7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Đời sống văn hóa góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế
Đời sống văn hóa là một thành tố của văn hóa có mối quan hệ hữu cơ và có tác động tới các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Do vậy, trong xây dựng và phát triển văn hóa, đưa văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực, hệ điều tiết sự phát triển kinh tế- xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa.
1.3.1. Đời sống văn hóa góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế tế
Trong đời sống, con người có hai nhu cầu: nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Con người sáng tạo ra các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trước hết để đáp ứng nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của con người. Các giá trị văn hóa, nhất là các giá trị chân- thiện- mỹ, nhân văn do con người sáng tạo ra, được các thế hệ sau kế thừa, nâng cao. Ý nghĩa của các giá trị văn hóa ngoài việc đáp ứng nhu cầu của con người trong quá trình tồn tại còn được thể hiện ở sự tác động của các giá trị văn hóa với các lĩnh vực khác trong hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội.
Đời sống văn hóa, quá trình xây dựng đời sống văn hóa chính là quá trình sáng tạo văn hóa, ứng dụng và thực hành các giá trị văn hóa trong cuộc sống làm cho đời sống xã hôi ngày càng phát triển theo hướng lành mạnh, văn minh góp phần vào sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm tới lĩnh vực văn hóa, coi xây dựng và phát triển văn hóa là một nhiệm vụ cơ bản của sự nghiệp cách mạng nhằm phát huy động lực tinh thần, một trong những nguyên nhân cơ bản làm nên những thắng lợi to lớn, những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong xây dựng và phát triển văn hóa, Đảng sớm xác định nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa. Đảng quan tâm đến việc xây dựng đời sống văn hóa. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nước ta đã dấy lên phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Một số địa phương đã xuất hiện những điểm sáng, điển hình đi đầu trong xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa tạo ra nét khởi sắc trong xây dựng đời sống văn hóa, nhất là đời sống văn hóa ở cơ sở. Tuy vậy, trong một thời gian dài, vì chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của văn hóa nói chung, đời sống văn hóa nói riêng đối với sự ổn định chính trị và sự phát triển kinh tế- xã hội nên trong hoạt động thực tiễn sự quan tâm đến xây dựng đời sống văn hóa cũng còn ở mức độ nhất định.
Từ khi bước vào công cuộc đổi mới, các văn kiện nghị quyết của Đảng đều xác định xây dựng đời sống văn hóa là một nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo về xây dựng đời sống văn hóa là:
Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội [12, tr.54- 55].
Đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay có sự phát triển phong phú, đa dạng, lành mạnh, ngày càng văn minh hiện đại. Lối sống, nếp sống, đức tính con người phù hợp với thời đại toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước được chuẩn hóa. Số lượng các làng, cơ quan, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa tăng lên qua từng năm. Bầu không khí dân chủ và đời sống xã hội ngày càng được cải thiện và có những tiến bộ mới...Thực tiễn cho thấy, trong thời kỳ đổi mới hội nhập, trước những thách thức khắc nghiệt của xu thế toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, tình hình chính trị của nước ta vẫn giữ được sự ổn định, vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới tiếp tục được nâng cao, kinh tế- xã hội có sự phát triển theo hướng bền vững...có vai trò và sự tác động quan trọng của văn hóa nói chung, đời sống văn hóa nói riêng.