Chi tiết hóa các quy định liên quan đến hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu luận văn khoa kinh tế luật Pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh. Thực trạng tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh (Trang 51)

- Từ những thực tế còn đang nhức nhối cho cả cơ quan chức năng và doanh nghiệp, thì cần phải cải thực hiện một số hoạt động như sau:

a) Chi tiết hóa các quy định liên quan đến hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh

tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (chỉ dẫn gây nhầm lẫn) đang khá lỏng về điều kiện xác định hành vi vi phạm, có sự chồng chéo về quy định xử phạt vi phạm hành chính giữa lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vấn đề bất cập lớn về thẩm quyền khi kết hợp giữa các văn bản pháp luật cạnh tranh và sở hữu trí tuệ bao gồm Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định 47/2009/NĐ-CP, Nghị định 97/2010/NĐ-CP… Hiện nay cùng một lúc có rất nhiều cơ quan như Cục quản lý cạnh tranh, Công an kinh tế, cơ quan thanh tra chuyên nghành về sở hữu trí tuệ, quản lý thị trường, hải quan… đều có thẩm quyền xử phạt hành chính về cạnh tranh không lành mạnh, quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Như vậy việc các văn bản pháp luật chồng chéo, không phân định rõ các điều kiện áp dụng, xác định rõ hành vi vi phạm và tương ứng với đó là phân định thẩm quyền tương ứng, phân biệt chế tài áp dụng có thể dẫn đến tình trạng cùng một hành vi nhưng có thể bị phạt hai lần hoặc gây khó khăn trong việc xử phạt.

3.3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật quảng cáo cạnh tranhkhông lành mạnh không lành mạnh

a) Chi tiết hóa các quy định liên quan đến hành vi quảng cáo cạnh tranhkhông lành mạnh không lành mạnh

Từ những phân tích ở trên, em cho rằng cần phải chi tiết hóa hơn nữa các quy định của pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, có như vậy mới đảm bảo được giá trị thực tiễn của chúng. Cụ thể là các nội dung sau:

Một là, cần đưa ra các khái niệm một cách cụ thể, rõ ràng, như các khái niệm liên

quan đến quảng cáo, quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, và những quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm, các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

Khác ở đây là như thế nào? Được quy định cụ thể ở đâu? Cần có nguồn quy định về các hành vi khác đó để kiểm soát và nắm bắt liên tục các hoạt động vi phạm pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp.

Hai là, vấn đề cấm quảng cáo sao sánh trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của doanh

nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Việc quy định cấm quảng cáo so sánh trực tiếp trong quảng cáo là phải nói rõ ra tên sản phẩm, nói rõ tên đối thủ thì mới là so sánh trực tiếp. Nhưng thực tế, chỉ cần hình ảnh, màu sắc, tiếng nói, chữ viết... trong quảng cáo đủ để người tiếp nhận thông tin xác định được sản phẩm bị so sánh là sản phẩm gì thì quảng cáo đó là quảng cáo so sánh trực tiếp.

Ví dụ, có công ty đã so sánh rằng nệm mút tốt hơn nệm mút xốp và nệm lò xo, tuy không nói nệm của doanh nghiệp nào nhưng đã trực tiếp xác định được sản phẩm nệm mút xốp và nệm lò xo, thế là có so sánh trực tiếp. Hoặc quảng cáo kiểu “đèn neon sáng hơn đèn tròn”. Tuy không nói đèn tròn nhãn hiệu nào, của ai sản xuất nhưng với người tiêu dùng, khi đi mua đèn, thấy cái đèn nào tròn tròn thì là đèn tròn, do đó mà quảng cáo này đã xác định rõ sản phẩm. Hoặc trường hợp quảng cáo lấy một sản phẩm nào đó của doanh nghiệp khác để so sánh, có dùng kỹ thuật xóa mờ nhãn hiệu trên bao bì đi, thế nhưng người tiêu dùng nhìn vào kiểu dáng, hình dạng còn lại của sản phẩm trong quảng cáo vẫn xác định được đó là sản phẩm gì thì vẫn xem là so sánh trực tiếp. Thông tin so sánh có thể đúng hoặc không đúng. Với hành vi quảng cáo so sánh, những thông tin so sánh đúng hoặc không đúng đều là cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy việc quy định cấm quảng cáo so sánh trực tiếp cần có những quy định bổ sung để phù hợp với thực tế.

Ba là, nghiên cứu, ban hành các nghị định hướng dẫn về hành vi cạnh tranh

không lành mạnh nói chung và quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh nói riêng, nhằm tổng hợp các quy phạm pháp luật liên quan đến hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành, tránh tình trạng các văn bản pháp luật chồng chéo, khiến cho cơ quan thực thi như phòng quản lý thương mại tại Sở Công thương khó kiểm soát các hành vi quảng cáo của doanh nghiệp. Từ đó có thể nâng cao việc kiểm soát hành vi của doanh nghiệp kể cả là ở các cơ quan chức năng nhỏ ở cấp Sở.

Một phần của tài liệu luận văn khoa kinh tế luật Pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh. Thực trạng tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w