quảng cáo trong Luật quảng cáo 2012 như sau:
“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”
Khái niệm về quảng cáo được đưa ra trong Luật Quảng cáo 2012 có thể coi làkhái niệm mới nhất và đầy đủ nhất về quảng cáo so với các khái niệm về quảng cáo đãtừng đưa ra trong các văn bản pháp luật khác của Việt Nam Tuy nhiên ngay từ khimới đưa vào áp dụng thực tiễn khái niệm này đã bộc lộ những thiếu xót cơ bản
Quy định như khái niệm trên là không thống nhất với khái niệm về quảng cáo
quy định tại điều 102, Luật Thương mại (2005): “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình” Theo đó quảng cáo là một hoạt động thương mại
sinh lợi Nhưng theo quy đinh trong Luật Quảng cáo thì hoạt động quảng cáo bao gồm
cả giới thiệu sản phẩm qua phương tiện truyền thông nhằm mục đích sinh lợi và mụcđích không sinh lợi Việc quy đinh như vậy dẫn tới chưa phân biệt rõ được hai hành viquảng cáo có mục đích sinh lợi (quảng cáo thương mại) và hoạt động tuyên truyền,phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hay vì mục đíchnhân đạo (không sinh lợi) Theo Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Tâm, Trưởng Ban Kiểm tra ĐàiTruyền hình Việt Nam, khái niệm về quảng cáo phải cụ thể bởi bản chất, mục đích củaquảng cáo nằm ở phương diện marketing Do đó phải tách bạch quảng cáo thương mại
và quảng cáo phi thương mại Các loại hình quảng cáo phi thương mại ở đây là cácchương trình tuyên truyền, cổ động của các cơ quan truyền thông vì mục đích chungcủa cộng đồng nên không thể xem xét như quảng cáo thương mại Nếu định nghĩa như
Trang 15khái niệm trong Luật đưa ra thì rất nhiều nội dung cũng có thể bị quy chụp là quảng
cáo Ví dụ: trong một chương trình nhằm thực hiện hoạt động từ thiện “Nối vòng tay lớn” với mục đích ủng hộ đồng bào miền Trung trong cơn bão số 11 năm 2011.
Chương trình đó được phát sóng trên kênh truyền hình VTV1, trong đó có nhắc đến sựđóng góp của các doanh nghiệp như TH true milk, Vinamilk đã ủng hộ hàng ngàn lítsữa cho trẻ em Các doanh nghiệp như Hồng Hà, Bãi Bằng, ủng hộ đồ dùng học tập.Thì những hoạt động đó không thể coi là hoạt động quảng cáo cho sản phẩm của cácdoanh nghiệp nêu trên được
Theo những phân tích đã đưa ra trên đây, chúng ta nhận thấy rằng khái niệmquảng cáo theo pháp luật Việt Nam tuy đã được cải tiến nhằm đáp ứng với nhu cầu của
xã hội hiện nay nhưng việc làm rõ mục đích của quảng cáo vẫn còn chưa được sáng tỏ.Theo xu hướng pháp luật của các nước trên thế giới thì mục đích chính của quảng cáovẫn là mục đích sinh lợi nhuận, tạo lãi suất Nhưng trong khái niệm về quảng cáo củaViệt Nam lai “ôm đồm” thêm cả việc không lợi nhuận Có thể nói đây là một quy địnhthừa trong khái niệm hiện tại vì khái niệm tổng quát có nhắm tới mục đích này nhưngtrong toàn văn của Luật Quảng cáo 2012 lại không có quay định về hoạt động khôngnhằm mục đích sinh lời Theo em, Việt Nam nên thay đổi khái niệm này để đưa rađược một khái niệm khoa học, đảm bảo tính rõ ràng trong từ ngữ, giúp cho người thihành luật pháp và người chấp hành luật pháp hiểu luật một cách dễ dàng Hơn thế nữa,việc quy định rõ ràng như vậy sẽ giúp cho nội dung của Luật không bị chồng chéo,tránh xảy ra tình trạng trùng lặp khái niệm, hoặc quy định luật không được rõ ràng Vì
vậy việc đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh và có tính khoa học về “thế nào là quảng cáo” hiện tại là vấn đề cấp thiết để không những phù hợp với hoàn cảnh trong nước
mà còn nhằm mục đích bắt kịp với xu hướng quốc tế, mở rộng cánh cửa hội nhập vớikinh tế, pháp luật toàn cầu
1.1.2 Cạnh tranh
Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng và được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực khácnhau Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với bất cứ khái niệmnào về cạnh tranh Tùy theo quan điểm và cách tiếp cận ở các góc độ mà các địnhnghĩa của họ về cạnh tranh lại có những đặc điểm khác nhau Xét từ góc độ của cácnhà kinh tế, có một số quan điểm được coi là khá toàn diện vì cũng hàm chứa được
Trang 16bản chất cũng như vai trò của cạnh tranh trong một nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tếthị trường Nhìn chung có thể xem xét các quan điểm sau:
Thứ nhất, với tư cách là động lực nội tại trong mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh được cuốn Black’s Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hay nhiều thương nhân nhằm cạnh tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”.
