Những hạn chế

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa ở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 95)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đời sống văn hóa và công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ còn có những hạn chế.

2.3.2.1. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở còn hạn chế

Việc triển khai xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở còn chậm. Một số ít tổ chức cơ sở Đảng chưa nêu cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục và phân công trách nhiệm cho từng đảng viên, cán bộ trong xây dựng đời sống văn hóa. Việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, Tỉnh ủy về xây dựng đời sống văn hóa có nơi, có lúc còn

mang tính hình thức, ít hiệu quả. Quá trình lãnh đạo, quản lý của chính quyền một số xã chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, còn tình trạng chồng chéo, buông lỏng, kém hiệu lực, hiệu quả.

2.3.2.2. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở còn thiếu và chưa đồng bộ, dẫn đến hoạt động của các thiết chế này còn yếu, đơn điệu và chưa thường xuyên

Kinh tế của huyện trong những năm gần đây có bước phát triển quan trọng góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tuy vậy sự đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí,... còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Nhiều thôn, làng chưa có nhà văn hóa và các công trình phụ trợ để nhân dân sinh hoạt góp phần rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho nhân dân. Nhiều nhà văn hóa thôn làng chưa đảm bảo đầy đủ các thiết chế, cơ sở vật chất còn manh mún, trang thiết bị không có, bộ máy tổ chức chưa hoàn chỉnh, quy chế hoạt động và kinh phí chưa rõ ràng nên hiệu quả hoạt động chưa cao.

Việc tổ chức hoạt động, phát huy tác dụng của các nhà thôn làng sau khi đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp chưa cao. Hiện nay, nhiều nhà văn hóa xây dựng xong ít hoạt động hoặc chưa khai thác hết các chức năng do đó chính nó chưa thật sự trở thành nơi sinh hoạt văn hóa thường xuyên của nhân dân.

2.3.2.3. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội chưa thực sự mạnh mẽ

Các tiêu cực và thực hành tiết kiệm trong việc tổ chức đám cưới, đám tang chưa được ngăn chặn triệt để. Một số cán bộ, Đảng viên chưa gương mẫu thực hiện. Vẫn còn hiện tượng phô trương thanh thế trong việc tổ chức lễ cưới ở một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Tình trạng làm cỗ cưới với số lượng khách mời lớn, tình trạng kết hôn sớm dẫn đến tỷ lệ ly hôn ở độ tuổi trẻ đang có xu hướng tăng. Việc tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống còn

chưa có những hoạt động phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân.

2.3.2.4. Một số tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, mê tín... còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng

Sự phát triển của các loại hình giải trí như karaoke, cafe, massage,... làm cho đời sống tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Tuy vậy kéo theo nó là sự xuất hiện của một loạt các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy, cờ bạc,... Điều này làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự của địa phương đồng thời kéo theo những bất đồng, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình.

2.3.2.5. Công tác xét duyệt các danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu dân cư văn hóa còn có biểu hiện của bệnh thành tích

Mặc dù đã có những tiêu chuẩn rõ ràng trong việc quy định làng văn hóa, gia đình văn hóa nhưng do bệnh thành tích, một số nơi còn xuê xoa, chưa thực sự nghiêm minh trong công tác xét duyệt và công nhận danh hiệu.

Việc duy trì chất lượng làng văn hóa ở một số nơi chưa đạt yêu cầu. Một số vi phạm vẫn còn tồn tại như: gia đình có sinh con thứ 3, có vi phạm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường...

Sở dĩ đời sống văn hóa Yên Mỹ còn có những hạn chế trên là do:

Việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; các quyết định, chương trình đề án ở một số đơn vị chưa thật sự nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ văn hóa còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng, hiệu quả lãnh đạo quản lý văn hóa chưa cao. Sự tham gia vào đời sống văn hóa của một bộ phận quần chúng nhân dân cũng còn ở mức độ nhất định, nặng về hình thức, chạy theo phong trào...

Tiểu kết chương 2

Quá trình khảo sát thực trạng đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã cho thấy đời sống văn hóa ở đây mang những nét chung của

văn hóa nông thôn miền đồng bằng Bắc bộ nhưng cũng có những nét phát triển riêng biệt của một vùng đất đã có phong trào xây dựng đời sống văn hóa từ rất lâu.

Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa nói chung và đời sống văn hóa trên địa bàn huyện đang có những bước chuyển dịch tích cực. Đời sống vật chất ổn định, nhu cầu hưởng thụ các giá trị tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng tăng cao. Nắm bắt được điều đó, Đảng bộ và lãnh đạo huyện Yên Mỹ đã có sự quan tâm đầu tư cho văn hóa một cách kịp thời, nhanh chóng và đúng định hướng. Xây dựng đời sống văn hóa huyện đang theo hướng phát triển toàn diện, đồng bộ; phát triển văn hóa phục vụ mục đích phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Thực trạng đời sống văn hóa huyện hiện nay có nhiều thành tựu đáng ghi nhận song bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế tồn tại cần có sự quan tâm, đầu tư của ban lãnh đạo huyện, tỉnh.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở HUYỆN YÊN MỸ 3.1. Phương hướng

3.1.1 Dự báo xu hướng vận động của đời sống văn hóa huyện

Trong những năm tới, đời sống văn hóa huyện yên Mỹ tiếp tục phát triển theo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đề ra từ Đại hội VIII của Đảng (1996). Nghị quyết Trung ương 7, khóa X (2007) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó có nội dung quan trọng là xây dựng nông thôn mới với các tiêu chí: ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP về chương trình hành động thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia với 3 nhiệm vụ cơ bản: Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái; Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn phù hợp với qui hoạch không gian xây dựng làng, xã và qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, kết hợp giữa hỗ trợ của nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hóa cơ sở; Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện "mỗi làng một nghề". Quyết định 491/QĐ- TTg ngày 16/9/2009 về Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới gồm 5 nhóm, 19 tiêu chí (tháng 2 năm 2013, Thủ tướng có ra Chỉ thị bổ sung nội dung một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí này), trong đó có nhóm về văn hóa- xã hội- môi trường với 4 tiêu chí: giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường. Chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt ngày 4/6/2010 với 5 mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội từng bước hiện đại; Có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, An ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đời sống văn hóa huyện được xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mỹ khóa XXVI (Nhiệm kỳ 2010 -2015) tháng 7 năm 2010: "Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ; hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy dân chủ và sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tạo bước phát triển nhanh và ổn định về kinh tế- xã hội; giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; xây dựng Yên Mỹ thành huyện công nghiệp trước năm 2020".

Đời sống văn hóa huyện Yên Mỹ trong những năm tới vận động trong điều kiện chính trị của huyện tiếp tục giữ được thế ổn định, dân chủ kỷ cương từng bước được củng cố vững chắc; đội ngũ cán bộ ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao năng lực; kinh tế có sự tăng trưởng; đời sống nhân dân được cải thiện; các lĩnh vực đời sống xã hội có sự kế thừa, nối tiếp, phát triển truyền thống theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, cũng xuất hiện và ngày càng rõ những yếu tố gây khó khăn đến công cuộc xây dựng đời sống văn hóa huyện như: quá trình đô thị hóa, tăng dân số (dân số địa phương và số

lượng người các tỉnh, huyện bạn vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện), sự phát triển của các phương tiện truyền thông, loại hình dịch vụ, giải trí, biến đổi về tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa trong cơ chế kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, đổi mới, hội nhập... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2 Phương hướng, mục tiêu

3.1.2.1 Phương hướng chung

Xây dựng huyện Yên Mỹ trở thành huyện công nghiệp trước năm 2020. Xây dựng nông thôn huyện Yên Mỹ có kinh tế phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; cơ sở hạ tầng đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại. Phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hóa.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tiến hành triển khai sâu rộng xã hội hóa công tác văn hóa, thể thao. Phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, cờ bạc.

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân theo hướng tích cực, lành mạnh, văn minh.

