Nhóm giải pháp đối với hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa ở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 113)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Nhóm giải pháp đối với hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn

văn hóa

Đẩy mạnh xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, tăng cường tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua hệ thống thiết chế này. Xây dựng các thiết chế, các loại hình văn hóa phù hợp với đời sống văn hóa vùng nông thôn huyện.

Các thiết chế như thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ và các đội văn nghệ, sân thể thao... là điều kiện vật chất để cho các hoạt động văn hóa ở cơ sở diễn ra. Vì vậy, trước mắt cần tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hiện có. Sau đó khẩn trương tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển toàn diện và tổng thể những thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, chú trọng đổi mới nội dung hoạt động của các hệ thống thiết chế văn hóa nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Đầu tư hỗ trợ nguồn ngân sách nhà nước, huy động tối đa nguồn kinh phí xã hội hóa để tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa. Quá trình tu bổ đảm bảo giữ nguyên các giá trị văn hóa lịch sử của di tích.

Tăng cường quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống gắn với công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nông thôn. Khẩn trương nâng cấp xây dựng hạ tầng cơ sở cho làng nghề truyền thống. Với các làng nghề nằm sâu trong khu dân cư, hệ thống giao thông còn nhỏ hẹp, xuống cấp gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và vận chuyển hàng hóa thì việc đầu tư xây dựng đường xá, nâng cấp giao thông là vấn đề cấp bách cần được thực hiện nhanh chóng và đồng bộ. Với các làng nghề nằm ven đường quốc lộ 39A, đường huyện cần có hệ thống xử lý rác thải tránh trường hợp người dân thải rác ra ven đường gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông.

3.2.3. Nhóm giải pháp đối với các hoạt động văn hóa

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa

Đời sống kinh tế ổn định, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân Yên Mỹ ngày càng cao. Người dân không chỉ có nhu cầu tham gia các hoạt động văn hóa mang tính giải trí đơn thuần, mà qua các hoạt động ấy còn muốn hướng đến những giá trị đạo đức, giáo dục tốt đẹp. Vì vậy, công tác tổ chức và thực hiện các hoạt động văn hóa trong thời gian tới cần có những chuyển biến tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu đó của người dân.

Cần chú trọng giữ gìn và tôn vinh giá trị bản sắc văn hóa truyền thống thông qua các chương trình văn hóa nghệ thuật quần chúng, tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống kết hợp với việc tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi giải trí lành mạnh. Duy trì và nâng cao hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng, tăng cường đẩy mạnh hoạt động này vào từng địa bàn cơ sở nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần lành mạnh cho người dân.

Xây dựng quy hoạch các hoạt động văn hóa cộng đồng và quản lý tốt hoạt động văn hóa thong tin, dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa,… đây là pháo đài vững chắc để chống lại các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, cờ bạc,…

3.2.3.2. Xã hội hóa hoạt động văn hóa

Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa huyện thời gian qua là phải đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhiều thiết chế văn hóa được tu bổ, xây dựng trên địa bàn huyện như đền, chùa, nhà văn hóa thôn...được tiến hành chủ yếu bằng kinh phí huy động trong dân, của dân (ví dụ như việc tu bổ, xây dựng mới đình, chùa thôn Thư Thị, xã Tân Lập; đình và chùa xã Giai Phạm...). Để có thể tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển đời sống văn hóa

nông thôn huyện Yên Mỹ trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nội lực và phát huy ngoại lực trong xây dựng và phát triển văn hóa.

Về quan điểm chung, cần xác định rõ rằng, xã hội hóa văn hóa là quá trình tạo ra các cơ chế, chính sách và điều kiện cần thiết để phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển sự văn hóa và tạo điều kiện để toàn xã hội được thưởng thức, hưởng thụ các thành quả của văn hóa, nhất là các đối tượng chính sách, người nghèo. Chăm lo cho sự nghiệp văn hóa phải thật sự trở thành trách nhiệm chung của các cấp ủy Đảng, cơ quan chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội; là nhiệm vụ của toàn xã hội- trong đó ngành văn hóa giữ vai trò nòng cốt. Đặc biệt, cần phải nhận thức rõ rằng, xã hội hóa không có nghĩa là Nhà nước cắt giảm đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, mà Nhà nước tăng cường đầu tư nhưng thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng hiệu quả hơn, đồng thời có cơ chế hợp lý để khuyến khích sự đóng góp của xã hội về tài chính, vật chất và trí tuệ.

Một số giải pháp trong công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về xã hội hóa văn hóa. Tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xã hội hóa văn hóa, xây dựng và chỉ đạo nhân rộng các mô hình điểm. Phát động các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng mô hình điểm về xã hội hóa văn hóa

2. Cơ chế sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa cũng phải được đổi mới, theo đó đầu tư ngân sách nhà nước trong giai đoạn tới tập trung vào những lĩnh vực chính như sau: Một là, đầu tư cho các công trình văn hóa cấp huyện, trường học và hệ thống thư viện; Hai là, thực hiện

các nhiệm vụ chính trị của ngành (như: phát triển và gìn giữ các loại hình nghệ thuật dân tộc, làng nghề truyền thống...); Ba là, tiếp tục đầu tư cho các cơ sở công lập nhằm bảo đảm khu vực này tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong cung ứng các dịch vụ văn hóa; Bốn là, đầu tư cho các dịch vụ văn hóa có tính chất công cộng và thực hiện các chính sách xã hội. Đối với các lĩnh vực còn lại, huyện tăng cường tạo ra các cơ chế chính sách cần thiết để thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách. Ngoài ra, huyện cần có định hướng chỉ đạo trong việc đổi mới các chính sách về thuế, chính sách huy động vốn và tín dụng, chính sách đất đai, chính sách sử dụng nhân lực.

3. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân có am hiểu, có tâm huyết, có đủ năng lực đầu tư phát triển văn hóa, đặc biệt các mô hình có tính chất sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa ở trình độ cao hoặc có khả năng thu hút nhiều người đến với hoạt động văn hóa. Phát hiện và tuyên dương, các mô hình làm tốt, cách làm hay, sáng tạo để làm gương và nhân rộng các mô hình này ra địa bàn toàn huyện.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa ở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 113)