Thứ hai, ở góc độ doanh nghiệp, theo quan điểm của Michael Porter đưa ra năm
1980, cạnh tranh là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thịphần hay nguồn lực của các doanh nghiệp Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận,
là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có
Thứ ba, báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu 2013-2-13 của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum- WEF) cũng cho rằng tính cạnh tranh là sự kết hợp của các
thể chế, chính sách và các yếu tố nhằm xác định mức độ hiệu quả của một quốc gia Mức
độ này, lại được xác định dựa vào sự giàu có mà một nền kinh tế có thể mang lại
Cuối cùng, với tư cách là một hiện tượng xã hội, cạnh tranh trong cơ chế thị trường, trong Từ điển kinh doanh của Anh, xuất bản 1992 được định nghĩa là “sự ghanh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”
Tóm lại, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về cạnh tranh nhưng có thể thấy
cạnh tranh là sự tranh giành lợi ích kinh tế trên thị trường có ít nhất hai chủ thể khácnhau cùng tham gia, kết quả cạnh tranh tất yếu dẫn tới sự thắng thua và vị thế, cạnhtranh trở thành linh hồn, động lực cho sự phát triển, là sản phẩm riêng có của nền kinh
tế thị trường
1.1.3 Hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một vấn đề cần quan tâm trong nềnkinh tế thị trường ngày càng phát triển, hành vi quảng cáo không chỉ đơn giản là hành
vi quảng cáo cho sản phẩm hay doanh nghiệp mà còn là sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp, tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh
Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi trong số các hành vi cạnhtranh không lành mạnh, hiện nay khái niệm cạnh tranh không lành mạnh được ghi
nhận tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn
Trang 17mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” Nhìn chung định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh được ghi nhận trong
luật cạnh tranh 2004 tương tự như Điều 10bis Công ước Paris và pháp luật các nước cónền kinh tế thị trường trên thế giới, đây được đánh giá là khái niệm mở Các nhà lậppháp nước ta có sự học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm từ các nước có nền kinh tế pháttriển và nền kinh tế có sự phát triển tương đồng với nước ta
Theo quy định Luật Cạnh tranh 2004 không có quy định nào định nghĩa cụ thểquảng cáo cạnh tranh không lành mạnh nhưng tại điều 45 có liệt kê danh sách những hành
vi bị cấm nhằm hạn chế hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh “1 So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
2 Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; 3 Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng” Các nhà lập pháp vẫn hay đưa ra
một danh sách liệt kê thay cho khái niệm cụ thể, việc liệt kê này cụ thể hóa những hành vi
bị coi là quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việcthực hiện và kiểm tra hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp
Từ những khái niệm theo pháp luật Việt Nam và các khái niệm của một số tổchức trên thế giới, cũng như một số chuyên gia nước ngoài chúng ta nhận thấy rằngđặc điểm của hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh được hiểu như sau:Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một trong các hành vi của cạnh tranh khônglành mạnh, hành vi quảng cáo có đặc điểm chung giống với hành vi cạnh tranh khônglành mạnh và có đặc điểm riêng biệt
Thứ nhất, hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi cạnh
tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận.Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của một doanh nghiệp cũng chính
là hành vi cạnh tranh trong tương quan với doanh nghiệp khác Để thu được lợi nhuậndoanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực nhằmthu hút khách hàng về phía mình Chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo cạnh tranhkhông lành mạnh là các doanh nghiệp thực hiện tham gia hoạt động kinh doanh trênthị trường bao gồm: mọi tổ chức hay cá nhân tham gia tìm kiếm lợi nhuận một cáchthường xuyên, chuyên nghiệp
Trang 18Thứ hai, hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất
đối lập, đi ngược lại các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, có thể hiểu làcác quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinhdoanh trên thị trường Các quy định về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh đượchình thành và hoàn thiện qua bề dày thực tiễn phát triển kinh tế xã hội Để có thể phánđịnh một hành vi có đi ngược lại những quy tắc xử sự chung trong kinh doanh đòi hỏi
cơ quan xử lý hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh cần hiểu biết và đánhgiá sâu sắc về thực tiễn thị trường
Thứ ba, hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh cần được ngăn chặn khi
nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho đối tượng khác Hành vi quảng cáocạnh tranh không lành mạnh là hành vi gây thiệt hại nhất định dù thiệt hại này đã xảy
ra hay chưa và hành vi này cần được ngăn chặn Những thiệt hại cũng gắn liền vớitrách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên
1.2.Cơ sở ban hành và hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
Trong cơ chế thị trường, bản thân thị trường luôn chứa đựng những khuyết tật Mộttrong những khuyết tật đó là hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, khuyết tậtnày tiềm ẩn nguy cơ gây ra không ít hậu quả xấu đối với nền kinh tế - xã hội Sự ra đờicủa pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là kết quả của quá trình nhận thức
về quy luật khách quan của thị trường Những yếu tố cơ bản tác động đến việc xây dựngpháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam đó là:
Thứ nhất, nhu cầu kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi quảng
cáo cạnh tranh không lành mạnh Cơ chế kinh tế mới đã giải phóng năng lực sản xuấtcủa xã hội (trong đó, sự gia tăng nhanh chóng số lượng doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế là minh chứng sống động) làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanhnghiệp ngày càng trở nên gay gắt Hành vi quảng cáo tranh không lành mạnh với mật
độ dày hơn, xảy ra thường xuyên hơn tác động xấu đến môi trường cạnh tranh và gâythiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính Do đó, môi trường xã hội và thực
Trang 19tiễn kinh doanh đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý đủ sức điều chỉnh hành vi quảngcáo cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai, nhu cầu bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của doanh nghiệp Quyền tự
do kinh doanh sản xuất đã được Hiến Pháp 2013 thừa nhận Song thực tiễn đã xuất hiệnngày càng nhiều hành vi của các doanh nhân xâm hại nghiêm trọng đến quyền kinh doanhcủa người khác bằng các thủ đoạn so sánh, bắt chước, đứa ra thông tin sai lệch…Trongkhi đó, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động cạnh tranh chưa đủ các chếđịnh để ngăn chặn các thủ đoạn nói trên, bởi chúng thực hiện ngày càng tinh vi, phức tạp.Nhiều hành vi chưa được xử lý hoặc mức độ xử lý chưa nghiêm làm ăn chân chính bị xâmphạm Do vậy, việc xây dựng pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh là cơ sở quantrọng để bảo hộ cho quyền tự do kinh doanh của kinh doanh
Thứ ba, nhu cầu chấp thuận các luật chơi chung trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế Khi nhập vào sân chơi chung của thương mại quốc tế, bất cứ quốc gia nào trong
đó có Việt Nam phải chấp nhận các luật chơi đã được thừa nhận cho dù chúng có xuất xứ
từ đâu Việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ không cho phép thị trường các nướcthành viên thiếu các nền thiết chế cần thiết để duy trì trật tự kinh doanh Vì thế, một trongnhững yêu cầu cần phải được đáp ứng triệt để để Việt Nam gia nhập WTO là phải cóđược những khung pháp lý căn bản của thị trường, trong đó pháp luật liên quan đến quảngcáo cạnh tranh không lành mạnh là một bộ phận khá quan trọng Mặt khác, trong quá trìnhnước ta mở cửa thị trường thông qua việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương
đã và sẽ xuất hiện những công ty đa quốc gia hoạt động ở Việt Nam Với sức mạnh kinh
tế của mình, các công ty này dễ dàng sử dụng các hành vi quảng cáo cạnh tranh khônglành mạnh nhằm loại bỏ các doanh nghiệp khác Vì lẽ đó, sự ra đời của pháp luật về hành
vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh không chỉ là điều kiện cần của quá trình hộinhập mà còn là sự cần thiết cho việc bảo hộ năng lực kinh doanh của các doanh nghiệpViệt Nam trước sóng gió của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ tư, nhu cầu tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng Xây
dựng thị trường từ những thành quả của cơ chế kế hoạch hóa cho nên trong quá trìnhvận động của mình, thị trường Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều tư duy quản lý
cũ còn xót lại cả ở phía các nhà kinh daonh và cán bộ, cơ quan nhà nước Mặc dùnguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh và trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Trang 20thuộc mọi thành phần kinh tế đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, song tình trạngphân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa khu vực kinh tế quốc doanh
và khu vực dân doanh diễn ra khá phổ biến Việc thiết lập những rào cản để bảo hộcho các doanh nghiệp nằm trong khu vực chủ quan hoặc bảo hộ của công quyền đã tạo
ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp, làm mất đi cơ hội kinhdoanh hợp pháp của các doanh nhân thuộc thành phần kinh tế tư nhân, gây thiệt hạicho người tiêu dùng và đời sống kinh tế
1.2.2 Hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
a) Luật Cạnh tranh 2004
Luật cạnh tranh 2004 là văn bản điều chỉnh cốt lõi với hành vi quảng cáo cạnhtranh không lành mạnh hiện nay được quy định cụ thể tại điều 39 và điều 45, chươngIII, hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo đó những quy định pháp luật này đã chỉ
ra được hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh thuộc hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh
b) Luật Thương mại 2005
