Đối với huyện Yên Mỹ

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa ở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 117)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2.Đối với huyện Yên Mỹ

3.3.2.1. Hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa

- Nhà văn hóa huyện mới được xây dựng rất khang trang và hiện đại song quá trình đưa vào hoạt động còn chưa tận dụng được hết chức năng của nhà văn hóa. Vì vậy Ủy ban nhân dân huyện và Phòng VH-TT cần đưa ra những kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động của nhà văn hóa để có thể tận dụng hết chức năng của thiết chế này.

- Một số nhà văn hóa cấp xã được xây dựng từ lâu nên cơ sở vật chất và trang thiết bị đã xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ của nhân dân. Đề nghị quy hoạch xây dựng mới những nhà văn hóa xã đã xuống cấp, đảm bảo cơ sở và trang thiết bị hiện đại để hoạt động có hiệu quả trong thời gian tới.

- Xây dựng đề án tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các loại hình truyền thống gắn với sự phát triển thương mại và du lịch; đề án tổ chức lễ hội, phát triển văn học nghệ thuật.

- Tiếp tục hoàn thiện các thiết chế, công trình văn hóa theo hướng hiện đại, có quy mô tương ứng với sựu phát triển của xã hội và địa phương: các trung tâm văn hóa thông tin, thư viện, bưu điện văn hóa xã, trung tâm văn học nghệ thuật,...

- Cần phải quy hoạch đúng mức: sử dụng nguồn tài nguyên đúng mức, khai thác cảnh quan thiên nhiên gắn với bảo vệ thiên nhiên, diều chỉnh mật độ dân số hợp lý. Không gây lãng phí tài nguyên đất, xây dựng hệ thống giao thông tiết kiệm, duy trì sự cân bằng hệ sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường... Phải coi trọng bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, công trình kiến trúc và danh lam thắng cảnh, phát triển theo hướng hiện đại kết hợp với kiến trúc truyền thống.

3.3.2.2. Tổ chức và quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa.

Chú trọng công tác phòng ngừa, đấu tranh kiên quyết với các tệ nạn xã hội và những hiện tượng tiêu cực, ngăn chặn và đẩy lùi các sản phẩm văn hóa độc hại băng đĩa bạo lực, đồi trụy, phản động... nhằm lành mạnh hóa môi trường văn hóa, phá vỡ âm mưu chống phá Nhà nước ta của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng văn hóa.

Nhận thức về văn hóa, vị trí, vai trò của văn hóa với phát triển kinh tế- xã hội ở các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức yêu cầu phát triển văn hóa trên địa bàn.

Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa từ huyện đến cơ sở còn thiếu và yếu nên công tác tham mưu của một số cơ quan ban, ngành, đoàn thể về lĩnh vực văn hóa còn chậm. Công tác kiểm tra chưa kịp thời và thường xuyên.

Mặt bằng dân trí chung của huyện còn thấp, khả năng tiếp nhận và hưởng thụ không đồng đều giữa các địa phương cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở một số xã, thôn làng có nhiều khó khăn, bất cập.

Tiểu kết chương 3

Sự phát triển của huyện Yên Mỹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tỉnh Hưng Yên nói chung. Muốn phát triển toàn diện và ổn định, cần phải đặt mục tiêu phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hóa. Trong đó, nâng cao đời sống văn hóa trên địa bàn huyện là vấn đề cần thiết và cấp bách.

Sau quá trình nghiên cứu đời sống văn hóa trên địa bàn huyện, rút ra được những mặt tích cực và cả những hạn chế còn tồn tại, luận văn đã đề xuất một số giải pháp về nâng cao đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ. Các giải pháp tập trung vào phát triển văn hóa phù hợp với thời đại mới đi đôi với gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống. Để làm được điều này cần có quan tâm đầu tư của các bộ, ban, ngành chức năng nhưng trên hết là sự chung tay góp sức của Đảng bộ và nhân dân Yên Mỹ.

KẾT LUẬN

Từ khi tái lập huyện vào năm 2000 và phát động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", đến nay Đảng và Nhà nước luôn luôn nhất quán quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào, tạo mọi sự chuyển biến tích cực trong tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

Tiếp thu sự chỉ đạo đó, trong những năm vừa qua Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Mỹ đã coi việc xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Để phong trào lôi cuốn được toàn dân, các ban ngành đoàn thể đã có nhiều phong trào cụ thể từ cơ sở như: xây dựng, biểu dương người tốt, việc tốt; xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa; phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội... Nhìn chung, các phong trào đã phát triển rộng khắp trong toàn huyện và thu được những thành tựu đáng ghi nhận. Sự phát triển của đời sống văn hóa đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên lĩnh vực kinh tế- xã hội, chính trị, an ninh... của địa phương. Chính vì vậy đã phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tính sáng tạo của nhân dân trong công cuộc xây dựng quê hương và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Mặc dù có nhiều thành tích song công cuộc nâng cao đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ vẫn còn tồn tại nhược điểm là một số nơi chỉ dừng lại ở mức độ khuấy động phong trào, hoạt động bề nổi là chính. Việc bình xét, công nhận gia đình văn hóa ở một số nơi chưa chặt chẽ, thiếu công khai dân chủ, gắn biển gia đình văn hóa tràn lan. Việc triển khai xây dựng và công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa còn vướng mắc do chưa được

quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, cho nên kết quả đạt được chưa cao. Việc thực hiện các quy định pháp luật và của địa phương về phong trào xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội chưa nghiêm... Chính vì vậy, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phải gắn với đời sống xã hội, phải được thể hiện thông qua các yếu tố văn hóa và nhân tố con người, hướng tới xây dựng con người, khắc phục tình trạng là đề ra nhiều nội dung tiêu chí chồng chéo, dàn trải khó thực hiện ở cơ sở. Các yếu tố văn hóa của mỗi phong trào cụ thể phải được xây dựng và phát huy trên nền tảng văn hóa dân tộc, như xây dựng gia đình văn hóa phải dựa trên tinh hoa văn hóa của gia đình truyền thống, lấy nền nếp gia phong làm hạt nhân. Xây dựng làng văn hóa phải dựa vào hương ước trước đây, xây dựng tình làng nghĩa xóm, thuần phong mỹ tục... Tóm lại, khi đề ra nội dung tiêu chí của phong trào phải bám sát truyền thống, ý nguyện của nhân dân, mới thật sự đi vào lòng người và có sức cuốn hút. Xa rời điều đó sẽ kém thực chất và không bền vững, dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức.

