3. Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG
1.1.Tổng quan tình hình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Ngày nay, mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn trong phạm vi mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra các quốc gia khác nhau trên thế giới. Hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra một cách thường xuyên, liên tục hình thành nên các hợp đồng mua bán hàng hóa với số lượng tăng nhanh theo nhu cầu thị trường kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Cùng với những biến đổi đa dạng của xã hội cũng như nền kinh tế, hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đã bước đầu đi vào cuộc sống, xác lập được sự ổn định trong các mối quan hệ kinh doanh, mua bán, hình thành được nền tảng tư duy mới mẻ trong công tác quản lý nhà nước về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thu được, vẫn còn một số hạn chế và bất cập trong hệ thống pháp luật cần được sửa chữa và hoàn thiện để hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa đi sâu, đi sát hơn vào thực tế.
Là một chủ thể trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc tuân theo những quy luật khách quan, đồng thời tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.1.Nhân tố kinh tế
Nếu như trước năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với 40 nước thì ngày nay, nhờ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, hợp tác với tất cả các nước trên thế giớ trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia trên thế giới, có quan hệ kinh tế với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và có khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong đó có những nước và khu vực có nguồn vốn lớn, thị trường lớn và công nghệ cao như Mỹ, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á,...