7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Những thành tựu
Những năm vừa qua, thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng đời sống văn hóa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Mỹ đã thu được nhiều thành tựu to lớn.
2.3.1.1. Giữ vững sự ổn định về chính trị
Đời sống văn hóa phát triển trước hết đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của con người và phát triển đời sống tinh thần của xã hội. Với xuất phát điểm là nền kinh tế thuần nông, dân trí còn nhiều lạc hậu, dù từ những năm 60 của thế kỷ XX, thôn Ngọc Tỉnh xã Ngọc Long của huyện đã có phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, còn được coi là một trong những điểm sáng về phong trào văn hóa của cả nước, nhưng sau năm 1975, khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, các điều kiện để hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn huyện rất thấp, chỉ đáp ứng được một bộ phận rất ít nhân dân, chủ yếu là nhân dân ở khu vực huyện lị (như sách báo, đài,
tivi...). Bên cạnh đó, sau năm 1975, mối quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện chủ yếu là giải quyết tình trạng nghèo đói sau thời kỳ chiến tranh kéo dài.
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, tác động và hiệu quả của chính sách khoán trong nông nghiệp, thành công bước đầu của công cuộc đổi mới, công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... đã tạo điều kiện cho Yên Mỹ hết đói nghèo, từng bước xây dựng và phát triển đời sống văn hóa.
Từ năm 2000, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã góp phần tích cực vào sự ổn định chính trị- xã hội trên địa bàn huyện. Từ phong trào, truyền thống đoàn kết và đạo lý dân tộc được phát huy. Thuần phong, mỹ tục, đạo đức, lối sống, nếp sống được chú trọng. Vai trò, vị trí của gia đình và cộng đồng xã hội được đề cao. Vai trò cá nhân được tôn trọng. Tình làng, nghĩa xóm, các mối quan hệ ở nhiều cấp độ được củng cố. Nhiều giá trị truyền thống văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy trong bối cảnh mới. Các thiết chế văn hóa huyện, làng, xã được khôi phục, nâng cấp, xây mới. Các phong tục, tập quán, lối sống, nếp sống tốt đẹp trước đây do chiến tranh, do khó khăn về kinh tế bị lãng quên (như sinh hoạt văn hóa làng xã, lễ hội truyền thống địa phương, hoạt động khuyến học, khuyến tài...) được khôi phục, có điều chỉnh, áp dụng và phát huy hiệu quả trong thực tiễn sinh hoạt cộng đồng. Các hủ tục trong ma chay, cưới xin, lễ hội... dần dần được loại bỏ ra khỏi đời sống hiện đại. Hệ thống hương ước, quy ước làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa... được soạn thảo, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc. Ý thức chấp hành kỷ cương pháp luật của phần lớn dân cư được nâng lên rõ rệt. Dịch vụ văn hóa từng bước hình thành. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa được đáp ứng theo
khả năng kinh tế của từng gia đình, thôn, xã, thị trấn nhưng nhìn chung mức hưởng thụ của nhân dân trong huyện (thể hiện trong ăn, mặc, giao tiếp, ứng xử...) ngày càng cao. Các giá trị văn hóa mới được tiếp thu và sáng tạo. Các hoạt động văn hóa theo đà phát triển đã cuốn hút đông đảo người dân, từ chỗ tự phát trở thành tự giác, có tính tổ chức, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, vừa thỏa mãn nhu cầu sáng tạo văn hóa của các tầng lớp, ở mọi lứa tuổi.
Tại huyện Yên Mỹ, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng được thể hiện rõ nét ở các phong trào "Người tốt, việc tốt", "Thi đua sản xuất", "Thực hành tiết kiệm", "Xây dựng nếp sống văn minh", "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Viên gạch hồng", "Xóa nhà dột nát", "Nhường cơm xẻ áo", "Ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ", "Dạy tốt, học tốt", "Ủng hộ trẻ em nhiễm chất độc da cam, điôxin", "Ngày vì người nghèo"... do Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, các ban ngành chức năng phát động.
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được phát động và tiến hành trong nhiều năm, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã trở thành phong trào sâu rộng của toàn huyện, xã, thôn xóm và có hiệu quả rõ rệt: đời sống tinh thần trên địa bàn huyện ngày càng lành mạnh, văn minh; Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố và tăng cường; Quy chế dân chủ cơ sở được phát huy; Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo... Đời sống văn hóa phát triển góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, sự ổn định chính trị- xã hội của địa phương, huyện, tỉnh và cả nước.
2.3.1.2. Kinh tế phát triển
Đời sống văn hóa là nhân tố trực tiếp của nền tảng tinh thần xã hội và còn là nhân tố tham gia góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Quá trình xây dựng đời sống văn hóa nhằm xây dựng, phát triển con người, hoàn thiện con người- chủ thể của văn hóa, chủ thể trong phát triển
kinh tế- xã hội. Đời sống văn hóa khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong con người, tạo ra con người theo các giá trị chân, thiện, mỹ, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người, của mọi thành viên trong xã hội, tạo cho con người và các thành viên trong xã hội có ý thức rèn luyện và phát huy các tiềm năng về thể lực, trí lực và nhân cách để đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương và cả nước.
Đời sống văn hóa và quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ đã giúp cho nhân dân trong huyện nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của bản thân mình, về xu hướng phát triển xã hội, về tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương từ đó thúc đẩy ý chí quyết tâm vươn lên để xóa đói, thoát nghèo, được đáp ứng tốt hơn, cao hơn về đời sống vật chất và tinh thần.