Luật Thương mại 2005 là văn bản điều chỉnh gián tiếp đối với các hành vi quảngcáo cạnh tranh không lành mạnh Thứ nhất, quy phạm pháp luật điều chỉnh về thế nào làquảng cáo thương mại, theo điều 102, Luật này và quy định về các hành vi quảng cáo bịpháp luật cấm theo khoản 4, điều 45, Luật Cạnh tranh 2004 Những hành vi quảng cáo bịcấm này được quy định từ khoản 1 đến khoản 9, điều 109, Luật Thương mại 2005
c) Luật Quảng cáo 2012
Luật Quảng cáo 2012 là văn bản điều chỉnh gián tiếp hành vi quảng cáo cạnhtranh không lành mạnh Khoản 1, Luật này cung cấp khái niệm về quảng cáo nhằmlàm rõ quảng cáo là gì Và tại điều 8, Luật này quy định về vấn đề hành vi cấm trongquảng cáo, giúp bổ sung vào khoản 4, điều 45, Luật Cạnh tranh 2004 về các hành viquảng cáo mà pháp luật có quy định cấm
d) Nghị định 71/2014/NĐ-CP, Nghị định Chính phủ năm 2014
Nghị định Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực cạnh tranh điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mại tạichương 1, những quy định chung và mức phạt đối với hành vi quảng cáo cạnh tranh
Trang 21không lành mạnh được quy định tại khoản 1, điều 33, Nghị định này Và thẩm quyền xửphạt đối với hành vi này được quy định tại điều 40, mục 1, chương 3, Nghị định này
Từ những liệt kê về hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranhkhông lành mạnh nêu trên em cho rằng việc quy định như vậy là chưa đủ với pháp luật
về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh Việc chưa đủ này thể hiện ở chínhthực trạng đang xảy ra ngày càng nhiều vụ việc vi phạm pháp luật quảng cáo cạnhtranh không lành mạnh mà pháp luật không thể điều chỉnh được, ví dụ như hành viquảng cáo so sánh gián tiếp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệpkhác Chính vì những thực tế còn đang nhức nhối trên mà pháp luật về quảng cáo cạnhtranh không lành mạnh cần phải được điều chỉnh và bổ sung tại các văn bản Luật,cũng như các Nghị định hướng dẫn đi kèm sao cho pháp luật về khía cạnh này đượcđầy đủ và đóng vai trò là cán cân công lý giúp cho sự vận hành của kinh tế thị trườngđược diễn ra lành mạnh Theo em nên có một nghị đinh hướng dẫn về hành vi quảngcáo cạnh tranh không lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu hiều luật và thực hiện luật củakhông chỉ các doanh nghiệp mà còn cả các cơ quan thực thị pháp luật nữa Qua hơn 10năm đi vào thực tiễn nhưng những nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh lại chưa cónghị định nào quy định chi tiết về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh Màthực tế, hành vi này lại đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội
1.3.Nguyên tắc điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
Là một bộ phận quan trọng của pháp luật cạnh tranh, pháp luật về hành vi quảngcáo cạnh tranh không lành mạnh được xây dựng và thực thi dựa trên các nguyên lý cơbản của kinh tế thị trường đó là tôn trọng tự do, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi íchhợp pháp của các chủ thể kinh doanh Ngoài ra, do tính chất đặc thù của đối tượngđiều chỉnh và phạm vi điều chỉnh, nên pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranhkhong lành mạnh còn có một số nguyên tắc đặc thù trong quá trình áp dụng trên thực
tế, đó là các nguyên tắc: sử dụng tập quán kinh doanh trong việc xác định hành vi viphạm; nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật cạnh tranh; nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng
và các nguyên tắc trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh không lành mạnh
1.3.1 Nguyên tắc sử dụng tập quán trong kinh doanh
Khoản 3, điều 4, Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Tập quán thương mại
là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền
Trang 22hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ rang được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại” Quá trình hình
thành các tập quán là lâu dài và có căn nguyên từ nguyên tắc tự nguyện, tự do ý chícủa những chủ thể trong các giao dịch dân sự Sự giới hạn của pháp luật và sự sinhđộng của đời sống dân sự đã đến xu hướng các quan hệ dân sự luôn phát sinh theohướng vượt ra ngoài phạm vi điều tiết của pháp luật Nhưng quan hệ mới nảy sinh màluật chưa kịp điều chỉnh đòi hỏi phải có khuôn mẫu cho chúng để sự tự do không trởthành căn cứ cho các toan tính lạm dụng xâm hại quyền lợi của người tử tế Các tậpquán được hình thành và phát triển trong điều kiện đó
Như vậy, nguyên tắc sử dụng tập quán trong Luật cạnh tranh được áp dụng trongviệc nhận dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó bao gồm cả hành viquảng cáo cạnh tranh không lành mạnh Nói cách khác, tập quán (luật gọi là các chuẩnmực thông thường về đạo đức kinh doanh) là tiêu chuẩn cho hành vi cạnh tranh Cáctập quán được coi là chuẩn mực khi chúng được thừa nhận rộng rãi trong ngành, lĩnhvực hoặc địa bàn kinh doanh có liên quan đã xảy ra hành vi vi phạm
1.3.2 Nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật cạnh tranh
Khoản 1, điều 5, Luật cạnh tranh năm 2004 quy định: “Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của Luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của Luật này” Cạnh tranh