3.1.2.2 Mục tiêu

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mỹ khóa XXVI(Nhiệm kỳ 2010 -2015) xác định các mục tiêu chủ yếu đến năm 2015 là:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (GDP) đạt: 18,69% Trong đó: +Nông nghiệp: tăng 3%

+ Công nghiệp- Xây dựng: tăng 23% + Thương mại dịch vụ: tăng 18%

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: + Nông nghiệp: 10%

+ Công nghiệp Xây dựng: 52% + Thương mại Dịch vụ: 38%

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt trên 50 triệu đồng/ năm. - Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn dưới 1% (theo chuẩn hiện nay) - Tạo việc làm mới cho 3000-3500 lao động/ năm; đến năm 2015 có trên 55% lao động được đào tạo nghề.

- Tiếp tục thực hiện Đề án tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã, thị trấn, phấn đấu đến năm 2015 có 100% xã, thị trấn thực hiện đề án.

- Đến năm 2015 có 80/85 làng văn hóa, hàng năm duy trì 90% gia đình, cơ quan, đơn vị văn hóa.

- Đến năm 2015 có 20% và đến năm 2020 có 50% số thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

- Hàng năm duy trì 100% trạm y tế xã, thị trấn thường xuyên có bác sỹ khám và điều trị. Đến năm 2015 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% cán bộ chuyên trách và công chức xã, thị trấn( trong độ tuổi) chuẩn hóa.

- Giữ vững kết quả phổ cập THCS, phấn đấu phổ cập THPT vào năm 2015. Đến năm 2015 có trên 35% trường Mầm non, trên 65% trường Tiểu học, trên 35% trường THCS đạt chuẩn quốc gia; 100% phòng học THPT, 90% phòng học THCS, 85% phòng học Tiểu học, 65% phòng học Mầm non kiên cố, cao tầng.

- Hàng năm có trên 85% chính quyền cơ sở đạt trong sạch vững mạnh cấp huyện, trong đó có 20% đạt trong sạch vững mạnh cấp tỉnh; chính quyền huyện đạt trong sạch vững mạnh cấp tỉnh.

Báo cáo kết quả công tác văn hóa, thông tin năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 xác định:" Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa, thông tin cơ sở. Tiến hành triển khai sâu rộng xã hội hóa công tác văn hóa, thể thao. Triển khai các công tác thường xuyên như: tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của cơ sở, huyện, tỉnh, phát triển rộng

khắp sự nghiệp văn hóa thể thao, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong huyện.

Các mục tiêu chủ yếu trong năm 2013:

- Xây dựng kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị và những ngày lễ lớn của đất nước.

- Xây dựng thêm từ 1- 2 làng văn hóa. Phấn đấu có trên 88% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

- Triển khai nhân rộng mô hình việc cưới, việc tang, lễ hội theo Chỉ thị 27/CT-TW ra tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện.

- Xây dựng nhân rộng mô hình các câu lạc bộ gia đình văn hóa. - Tổ chức tốt các hội thi, hội diễn cấp huyện và tham gia cấp tỉnh. - Phát triển từ 1- 2 tủ sách ở cơ sở.

- Có thêm 1- 3 di tích xếp hạng cấp tỉnh và cấp bộ.

- Phối hợp với các ban ngành tăng cường công tác quản lý văn hóa, thực hiện tốt Nghị định 103/CP của Chính phủ.

- Chú trọng công tác truyền thông và công tác gia đình, hướng dẫn cơ sở tổ chức hoạt động tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình.

- Phối hợp với các ngành làm tốt công tác tuyên truyền cổ động, hạn chế tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa trong sạch lành mạnh.

- Tổ chức các hội diễn, hội thi, liên hoan văn hóa, văn nghệ cấp huyện và chọn đội tuyển tham gia hội diễn, hội thi, liên hoan văn nghệ cấp tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là 25%. - Số gia đình thể thao là 14,5%.

- Số câu lạc bộ thể dục thể thao là 75.

- Số trường học thực hiện thể dục thể thao nội khóa có chất lượng là 89%. - Trong năm 2013 tổ chức từ 8- 10 giải thể thao cấp huyện. Từng bước nâng cao thành tích thể thao, phát huy thế mạnh của địa phương để tham gia

thi đấu các môn điền kinh, cờ tướng, cờ vua, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, đạt từ 5 huy chương vàng trở lên trong các giải thi đấu cấp tỉnh.

3.1.2.3. Nhiệm vụ :

Để thực hiện được các mục tiêu chủ yếu đến năm 2015, và trước mắt là

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa ở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 95)