Trong bối cảnh cả nước đang xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, sự phát triển kinh tế- xã hội cũng như phát triển văn hóa ở huyện Yên Mỹ đang đứng trước nhiều thuận lợi song cũng không ít những khó khắn, thách thức. Tuy nhiên, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành, các cấp có thẩm quyền cùng với sự đoàn kết, nhất trí của Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Mỹ, chắc chắn ngành văn hóa và đặc biệt là đời sống văn hóa huyện Yên Mỹ sẽ ngày càng được nâng cao và phát triển, góp phần xây dựng huyện Yên Mỹ ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Hội Nông dân huyện Yên Mỹ (2012), Báo cáo của BCH Hội Nông dân khóa X tại Đại hội Đại biểu Hội Nông dân huyện Yên Mỹ khóa XI nhiệm kỳ 2013- 2018

2. Ban Tuyên giáo huyện Yên Mỹ (2012), Báo cáo tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2013

3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Những giải pháp thúc đẩy phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đưa kết luận Hội nghị TW 10 khóa IX về văn hóa đi nhanh vào cuộc sống, Hà Nội 4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên

cứu các văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ mười BCH TW Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

5. Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu kết luận Hội nghị lần thứ mười BCH TW Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

6. Bộ Văn Hóa- Thông tin (2003), Điển hình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tập 6, Hà Nội

7. Lê Đình Dương (2011), Đảng bộ Hưng Yên lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1997 đến năm 2010, Luận văn Cao học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

8. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, Đảng bộ huyện Yên Mỹ (2010), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVI ( Nhiệm kỳ 2010 -2015).

9. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, Huyện ủy Yên Mỹ (2005), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXIV (trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV).

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

14. Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2001) Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

15. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, BCH huyện Đoàn Yên Mỹ (2012), Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên năm 2012

16. Trung Đông (2002), Để có một phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

17. Phạm Văn Đồng(1994) : Văn hóa và đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

18. Phạm Văn Đồng (2009), Hồ Chí Minh- Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

19. Lê Quý Đức- Hoàng Chí Bảo (2007): Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay- Vấn đề và giải pháp, Nxb. Văn hóa- Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

20. Phạm Duy Đức (chủ biên) (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

21. Phạm Duy Đức( Chủ biên)(2011): Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020- Xu hướng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

22. Nguyễn Hồng Hà (2005), Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống con người Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

23. Đỗ Đình Hãng (Chủ biên) (2008), Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đỗ Đình Hãng (Chủ biên) (2008) Tìm hiểu đường lối văn hóa của Đảng,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Lê Thị Hiền (2012), Văn hóa gia đình trong việc giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường tiểu học (Khảo sát ở Hưng Yên), Luận văn Cao học, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 26. Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồi Chí Minh, Viện Văn hóa và

phát triển, (2010), Báo cáo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Tài liệu lưu Viện văn hóa và phát triển, Hà Nội

27. Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Văn hóa và phát triển, (2000), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

28. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 29. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 30. Hội đồng lý luận Trung ương (2011), Đẩy mạnh xây dựng văn hóa trong

điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế- kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 31. Giang Thị Huyền (chủ biên) (2011), Một số chuyên đề Văn hóa và phát

32. Đỗ Thị Minh Khuê (2012), Đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư ở huyện Thọ Xuân- Thanh Hóa , Luận văn Cao học, Đại học Văn hóa, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Thu Lan (2011), Đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Lao động- xã hội trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Cao học, Đại học Văn hóa, Hà Nội.

34. Trương Ngọc Lan (2012), Đời sống văn hóa ở nông thôn huyên Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

35. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXb Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh

36. Liên đoàn lao động huyện Yên Mỹ (2012), Báo cáo công tác công đoàn năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013

37. Phạm Việt Long (chủ biên) (1998), Một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

38. Trường Lưu (1999), Văn hóa- Một số vấn đề lý luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

39. Lê Thị Thanh Nhàn ( 2012), Đời sống văn hóa ở nông thôn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

40. Đỗ Văn Sơn (2012), Đời sống văn hóa tinh thần của sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

41. Nguyễn Tuệ Sơn (2012), Đời sống văn hóa ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42. Đỗ Thị Minh Thúy (chủ biên) (2004), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc- Thành tựu và kinh nghiệm , Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

43. Nguyễn Hữu Thức (2005), Về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

44. Nguyễn Hữu Thức (2005), Một số kinh nghiệm quản lý và hoạt động tư tưởng- văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

45. Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội

46. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Yên Mỹ (2012), Báo cáo kết quả hoạt động năm 2012 và chủ động phối hợp thống nhất hành động năm 2013

47. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên- Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hóa”, Báo cáo tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hóa” 2 năm (2000- 2001). Mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện phong trào đến năm 2005

48. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên- Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hóa” (2003), Báo cáo tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hóa” 5 năm (1998- 2003) thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa ở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 117)