xuất hiện trong mọi lĩnh vực của kinh tế thị trường, vì thế các quy định có liên quanđến hành vi cạnh tranh có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau (LuậtThương mại, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, các quy định trong những lĩnh vực kinh tế
cụ thể như pháp luật quảng cáo, pháp luật về khuyến mại…, và trong những ngànhnghề như pháp luật trong ngành bưu chính, trong ngành điện lực…) Vì vậy, việcnghiên cứu, áp dụng Luật cạnh tranh luôn phải được đặt trong mối quan hệ với nhữngquy định pháp luật nói trên Theo đó, “Luật cạnh tranh đặt ra những nguyên tắc cơ bảntrong kinh tế thị trường để kiểm soát mọi hành vi gây hạn chế cạnh tranh và cạnh tranhkhông lành mạnh Do đó, các luật khác cần phải tuân thủ các nguyên tắc này khi quy
định cac vấn đề có liên quan đến cạnh tranh”, theo Bộ Thương mại: Báo cáo giải trình các đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật cạnh tranh, tháng 5, năm 2004 Trường hợp có
Trang 23xung đột giữa Luật cạnh tranh và các lĩnh vực pháp luật khác thì sử dụng nguyên tắc
ưu tiên áp dụng Luật cạnh tranh
1.3.3 Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Nhiều nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định trong Luậtcạnh tranh 2004 Các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm hành
vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh lấy sự xâm hại và khả năng xâm hại quyềnlợi của người tiêu dùng là một trong những căn cứ cơ bản để xác định hành vi vi phạm(hành vi áp đặt giá mua, bán bất hợp lý, áp đặt giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại chokhách hàng, hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ trên thị trường,hành vi ngăn cản sự gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới, hạn chế quyền lựachọn của khách hàng)… Nói cách khác, các quyền hưởng thụ của người tiêu dùng,quyền lựa chọn, quyền được thông tin, quyền được đảm bảo an toàn là những căn cứ
và nguyên tăc cơ bản để Luật cạnh tranh, pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranhkhông lành mạnh xác định các hành vi vi phạm bị luật cấm đoán
Ngoài ra, khoản 2, điều 4, Luật cạnh tranh năm 2004 quy định: “Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo cac quy định của Luật này”
1.3.4 Các nguyên tắc trong xử lý vi phạm pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
Nguyên tắc trong xử lý vi phạm pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnhtuân theo nguyên tắc trong xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh Xuất phát từ đặc thùcủa Luật cạnh tranh là tiếp cận từ mặt trái của các quan hệ cạnh tranh, nên việc xử lý
vi phạm đúng đắn, thống nhất và đúng mức độ quyết định giá trị thi hành và hiệu quảcủa đạo luật đối với thực tiễn Để thực hiện những yêu cầu đó, Luật cạnh tranh và quátrình áp dụng phải đảm bảo những nguyên tắc chính yếu sau đây: việc xử lý phải tuyệtđối tuân thủ theo các quy định của Luật cạnh tranh về nội dung và thủ tục tố tụng; mỗihành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh chỉ bị xử lý một lần; các hình thức xử phạt vàmức phạt phải đảm bảo tương xứng với hành vi vi phạm trong điều kiện và hoàn cảnhthị trường tại thời điểm xảy ra vi phạm
Trang 241.4.Các dạng và dấu hiệu xác định hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
Là một biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm
lĩnh thị trường, “quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời”, giúp họ giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh
chóng, là phương tiên để mở rộng thị trường sản phẩm Đối với người tiêu dùng, hoạtđộng quảng cáo cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản về tình hình thịtrường, về hàng hóa dịch vụ, từ đó nâng cao khả năng lựa chọn của họ đối với các sảnphẩm trên thị trường Với ý nghĩa đó, hoạt động quảng cáo thực sự có vai trò quantrọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và các doanh nghiệp Sự sôi động trên thịtrường quảng cáo và những lợi ích mà chúng đem lại cho đời sống kinh tế - xã hộitrong những năm vừa qua ở nước ta là minh chứng sống động
Các doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo thông qua sản phẩm quảng cáo Sảnphẩm quảng cáo là những thông ton bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữviết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng… chứa đựng nội dung quảng cáo Phương tiện đểđưa sản phẩm quảng cáo tới khách hàng rất đa dạng như các phương tiện thông tin đạichúng, phương tiện truyền tin, các xuất bản phẩm, các loại bảng, biển, pano, áp phích,…Hiện nay, ngoài Luật cạnh tranh, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnhhành vi quảng cáo nói chung còn có Luật Thương mại 2005, Luật quảng cáo 2012,Nghị định số 181/2013/NĐ-CP năm 2013 hướng dẫn thi hành Luật quảng cáo 2012…Trong các văn bản pháp luật này cũng đã có đề cập đến hành vi quảng cáo cạnh khôngkhông lành mạnh Theo Luật Cạnh tranh, những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranhkhông lành mạnh bao gồm:
a) So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.
Quảng cáo so sánh là việc các doanh nghiệp trong quá trình quảng cáo đã đưa ranhững thông tin có nội dung so sánh với sản phẩm của doanh nghiệp khác Lý luậncạnh tranh phân chia hành vi quảng cáo so sánh với nhiều mức độ khác nhau:
Trang 25Thứ nhất, Quảng cáo so sánh bằng là hình thức so sánh mang tính dựa dẫm bằng
việc cho rằng sản phẩm của mình có chất lượng, có cung cách phục vụ hoặc tính nănggiống như sản phẩm cùng lợi của doanh nghiệp khác;
Thứ hai, Quảng cáo so sánh hơn là hình thức quảng cáo cho rằng sản phẩm của
người quảng cáo có chất lượng tốt hơn, cung cách phục vụ, hình thức… tốt hơn sảnphẩm của doanh nghiệp khác;
Thứ ba, Quảng cáo so sánh nhất là hình thức quảng cáo khẳng định vị trí số một
của sản phẩm của mình trên thị trường bằng cách cho rằng chất lượng, mẫu mã,phương thức cung ứng… của mình là tốt nhất hoặc khẳng định rằng không có bất cứsản phẩm cùng loại nào trên thị trường có được những tiêu chuẩn nói trên như sảnphẩm của mình Tùy từng mức độ so sánh và tính chất trung thực của thông tin mà khả
năng xâm hại cho đối thủ và cho khách hàng sẽ là khác nhau (Theo Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Tiến sĩ Lê Danh Vĩnh, nhà xuất bản Tư pháp, năm 2006)
Luật cạnh tranh 2004 ngăn cấm mọi hành vi so sánh mà không quan tâm đến sự sosánh đó là so sánh bằng, so sánh hơn hay so sánh nhất Hành vi quảng cáo bị quy kết làquảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Một là, thông tin trong sản phẩm quảng cáo giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cùng
loại của doanh nghiệp khác Dấu hiệu của sự so sánh là các thông tin mà sản phẩmquảng cáo đưa ra không chỉ nói về sản phẩm được quảng cáo mà còn đề cập đến sảnphẩm cùng loại của doanh nghiệp khác (sản phẩm bị so sánh), khẳng định sản phẩmđược quảng cáo có chất lượng, mẫu mã, cung cách phục vụ,…ngang bằng hoặc tốt hơnsản phẩm bị so sánh Nội dung thông tin khẳng định bản chất cạnh tranh và bản chất sosánh của hoạt động quảng cáo Có hai nội dung cần xác định đó là:
(1) Sản phẩm được quảng cáo và sản phẩm bị so sánh phải là những sản phẩm cùngloại Lý luận về cạnh tranh đã chỉ rõ rằng các sản phẩm chỉ có thể được coi là cạnh tranhvới nhau khi chúng cùng loại và các thông tin trong quảng cáo khi nói đến hai sản phẩmcùng loại của hai doanh nghiệp khác nhau thì mới là so sánh Ngược lại, một sản phẩmquảng cáo đưa ra những thông tin nói về hai loại hàng hóa, dịch vụ không cùng loại thìhành vi ấy được kinh tế coi là quảng cáo liên kết chứ không phải là so sánh Ví dụ, quảngcáo về sản phẩm bột giặt Omo có sử dụng nước xả vải hương Downy…:
Trang 26(2) Sản phẩm bị so sánh phải là là sản phẩm do doanh nghiệp khác sản xuấthoặc kinh doanh Nếu nội dung quảng cáo so sánh các sản phẩm cùng loại do doanhnghiệp thực hiện việc quảng cáo kinh doanh như: so sánh sản phẩm mới và sản phẩmtrước đây để cho khách hàng thấy được tính năng của sản phẩm mới thì việc quảng cáo
đó không coi là quảng cáo so sánh
Hai là, hành vi quảng cáo so sánh phải là so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng
loại của doanh nghiệp khác Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn không khẳngđịnh như thế nào là so sánh trực tiếp Về vấn đề này, có nhiều khả năng sẽ xảy ra khiđịnh nghĩa về sự trực tiếp trong việc so sánh:
Thứ nhất, so sánh trực tiếp có thể là việc doanh nghiệp vi phạm điểm mặt, chỉ tên
sản phẩm và doanh nghiệp cụ thể mà nó muốn so sánh đến (còn gọi là xâm phạm trực
tiếp đến đối thủ cụ thể) – Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Tiến sĩ Lê Danh Vĩnh, nhà xuất bản Tư pháp, năm 2006 Với khả năng này, các trường hợp quảng cáo so
sánh với những thông tin chung chung như so sánh độ tẩy trắng của bột giặt Tide vớibột giặt thường hoặc hình ảnh so sánh nước xả vải Downy với hình ảnh mờ mờ củanước xả vải khác nhưng không xác định cụ thể là sản phẩm nào, của ai cso thể sẽkhông bị coi là vi phạm;