Trong những năm đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhân dân Yên Mỹ trên cơ sở địa phương có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời đã phát huy ý chí tự lực, tự cường, tranh thủ và tận dụng các thuận lợi về nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế, khai thác được tiềm năng của tự nhiên, con người, thu hút đầu tư của bên ngoài để hiện nay huyện đã có được: một cơ cấu kinh tế ngày càng có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thương mại; Tốc độ tăng trưởng vào loại khá; Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp theo hướng hiện đại; Tạo ra nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội như đói nghèo, lao động việc làm, bệnh tật, tệ nạn xã hội...Thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, cả huyện không còn hộ đói.
Để có được thế và lực của kinh tế huyện như đã nêu là do:
Các chính sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương của Tỉnh được triển khai thực hiện kịp thời; Sự lãnh đạo và quản lý có hiệu quả của Đảng bộ,
các cấp chính quyền, các ban ngành chức năng; Phấn đấu nỗ lực của nhân dân và từ đời sống văn hóa với vị trí là một bộ phận của nền tảng tinh thần, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Những thành công về phát triển kinh tế- xã hội đã có tác động tích cực trở lại đối với đời sống văn hóa. Tiềm lực về kinh tế giúp cho nhân dân Yên Mỹ có điều kiện để xây dựng nông thôn mới, hoàn thiện thiết chế văn hóa, kinh phí cho các hoạt động văn hóa... tạo điều kiện cho đời sống văn hóa phát triển. Hiện nay, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân. Người dân tham gia một cách tự giác, có trách nhiệm vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới như: đóng góp tiền của, ngày công; hiến đất làm đường giao thông nông thôn, vào các công trình văn hóa. Chương trình xây dựng nông thôn mới còn nhận được các nguồn lực từ sự tham gia của các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị quân đội và cá nhân trên địa bàn.
Như vậy, đời sống văn hóa và phát triển kinh tế- xã hội có mối quan hệ biện chứng: đời sống văn hóa là môi trường để phát triển kinh tế- xã hội; kinh tế- xã hội phát triển tác động tích cực làm cho đời sống văn hóa phát triển theo hướng lành mạnh, văn minh. Mối quan hệ hữu cơ, sự cộng hưởng của đời sống văn hóa và phát triển kinh tế- xã hội thúc đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn, nâng cao vị thế, tiềm lực của huyện trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chung của tỉnh Hưng Yên và của cả nước.
2.3.1.3. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai thực có hiệu quả cao
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được triển khai sâu rộng đến từng thôn xóm, khu phố trở thành cuộc vận động lớn trong huyện được mọi gia đình, dòng họ tích cực hưởng ứng. Cuộc vận động xây dựng gia đình
“Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” tiếp tục được mở rộng, đạt nhiều kết quả khả quan. Đến nay trên toàn huyện có 5.284 gia đình được công nhận gia đình “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”; trong đó cấp tỉnh 409, cấp huyện 640, cấp xã 4.235 gia đình.
Các gia đình văn hóa là nền tảng cho việc xây dựng thành công làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, đơn vị văn hóa. Phong trào xây dựng làng văn hóa đã thực sự lan tỏa đến mọi người, mọi nhà, ý thức và trách nhiệm tham gia của người dân luôn ở mức cao. Các hoạt động hưởng ứng phong trào như thi đua làm giàu chính đáng, cùng nhau giải quyết những bức xúc về dân sinh, dân trí, an ninh xã hội... đã phát huy được sức mạnh đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, tiềm năng của mỗi gia đình, tập thể và cả cộng đồng.
Phong trào xây dựng làng văn hóa phát triển mạnh mẽ, rộng khắp đã tạo nên chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bảo tồn và phát huy các di dản văn hóa, thuần phong mỹ tục; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở nông thôn.
Các thiết chế văn hóa như: Nhà văn hóa, thư viện, đài phát thanh, khu vui chơi giải trí... được đầu tư xây dựng với kinh phí lớn. Nhà nước và nhân dân cũng cùng nhau đóng góp tu sửa từng phần hoặc hoàn toàn một số di tích đã xuống cấp, trước hết là cho những di tích vừa được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh. Đảm bảo việc tu bổ, xây mới vẫn giữ nguyên được kiến trúc truyền thống và các giá trị lịch sử của các di tích. Nhiều di tích được tu bổ, khôi phục nhiều hạng mục, cảnh quan bằng tiền và công sức của nhân dân và các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm.
Cảnh quan môi trường văn hóa được cải thiện. Việc kiến thiết, xây dựng cảnh quan môi trường văn hóa nông thôn xanh, sạch, đẹp được các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương hết sức chú trọng. Đường làng ngõ xóm cơ bản đã được mở rộng, được kiên cố hóa, trải vật liệu cứng, lát gạch và thực
hiện bê tông hóa, nhựa hóa, tình trạng đường đất lầy lội mỗi khi trời mưa được khắc phục tối đa.
Có được những thành tựu trên trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Xây dựng đời sống văn hóa là một chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế- xã hội, trong xây dựng và phát triển văn hóa, đáp ứng nhu cầu và nguyện vong của nhân dân trong huyện .
Từ sự thống nhất về nhận thức, các cấp ủy, chính quyền huyện và các xã đã triển khai việc xây dựng đời sống văn hóa gắn với các phong trào cụ thể của địa phương nên vừa phù hợp, có hiệu quả thiết thực.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, đoàn thể quần chúng, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc huyện, xã, Hội nông dân huyện, xã.
Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa có sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Người dân đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực trong việc tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng.