Những khó khăn

Một phần của tài liệu luận văn khoa kinh tế luật Pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh. Thực trạng tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh (Trang 42)

b) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng

2.4.2. Những khó khăn

Qua hơn 10 năm Luật cạnh tranh đi vào đời sống, dù các văn bản pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành đã có tác dụng điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, song thực trạng vi phạm hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh lại đang diễn ra ngày càng nhiều. Các nhà khoa học, các cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực này đã có nhiều cố gắng tìm kiếm và phân tích

các nguyên nhân của tình trạng trên như sự thiếu bảo vệ bản thân doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật, hay các hành vi trái pháp luật của các doanh nghiệp thông qua sơ hở của luật, sự lãnh cảm của nhiều công chức và của các cơ quan có trách nhiệm, vai trò “mờ nhạt” của các tổ chức liên quan đến xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh …

Hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Không chỉ tại Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến hành vi này bởi lẽ hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường, bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và khảo sát, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh cho thấy các quy định pháp luật hiện hành có nhiều bất cập và không phù hợp với yêu cầu của công tác ngăn chặn hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp trong tình hình mới. Cụ thể như sau:

- Các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn mang tính tuyên ngôn, khó thực hiện. Luật Cạnh tranh mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các hành vi bị coi là hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh tại điều 45 của Luật như một “định vị” mà chưa có những giải thích cụ thể hơn về các hành vi bị coi là quảng cáo cạnh tranh không lành manh để có thể xác định rõ hơn dấu hiệu của các hành vi này. Chính vì vậy, mà công tác xác định hành vi vi phạm còn gặp nhiều khó khăn.

- Quy định của pháp luật hiện hành chưa xây dựng được một cơ chế giải quyết thuận lợi, nhất là những vướng mắc về cơ sở pháp lý liên quan đến thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trước đây Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008 đã quy định thẩm quyền phạt tiền tối đa của Cục trưởng Cục QLCT (thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh) là 70 triệu đồng. Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ tháng 7/2013 đã không quy định thẩm quyền của Cục trưởng Cục QLCT. Điều này khiến cơ quan quản lý cạnh tranh gặp vướng mắc về thẩm quyền xử lý và phải tạm ngừng công tác xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh để tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý. Và cho đến năm 2014 mới có nghị định 71/2014/NĐ-CP Nghị định thay thế Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

- Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn còn chưa có những nhận thức và hiểu biết rõ ràng đối với pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh nói riêng. Vì vậy, đây sẽ là khó khăn lớn trong việc áp dụng Luật Cạnh tranh vào đời sống kinh doanh. Để có một môi trường pháp luật về cạnh tranh lành mành, tránh xảy ra các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cồn bằng thì trên hết, chủ thể của hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp lại càng cần phải nắm rõ luật.

Một phần của tài liệu luận văn khoa kinh tế luật Pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh. Thực trạng tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w