Thứ hai, sự so sánh sẽ là trực tiếp nếu như những thông tin đưa ra làm cho khách
hàng có khả năng xác định được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị so sánh màkhông cần phải gọi tên các doanh nghiệp cụ thể nào
Bản chất cạnh tranh không lành mạnh của hành vi quảng cáo so sánh thể hiện ởnhững điểm cơ bản sau đây:
(1) Sự so sánh đã đi ngược lại với bản chất của quảng cáo lành mạnh Kinh tếhọc và pháp luật về quảng cáo khẳng định quảng cáo là việc doanh nghiệp giới thiệu
về sản phẩm để xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm Những thông tin đưa ra cho kháchhàng trong sản phẩm quảng cáo là những thông tin về hàng hóa, dịch vụ của doanhnghiệp thực hiện quảng cáo Mọi hành vi dùng thông tin về sản phẩm cùng loại củangười khác để tạo ấn tượng hoặc để đề cao sản phẩm của mình đều đi ngược lại bảnchất của việc quảng cáo
(2) Sự so sánh thể hiện tính chất hoặc mong muốn dựa dẫm vào sản phẩm củangười khác, nhất là những sản phẩm của người khác, nhất là những sản phẩm nổi tiếng
Trang 27Ví dụ, quảng cáo cho rằng sản phẩm được quảng cáo có chất lượng không thua gì một sảnphẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng hoặc một sản phẩm rất nổi tiếng trên thị trường.Bên cạnh đó, quảng cáo so sánh còn có thể nhằm đến mục tiêu hạ thấp uy tín của sảnphẩm cùng loại của doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan hòng để cao vị thế củamình Luật quảng cáo 2012 cũng có quy định tương tự về hành vi quảng cáo so sánh.Một số biểu hiện của sự so sánh trong quảng cáo bằng những thông tin rất chungchung hoặc bằng những hình ảnh mờ mờ, sản phẩm quảng cáo cũng có ý định so sánhvới sản phẩm của một nhóm doanh nghiệp xác định
Các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta
sẽ gặp những kiểu quảng cáo so sánh đưa thông tin mập mờ như bột giặt của Tide,Omo tẩy sạch các vết dầu mỡ mà các “bột giặt thường” không thể tẩy được; Thuốcđánh răng P/S diệt khuẩn bảo vệ rang suốt cả ngày bởi P/S có chất diệt khuẩn cònthuốc đánh răng thường chỉ cps chất Flour… Sự so sánh với sản phẩm “thường” ở đây
là loại sản phẩm nào? Hay thực chất họ muốn khẳng định rằng sản phẩm của họ có ưuthế hơn hẳn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
b) Bắt chước sản phẩm quảng cáo để gây nhầm lẫn cho khách hàng
Sản phẩm quảng cáo là những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh,tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng… chứa đựng nội dung quảng cáo.Thông thường, sản phẩm quảng cáo được trình bày thông qua các phương tiện thôngtin đại chúng, pano, áp phích… để đưa các thông tin mà nó chứa đựng đến với kháchhàng Sự hấp dẫn của cách thức trình bày và nội dung trong sản phẩm quảng cáo quyếtđịnh mức độ thu hút của nó đối với khách hàng, từ đó mục đích quảng cáo sẽ đạt đượchiệu quả Trong đời sống thị trường hiện đại, bên cạnh việc nâng cao năng lực cạnhtranh qua hoạt động quảng cáo cũng diễn ra rất quyết liệt, các sản phẩm quảng cáocủa doanh nghiệp ngày càng đa dạng, hấp dẫn và có quy mô đầu tư ngày càng lớn Chiphí dành cho quảng cáo trong cơ cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cũng chiếmmột tỷ lệ không nhỏ Sự lựa chọn ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trong môitrường cạnh tranh đa thông tin và đa phương tiện đã buộc mọi doanh nghiệp phải biếtcách xây dựng chiến lược đầu tư cho sản phẩm quảng cáo một cách thích đáng để tạo
ra các sản phẩm quảng cáo độc đáo, ấn tượng đối với khách hàng
Trang 28Trước tình hình đó, xuất hiện nhiều toan tính không lành mạnh bằng cách bắtchước sản phẩm quảng cáo của người khác nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.Bắt chước sản phẩm quảng cáo là việc dùng thông tin, hình ảnh, âm nhạc, màu sắc,chữ viết… giống với sản phẩm của doanh nghiệp khác đã công bố trước đó với mụcđích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ, về chất lượng… củasản phẩm được quảng cáo Luật cạnh tranh không thể xác định cụ thể mức độ bắtchước của sản phẩm quảng cáo nhái so với sản phẩm quảng cáo bị nhái để có thể gâynhầm lẫn cho khách hàng Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan thực thipháp luật sẽ xác định căn cứ vào tình hình cụ thể của sự việc và của thị trường Về vấn
đề này, Luật Quảng cáo 2012 cũng có quy định tương tự, theo đó, pháp luật cấm doanhnghiệp thực hiện việc quảng cáo gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất kinh doanh hànghóa, dịch vụ của người khác
c) Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng
Theo khoản 3, điều 45, Luật Cạnh tranh 2004, quy định cấm doanh nghiệp thựchiện các hoạt động quảng cáo như sau:
“3 Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác”
Các thông tin về giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại…được liệt kê trong Luật cạnh tranh là những thông tin có ý nghĩa quyết định đến sự lựachọn của khách hàng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp đang quảng cáo Một khi cácthông tin bị sai lệch thì sự lựa chọn cũng sẽ là không chính xác Vì vậy, một trongnhững nghĩa vụ căn bản mà thị trường hiện đại yêu cầu đối với các nhà kinh doanh làphải minh bạch và trung thực về những thông tin mà họ đưa ra cho khách hàng tronghoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động quảng cáo nói riêng Hành vi giandối trong quảng cáo để làm sai lệch nhận thức hoặc gây nhầm lẫn trong ý thức lựachọn của họ đều là không lành mạnh Pháp luật cạnh tranh và pháp luật chuyên ngành
Trang 29trong lĩnh vực quảng cáo có những tương đồng khi quy định ngăn cấm việc quảng cáogian dối
Để xác định sự gian dối trong hành vi quảng cáo, cần có quy trình thẩm địnhthông tin một cách khoa học và trung thực Những thông số kinh tế - kỹ thuật liên quanđến giá, sản phẩm… phải được phân tích, so sánh đúng đắn, từ đó đưa ra các kết luậnlàm căn cứ để xác định về sự vi phạm
Trên thị trường Việt Nam hiện này, việc kiểm soát tính trung thực của các thông tin
về quảng cáo hình như chỉ làm cho qua loa, chiếu lệ Người tiêu dùng đón nhận các thôngtin quảng cáo cảm giác như thấy loại hàng hóa nào cũng tốt nhất Nhưng thực chất khi sửdụng thì chất lượng hàng hóa không phải như vậy Đã có nhiều bài học “nhớ đời” chongười tiêu dùng là phụ nữ dùng hàng mỹ phẩm với đủ loại sửa rữa mặt, dầu gội đầu.Người ta cũng thấy rằng độ trắng đến tuyệt vời của Tide mới, Omo mới không hơn baonhiêu so với bột giặt nội địa sản xuất như Lix, Tico… Không phải chỉ riêng Pantene mới
có Viatamin B5 mà dầu gội đầu Mỹ Hảo cũng đã có Nguy hiểm nhất là các hành viquảng cáo không trung thực về các loại dược phẩm, về thuốc tẩy giun, về dầu xoa bóp,thuốc đau mắt, thuốc đau đầu, thuốc “cải lão hoàn đồng” Các loại thuốc đau đầu nhưđang được quảng cáo Decolgel, Tiffi và loại thuốc “cải lão hoàn đồng” Malatonin thườnggây ra nhiều phản ứng phụ và bị hạn chế lưu hành ở Hoa Kỳ, cũng như nhiều nước khác
1.5.Chế tài xử phạt đối với hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
1.5.1 Các hình thức xử phạt
a) Chế tài hành chính
Theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004, các hình thức chế tài xử lý vi phạm
về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quyđịnh trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi viphạm gây ra (Điều 117, Luật Cạnh tranh 2004) Các hình thức xử lý đó đã được nghị định71/2012/NĐ – CP ngày 21/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết bao gồm:
- Hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo và phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng với haihành vi tại khoản 1, khoản 2, điều 45, Luật Cạnh tranh 2004 và phạt từ 80 đến 140triệu đồng với khoản 3, điều 45, Luật Cạnh tranh 2004 (theo khoản 1, khoản 2, điều 33Nghị định 71/2004/NĐ-CP), phạt tiền theo tỷ lệ phần trăm